intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Gìai quyết tình huống ở trẻ - Phần 11

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

136
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vì những lý do nào đó mà bạn phải chuyển trường cho trẻ và chuyện này không đơn giản chút nào khi chúng phải làm quen với môi trường mới. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ khi gặp trường hợp này. - Tập kỹ năng giao tiếp xã hội: Học trường mới cũng là cơ hội con bạn giao tiếp với bạn mới và thầy cô giáo mới. Do vậy, để giúp trẻ nhanh chóng hòa nhập, bạn hãy hướng dẫn chúng tự giới thiệu về bản thân và khuyến khích con...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Gìai quyết tình huống ở trẻ - Phần 11

  1. Làm gì khi bé chuyển trường Vì những lý do nào đó mà bạn phải chuyển trường cho trẻ và chuyện này không đơn giản chút nào khi chúng phải làm quen với môi trường mới. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ khi gặp trường hợp này. - Tập kỹ năng giao tiếp xã hội: Học trường mới cũng là cơ hội con bạn giao tiếp với bạn mới và thầy cô giáo mới. Do vậy, để giúp trẻ nhanh chóng hòa nhập, bạn hãy hướng dẫn chúng tự giới thiệu về bản thân và khuyến khích con tập đặt câu hỏi trước đám đông. - Thái độ đúng mực không thành kiến: Đôi khi, trẻ em thường truyền nhau những truyền thuyết về thầy cô như việc cô này, cô kia hay giao quá nhiều bài tập về nhà. Hãy giúp con bạn tránh những câu chuyện kiểu này và biết phân biệt đúng sai, tránh những định kiến từ trước đối với một số thầy cô. - Chủ động lắng nghe: Đừng bỏ qua những nỗi lo lắng của con, hãy luôn giúp trẻ cảm thấy tự tin để học tốt trong môi trường mới giống như ở trường cũ. Nguồn: www.vnexpress.net Làm gì khi bé mè nheo? (-L) Ðại: Mẹ ơi! Ðể con xem nốt chương trình truyền hình tiếp theo đã! Mẹ: Con đã xem từ lúc ở trường về tới giờ rồi còn gì!
  2. Ðại: Nhưng chiều nay con không có bài phải làm. Mẹ: Nhưng mà… Ðại: Mẹ, chương trình này rất hay! Mẹ: Chương trình này dành cho người lớn. Con xem không tốt đâu. Ðại: Các bạn đều xem cả, chỉ có một mình con không được. Mẹ: Thôi được rồi, xem đi! Bạn có bao giờ lâm vào hoàn cảnh tương tự như mẹ của Ðại không? Bà đã nhượng bộ con vì sợ con buồn và sợ con không được xem phim mà "các bạn đều xem cả”. Bà đã cố gắng giải thích, hy vọng con sẽ đổi ý và nghe lời bà. Bà không biết rằng càng giải thích thì con bà lại càng tìm đủ mọi lý do để đạt mục đích, và nó không bao giờ thiếu lý do. Ðối với Thái, cháu rất thích đến nhà bảo tàng để chiêm ngưỡng các loại xe các đời khác nhau. Thái: Mẹ, hôm nay con muốn đến nhà bảo tàng. Mẹ: Chúng ta mới đi mấy hôm trước. Ðể hôm nào ba sẽ cho con đi. Thái: Con phải đi hôm nay (đá mạnh vào cạnh tủ).
  3. Mẹ: Không được đá vào tủ. Chắc con muốn ngày nào mẹ cũng cho con đi bảo tàng à? Ðâu có được! Thái (khóc): Con muốn đi hôm nay. Hay là mai đi được không? Mẹ (ôm con): Ðể mẹ xem, nhé! Mẹ Thái bắt đầu cuộc đối thoại hơi do dự, bà định tìm cách giải thích cho con. Khi biết giải thích không được, bà bắt đầu cương quyết (không được đá vào tủ) và cũng cho con biết là không phải lúc nào mẹ cũng chiều. Nhưng cũng có những cha mẹ cương quyết hơn, như ba của Lợi chẳng hạn. Lợi: Con muốn xem phim ở rạp cuối tuần. Ba: Ðây không phải là phim dành cho trẻ. Lợi: Ba cứ coi con như trẻ con hoài. Cha mẹ của Kim đã cho phép bạn ấy đi rồi. Ba: Ðó là việc của họ. Còn ba thì cho rằng phim này không thích hợp với tuổi của con. Khi nào có phim khác thì ta sẽ bàn sau. Nhiều bậc phụ huynh đã quan niệm rằng: “Trong gia đình, có rất ít quy định với các cháu. Nhưng đã là quy định thì chúng ta cương quyết giữ. Chúng ta sẽ chấp nhận sự tức giận nhất thời của các cháu".
  4. Làm gì khi con bị lạc Điều này vẫn thường xảy ra đối với các bậc phụ huynh có con nhỏ. Chúng ta thường nghĩ mình luôn cẩn thận để mắt trông bé nhưng chỉ một phút sơ sảy cũng đủ để lạc mất bé. Nếu điều đó xảy ra hãy làm theo từng bước sau để có thể tìm được bé nhanh nhất. Hãy bình tĩnh Thực hiện điều này không phải dễ. Nhưng trong lúc rối loạn, bạn càng mất bình tĩnh bao nhiêu thì càng làm chậm việc tìm kiếm bấy nhiêu. Chỉ nên gửi con cho người đáng tin cậy như anh chị em lớn của bé hay người bạn thân cận và có trách nhiệm. Hãy gọi to tên bé Lúc bị lạc, bé có thể vẫn còn ở khu vực bạn đứng nhưng không nhìn thấy bạn. Hãy gọi thật to tên của bé để bé nghe thấy và nhận ra hướng bạn đứng ở đâu. Hãy nhờ ngay sự giúp đỡ của những người xung quanh Bạn hãy trình bày với người phụ trách khu vực và cả những người gần nơi mà lần cuối cùng bạn nhìn thấy bé. Vì họ là những người nắm vững được địa hình và có kinh nghiệm trong việc tìm kiếm.
  5. Hãy nhờ sự giúp đỡ của các phương tiện thông tin Nếu con bạn bị lạc trong siêu thị hay trong nhà sách, hoặc thậm chí ngoài chợ thì bạn hãy nhớ ngay tới các phương tiện thông tin như micro hay loa phóng thanh để kêu tên bé và qua đó nhờ mọi người để ý giùm bạn. Bạn cần cung cấp cho người giúp đỡ các thông tin cần thiết về con mình. Hãy chủ động tìm kiếm Bạn hoàn toàn không thể chờ đợi một đứa bé quay trở lại nếu nó đã bị lạc. Hãy luôn chủ động lần theo những dấu vết cũ của con bạn tại nơi lần cuối cùng bạn bên bé ngay khi phát hiện lạc mất bé. Nhất là kiểm tra kỹ những dấu hiệu nguy hiểm gần khu vực đó: như hồ nước, cầu thang máy... Hãy báo cảnh sát Đây là phương án cuối cùng nếu bạn không thể tìm thấy bé. Hãy gọi điện yêu cầu giúp đỡ sau khi đã cung cấp cho cảnh sát các thông tin về tên tuổi và hình dáng của bé cũng như địa điểm nơi bé lừa bị lạc. Tuy nhiên phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh. Sau đây là một số kỹ năng bạn cần biết để bảo vệ bé khỏi đi lạc và những điểm bạn cần biết nếu bé bị lạc: - Bạn phải nhớ chính xác bé mặc quần áo màu gì, có điểm gì đặc biệt. - Hãy luôn mang theo một tấm hình chụp mới nhất của bé.
  6. - Bạn phải miêu tả được những đặc điểm cơ bản của bé như chiều cao, cân nặng, màu tóc kèm theo những đặc điểm của bé như là cái bới, đôi bông tai hoặc bộ quần áo mà bé mặc. Và bạn phải nhớ lại những điểm thay đổi của con mình trong thời gian 6 tháng trở lại đây. - Đây là điều quan trọng hơn cả: Hãy luôn dạy cho bé thuộc những thông tin cần thiết về bản thân và gia đình như bé tên gì, ở đâu, con ai hay số điện thoại nhà là số mấy... Tốt nhất là bạn luôn để vào trong đôi giày hay khâu vào quắn áo của bé một mẩu giấy ghi đầy đủ những thông tin trên. Tuy nhiên bạn phải lưu ý là để mảnh giấy này ở vị trí mà kẻ gian không thể tìm thấy dễ dàng vì nếu không nó sẽ trở thành con dao hai lưỡi: kẻ gian có thể tống tiền bạn. - Trong mọi trường hợp bạn nên cho con bạn biết bé đang ở đâu. Các bậc phụ huynh hãy luôn cảnh giác và cẩn thận trong việc trông giữ con của mình để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2