intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải quyết những tình huống khó xử trong lớp học tiếng Anh

Chia sẻ: Bibo Cumi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

1.096
lượt xem
70
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong quá trình dạy học giáo viên gặp không ít các tình huống “dở khóc dở cười”. Khi các tình huống này xảy ra thì giáo viên sẽ phải xử lý thế nào để tạo được không khí học tập sôi nổi và khuyến khích tư duy sáng tạo trong học sinh? Hy vọng tài liệu này sẽ rất hữu ích đối với quý thầy, cô trong sự nghiệp giảng dạy các học trò của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải quyết những tình huống khó xử trong lớp học tiếng Anh

  1. Giải quyết những tình huống khó xử trong lớp học tiếng Anh Trong quá trình dạy học giáo viên gặp không ít các tình huống “dở khóc dở cười”. Khi các tình huống này xảy ra thì giáo viên sẽ phải xử lý thế nào để tạo được không khí học tập sôi nổi và khuyến khích tư duy sáng tạo trong học sinh? Tình huống 1: Khi học sinh bị lạc đề. Cách ứng xử của giáo viên: Lấy lại sự chú ý của học sinh bằng cách nói lại một cách rõ ràng những điểm cần lưu ý trong bài. Sử dụng sự hỗ trợ của hình ảnh ví dụ như video hoặc máy chiếu, viết nội dung những điểm cần chú ý lên bảng. Có thể yêu cầu học sinh: "Would you summarize your main point please?" Tình huống 2. Khi học sinh giữ im lặng, không tham gia vào hoạt động học tập của lớp. Cách ứng xử của giáo viên: Chuyển từ hình thức thảo luận nhóm sang hình thức các bài viết hoặc video cá nhân.
  2. Hỏi trực tiếp cá nhân học sinh để bắt buộc họ phải trả lời. Sử dụng phương pháp giao tiếp bằng ánh mắt. Điều này có nghĩa là trong lớp học, giáo viên phải quan sát để phát hiện những học sinh ít tham gia vào hoạt động học tập chung của lớp. Bổ nhiệm chính học viên ít tham gia đó làm trưởng nhóm học tập. 3. Khi học sinh nói quá nhiều Cách ứng xử của giáo viên: Giới hạn thời gian để học viên này trình bày quan điểm hoặc cảm xúc. Nên chuyển sang hỏi ý kiến học viên khác ngay sau khi hạn thời gian đã hết, nhằm tránh tình trạng không còn thời gian để các học viên khác tham gia phát biểu ý kiến do giáo viên chỉ chú ý học viên “nói nhiều” này. Tình huống 4. Khi học sinh “khủng bố tinh thần” của giáo viên. Cách ứng xử của giáo viên: Thừa nhận rằng mình không biết câu trả lời và xem xét cách trả lời câu hỏi đó cho cá nhân học viên thắc mắc vào giờ nghỉ hoặc vào buổi học sau. Đừng quá quan tâm đến thái độ của học sinh khi mình tạm thời chưa có câu trả lời cho họ. Tình huống 5. Khi học sinh hỏi vặn, tranh luận với giáo viên. Cách ứng xử của giáo viên:
  3. -Đưa câu hỏi của cá nhân học viên đó cho các học viên khác cùng tham gia thảo luận. Khi nhận biết mình đang bị hỏi vặn, giáo viên nên chuyển sang đặt câu hỏi với học viên khác. Giáo viên có thể nói: "I appreciate your comments, but I\'d like to hear from others," hoặc "It looks like we disagree." Tình huống 6: học sinh thể hiện sự chống đối công khai. Cách ứng xử của giáo viên: Sự chống đối có thể là “chiếc mặt nạ” của sự sợ hãi. Giáo viên nên giữ bình tĩnh và lịch sự. Không nên phản đối học viên kịch liệt trước toàn thể học viên trong lớp Tiến đến gần học viên chống đối này và sử dụng ánh mắt “ biết nói”. Giáo viên có thể nói: "You seem really angry. Does anyone else feel this way?" Đừng qúa quan tâm đến thái độ của học viên đang tỏ vẻ chống đối mình. Nói chuyện riêng với học viên đặc biệt đó trong giờ giải lao của lớp.
  4. Có thể đề nghị riêng cá nhân đó ra khỏi lớp để không ảnh hưởng đến việc học tập của các học viên khác. Tình huống 7. Học sinh hay kêu ca, phàn nàn – đôi khi lời phàn nàn đó là chính đáng. Cách ứng xử của giáo viên: Chỉ ra rằng chúng ta không thể thay đổi các nguyên tắc. Phê chuẩn quan điểm của học viên này. Tỏ ý rằng bạn (người giáo viên) sẽ thảo luận những vấn đề mà học viên phàn nàn với những người có liên quan
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2