Phân loại & Phương pháp giải Bài tập Nhiệt Vật Lý 10 về chất khí<br />
<br />
SƠ LƢỢC LÍ LỊCH KHOA HỌC<br />
<br />
<br />
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN<br />
1. Họ và tên: Nguyễn Đức Hào<br />
2. Sinh ngày 06 tháng 05 năm 1962<br />
3. Nam, nữ: Nam<br />
4. Địa chỉ: Ấp Sơn Hà – Xã Vĩnh Thanh – Nhơn Trạch - Đồng Nai<br />
5. Điện thoại: 061 3519314<br />
6. Fax:<br />
<br />
E-mail:<br />
<br />
7. Chức vụ: Tổ trƣởng Lý<br />
8. Đơn vị công tác: Trƣờng THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm<br />
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO<br />
-<br />
<br />
Học vị cao nhất: Đại Học<br />
<br />
-<br />
<br />
Năm nhận bằng: 1987<br />
<br />
-<br />
<br />
Chuyên ngành đào tạo: Cử nhân Vật lý<br />
<br />
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC:<br />
-<br />
<br />
Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm:<br />
<br />
-<br />
<br />
Số năm công tác: 27 năm.<br />
<br />
-<br />
<br />
Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:<br />
Phƣơng pháp bồi dƣỡng học sinh yếu môn Vật lý lớp 10<br />
Phƣơng pháp giải Bài tập Vật lý 10 về chuyển động cơ<br />
<br />
Gv. Nguyễn Đức Hào<br />
<br />
Trang 1<br />
<br />
Phân loại & Phương pháp giải Bài tập Nhiệt Vật Lý 10 về chất khí<br />
<br />
Mục lục<br />
Trang<br />
A. MỞ ĐẦU......................................................................................................................3<br />
B. NỘI DUNG...................................................................................................................5<br />
PHẦN I: TÓM TẮT LÝ THUYẾT CƠ BẢN NHIỆT HỌC VỀ CHẤT<br />
I. Những cơ sở của thuyết động học phân tử.....................................................................5<br />
II. Những định luật thực nghiệm và phƣơng trình trạng thái khí lí tƣởng.........................6<br />
III. Nguyên lí thứ nhất nhiệt động lực học........................................................................6<br />
PHẦN II: PHÂN LOẠI<br />
CHƢƠNG I: PHÂN LOẠI BÀI TẬP VẬT LÝ................................................................9<br />
CHƢƠNG II: PHƢƠNG PHÁP CHUNG CHO VIỆC GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ............9<br />
PHẦN III: PHƢƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG BÀI TẬP CỤ THỂ<br />
CHƢƠNG I: BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH..............................................................................11<br />
A. Phƣơng pháp...............................................................................................................11<br />
B. Các bài tập cụ thể........................................................................................................12<br />
CHƢƠNG II: BÀI TẬP ĐỊNH LƢỢNG........................................................................16<br />
A. Phƣơng pháp...............................................................................................................16<br />
B. Các bài tập cụ thể........................................................................................................16<br />
CHƢƠNG III: BÀI TẬP ĐỒ THỊ..................................................................................27<br />
PHẦN II:<br />
KẾT LUẬN.....................................................................................................................31<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………...32<br />
PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ……………………………………………………...33<br />
<br />
Gv. Nguyễn Đức Hào<br />
<br />
Trang 2<br />
<br />
Phân loại & Phương pháp giải Bài tập Nhiệt Vật Lý 10 về chất khí<br />
<br />
A – MỞ ĐẦU<br />
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:<br />
Việc học tập môn vật lý muốn đạt kết quả tốt thì trong quá trình nhận thức cần<br />
phải biết đối chiếu những khái niệm, định luật, mô hình vật lý – những sản phẩm do trí<br />
tuệ con ngƣời sáng tạo – với thực tiễn khách quan để nắm vững đƣợc bản chất của<br />
chúng; biết chúng đƣợc sử dụng để phản ánh, miêu tả, biểu đạt đặc tính gì, quan hệ nào<br />
của hiện thực khách quan cũng nhƣ giới hạn phản ánh đến đâu.<br />
Đối với học sinh trung học phổ thông, bài tập vật lý là một phƣơng tiện quan<br />
trọng giúp học sinh rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vận dụng lý thuyết đã học vào thực tiễn.<br />
Việc giải bài tập vật lý giúp các em ôn tập, cũng cố, đào sâu, mở rộng kiến thức, rèn<br />
luyện thói quen vận dụng kiến thức khái quát để giải quyết các vấn đề của thực tiễn.<br />
Ngoài ra, nó còn giúp các em làm việc độc lập, sáng tạo, phát triển khả năng tƣ duy<br />
cũng nhƣ giúp các em tự kiểm tra mức độ nắm kiến thức của bản thân.<br />
Bài tập vật lý giúp cho học sinh hiểu sâu sắc hơn những quy luật vật lý, những<br />
hịên tƣợng vật lý, biết phân tích chúng và ứng dụng chúng vào những vấn đề thực tiễn.<br />
Trong nhiều trƣờng hợp, dù giáo viên có cố gắng trình bày tài liệu mạch lạc, hợp lôgic,<br />
phát biểu định nghĩa, định luật chính xác, làm thí nghiệm đúng phƣơng pháp và có kết<br />
quả thì đó mới là điều kiện cần chƣa phải là đủ để học sinh hiểu sâu sắc và nắm vững<br />
kiến thức. Chỉ có thông qua các bài tập ở hình thức này hay hình thức khác, tạo điều<br />
kiện cho học sinh vận dụng linh hoạt những kiến thức để tự lực giải quyết thành công<br />
những tình huống cụ thể khác nhau thì những kiến thức đó mới trở nên sâu sắc, hoàn<br />
thiện và biến thành vốn riêng của học sinh.<br />
Trong quá trình giải quyết các tình huống cụ thể do bài tập đề ra, học sinh phải<br />
vận dụng những thao tác tƣ duy nhƣ so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá .v.v để<br />
tự lực tìm hiểu vấn đề… Vì thế, bài tập vật lý còn là phƣơng trình rất tốt để tƣ duy óc<br />
tƣởng tƣợng tính độc lập trong việc suy luận, tính kiên trì trong việc khắc phục khó<br />
khăn.<br />
Bài tập vật lý là một hình thức củng cố ôn tập, hệ thống hoá kiến thức. Khi làm<br />
bài tập học sinh phải nhớ lại những kiến thức vừa học, phải đào sâu khía cạnh nào đó<br />
của kiến thức hoặc phải tổng hợp nhiều kiến thức trong một đề tài, một chƣơng, một<br />
phần của chƣơng trình và do vậy đứng về mặt điều khiển hoạt động nhận thức mà nói,<br />
nó còn là phƣơng tiện kiểm tra kiến thức và kỹ năng của học sinh.<br />
Trong phạm vi đề tài. Tôi chỉ khảo sát các bài tập về vật lý Nhiệt học về chất khí,<br />
Nguyên lý của nhiệt động lực học ( chƣơng VI và chƣơng VIII SGK vật lý 10 nâng cao)<br />
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:<br />
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm tìm cách để giải bài tập một cách dể hiểu, cơ<br />
bản, từ thấp đến cao, giúp học sinh có kỹ năng giải quyết tốt các bài tập, hiểu đƣợc ý<br />
nghĩa vật lý của từng bài đã giải, rèn luyện thói quen làm việc độc lập, sáng tạo, phát<br />
triển khả năng tƣ duy,...giúp học sinh học tập môn Vật lý tốt hơn.<br />
Gv. Nguyễn Đức Hào<br />
<br />
Trang 3<br />
<br />
Phân loại & Phương pháp giải Bài tập Nhiệt Vật Lý 10 về chất khí<br />
<br />
3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU:<br />
Các bài tập vật lý phân tử và Nhiệt học về chất khí lớp 10, Cơ sở của nhiệt động<br />
lực học (chƣơng VI và chƣơng VIII. SGK Vật Lý 10 nâng cao)<br />
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:<br />
Phân loại đƣợc các bài tập vật lý phân tử và nhiệt học (Chƣơng VI & VIII) trong<br />
chƣơng trình Vật lý lớp 10 nâng cao.<br />
Đề ra phƣơng pháp giải bài tập vật lý nói chung, phƣơng pháp giải các loại bài<br />
tập vật lý theo phân loại, phƣơng pháp giải từng dạng bài tập cụ thể của Vật lý phân tử<br />
và nhiệt học (các bài tập cơ bản, phổ biến mà học sinh lớp 10 thƣờng gặp ).<br />
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:<br />
Sử dụng kết hợp nhiều phƣơng pháp: so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp...<br />
6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI:<br />
Đề tài có thể hỗ trợ cho việc học tập và giảng dạy môn vật lý lớp 10 nâng cao,<br />
làm tài liệu tham khảo cho học sinh và đồng nghiệp.<br />
Qua quá trình nghiên cứu đề tài giúp cho bản thân tôi nâng cao nhận thức về phân<br />
loại và giải các bài tập vật lý phân tử và nhiệt học.<br />
Đề tài:<br />
“ Phân loại và phƣơng pháp giải các bài tập Nhiệt Vật lý 10 về chất khí ”<br />
trong chƣơng VI và chƣơng VIII có nội dung gồm ba phần:<br />
Tóm tắt lý thuyết về vật lý phân tử và nhiệt học.<br />
Phân loại các dạng bài tập trong chƣơng VI và VIII Vật lý lớp 10 nâng cao<br />
Trình bày phƣơng pháp chung để giải bài tập Vật Lý và phƣơng pháp cụ thể<br />
cho từng dạng bài tập.<br />
Nội dung đƣợc trình bày chi tiết bao gồm: lý thuyết cơ bản; phƣơng pháp giải; bài<br />
tập mẫu, bài tập cơ bản, áp dụng; bài tập tổng hợp, viết cho các loại: bài tập định tính,<br />
bài tập định lƣợng và bài tập đồ thị.<br />
Đề tài đƣợc viết với mục đích phục vụ cho việc giảng dạy và học tập môn vật lý<br />
của giáo viên và học sinh trung học. Hy vọng sẽ góp phần giúp học sinh ôn tập, nắm<br />
vững kiến thức cơ bản; rèn luyện kỹ năng giải bài tập; rèn luyện kỹ năng , kỹ xảo vận<br />
dụng lý thuyết vào thực tiễn; phát triển khả năng tƣ duy…<br />
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều thiếu sót và rất mong các bạn<br />
đồng nghiệp đóng góp giúp hoàn chỉnh đề tài này.<br />
<br />
Gv. Nguyễn Đức Hào<br />
<br />
Trang 4<br />
<br />
Phân loại & Phương pháp giải Bài tập Nhiệt Vật Lý 10 về chất khí<br />
<br />
B- NỘI DUNG<br />
PHẦN I:<br />
<br />
TÓM TẮT LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ VẬT LÝ PHÂN TỬ VÀ NHIỆT HỌC<br />
Chương I<br />
<br />
NHỮNG CƠ SỞ CỦA THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ:<br />
I. Thuyết động học phân tử:<br />
1. Nội dung:<br />
a. Các chất có cấu tạo gián đoạn và gồm một số rất lớn các phân tử. Các phân tử<br />
lại đƣợc cấu tạo từ các nguyên tử.<br />
b. Các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng. Cƣờng độ chuyển động biểu<br />
hiện nhiệt độ của hệ.<br />
c. Kích thƣớc phân tử rất nhỏ ( khoảng 10-10cm) so với khoảng cách giữa chúng.<br />
Số phân tử trong một thể tích nhất định là rất lớn. Trong nhiều trƣờng hợp có thể bỏ qua<br />
kích thƣớc của các phân tử và coi mỗi phân tử nhƣ một chất điểm.<br />
d. Các phân tử không tƣơng tác với nhau trừ lúc va chạm. Sự va chạm giữa các<br />
phân tử và giữa phân tử với thành bình tuân theo những định luật về va chạm đàn hồi<br />
của cơ học Newton. Các giả thuyết a, b đúng với mọi chất khí còn các giả thuyết c, d chỉ<br />
đúng với chất khí lý tƣởng.<br />
e. Áp suất:<br />
Định nghĩa: Lực của các phân tử chất khí tác dụng lên một đơn vị diện tích trên thành<br />
bình chính là áp suất của chất khí. P <br />
<br />
F<br />
S<br />
<br />
2. Đơn vị của áp suất:<br />
Trong hệ SI, đơn vị áp suất là Newton/met vuông, ký hiệu là N/m2 hay Pascal, ký hiệu<br />
là Pa:<br />
1N/m2 = 1Pa<br />
Ngoài ra, áp suất còn đo bằng: Atmôtphe kỹ thuật, ký hiệu là at:<br />
1at = 0,981.105N/m2 = 736 mmHg<br />
và Atmôtphe vật lý, ký hiệu là atm:<br />
1atm = 1,013.105N/m2 = 760 mmHg = 1,033 at<br />
II. Các định luật thực nghiệm và phƣơng trình trạng thái của khí lý tƣởng:<br />
1. Mẫu khí lý tƣởng có các đặc điểm sau:<br />
- Khí lý tƣởng gồm một số rất lớn các phân tử có kích thƣớc rất nhỏ so với khoảng cách<br />
trung bình giữa chúng; các phân tử chuyển động nhiệt hỗn loạn không ngừng.<br />
- Lực tƣơng tác của các phân tử là không đáng kể trừ lúc va chạm.<br />
- Sự va chạm giữa các phân tử và giữa phân tử với thành bình là va chạm hoàn toàn đàn<br />
hồi.<br />
2. Thông số trạng thái và phƣơng trình trạng thái:<br />
- Mỗi tính chất vật lý của hệ đƣợc đặc trƣng bởi một đại lƣợng vật lý đƣợc gọi là thông<br />
số trạng thái của hệ nhƣ: áp suất P, nhiệt độ T, thể tích V.<br />
- Phƣơng trình nêu lên mối liên hệ giữa các thông số P,V,T của một khối lƣợng khí xác<br />
định đƣợc gọi là phƣơng trình trạng thái; dạng tổng quát: P = f(V,T)<br />
Gv. Nguyễn Đức Hào<br />
<br />
Trang 5<br />
<br />