intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam vào thị trường Tây Phi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:134

68
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của đề tài là xác định cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để khẳng định sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường Tây Phi. Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Tây Phi trong thời gian qua. Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam vào thị trường Tây Phi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam vào thị trường Tây Phi

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------oOo-------------------- NGUYỄN QUỐC THÁI GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TÂY PHI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------oOo-------------------- NGUYỄN QUỐC THÁI GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TÂY PHI Chuyên ngành: Thương Mại Mã số: 60.34.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ TẤN BỬU TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2011
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế này là công trình nghiên cứu của bản thân, được đúc kết từ quá trình học tập và nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua. Các thông tin và số liệu được sử dụng trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 Người cam đoan Nguyễn Quốc Thái
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ và sơ đồ PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO VÀO THỊ TRƯỜNG TÂY PHI ..................................................................... 1 1.1 Lý luận cơ bản về phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước .................................................................................................................. 1 1.1.1 Giới thiệu ........................................................................................................ 1 1.1.2 Các phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước ....... 1 1.1.2.1 Hình thức xuất khẩu gián tiếp (Indirect Exporting) ............................... 2 1.1.2.2 Hình thức xuất khẩu trực tiếp (Direct Exporting) .................................. 4 1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu ......................................... 8 1.1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng từ môi trường bên trong .................................. 8 1.1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài .................................. 10 1.2 Cơ sở thực tiễn về việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Tây Phi .....................................................................................................................11 1.2.1 Tình hình thị trường gạo trên thế giới ..........................................................11 1.2.1.1 Tình hình cung gạo thế giới ................................................................ 11 1.2.1.2 Tình hình cầu gạo thế giới .................................................................. 12 1.2.1.3 Xu hướng giá và các nhân tố làm tăng giá gạo thế giới ....................... 13 1.2.2 Cơ sở thực tiễn về việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Tây Phi ..................................................................................................................14 1.2.2.1 Tiềm năng sản xuất xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam .......................... 14
  5. 1.2.2.2 Nhu cầu gạo của thị trường Tây Phi .................................................... 16 1.3 Một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam khi xuất khẩu gạo sang thị trường Tây Phi ........................................................................................................19 Kết luận chương 1 ....................................................................................................22 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM SANG TÂY PHI TRONG THỜI GIAN QUA ......................23 2.1 Hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam .....................................23 2.1.1 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam........................................................23 2.1.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam .....................................24 2.1.2.1 Số lượng và kim ngạch xuất khẩu ....................................................... 24 2.1.2.2. Thị trường xuất khẩu ......................................................................... 24 2.1.2.3. Cơ cấu mặt hàng gạo xuất khẩu ......................................................... 25 2.2 Tổng quan về thị trường Tây Phi ....................................................................27 2.2.1 Giới thiệu chung về Tây Phi.........................................................................27 2.2.2 Văn hóa Tây Phi ...........................................................................................30 2.2.3 Quan hệ hợp tác kinh tế thương mại khu vực Tây Phi .................................32 2.2.3.1 Quan hệ hợp tác kinh tế thương mại cấp châu lục .............................. 33 2.2.3.2 Quan hệ hợp tác kinh tế thương mại cấp khu vực Tây Phi.................. 33 2.2.4 Một số quy định về chính sách nhập khẩu của thị trường Tây Phi ..............35 2.2.5 Hoạt động nhập khẩu của thị trường Tây Phi ..............................................37 2.2.5.1 Tình hình nhập khẩu gạo của Tây Phi ................................................. 37 2.2.5.2 Tình hình nhập khẩu gạo của ba nước nhập khẩu gạo hàng đầu Tây Phi .................................................................................................................. 38 2.3 Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam vào các thị trường Tây Phi trong thời gian qua ...........................................................................................40 2.3.1 Chính sách phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Tây Phi ..................40 2.3.2 Hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam vào thị trường Tây Phi........................42 2.3.2.1 Số lượng và kim ngạch xuất khẩu ....................................................... 42 2.3.2.2 Cơ cấu mặt hàng gạo xuất khẩu .......................................................... 44
  6. 2.3.2.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu ................................................................ 46 2.3.2.4 Hình thức xuất khẩu............................................................................ 47 2.3.2.5 Phương thức thanh toán ...................................................................... 48 2.4 Đánh giá hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Tây Phi thời gian qua ....................................................................................................................49 2.4.1 Một số nhận định của các doanh nghiệp Việt Nam về hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường Tây Phi ..................................................................................49 2.4.1.1 Thị trường xuất khẩu .......................................................................... 50 2.4.1.2 Nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại .................................... 50 2.4.1.3. Giao hàng xuất khẩu và thanh toán .................................................... 52 2.4.1.4 Sản phẩm và mức độ nhận biết sản phẩm ............................................ 54 2.4.1.5 Một số rủi ro và đánh giá về thị trường ............................................... 54 2.4.2 Phân tích SWOT...........................................................................................56 2.4.2.1 Điểm mạnh ........................................................................................ 56 2.4.2.2 Điểm yếu ........................................................................................... 57 2.4.2.3 Cơ hội ................................................................................................. 58 2.4.2.4 Thách thức .......................................................................................... 59 Kết luận chương 2 ....................................................................................................60 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TÂY PHI........................................................62 3.1 Phương hướng, mục tiêu xây dựng giải pháp xuất khẩu gạo Việt Nam vào thị trường Tây Phi ...................................................................................................62 3.1.1 Một số phương hướng xuất khẩu gạo Việt Nam vào Tây Phi......................62 3.1.2 Mục tiêu xây dựng giải pháp ........................................................................63 3.2 Căn cứ để xây dựng các giải pháp ...................................................................64 3.3 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam vào thị trường Tây Phi .......64 3.3.1 Giải pháp về tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại .........................................................................................................................64 3.3.2 Giải pháp về phương thức thâm nhập thị trường .........................................67
  7. 3.3.3 Giải pháp về nâng cao khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu.......................70 3.3.4 Giải pháp về duy trì và mở rộng thị trường.................................................73 3.3.5 Giải pháp về nâng cao chất lượng nhân lực .................................................75 3.3.6 Giải pháp về vốn và tín dụng .......................................................................76 3.4 Các kiến nghị ....................................................................................................78 3.4.1. Đối với Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA)..........................................78 3.4.2. Đối với Chính phủ .......................................................................................79 3.4.2.1 Đẩy mạnh mối quan hệ cấp nhà nước giữa hai bên............................. 79 3.4.2.2 Tăng cường năng lực hoạt động của các cơ quan ngoại giao, đại diện thương mại ở các nước Tây Phi ...................................................................... 79 3.4.2.3 Chính sách hỗ trợ về tài chính phù hợp với cam kết trong WTO ........ 80 3.4.2.4 Nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin, tuyên truyền quảng bá ........... 80 3.4.2.5 Chính sách về nguồn nhân lực ........................................................... 81 3.4.3 Các kiến nghị khác .......................................................................................81 3.5. Khuyến nghị cho nghiên cứu tiếp theo ...........................................................82 Kết luận chương 3 ....................................................................................................82 KẾT LUẬN ..............................................................................................................83 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt viết tắt AEC African Economic Community Cộng đồng Kinh tế Châu Phi AFDB African Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Phi AU African Union Liên minh Châu Phi Community of Sahel-Saharan Cộng đồng các quốc gia vùng CENSAD States Sahel-Sahara CFR Cost and Freight Tiền hàng và Cước phí Tiền hàng, Phí bảo hiểm và CIF Cost, Insurance and Freight Cước phí Common Market for Eastern and Thị trường chung Đông và COMESA Southern Africa Nam Phi Nhờ thu kèm chứng từ trả D/A Documents against Acceptance chậm Nhờ thu kèm chứng từ trả D/P Documents against Payment ngay Economic Community of Central Cộng đồng Kinh tế các nước ECCAS African States Trung Phi ECH Export Commission House Nhà ủy thác xuất khẩu ECOWAS Economic Community of West Cộng đồng Kinh tế các nước African States Tây Phi EMC Export Maragement Company Công ty quản trị xuất khẩu EU European Union Liên minh Châu Âu
  9. Food and Agriculture Tổ chức Nông lương Liên FAO Organization of the United Hiệp Quốc Nations FOB Free On Board Giao lên tàu Inter-Governmental Authority on Cơ quan Phát triển Liên Chính IGAD Development phủ IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ quốc tế L/C Letter of Credit Thư tín dụng MFN Most Favoured Nation Quy chế tối huệ quốc The National Agency for Food and Cục Kiểm tra và Quản lý Thực NAFDAC Drug Administration and Control phẩm và Dược phẩm Quốc gia OAU Organisation of African Unity Tổ chức thống nhất Châu Phi South African Development Cộng đồng Phát triển miền SADC Community Nam Châu Phi T/T Telegraphic Transfer Chuyển tiền bằng điện West African Economic and Liên minh Kinh tế và Tiền tệ UEMOA Monetary Union Tây Phi UMA Maghreb Arab Union Liên minh Ả Rập Maghreb UN United Nations Liên hiệp quốc United States Department of USDA Bộ Nông nghiệp Mỹ Agriculture Hiệp hội Lương thực Việt VFA Vietnam Food Association Nam WB World Bank Ngân hàng thế giới WHO World Health Organization Tổ chức Y tế thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo từ năm 2006-2010 .......................24 Bảng 2.2. Xuất khẩu gạo của Việt Nam qua các thị trường năm 2008-2010 ...........25 Bảng 2.3. Cơ cấu mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2007-2010 ..............26 Bảng 2.4. Nhập khẩu gạo của Tây Phi năm 2006-2010............................................38 Bảng 2.5. Nhập khẩu gạo của Bờ Biển Ngà năm 2006-2010 ...................................39 Bảng 2.6. Nhập khẩu gạo của Senegal năm 2006-2010 ...........................................39 Bảng 2.7. Nhập khẩu gạo của Nigeria năm 2006-2010 ............................................39 Bảng 2.8. Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Tây Phi theo chủng loại 2008-2010 ........44 Bảng 2.9. Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Bờ Biển Ngà, Senegal và Nigeria theo chủng loại ước đạt năm 2010 ....................................................................................45 Bảng 2.10. Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Tây Phi theo thị trường 2007-2010 .......46
  11. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Các cách thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước........ 2 Biểu đồ 2.1. Số lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Tây Phi 2005-2010 ....................................................................................................43 Biểu đồ 2.2. Kết quả khảo sát về thị trường xuất khẩu................................................50 Biểu đồ 2.3. Kết quả khảo sát về mức độ nghiên cứu thị trường ...............................51 Biểu đồ 2.4. Kết quả khảo sát về hoạt động xúc tiến thương mại ................................51 Biểu đồ 2.5. Kết quả khảo sát về hình thức xuất khẩu ................................................52 Biểu đồ 2.6. Kết quả khảo sát về điều kiện giao hàng Incoterms ..............................52 Biểu đồ 2.7. Kết quả khảo sát về phương thức thanh toán ........................................53 Biểu đồ 2.8. Kết quả khảo sát về mức độ thanh toán ..................................................53 Biểu đồ 2.9. Kết quả khảo sát về chủng loại sản phẩm xuất khẩu..............................54 Biểu đồ 2.10. Kết quả khảo sát về rủi ro của thị trường .............................................55 Biểu đồ 2.11. Kết quả khảo sát về đánh giá thị trường ...............................................55
  12. -i- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa của đề tài Việt Nam đã tái hòa nhập vào thị trường lúa gạo thế giới vào năm 1989 và chiếm lĩnh vị trí quan trọng là nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba rồi thứ hai trên thế giới, sau Thái Lan. Cho đến nay, gạo vẫn là một trong những mặt hàng xuất khẩu truyền thống và chủ lực của Việt Nam, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng trưởng và đóng góp hơn 20% lượng gạo xuất khẩu của thế giới. Gạo Việt Nam đã xuất khẩu vào hơn 128 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có các thị trường khó tính như EU, Hoa Kỳ. Tuy nhiên, phần lớn kim ngạch xuất khẩu gạo chỉ tập trung vào một số thị trường chính hiện có xu hướng bảo hòa hoặc giảm sút. Do đó, xuất khẩu gạo Việt Nam còn bị động, phụ thuộc vào các thị trường truyền thống, khiến cho giá gạo Việt Nam đa phần ở mức thấp qua nhiều năm và không có vai trò điều tiết thị trường thế giới. Trước thực trạng đó, việc mở rộng thị trường mới đang được các doanh nghiệp nỗ lực tìm kiếm khai phá. Trong số những thị trường mới đã được xác định, Tây Phi nổi lên như là một thị trường tiềm năng lâu dài cho xuất khẩu gạo của Việt Nam. Tây Phi nằm ở cực Tây của lục địa Châu Phi, có số dân đông nhất Châu Phi. Các quốc gia Châu Phi nói chung, Tây Phi nói riêng đều là những nước chậm hoặc đang phát triển, tình trạng nghèo đói và thiếu lương thực luôn ở mức cao. Vì vậy, nhu cầu mặt hàng gạo của thị trường này là rất lớn và cấp thiết, lượng gạo nhập khẩu hàng năm của Tây Phi thường chiếm khoảng 60% lượng gạo nhập khẩu của toàn châu lục. Yêu cầu về chất lượng gạo và mẫu mã ở đây không khắt khe như ở các thị trường châu lục khác. Đây là một lợi thế để các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam nắm bắt và thâm nhập nhanh mạnh vào thị trường này. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu vào thị trường này còn nhiều khó khăn như mức độ rủi ro thanh toán cao, thông tin về thị trường hạn hẹp, hiện tượng lừa đảo của một số đối tượng tại Tây Phi, cạnh tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩu. Thêm vào đó, do điều kiện địa lý xa xôi, chi phí vận chuyển lớn, bất ổn về an ninh, chi phí tìm hiểu thị trường
  13. - ii - rất tốn kém, khác biệt về văn hóa, tập quán, ngôn ngữ… nên nhiều doanh nghiệp vẫn chưa mạnh dạn tìm hiểu và xúc tiến mở rộng thị trường này. Chính vì vậy, hoạt động xuất khẩu gạo sang Tây Phi còn hạn chế và vẫn chưa được khai thác hiệu quả tương xứng với tiềm năng của nó. Xuất phát từ những khó khăn nói trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TÂY PHI” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu • Xác định cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để khẳng định sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường Tây Phi. • Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Tây Phi trong thời gian qua. • Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam vào thị trường Tây Phi. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Tây Phi. • Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Tây Phi (thuộc khối Cộng đồng Kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS)). Đồng thời, đề tài phân tích tổng thể nhu cầu nhập khẩu gạo của khu vực này và nghiên cứu sâu ba thị trường lớn gồm Bờ Biển Ngà, Senegal và Nigeria nhằm đưa ra giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo vào toàn khu vực Tây Phi. 4. Phương pháp nghiên cứu ƒ Phương pháp nghiên cứu lịch sử kết hợp với phân tích, tổng hợp: Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở thu thập và nghiên cứu các số liệu thứ cấp về thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam sang Tây Phi, đồng thời tổng hợp và phân tích số liệu làm cơ sở để đưa ra những giải pháp và kiến nghị.
  14. - iii - ƒ Phương pháp so sánh: Bên cạnh phân tích và tổng hợp, đề tài còn thực hiện việc so sánh đối chiếu số liệu giữa các thời kỳ, giữa các khu vực… để làm nổi bật được vấn đề cần nghiên cứu. ƒ Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi: Tác giả thu thập ý kiến nhận định của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu gạo sang thị trường Tây Phi thông qua bảng câu hỏi, để từ đó đưa ra giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường này. ƒ Phương pháp chuyên gia: Bên cạnh điều tra bằng bảng câu hỏi, tác giả cũng đã tham khảo ý kiến một số lãnh đạo doanh nghiệp đã từng tham gia xuất khẩu gạo sang Tây Phi qua nhiều năm, qua đó việc đánh giá thực trạng xuất khẩu gạo của doanh nghiệp Việt Nam sang khu vực này sẽ mang tính thực tế và khách quan hơn. 5. Tính mới của đề tài Trước khi thực hiện đề tài này, tác giả đã tham khảo một số đề tài nghiên cứu về giải pháp cho ngành gạo xuất khẩu ở Việt Nam, cụ thể như sau: ƒ Dương Chiếu Bảng (2009), Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu Đồng bằng Sông Cửu Long. ƒ Trương Văn Cường (2009), Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2017. ƒ Nguyễn Trung Kiên (2005), Một số giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam đến năm 2010. Các đề tài nói trên chưa tập trung nghiên cứu một thị trường hoặc một khu vực cụ thể mà có tiềm năng lớn về nhập khẩu gạo. Vì vậy, giải pháp các tác giả đưa ra cũng chưa mang tính đặc thù cho một thị trường hoặc cho một khu vực. Đề tài này được nghiên cứu sau thời điểm Việt Nam gia nhập WTO và sau sự thành công của Hội thảo Quốc tế Việt Nam - Châu Phi lần 2 với chủ đề “Việt Nam - Châu Phi: Hợp tác cùng phát triển bền vững” đã diễn ra tại Hà Nội từ 17- 19/08/2010. Tính mới của đề tài thể hiện qua:
  15. - iv - ƒ Đề tài đánh giá nhu cầu tiềm năng rất lớn về gạo của thị trường Tây Phi, một thị trường còn khá mới mẻ đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. ƒ Thông qua phân tích về thị trường Tây Phi thời kỳ hậu khủng hoảng, tác giả đưa ra một số giải pháp giúp doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường tiềm năng Tây Phi khi mà các thị trường xuất khẩu truyền thống có xu hướng bảo hòa hoặc giảm sút. ƒ Ngoài ra, những giải pháp của đề tài nếu được đưa vào áp dụng cũng sẽ giúp gia tăng và ổn định khối lượng đầu ra, nông dân Việt Nam an tâm hơn trong sản xuất mà không phải lo lắng sản phẩm do mình làm ra bị mất giá khi được mùa. Từ đó góp phần cải thiện được mức sống người dân cũng như nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội cho đất nước. 6. Kết cấu của đề tài Chương 1: Cơ sở khoa học về việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo vào thị trường Tây Phi. Chương 2: Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Tây Phi trong thời gian qua. Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường Tây Phi.
  16. -1- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO VÀO THỊ TRƯỜNG TÂY PHI 1.1 Lý luận cơ bản về phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước 1.1.1 Giới thiệu Phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước thường được các quốc gia đang phát triển trên thế giới vận dụng để đưa sản phẩm của mình thâm nhập vào thị trường thế giới thông qua xuất khẩu. Ý nghĩa của phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước: ♦ Tạo nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu và tích lũy phát triển sản xuất trong nước. ♦ Đẩy mạnh xuất khẩu được xem là một yếu tố quan trọng để kích thích sự tăng trưởng nền kinh tế quốc gia. ♦ Kích thích các doanh nghiệp trong nước đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất. ♦ Đẩy mạnh xuất khẩu sẽ có tác động làm thay đổi cơ cấu các ngành kinh tế theo hướng đạt hiệu quả tối ưu tiềm năng của đất nước. ♦ Đẩy mạnh xuất khẩu sẽ góp phần tích cực để nâng cao mức sống của người dân tại thị trường nội địa. ♦ Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước và nâng cao vị trí, vai trò của Việt Nam trên thị trường quốc tế và khu vực. 1.1.2 Các phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước Khi muốn xuất khẩu sản phẩm được sản xuất trong nước, các doanh nghiệp có thể chọn một trong hai hình thức: xuất khẩu trực tiếp hoặc xuất khẩu gián tiếp như sơ đồ sau.
  17. -2- Sơ đồ 1.1: Các cách thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI TỪ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC XUẤT KHẨU TRỰC TIẾP XUẤT KHẨU GIÁN TIẾP Phòng Công Công Nhà Nhà Hãng Khách xuất ty xuất ủy môi ty quản hàng buôn khẩu trực thác giới khẩu trị xuất nước xuất thuộc xuất xuất độc lập khẩu ngoài khẩu công ty khẩu khẩu THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI 1.1.2.1 Hình thức xuất khẩu gián tiếp (Indirect Exporting) Hình thức xuất khẩu gián tiếp không đòi hỏi sự tiếp xúc trực tiếp giữa người mua nước ngoài và người sản xuất trong nước. Để bán được sản phẩm ra nước ngoài, người sản xuất phải nhờ vào tổ chức trung gian có chức năng xuất khẩu trực tiếp. Xuất khẩu gián tiếp thường sử dụng tại các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ, chưa đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp, chưa quen biết thị trường, khách hàng và chưa thông thạo các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp có thể thực hiện xuất khẩu gián tiếp thông qua các hình thức sau đây: ♦ Công ty quản trị xuất khẩu (Export Management Company) Công ty quản trị xuất khẩu (EMC) là công ty thực hiện việc quản trị xuất khẩu cho công ty khác. Các nhà sản xuất xuất khẩu nhỏ thường thiếu kinh nghiệm bán hàng ra nước ngoài hoặc không đủ khả năng về vốn để tổ chức các đơn vị xuất khẩu riêng, do đó họ thường thông qua EMC để xuất khẩu sản phẩm.
  18. -3- Các EMC không mua bán trên danh nghĩa của họ. Tất cả các đơn chào hàng, hợp đồng, chuyên chở hàng hóa, lập hóa đơn và thu tiền hàng đều thực hiện với danh nghĩa của nhà sản xuất xuất khẩu. Thông thường, chính sách giá cả, các điều kiện bán hàng, quảng cáo…là do nhà sản xuất xuất khẩu quyết định. Các EMC chỉ giữ vai trò cố vấn, thực hiện các dịch vụ liên quan đến xuất nhập khẩu và EMC sẽ được hưởng hoa hồng từ nhà sản xuất xuất khẩu. THANH TOÁN Business EMC Import house HÀNG HÓA Khuynh hướng mới của EMC hiện nay, đặc biệt là những công ty quy mô lớn, là thường mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất và đem bán ra nước ngoài để kiếm lời. Nói chung khi sử dụng EMC, vì các nhà sản xuất xuất khẩu ít có quan hệ trực tiếp với thị trường, cho nên sự thành công hay thất bại của công tác xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng dịch vụ của EMC mà họ lựa chọn. ♦ Khách hàng nước ngoài (Foreign Buyer) Đây là hình thức xuất khẩu thông qua các nhân viên của công ty nhập khẩu nước ngoài. Họ là những người có hiểu biết về điều kiện cạnh tranh và về thị trường thế giới. Khi thực hiện hình thức này, doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần phải tìm hiểu kỹ khách hàng để thiết lập quan hệ làm ăn bền vững với thị trường nước ngoài. ♦ Nhà ủy thác xuất khẩu (Export Commission House) Những cá nhân hoặc tổ chức được ủy thác thường là đại diện cho những người mua nước ngoài cư trú trên nước của nhà xuất khẩu. Nhà ủy thác xuất khẩu hành động vì lợi ích của người mua và người mua trả tiền ủy thác. Khi hàng hóa chuẩn bị được đặt mua, nhà ủy thác lập phiếu đặt hàng với nhà sản xuất được chọn và họ sẽ quan tâm đến mọi chi tiết có liên quan đến quá trình xuất khẩu.
  19. -4- Đây là đại diện của các nhà nhập khẩu hải ngoại, để đảm bảo việc cung cấp hàng cho nhà nhập khẩu từ nước của nhà sản xuất. ĐẶT HÀNG ĐẶT HÀNG Business ECH Import house GIAO HÀNG GIAO HÀNG Bán hàng cho nhà ủy thác là một phương thức thuận lợi cho xuất khẩu. Việc thanh toán thường được bảo đảm nhanh chóng cho người sản xuất, đồng thời những vấn đề vận chuyển hàng hóa do các nhà được ủy thác xuất khẩu chịu trách nhiệm. ♦ Nhà môi giới xuất khẩu (Export Broker) Môi giới xuất khẩu thực hiện chức năng liên kết giữa nhà sản xuất xuất khẩu với nhà nhập khẩu. Người môi giới được nhà sản xuất xuất khẩu ủy nhiệm và trả hoa hồng cho hoạt động của họ. Người môi giới thường chuyên sâu vào một số mặt hàng hay một nhóm hàng nhất định. ♦ Hãng buôn xuất khẩu (Export Merchants) Hãng buôn xuất khẩu thường đóng tại nước xuất khẩu và mua hàng của người chế biến hoặc nhà sản xuất, sau đó họ tiếp tục thực hiện các nghiệp vụ để xuất khẩu và chịu mọi rủi ro liên quan đến xuất khẩu. Như vậy, các nhà sản xuất thông qua các hãng buôn xuất khẩu để thâm nhập thị trường nước ngoài. 1.1.2.2 Hình thức xuất khẩu trực tiếp (Direct Exporting) Hình thức này đòi hỏi chính doanh nghiệp phải tự bán trực tiếp các sản phẩm của mình ra nước ngoài. Xuất khẩu trực tiếp thích hợp với những doanh nghiệp thông thạo nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, có kinh nghiệm trên thương trường và nhãn hiệu hàng hóa truyền thống của doanh nghiệp đã từng có mặt trên thị trường thế giới. Hình thức này thường đem lại lợi nhuận cao nếu các doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu thị trường, thị hiếu khách hàng. Nhưng ngược lại, nếu các doanh nghiệp ít am hiểu hoặc không nắm bắt được thông tin về thị trường thế giới
  20. -5- và đối thủ cạnh tranh thì rủi ro trong hình thức này không phải là ít. Xuất khẩu trực tiếp đòi hỏi các công ty phải đảm trách toàn bộ hoạt động marketing xuất khẩu như: chọn thị trường nước ngoài thích hợp, chọn sản phẩm cho thị trường mục tiêu, thành lập một bộ phận (phòng) xuất khẩu, hoàn chỉnh bộ chứng từ xuất khẩu… Khi mới xuất khẩu, các công ty có thể mắc những sai lầm thông thường sau: a) Không tìm đến nhà tư vấn xuất khẩu có đầy đủ khả năng thanh toán và không triển khai kế hoạch tiếp thị quốc tế trước khi bắt đầu kinh doanh xuất khẩu. b) Các nhà quản trị cao cấp không quan tâm đủ đến việc khắc phục những khó khăn ban đầu và những yêu cầu tài chính cho hoạt động xuất khẩu. c) Thiếu quan tâm đến việc lựa chọn đại lý hay nhà phân phối nước ngoài. d) Chạy theo các đơn hàng khắp nơi trên thế giới thay vì thiết lập cơ sở cho hoạt động có lợi nhuận và sự tăng trưởng của công ty theo tuần tự. e) Sao lãng kinh doanh xuất khẩu khi thị trường trong nước hưng thịnh. f) Không đối xử công bằng với những nhà phân phối quốc tế như những nhà phân phối trong nước (ý nói về chiêu thị, kích thích bán hàng…) g) Không thay đổi sản phẩm và hoạt động marketing nhằm đáp ứng những luật lệ và văn hóa khác nhau của các quốc gia. h) Không cung cấp những thông tin về dịch vụ, việc bán hàng, giấy bảo hành bằng ngôn ngữ mà người địa phương có thể hiểu được. i) Không sử dụng EMC hoặc những người trung gian xuất khẩu khác khi công ty không có người xử lý những chức năng xuất khẩu chuyên biệt. j) Không xét đến các hợp đồng nhượng quyền sử dụng hay liên doanh. k) Không sẵn sàng cung cấp các dịch vụ sửa chữa bảo trì cho sản phẩm. Để thực hiện xuất khẩu trực tiếp, các doanh nghiệp cần có tổ chức trong nước đảm nhận nghiệp vụ xuất khẩu và hình thành kênh phân phối ở nước ngoài. ♦ Tổ chức xuất khẩu ở trong nước của doanh nghiệp Bộ phận xuất khẩu: Bộ phận thực hiện chức năng xuất khẩu trực thuộc phòng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2