intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp đẩy mạnh Xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU - 3

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

66
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo dự tính, số lao động trong ngành thủy sản năm 2000 sẽ là 3,4 triệu người (trong đó: khai thác hải sản khoảng 420.000 người, nuôi trồng thủy sản khoảng 559.364 người, chế biến thủy sản: 58.768 người, lao động dịch vụ nghề cá khoảng 1.991.868 người). Do vậy số đân số dựa vào nghề cá sẽ tăng lên khoảng 8,1 triệu người vào năm 2000 và 10 triệu người vào năm 2010. Hơn nữa, thu nhập trực tiếp của những người lao động thường xuyên trong nghề cá và nuôi trồng thủy sản dự tính sẽ tăng trung...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp đẩy mạnh Xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU - 3

  1. Theo dự tính, số lao động trong ngành thủy sản năm 2000 sẽ là 3,4 triệu người (trong đó: khai thác h ải sản khoảng 420.000 người, nuôi trồng thủy sản khoảng 559.364 người, chế biến thủy sản: 58.768 người, lao động dịch vụ nghề cá khoảng 1.991.868 người). Do vậy số đân số dựa vào nghề cá sẽ tăng lên khoảng 8,1 triệu người vào năm 2000 và 10 triệu người vào năm 2010. Hơn nữa, thu nhập trực tiếp của những người lao động thường xuyên trong nghề cá và nuôi trồng thủy sản dự tính sẽ tăng trung bình 16%/năm trong thời gian n êu trên. Trên 1,2 triệu người trong các hộ gia đ ình phụ thuộc vào nghề cá và nuôi trồng thủy sản sẽ có thêm thu nhập vào năm 2000. Điều đó có nghĩa là số dân được ngành thủy sản hỗ trợ sẽ tăng 3 triệu người. III. Những yêu cầu về luật pháp và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của Eu đối với hàng thu ỷ sản của việt nam: EU là thị trường khó tính, chọn lọc, với những yêu cầu nghiêm ngặt với tiêu chu ẩn ch ất lượng, an to àn, vệ sinh thực phẩm cao. Chỉ thị 91/493/EEC ban hành tháng 6 năm 1993 quy đ ịnh các doanh nghiệp tại nước xuất khẩu phải có điều kiện sản xuất tương đương như các doanh nghiệp của nư ớc nhập khẩu và ph ải được cơ quan kiểm tra chất lượng của EU công nhận. Đối với h àng thực phẩm đóng gói phải ghi rõ tên sản phẩm, thành phần, trọng lượng, thời gian và cách sử dụng sản phẩm nơi sản xuất, các điều kiện để bảo quản và sử dụng, m• số và m• vạch để nhận dạng lô hàng. Đặc biệt cấm nhập những sản phẩm thủy sản bị nhiễm độc do tác động của môi trường hoặc do các ch ất phụ gia không được phép sử dụng. Do có những khó khăn từ đặc điểm của thị trường EU: như lượng hàng cung cấp phải ổn định quanh năm, trong thanh toán quốc tế phải mở L/C trả chậm 6 tháng hoặc 1
  2. năm, sự khác biệt về luật lệ và thói quen mua bán, chi phí vận chuyển và bảo hiểm cao... Nhưng cản trở lớn nhất hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng thủy sản sang EU vẫn là ch ất lượng sản phẩm. Yêu cầu chất lượng hàng thủy sản chia làm hai hướng: hoặc là giữ nguyên trạng thái ban đầu (thủy sản tươi sống) hoặc là ch ế biến theo những công nghệ nhằm duy trì tốt chất lượng nguyên thủy và tạo ra sản phẩm tiện lợi cho người tiêu dùng. Hiện nay EU đánh giá chất lượng sản phẩm thuỷ sản theo 3 chỉ tiêu: - Chỉ tiêu cảm quan: Trạng thái tự nhiên, mùi vị, màu sắc của sản phẩm. - Chỉ tiêu hoá học: Quy định hàm lượng Nitơ dưới dạng Amoniăc, độ p H trong 1 gam sản phẩm. - Chỉ tiêu vi sinh: Quy đ ịnh loại, lượng, khuẩn có trong sản phẩm như: khu ẩn hoá khí, khuẩn hiếm khí, khuẩn Coliforimen... Hiện tại hàng thủy sản của Việt Nam vẫn ch ưa đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn ch ất lượng, tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh thực phẩm của EU. Chương II. thực trạng xuất khẩu thủy sản của việt nam sang eu trong những năm qua i. khái quát đ ặc điểm thị trường eu 1. Về kinh tế - chính trị Từ năm 1968, EU đ• là một thị trường thống nhất hải quan, có định mức thuế hải quan chung cho tất cả các nước thành viên. Ngày 07/02/1992, Hiệp ước Maastricht đư ợc ký
  3. kết tại Hà Lan mở đầu cho sự thống nhất chính trị, kinh tế, tiền tệ giữa các nước thành viên EU. Cho đến nay, EU đ• là m ột thị trường rộng lớn, bao gồm 15 quốc gia với gần 400 triệu người tiêu dùng. Th ị trường EU thống nhất cho phép tự do lưu thông người, hàng hóa, dịch vụ và vốn giữa các nước thuộc Hiệp hội trao đổi tự do Châu Âu (AELE), tạo thành một thị trường gồm 380 triệu người tiêu dùng. Hiện nay, hàng rào buôn b án giữa 15 nước thành viên của EU đ• bị xóa bỏ, do vậy thị trường chung Châu Âu là thị trường lớn nhất thế giới. Thị trường chung Châu Âu không chỉ là thị trường xuất khẩu lớn nhất thế giới mà còn là thị trường nhập khẩu hàng đầu thế giới, ngược nghĩa với “ bức tường th ành Châu Âu “. Hơn nữa, buôn bán của EU với các nước đang phát triển cũng năng động như với các nước công nghiệp trên th ế giới. Trong thực tế, ĐôngNam á là vùng hiện đang có nhịp độ tăng trưởng buôn bán cao nhất với EU, cả xuất lẫn nhập khẩu. Về chính trị, Liên minh Châu Âu (EU) không phải là một tổ chức đế quốc với hệ tư tưởng chính trị cứng nhắc, sắp sẵn. EU hiện nay gồm 15 chính phủ nh ưng những chính phủ này không bao giờ được bầu cùng một lúc và cũng không bao giờ chịu ảnh hưởng của các hệ tư tưởng chính trị cánh tả hoặc hữu. Tất cả 15 chính phủ đều tuân theo một đường lối chung về đân chủ.Đặc điểm nổi bật của các nước EU trong thời gian vừa qua là kinh tế của các nước đều tăng trưởng, tuy có cao thấp khác nhau, nhưng ổn định. Điều đó thể h iện cụ thể qua bảng số liệu sau: Bảng 3: Dự báo của Bundesbank về tăng trưởng GDP tại các nước EU năm 1999 - 2000 (%)
  4. Tên nước 1998 1999 2000 áo 3,3 2,5 3,0 Bỉ 2,9 2,0 2,3 Anh 2,3 1,0 1,5 Đức 2,8 2,0 2,5 Hy Lạp 3,5 3,0 2,8 Đan Mạch 2,7 1,5 2,3 Ai-rơ-len 9,5 7,5 7,5 Tây Ban Nha 3,8 3,4 3,3 Italia 1,4 1,6 2,6 Hà Lan 3,7 2,6 3,0 Bồ Đào Nha 4,2 3,2 2,5 Phần Lan 5,0 3,0 3,2 Pháp 3,2 2,5 2,8 Thụy Điển 2,9 2,2 2,6 Nguồn: Tạp chí Thương m ại số 26/ 1999 2.Về mức sống dân cư Liên minh Châu Âu là khu vực có mức GDP bình quân đầu người rất cao, trong những năm gần đây mức bình quân đó là kho ảng 20.000 đô la Mỹ. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong một số năm qua là trên 8000 tỷ USD, chiếm gần 30% GDP của thế giới. Dân số khu vực EU khoảng 375 triệu người, chiếm 6,5% dân số toàn th ế giới.
  5. Nếu như năm 1997, mức GDP b ình quân đ ầu người là 21.893 đô la Mỹ thì n ăm 1999 là 21.764 đô la Mỹ, năm 2000 được dự báo là 22.872 đô la Mỹ và sẽ tăng lên 29.531 đô la Mỹ vào năm 2003. EU là thị trường m à người dân có mức sống cao với số dân ít so với các khu vực khác, nên nhu cầu ở EU là rất lớn (luôn đạt mức 2% tăng trưởng). Hàng năm một ngư ời dân EU chi hơn một nửa mức GDP cho tiêu dùng cá nhân. 3. Về thói quen tiêu dùng EU đ• thông qua những quy định bảo vệ quyền của người tiêu dùng về độ an toàn chung của các sản phẩm đư ợc bán ra. Tất cả các sản phẩm để có thể bán được ở thị trường n ày phải đ ược đảm bảo trên tiêu chu ẩn chung của EU. Đối với mặt h àng th ủy sản, hàng năm EU chiếm tới 40% nhập khẩu toàn th ế giới. Mức tiêu thụ bình quân đầu người là 17 kg/ năm và tăng dần hàng năm khoảng 3%. Trong đó thị trường chính là Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italia, Hà Lan. Do vậy nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU hàng năm là rất lớn. Đây là th ị trường khó tính và có chọn lọc, với những yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Chỉ thị 91/493/EEC ban hành tháng 6 năm 1993 quy đ ịnh các doanh nghiệp tại nước xuất khẩu phải có điều kiện sản xuất tương đương như các doanh nghiệp của nước nhập khẩu và ph ải đ ược cơ quan kiểm tra chất lượng của EU công nhận. Đối với hàng thực phẩm đóng gói phải ghi rõ tên sản phẩm, th ành phần, trọng lượng, thời gian và cách sử dụng sản phẩm, n ơi sản xuất, các điều kiện để bảo quản và sử dụng, m• số,
  6. m• vạch để nhận dạng lô hàng. Đặc biệt cấm nh ập những sản phẩm thủy sản bị nhiễm độc do tác dụng của môi trường hoặc do các chất phụ gia không được phép sử dụng. 3.1. Các đ ặc tính của thị trường thủy sản EU Mặc dù có sự khác biệt trong tiêu thụ giữa các nước khác nhau, các nh à hàng và dịch vụ ăn uống luôn là mảng thị trư ờng lớn nhất. ở nhiều nước, mảng thị trư ờng này chiếm tới 3/4 mức tiêu thụ. Dù thủy sản được tiêu thụ tại nhà hàng hay gia đình thì đều phải qua vài d ạng sơ chế trước khi tới tay người mua. Giữa các nước, thói quen ăn uống rất khác nhau. Mức tiêu thụ thủy sản theo đầu người dao động từ 15- 17 kg. Việc thay đổi lối sống dẫn đến thay đổi cách ăn uống và thói quen mua bán. Nhiều phụ nữ ngày nay đi làm chứ không ở nh à nên họ đánh giá cao sự tiện lợi của các thực phẩm ăn liền, thường là ở dạng đóng gói đông lạnh. Cũng như vậy, mức tiêu thụ sản phẩm đông lạnh tại nhà hàng và d ịch vụ ăn uống càng tăng. Người Bắc Âu không có truyền thống ăn thủy sản th ì nay đang quen dần với nó. Chính những chuyến nghỉ cuối tuần tới các nước khác góp phần cho các thay đổi trên. Những khuynh hướng trên hy vọng sẽ đem đến những thay đổi tích cực trong việc bán thủy sản. 3.2. Các yêu cầu của người nhập khẩu Thủy sản được nhập khẩu chủ yếu dưới dạng đông lạnh. Hàng nhập thường là khối đông lạnh, do phần lớn các m ẻ lưới đ ược làm lạnh ngay trên tàu. Các hải sản đánh bắt được làm lạnh trên bờ cả khối hoặc làm đông lạnh nhanh riêng rẽ (IQF). Nh ìn chung sản phẩm đông lạnh trên tàu được ưa chuộng hơn vì lý do chất lượng. Các nhà nhập khẩu hải sản được làm đông lạnh, nói chung, thích loại sản phẩm đư ợc làm lạnh theo phương pháp IQF hơn.
  7. Gần đây, nhu cầu nhập khẩu thủy sản đóng gói bán lẻ đang tăng lên, kể cả ở các thị trường truyền thống như Đức. Tuy nhiên, phần lớn thủy sản đóng gói bán lẻ trong buôn bán quốc tế được thực hiện ở Tây Âu cho d ù xu ất xứ của hàng thô là từ các nư ớc Châu á. Thủy sản đóng hộp cũng có chút ít thị trường như ở Hy Lạp hoặc Đức. Thị trường có thể mở rộng cho loại rau câu, có lẽ nên đóng lọ thủy tinh hơn là hộp thiếc để hấp dẫn người mua. 3.4. Tiếp cận thị trường Biểu thuế nhập khẩu chung của EU áp dụng cho tất cả các nước EU. Tất cả việc nhập khẩu cá và các sản phẩm cá từ các nước ngoài EU đều phải có giấy phép. Để tránh sự mất ổn định trong thị trường nội bộ do nhập khẩu, EU đ• đưa ra biểu giá tham khảo cho một số mặt hàng nh ất định như mực ống và m ực thẻ. Quy định vệ sinh thực phẩm trong chế biến, kinh doanh cá và sản phẩm từ cá và là m ột phần của Luật quốc gia về thực phẩm của các nước thành viên EU thì ch ỉ các công ty có giấy phép mới được nhập h àng này. Tất cả các thực phẩm đều là đối tượng của Bộ Luật quốc gia về thực phẩm và có thể khác nhau giữa các nước. Vấn đề cải thiện chất lượng và đóng gói là rất quan trọng đối với phần lớn các nư ớc đang phát triển nhằm thâm nhập các thị trư ờng mới và tăng xuất khẩu các sản phẩm có giá trị, phát triển sản xuất phù hợp hóa sản phẩm. Muốn thâm nhập vào thị trường EU, cần phải tính đ ên sự thống nhất của thị trường này với đồng Euro từ năm 1999, EU cũng có quy chế ưu đ•i riêng đ ối với nhập khẩu từ các nước ACP với việc miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu thủy sản theo hệ thống thuế ưu đ•i phổ cập GSP.
  8. ii. th ực trạng hoạt động xuất khẩu thủy sản của nư ớc ta sang Eu trong thời gian qua Cấu trúc mậu dịch thị trường thủy sản EU 1. Phần lớn thủy sản ở EU là hàng nhập kh ẩu và hầu như không có nư ớc EU nào có th ể tự cung, tự cấp mặt hàng này. Thị trường cá EU được hình thành bởi nhiều nhà cung cấp. chế biến và phân phối. Tuy nhiên, càng ít người tham gia thị trường này thì thương mại càng hiệu quả và tập trung hóa cao hơn. Nh ững người tham gia thị trường thủy sản EU thường có những mục đích và ho ạt động tương tự như nhau. Chính về thế mà thủy sản có thể qua nhiều kênh mậu dịch khác nhau trư ớc khi tới địa chỉ cuối cùng. Sự lựa chọn của các kênh mậu dịch và các bạn hàng thương m ại phụ thuộc vào sản phẩm và dịch vụ có thể được thực hiện bởi các bạn hàng thương m ại đầy tiềm năng. Khi chọn một kênh và b ạn hàng thương m ại đặc biệt, các nh à xu ất khẩu có thể lựa chọn nhiều kênh khác nhau trong thị trường. Một số nhà xu ất khẩu sẽ giao dịch trực tiếp với người sử dụng cuối cùng, còn một số khác lại bán cho các nhà kinh doanh độc lập (các nhà nhập khẩu) hoặc qua các đại lý bán hàng. Các nhà xu ất khẩu tiềm năng cần liên lạc với các nhà nhập khẩu ở Châu Âu. Những nhà trung gian này thường đ• thiết lập những quan hệ làm ăn lâu dài với người tiêu thụ của họ và có vị trí tốt h ơn (so với các nhà chế biến nước ngoài) đ ể biết đ ược những nhu cầu của thị trường địa phương và của người sử dụng cuối cùng. Họ cung cấp trực tiếp tới các siêu thị, ngành ch ế biến hoặc các nh à sản xuất thành phẩm. Họ có khả năng hỗ trợ tài chính, m ở các chiến dịch quảng cáo và phục vụ những nhu cầu đặc biệt.
  9. Hầu hết các mặt hàng thủy sản dùng cho mục đích công nghiệp. Các nhà sản xuất thành phẩm có thể mua được trực tiếp từ các nh à xuất khẩu, từ đại lý, nhà nh ập khẩu hoặc từ ngành chế biến. Có rất nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực n ày. Một số công ty chỉ chuyên ch ế biến, đông lạnh cá. Các công ty khác, đặc biệt ở Hà Lan và Bỉ, chuyên ho ạt động tái xuất khẩu thủy sản. Họ nhập khẩu ở các nước đang phát triển và xu ất khẩu sang các nước láng giềng ở Châu Âu. Trong trường hợp muốn xuất khẩu thủy sản theo phương thức phục vụ tới người tiêu dùng hoặc bán buôn thì ph ải có đại lý hoặc nhà nhập khẩu trong thị trư ờng EU. Các nhà bán lẻ hoặc bán sỉ rất khó khăn trong việc nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài, trừ một vài siêu th ị lớn. Các quầy bán hàng trong siêu thị khác hẳn so với các sạp nhỏ truyền thống. Các sạp nhỏ thường bán thủy sản tươi nóng hay hun khói. 2. Cơ cấu thị trường EU nhập khẩu thủy sản của Việt Nam Thị trường EU luôn là một thị trư ờng hấp dẫn không chỉ của các nư ớc Châu á, trong đó có Việt Nam mà còn là mục tiêu của nhiều nước châu lục khác, kể cả Bắc Mỹ. Bởi không ch ỉ số dân đông trên 350 triệu dân với mức sống cao, ẩm thực đa dạng, với giá cả hấp dẫn, m à còn là thị trường uy tín, xuất khẩu được h àng thủy sản vào EU cũng có nghĩa như có trong tay ch ứng chỉ về trình độ, chất lượng sản phẩm cao. Tuy vậy, EU vẫn đang sử dụng vũ khí quan thuế và phi thuế quan trừng phạt, chia nhóm ra đ ể hạn ch ế, khống chế các n ước xuất khẩu theo những điều kiện có lợi nhất cho họ. Đối với Việt Nam, thị trường này đ• có một một số cải thiện đáng kể trong việc nhập khẩu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2