intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải bài Vật liệu cơ khí SGK Công nghệ 8

Chia sẻ: Tuyensinh 247 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

118
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu hướng dẫn giải bài tập SGK trang 63 bài Vật liệu cơ khí sẽ giúp các em học sinh thuận tiện hơn trong việc giải quyết các bài tập đi kèm. Nội dung chính của tài liệu bao gồm phần tóm tắt lý thuyết và gợi ý trả lời cho từng bài tập trong sách sẽ giúp các em học sinh nắm vững nội dung bài học và giải bài tập hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải bài Vật liệu cơ khí SGK Công nghệ 8

A. Tóm tắt lý thuyết về Vật liệu cơ khí SGK Công nghệ 8

I. Các vật liệu cơ khí phổ biến

1. Vật liệu kim loại

  • Được sử dụng đến 90% số lượng cá chi tiết, bộ phận của máy.
  • Vật liệu cơ khí được chia làm 2 loại: kim loại đen và kim loại màu.

    a. Kim loại đen

  • Thành phần chủ yếu là sắt (Fe) và cacbon (C). Ngoài ra còn có thể có một lượng nhỏ các chất khác như: mangan, silic, phốt pho, lưu huỳnh.
  • Được chia làm hai loại chính là thép và gang.
    • Thép: tỉ lệ cacbon trong vật liệu ≤ 2,14%.
    • Gang: tỉ lệ cacbon trong vật liệu > 2,14%.

    b. Kim loại màu

  • Ngoài gang và thép ra các kim loại còn lại chủ yếu là kim loại màu. Chúng có tính dẻo, tính chống mài mòn và chống ăn mòn cao, tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

    2. Vật liệu phi kim loại

  • Có cơ tính kém, tính dẫn nhiệt, dẫn điện kém nhưng dễ gia công, không bị oxi hóa, ít mài mòn... nên được dùng rộng rãi.
  • Gồm: chất dẻo, cao su, thủy tình, gốm,...

    a. Chất dẻo

  • Được tổng hợp từ các chất hữu cơ, nhựa tổng hợp, than đá, dầu mỏ, khí đốt,...
  • Chia làm 2 loại:
    • Chất dẻo nhiệt: ly nhựa, rổ, bao nilong, áo mưa,...
    • Chất dẻo nhiệt rắn: vỏ tivi, vỏ quạt, vỏ máy vi tính,...

    b. Cao su

  • Có tính dẻo, đàn hồi, khả năng giảm chấn tốt, cách điện, cách âm tốt.

II. Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí

    1. Tính cơ học

  • Là khả năng vật liệu chịu được các lực tác dụng như tính cứng, bền, đàn hồi,...

    2. Tính vật lí

  • Nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn nhiệt, dẫn điện, khối lượng riêng,...

    3. Tính hóa học

  • Là khả năng vật liệu chịu tác dụng hóa học như tính chịu axit và muối, tính chống ăn mòn,..

    4. Tính công nghệ

  • Là khả năng gia công của vật liệu như tính đúc, tính hàn, tính rèn.

B. Bài tập SGK về Vật liệu cơ khí SGK Công nghệ 8

Dưới đây là 3 bài tập về Vật liệu cơ khí SGK Công nghệ 8

Bài tập 1 trang 63 SGK Công nghệ 8
Bài tập 2 trang 63 SGK Công nghệ 8
Bài tập 3 trang 63 SGK Công nghệ 8

Để tham khảo toàn bộ nội dung các em có thể đăng nhập vào tailieu.vn để tải về máy. Ngoài ra, các em có thể xem cách giải bài tập trước và bài tập tiếp theo dưới đây:

>> Bài trước: Giải bài Vai trò của cơ khí trong sản xuất và đời sống SGK Công nghệ 8 

>> Bài tiếp theo: Giải bài Dụng cụ cơ khí SGK Công nghệ 8 

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2