intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải toán có lời văn lớp 1

Chia sẻ: Ngô Quốc Huy | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:28

363
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

khi còn nhỏ, ông bà, bố mẹ và các cô giáo mầm non đã dạy cho trẻ nhỏ bài hát này để trẻ vừa biết hát vừa kết hợp giơ những ngón tay nhỏ xíu, đáng yêu lên để học toán ở mức độ đơn giản nhất. Trẻ thích và thuộc rất nhanh. Vậy còn giai đoạn trẻ vào lớp một, lớp đầu tiên trong bậc Tiểu học thì sao? Với rất nhiều môn học mới: Mĩ thuật, âm nhạc, thể dục, tự nhiên xã hội, thủ công .... Hầu hết các môn này học sinh đều chủ động tiếp thu một cách tích cực,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải toán có lời văn lớp 1

  1. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SƠ YẾU LÝ LỊCH Họ và tên: LÊ THỊ KIM THANH Sinh ngày: 21 - 07 - 1978 Năm vào ngành: 2001 Chức vụ: Giáo viên Bộ môn giảng dạy: Giảng dạy văn hoá và chủ nhiệm lớp 1ª3 Trình độ chuyên môn: CĐSP Hệ đào tạo: Chính quy. Khen thưởng: Giáo viên giỏi cấp trường Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i -1-
  2. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1. MỤC LỤC Mục Nội dung Trang PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 3 I Lý do chọn đề tài 3 II Đối tượng nghiên cứu 4 III Mục đích nghiên cứu 4 IV Phạm vi nghiên cứu 5 V Thời gian nghiên cứu 5 VI Phương pháp nghiên cứu 5 PHẦN II: PHÂN NỘI DUNG 6 Chương I: I. Vị trí và yêu cầu của môn Toán ở Tiểu 6 học 1 Vị trí của dạy học Toán 6 2 Nhiệm vụ của phân môn Toán 6 3 Những yêu cầu cơ bản của việc dạy Toán ở lớp 1 8 II Nội dung, chương trình dạy Toán ở lớp 1 8 III Nguyên tắc và phương pháp dạy học Toán 9 Chương II: Thực trạng của việc dạy học Toán ở tiểu 11 học I Thực trạng của việc dạy học Toán ở trường tiểu học 11 II Khả năng học toán và thực trạng dạy học toán của giáo 12 viên và học sinh trường tiểu học hiện nay. 1 Về giáo viên 12 2 Về học sinh 13 Chương III: Một số giải pháp 14 I Một số giải pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn. 14 1 Khảo sát kĩ năng giải toán có lời văn của học sinh lớp 1 15 II Giải pháp cụ thể 16 III Dạy thực nghiệm 23 IV Kết quả đạt được 23 V Bài học kinh nghiệm 22 PHẦN III. KẾT LUẬN 24 Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i -2-
  3. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1. PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Ngay từ tấm bé, ai cũng được nghe giai điệu bài hát: “Tập đếm” quen thuộc của tác giả Hoàng Công Sử: “ Nào các bạn cùng ra đây, ta hát chung một bài nào. Nào các bạn cùng giơ tay, ta đếm cho thật đều. Một với một là hai, hai thêm hai là bốn. Bốn với một là năm, năm ngón tay sạch đều.” Từ khi còn nhỏ, ông bà, bố mẹ và các cô giáo mầm non đã dạy cho trẻ nhỏ bài hát này để trẻ vừa biết hát vừa kết hợp giơ những ngón tay nhỏ xíu, đáng yêu lên để học toán ở mức độ đơn giản nhất. Trẻ thích và thuộc rất nhanh. V ậy còn giai đoạn trẻ vào lớp một, lớp đầu tiên trong bậc Tiểu học thì sao? Với rất nhiều môn học mới: Mĩ thuật, âm nhạc, thể dục, tự nhiên xã h ội, th ủ công .... Hầu hết các môn này học sinh đều ch ủ động tiếp thu m ột cách tích c ực, r ất yêu thích. Trẻ học sôi nổi vì trẻ đã được làm quem ngay từ mẫu giáo. Nh ưng còn Toán học thì đó là cả một vấn đề lớn đối với cả thầy và trò. Làm sao đ ể h ọc sinh biết làm toán với những con số khô khốc, những phép tính cộng, trừ. Nh ững kĩ năng cơ bản nhất không thể thiếu trong bậc Tiểu h ọc cũng như trong cu ộc sống. Trong khi xã hội chúng ta đang hoà cùng thế giới bắt nhịp vào cuộc sống hiện đại rất nhanh. Một xã hội hiện đại với sự phát triển không ng ừng c ủa công nghệ thông tin, khoa học kĩ thuật. Bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào trẻ cũng c ần phải có kiến thức cho riêng mình không dựa nhờ vào ai. Để làm được điều đó, trẻ phải nắm chắc được kiến thức toán học, đọc thông viết thạo. Đặc biệt là Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i -3-
  4. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1. môn Toán (môn học cơ bản). Môn toán ở lớp 1 mở đường cho trẻ đi vào thế giới diệu kì của Toán học, rồi mai đây các em lớn lên sẽ trở thành một bác sĩ giỏi, một nhà giáo, nhà khoa học, nhà thơ, trở thành những người lao động sáng t ạo trên mọi lĩnh vực đời sống, sản xuất... được sử dụng cộng nghệ hiện đại nh ư máy tính xách tay. Nhưng các em không bao giờ quên đ ược nh ững ngày đ ầu tiên đến trường học đếm và tập viết 1, 2, 3... học các bài toán đầu tiên, các em không thể quên vì đó là những kỉ niệm đẹp nhất của đời người và hơn thế nữa là những con số, những phép tính đơn giản ấy cần thi ết cho su ốt cuộc đ ời c ủa các em. Là một giáo viên dạy lớp 1, tự bản thân tôi nh ận th ấy môn Toán là m ột trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt, nhất là h ọc sinh l ớp 1 l ại càng quan trọng hơn. Môn Toán cung cấp những kiến thức cơ bản v ề s ố, nh ững phép tính trong đại lượng và khái niệm cơ bản về hình h ọc, bên c ạnh đó nó còn góp phần vào phát triển tư duy, khả năng suy luận, phát tri ển ngôn ngữ, trau d ồi trí nhớ, kích thích cho các em trí tưởng tượng, óc khám phá, hình thành nhân cách cho các em. Thấy được tầm quan trọng của môn Toán nên tôi đã đi sâu tìm hiểu, học hỏi và nghiên cứu ra những biện pháp mới để giảng dạy môn Toán th ật t ốt giúp học sinh chủ động tiếp thu môn Toán một cách nhẹ nhàng thông qua hoạt động học tập. Để “học mà chơi - chơi mà học”, đó cũng là nh ằm nâng cao ch ất l ượng dạy học ở Tiểu học nói chung và dạy h ọc môn Toán nói riêng. Mong các em tr ở thành những con người có ích giúp cho “non sông Việt Nam trở nên tươi sáng hơn, dân tộc Việt Nam có thể sánh vai với các cường qu ộc năm châu” nh ư trích thư của Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã gửi lại. II. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 1 đặc biệt là học sinh lớp 1A3 - trường Tiểu học Ba Trại. III. Mục đích nghiên cứu: Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i -4-
  5. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1. Qua đề tài này, tôi muốn góp phần nh ỏ vào việc nâng cao ch ất l ượng d ạy học môn Toán để tìm ra phương pháp giúp giáo viên dạy môn Toán cho h ọc sinh lớp 1 được tốt hơn. Cụ thể: + Dạy cho học sinh nhận biết về cấu tạo của một bài toán có lời văn lớp 1. + Đọc hiểu - phân tích - tóm tắt bài toán. + Giải toán đơn về thêm (bớt) bằng một phép tính cộng (trừ). + Trình bày bài giải gồm câu lời giải + phép tính + đáp số. + Tìm lời giải phù hợp cho bài toán bằng nhiều cách khác nhau. IV. Phạm vi nghiên cứu: - Sách giáo khoa Toán 1. - Sách giáo viên Toán 1. - Chuẩn kiến thức kĩ năng Toán lớp 1. - Vở bài tập Toán của học sinh khối 1 và học sinh lớp 1A3. - Các phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học. - Tập thể giáo viên khối 1 trường Tiểu học Ba Trại. V. Thời gian nghiên cứu: - Từ tháng 10 - 2012 đến 4 - 2013. VI. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp điều tra. - Phương pháp trắc nghiệm. - Phương pháp trực quan. - Phương pháp đàm thoại, gợi mở. - Phương pháp luyện tập. Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i -5-
  6. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1. PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG. Chương I: Cơ sở lý luận. I. Vị trí và yêu cầu của môn Toán ở Tiểu học. 1. Vị trí của dạy học môn Toán. Trong các môn học ở Tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vai trò quyết định vì: - Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học có nhi ều ứng dụng trong đời sống, rất cần thiết cho người lao động, để h ọc ti ếp các môn h ọc khác ở Tiểu học và học tiếp môn Toán ở Trung học. - Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số l ượng, hình dạng không gian của thế giới hiện thực. Nhờ đó học sinh co ph ương pháp nh ận thức một số mặt của thế giới xung quanh, biết cách hoạt động có hiệu quả trong đời sống. - Môn Toán góp phần quan trọng trong việc rèn luy ện phương pháp suy nghĩ. Suy luận, giải quyết vấn đề, góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo. Góp phần quan trọng vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết, quan trọng của người lao động. 2. Nhiệm vụ của dạy học môn Toán. a. Nhiệm vụ chung: Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i -6-
  7. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1. Môn Toán ở Tiểu học có nhiệm vụ giúp học sinh: - Hình thành hệ thống các kiến thức cơ bản, đơn gi ản, có nhi ều ứng d ụng trong đời sống về số học các số tự nhiên, các số thập phân bao gồm cả cách đọc, cách viết, so sánh các số tự nhiên.... - Có những đóng góp ban đầu, thiết thực về các đại lượng c ơ b ản nh ư đ ộ dài, khối lượng thời gian, .... Biết sử dụng các dụng cụ để thực hành đo l ường, biết ước lượng các số đo đơn giản. - Biết nhận dạng và bước đầu biết phân biệt một số hình học thường gặp. - Biết cách giải và trình bày giải với những bài toán có l ời văn. N ắm ch ắc, thực hiện đúng quy trình bài toán. - Thông qua những hoạt động học tập toán để phát triển đúng mức một s ố khả năng trí tuệ và thao tác tư duy quan trọng nhất nh ư: so sánh, phân tích, t ổng hợp... - Hình thành phong cách học tập và làm việc có suy nghĩ, có kế hoạch, có kiểm tra, có tinh thần hợp tác, độc lập, sáng tạo, có ý chí vượt khó khăn, c ẩn thận, kiên trì, tự tin. b. Nhiệm vụ cụ thể: - Kiến thức: Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép đếm, về các số tự nhiên trong phạm vi 100, phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100, độ dài và đo độ dài trong phạm vi 20cm, về tuần lễ và ngày trong tuần, đọc giờ đúng trên đồng hồ, một số hình h ọc, bài toán có l ời văn.... - Kĩ năng: Học sinh được rèn luyện các kĩ năng thực hành: đọc, đếm, so sánh, ghi lại càc đọc các số, giá trị vị trí các chữ số, cấu tạo thập ph ận của số cps hai chữ số trong phạm vi 100. Thực hành nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn, đoạn thẳng, điểm, vẽ đoạn thẳng có độ dài đến 10cm, giải m ột số bài toán đơn về cộng, trừ, bước đầu biết diễn đạt bằng lời, bằng kí hiệu một Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i -7-
  8. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1. số nội dung đơn giản của bài học và thực hành. Tập dượt, so sánh, phân tích, tổng hợp, trìu tượng hoá, khát quát hoá trong phạm vi của nội dung ch ương trình toán lớp 1. 3. Những yêu cầu cơ bản của việc dạy học môn Toán ở lớp 1. a. Yêu cầu: * Kiến thức, kĩ năng: - Biết đọc, viết, so sánh các số tự nhiên từ 0 đến 10. - Thuộc các bảng tính đã học. Biết thực hiên các phép tính c ộng, tr ừ không nhớ trong phạm vi 100. Biết tên gọi, kí hiệu đơn vị đo độ dài và bi ết dùng d ụng cụ đo độ dài, biết xem ngày tháng trong một số trường hợp đơn giản. Nhận dạng và gọi đúng tên, dùng thước để vẽ các hình đã học. Giải và trình bày bài toán có lời văn. b. Trình độ tối thiểu cần đạt: - Học sinh phải đọc , viết, so sánh được các số trong phạm vi 100. - Thực hiện phép tính: nhanh, chính xác, nắm ch ắc thứ tự khi th ực hi ện phép tính các nhiều dấu phép tính cộng, trừ. - Tìm thành phần chưa biết của phép tính ở mức độ đơn giản (dạng điền số thích hợp vào ô trống). - Đọc, biết vẽ, đo đoạn thẳng có độ dài cho trước (cm). Xem l ịch, đồng hồ. - Yếu tố hình học: Nhận biết, gọi đúng tên điểm, đoạn thẳng các hình đã học. - Giải và trình bày bài giải các bài toán có lời văn không quá 3 bước v ới cấu trúc đơn giản. Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i -8-
  9. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1. II. Nội dung chương trình dạy Toán lớp 1. Môn Toán và môn Học vần (kì II chuyển sang Tập đọc) chiếm 3 phần th ời gian, số tiết so với thời gian môn học khác. Mỗi ti ết 35-40 phút đ ược chia làm 4 giai đoạn. - Giai đoạn 1: Từ tuần 1 đến tuần 6. Học sinh được học các số đến 10, hình vuông, hình tròn, hình tam giác. - Giai đoạn 2: Từ tuần 7 đến tuần 17. Học sinh học về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10. Giai đoạn này lần đầu tiên học sinh được làm quen với dạng toán: nhìn hình vẽ, nêu thành bài toán ở mức độ đơn giản rồi nêu phép tính. - Giai đoạn 3: Từ tuần 18 đến hết tuần 28. Giai đo ạn này h ọc sinh h ọc v ề các số trong phạm vi 100, đo độ dài, giải bài toán. Đặc biệt là tiết 84 tu ần 21 học sinh học về giải toán có lời văn. - Giai đoạn 4: Từ tuần 29 đến hết tuần 35. Học sinh h ọc về phép c ộng, phép trừ trong phạm vi 100, đo thời gian. Giai đoạn này học sinh thường xuyên được rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn. iii. nguyªn t¾c vµ ph¬ng ph¸p d¹y to¸n. 1.Nguyên tắc dạy học Toán. -Kết hợp dạy toán với giáo dục: Thông qua quá trình hình thành kiến thức, rèn luyện kĩ năng môn Toán mà rèn luyện con người góp phần thực hiện mục tiêu môn Toán ở Tiểu học. - Phương pháp học tập chủ động, tích cực, phương pháp suy nghĩ có căn cứ, có kế hoạch, có ưu tiên. - Các đặc tính cần thiết của người lao động mới ( cần cù, kiên trì, vượt khó khăn, cẩn thận, yêu thích chân lí, cái hay, cái đẹp, trung thực, . . . . - Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức: Dạy học Toán phải chính xác, phải giúp học sinh thấy nguồn gốc thực tế của kiến thức, mối quan hệ giữa các kiến thức, tính thiết thực của kiến thức. Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i -9-
  10. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1. - Đảm bảo tính trực quan, tính tích cực, tự giác: Kiến thức Toán trừu tượng, khái quát. Muốn học sinh hiểu, dễ học phải đảm bảo tính trực quan. Sử dụng trực quan đúng mức sẽ góp phần phát triển tư duy trừu tượng học sinh. - Đảm bảo tính hệ thống và tính vững chắc: Môn Toán là một trong những môn có tính hệ thống chặt chẽ, muốn vậy phải:  Xác định rõ vị trí của từng bài học ở từng chương, từng lớp trong toàn bộ chương trình. Thường xuyên quan tâm đến hệ thống kiến thức từng bài học trong từng giai đoạn học.  Sự vững chắc của kiến thức và kĩ năng môn Toán đòi hổi ph ải củng cố, ôn tập thực hành thường xuyên, tập trung vào những nội dung cơ bản nhất của chương trình. - Đảm bảo sự cân đối giữa học và hành, kết hợp dạy học với tính ứng dụng trong đời sống: cần coi trọng phương pháp thực hành, coi trọng rèn luyện các kĩ năng thực hành, hết sức hạn chế các phương pháp làm cho học sinh ít hoạt động. Vì vậy cần chọn các ph ương pháp đ ể góp phần giúp học sinh nhận biết được nguồn gốc th ực t ế và kh ả năng v ận dụng trong đời sống hàng ngày của các nội dung trừu tượng của môn Toán. 2. Phương pháp dạy học Toán. a. Phương pháp trực quan: Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động trực tiếp trên các hiện tượng, sự vật cụ thể để dựa vào đó nắm bắt được kiến thức, kĩ năng của môn Toán. b. Phương pháp thực hành luyện tập: là phương pháp dạy học liên quan đến hoạt động thực hành luyện tập các kiến thức, kĩ năng của môn h ọc, Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 10 -
  11. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1. Chiếm 50% tổng thời gian dạy học Toán. Vì vậy phương pháp này được thường xuyên sử dụng trong dạy học Toán ở Tiểu học.  Làm trên bảng đen.  Làm trên bảng con của học sinh.  Luyện tập Toán trong vở .  Làm trong phiếu học tập. c. Phương pháp gợi mở vấn đáp: là phương pháp sử dụng một hệ thống các câu hỏi để hướng dẫn học sinh suy nghĩ, lần lượt trả lời t ừng câu h ỏi, từng bước dần đến kết luận cần thiết, giúp học sinh tự mình tìm ra ki ến thức mới. d. Phương pháp giảng giải minh hoạ: Phương pháp này dùng lời nói để giải thích, kết hợp với các phương tiện trực quan để hỗ trợ cho việc giải thích. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HỌC PHÂN MÔN TOÁN LỚP 1 I. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HỌC TOÁN Ở CÁC TRƯỜNG TIÊU HỌC. - Trong những năm trở lại đây, việc dạy học Toán cho học sinh Tiểu h ọc được Bộ Giáo Dục, Sở Giáo Dục, Phòng Giáo Dục, đặc biệt là Ban giám hiệu, các thầy cô và các bậc phụ huynh rất quan tâm. Chính vì th ế, m ục tiêu rèn Toán cho học sinh lớp 1 cũng như lớp 2 được đặt lên hàng đầu. - Năm học 2012-2013 là năm trọng tâm của việc thực hiện chuyên đ ề đ ối với các phân môn của lớp 1, đặc biệt là môn Toán. Chuyên đ ề Toán đựơc s ự ch ỉ đạo quan tâm sắt xao của Sở Giáo Dục do h ọc sinh yếu môn Toán t ừ nh ững năm học trước vẫn còn chiếm tỉ lệ cao trên toàn quốc cũng như trong địa bàn Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 11 -
  12. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1. thành phố Hà Nội.Do vậy chuyên đề Toán năm nay được thực hiện 2 lần trong năm lần lượt theo trình tự các cấp: + Chuyên đề lần thứ nhất diến ra vào tháng 9: ( Tiết 19: Bài số 9) t ại S ở Giáo Dục Hà Nội, sau đó lại được triển khai lại một lần nữa t ại PGD các qu ận, huyện. Lần thứ 3 diễn ra tại các trường do những giáo viên đi tiếp thu chuyên đề về truyền thụ lại. + Tương tự như vậy chuyên thứ hai về môn Toán lại được triển khai vào tháng 4 năm học 2012- 2013.(Tiết 85: Giải toán có lời văn). + Ngoài ra được sự hướng dẫn của Bộ Giáo Dục các nhà trường đã thực hiện rất tốt việc” Đổi mới đánh giá trong dạy học Toán lớp 1”. Toàn bộ học sinh khối lớp 1 năm học 2012- 2013 trở về sau phải được học 10 buổi trên tuần. - Cụ thể trong các nhà trường còn có sự quan tâm đặc biệt đối với giáo viên và học sinh lớp 1 như: + Mỗi giáo viên và học sinh được trang bị 1 bộ thực hành học Toán. + Giáo viên được tham dự đầy đủ những chuyên đề về Toán và cu ộc thi giáo viên dạy giỏi và thao giảng ít nhất 2 lần trên năm t ại c ấp c ơ s ở đ ể h ọc h ỏi và trau dồi kiến thức, trau dồi kinh nghiệm. Thống nhất ph ương pháp d ạy đ ồng bộ trong khối xây dựng tiết dạy tốt góp phần nâng cao chất lượng giáo dục + Học sinh được tạo điều kiện tốt nhất để tham dự các cu ộc thi “ gi ải toán trên mạng Internet ” cấp trường và cấp huyện, cuộc thi “khảo sát ch ất lượng học sinh giỏi” cấp trường diễn ra đều đặn vào cuối tháng 3 hàng năm - Hàng tuần, học sinh đều có tiết học để luyện thêm Toán vào buổi chiều. - Nhà trường tổ chức các buổi ngoại khoá Toán cho học sinh từng khối lớp riêng. - Tổ chức các sân chơi bằng cách giao lưu giữa các trưòng b ạn trên cùng địa bàn để học sinh có dịp mở rộng kiến thức về môn Toán. Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 12 -
  13. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1. II. KHẢ NĂNG VÀ THỰC TRẠNG DẠY - HỌC TOÁN CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC HIỆN NAY. 1. Về giáo viên: - Việc soạn giáo án chuẩn bị cho việc dạy trên lớp đối với 1 s ố giáo viên cũng như việc cho điểm và nhận xét trong vở h ọc sinh cũng chưa được chu đáo việc dạy Toán của giáo viên ở các lớp Tiểu học phải được tiến hành theo hai khâu cơ bản sau: - Soạn giáo án Toán: - Thực hiện giáo án trong giờ dạy trên lớp. + Đồ dùng dạy học : còn sơ sài , tạm bợ, cũ, đồ dùng trực quan ch ưa bắt mắt để thu hút học sinh vào tiết học + Giáo viên ngại soạn giáo án Power Point và dạy trình chiếu trong khi trường đã đầy đủ các phương tiện hỗ trợ cho giáo viên khi giảng dạy. + Phương pháp dạy học: Chưa sử dụng nhiều phương pháp dạy học như : phương pháp phương pháp trực quan, so sánh, phương pháp luy ện t ập mà ch ỉ s ử dụng phương pháp gợi mở qua quýt rồi cho học sinh làm bài tập rồi chuyển sang tiết khác .Giáo viên nghĩ :” Giải Toán có lời văn” chỉ cần thiết khi học sinh b ước vào “tiết 84- Bài toán có lời văn” nên chỉ chú trọng vào d ạy kĩ năng đ ặt tính, làm tính của học sinh mà không nghĩ đó là những bài toán làm b ước đ ệm cho h ọc sinh được bắt đầu từ” tiết 26: Phép cộng trong phạm vi 3” tu ần 7 cho đ ến: “ti ết 63: Luyện tập” tuần 16 mới kết thúc giai đoạn chuẩn bị chính th ức b ước vào giai đoạn học “Giải Toán có lời văn” + Trình bày bảng: chưa khoa học, chữ viết mẫu xấu, chưa tỉ mỉ. Môn Toán rất khô và cứng vì th ế, ch ưa t ạo đ ược s ự h ững thú khi d ạy và học phân môn này, ở trong một số trường khi đi kiểm tra, tình trạng nh ư trên Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 13 -
  14. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1. vẫn còn tồn tại dẫn đến hiệu quả trong tiết Toán chưa đạt đ ược nh ư mong muốn . 2. Về học sinh. - Vào lớp 1, lần đầu tiên trẻ được tiếp xúc với toán h ọc với tư cách là 1 môn học, rèn luyện với các thao tác tư duy nh ư là so sánh, quan sát, phân tích,. . . .Thật là một thử thách lớn đối với h ọc sinh trong khi tr ẻ đ ọc ch ưa thông, viết chưa thạo. Làm sao để trẻ tập trung chú ý vào để h ọc. Ch ủ y ếu do 1 s ố nguyên nhân sau: + Tư duy của học sinh còn mang tính trực quan là chủ yếu. + Đọc được đề bài nhưng chưa hiểu đề bài, chưa biết thế nào là tìm hiểu bài toán có lời văn. + Không biết tìm hiểu bài toán như: bài toán cho biết gì?Bài toán hỏi gì? + Không hiểu các thuật ngữ toán học như: thêm, bớt, cho đi, mua về, bay đi, chạy đến,. . . và câu hỏi: Có tất cả bao nhiêu? Còn lại bao nhiêu? . . . . + Không biết tóm tắt bài toán, lúng túng khi nêu câu lời giải, có khi h ọc sinh nêu lại câu hỏi của bài toán. Không hiểu thuật ngữ toán h ọc nên không bi ết nên cộng hay trừ dẫn đến nói sai, viết sai phép tính, sai đơn vị, viết sai đáp số. + Một số em làm đúng nhưng khi cô hỏi lại không biết trả lời. Ch ứng t ỏ các em chưa nắm được một cách chắc chắn cách giải bài toán có lời văn. + Khi về nhà h ọc sinh lại ch ưa được bố m ẹ quan tâm đ ến bài v ở c ủa con do đi làm vất vả hoặc muốn quan tâm nhưng không biết dạy con sao cho đúng phương pháp dẫn đến giáo viên rất vất vả khi dạy đến dạng bài toán có lời văn. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP I. KHẢO SÁT . Trước khi đưa ra 1 số giải pháp cụ thể. Tôi đã trực tiếp ki ểm tra và g ặp gỡ, chia sẻ Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 14 -
  15. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1. khảo sát toàn bộ học sinh lớp tôi giảng dạy, lớp 1A3 năm học 2012- 2013. 1. Khảo sát quá trình dạy học giải toán có lời văn của học sinh lớp 1. Trong quá trình nghiên cứu, tôi có dự giờ của các giáo viên trong khối và tham khảo ý kiến của ban giám hiệu cho th ấy: Trong giờ d ạy Toán : Bài toán có lời văn, giáo viên thường ngại cho học sinh lấy đồ dùng h ọc môn Toán không tập trung ngay vào việc sử dụng vì trong bộ thực hành học Toán có rất nhi ều hình ảnh minh hoạ như cam, táo, chim, cá, . . . màu s ắc đẹp, b ắt m ắt nên h ọc sinh rất thích dẫn đến hay nghịch đồ dùng. Phải m ất nhi ều th ời gian ổn d ịnh t ổ chức lớp giáo viên mới có thể tiếp tục bài giảng của mình hoặc có sử dụng nhưng sơ sài trong việc hướng dẫn học sinh đọc đề bài, tìm hiểu đề bài, quan sát hình minh hoạ, hướng dẫn tóm tắt bài toán. Giáo viên chỉ chú trọng đi sâu vào phần hướng dẫn học sinh trình bày và giải bài toán.Bên cạnh đó h ọc sinh luy ện giải toán trong bảng con chưa nhiều ,chưa nhận xét kĩ nh ững l ỗi sai c ủa h ọc sinh. Giáo viên chưa giúp đỡ kịp thời những học sinh học yếu, kém. Tôi đã đưa ra một số các câu hỏi sau: - Đồng chí có thích dạy Toán không? - Trong tiết dạy giải Toán có lời văn đồng chí th ường chú trọng nh ững bước nào? Vì sao? - Đồng chí thường sử dụng phương pháp nào trong tiết dạy Toán đó? - Trong quá trình dạy giải Toán có lời văn đồng chí thường gặp những khó khăn gì? - Học sinh thường mắc những lỗi gì trong bài khi h ọc gi ải Toán có l ời văn? - Đồng chí có cách nào để đổi mới phương pháp dạy học Toán? - Đồng chí có kiến nghị gì với cấp trên? 2. Khảo sát kĩ năng học giải Toán có lời văn của học sinh lớp 1. Tôi đã tìm hiểu và quyết định yêu cầu học sinh làm 1 số yêu cầu sau: Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 15 -
  16. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1. Câu 1: Trả lời các câu hỏi sau: - Em có thích học giải Toán có lời văn không? - Sau khi thầy cô hướng dẫn giải toán có lời văn em th ấy mình có th ể làm được bài không? - Điểm bài Toán đó của em như thế nào? - Khi giải bài toán có lời văn em thường mắc những lỗi gì? Câu 2: Bài giải Học sinh giải bài toán sau: Lúc đầu tổ em có 5 bạn, sau đó có thêm 3 b ạn n ữa. H ỏi t ổ em có t ất c ả mấy bạn? Sau khi tiến hành kiểm tra trước thực nghiệm, tôi thu được kết quả sau: TS Lớ HỌC SINH p Viết đúng câu lời Viết đúng phép Viết đúng đáp Giải đúng cả giải tính số 3 bước 35 1A3 3 = 8,57% 21= 60,01% 5 =14, 28% 6 = 17, 14% II. GIẢI PHÁP CỤ THỂ. Để chuẩn bị tốt cho phần học: Bài toán có lời văn.Học sinh đã phải trải qua 1 số giai đoạn cụ thể sau: 1. Giai đoạn 1: Quan sát tranh, nêu phép tính thích hợp.( Được bắt đầu từ tiết 27: luyện tập đến tiết 61: luyện tập) + Ở giai đoạn đầu tiên này học sinh được thường xuyên làm quen v ới d ạng toán quan sát tranh nêu phép tính thích hợp. Tôi hi ểu đó chính là yêu c ầu: t ập biểu thị tình huống trong tranh bằng 1 phép tính thích hợp. VD: Bài 5 tiết luyện tập trang 46. Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 16 -
  17. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1. 1 + 2 = 3 - Bài đầu tiên rất quan trọng nên tôi cho học sinh quan sát kĩ tranh đ ể h ọc sinh biết được” Có mấy quả bóng? Thêm mấy quả bóng? Hỏi có tất cả máy quả bóng?”.Sau đó tôi giúp học sinh nêu thành bài toán đ ơn v ới 1 phép tính cộng: “ An có 1 quả bóng. Hà có 2 quả bóng. Hỏi c ả hai b ạn có mấy quả bóng?”. Cho nhiều học sinh nêu lại bài toán theo ý hi ểu c ủa mình, không bắt buộc phải giống y nguyên bài toán mẫu của cô. - Tôi nhấn mạnh vào từ: “có, thêm, có tất cả” để h ọc sinh dần hiểu đ ược: “ thêm” có nghĩa là: “cộng” và cụm từ: “ có tất cả” để ch ắc ch ắn rằng chúng ta sẽ thực hiện viết phép tính cộng vào ô trống đó. Tôi cũng không áp đặt học sinh cứ phải nêu phép tính theo ý giáo viên mà có thể nêu: 1 + 2 = 3 hoặc 2 + 1 = 3 1 + 2 = 3 - Tôi đã hướng dẫn học sinh làm theo đúng mục tiêu của dạng bài t ập này là: Giúp học sinh hình thành kĩ năng biểu th ị m ột tình hu ống c ủa bài toán bằng một phép tính tương ứng với mỗi tranh vẽ. VD: Bài 5( b) trang 50.Viết phép tính thích hợp. Cho học sinh xem tranh, nêu bài toán: Có 4 con chim đang đ ậu, 1 con nữa bay đến. Hỏi có tất cả mấy con chim? Học sinh có thể nêu: 1. Có 4 con chim đang đậu, 1 con nữa bay đến. Hỏi có tất cả mấy con chim? Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 17 -
  18. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1. Học sinh viết: 4+1=5 2. Có 1 con chim đang bay và 4 con chim đậu trên cành. H ỏi có t ất c ả m ấy con chim? Học sinh viết phép tính: 1 + 4 = 5 3.Có 5 con chim, bay mất 1 con. hỏi còn lại mấy con? Học sinh viết phép tính: 5 - 1 = 4 3. Có tất cả 5 con chim, trong đó có 4 con đậu trên cành. Hỏi có mấy con đang bay? Học sinh viết phép tính: 5 - 4 =1 Có rất nhiều cách để nêu, giải bài, có nhiều kết quả đúng toán tôi thường xuyên khuyến khích học sinh làm như vậy. nhưng với bức tranh của bài 5b trang 50. Tôi sẽ hướng dẫn để học sinh có thể viết: 1+4=5 để phép tính phù hợp với tình huống của bài toán nêu ra. - Tương tự như vậy cho đến hết tiết 61: Luyện tập trang 85. - Như vậy qua giai đoạn 1 học sinh của tôi đã hình thành tốt kĩ năng khi làm dạng bài tập như trên. Đó là: - Xem tranh vÏ. - Nªu bµi to¸n b»ng lêi. - Nªu c©u tr¶ lêi. - §iÒn phÐp tÝnh thÝch hîp víi t×nh huèng trong tranh. 2. Giai đoạn 2: Tuần 16: (Từ tiết 62 trang 87 đến hết tiết 83 trang 113) Từ giai đoạn này, học sinh không quan sát tranh để nêu phép tính thích h ợp nữa mà chuyển sang: “ Viết phép tính thích hợp” dựa vào tóm tắt bài toán. Bài 3( b) trang 87: Có : 10 quả bóng Cho: 3 quả bóng Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 18 -
  19. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1. Còn : . . . quả bóng Tương tự như ở giai đoạn 1.Tôi tiếp tục cho học sinh đọc nhiều lần tóm tắt bài toán rồi căn cứ vào thuật ngữ: : “Có, cho, còn” để tiếp tục h ướng dẫn h ọc sinh: “ cho” là bớt đi và từ “còn” là chúng ta phải thực hiện phép tính trừ vào ô trống. 10 - 3 = 7 Như vậy ở giai đoạn này học sinh đã quen dần với cách nêu bài toán, câu trả lời bằng miệng. Rèn luyện thành thạo kĩ năng này sẽ rất thuận lợi khi h ọc sinh bươc vào giai đoạn học: “ giải toán có lời văn” 4. Giai đoạn 3: Từ (tiết 84: bài toán có lời văn) trang 115 đến cuối năm học sinh chính thức học, rèn luyện giải bài toán có lời văn. a.Nhận biết cấu tạo bài toán có lời văn. Tiết 84: Bài toán có lời văn. Học sinh được học với đề toán ch ưa hoàn thi ện. Tiếp tục sử dụng kĩ năng quan sát tranh, học sinh đã rất thành th ạo ở giai đo ạn 2 vậy nên hoàn thiện nốt đề bài toán là điều không khó đối với học sinh l ớp tôi. Tiếp tục tôi giảng để học sinh nắm chắc một bài toán có lời văn ở l ớp 1 g ồm 2 phần: + Phần cho biết, phần hỏi.( Phần cho biết gồm 2 ý: Có . . . cho thêm.Có . . .và.Có. . . bay đi, . . . .) Bài toán có lời văn còn thiếu số và câu hỏi: ( cái đã cho, cái cần tìm) Gồm 4 bài toán có yêu cầu khác nhau. VD: Bài 1 ( trang 115).Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán. Bài toán 1: Có …bạn, có thêm… bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn ? Bài toán 2: Có … con , có thêm … con thỏ đang chạy tới. H ỏi có t ất c ả bao nhiêu con thỏ ? Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 19 -
  20. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1. * Bài toán còn thiếu câu hỏi ( cái cần tìm) Bài 3 Viết tiếp câu hỏi để có bài toán. Bài toán 3 : Có 1 gà mẹ và có 7 gà con. Hỏi ………………………………………………….? * Bài toán còn thiếu cả số cả câu hỏi ( cái đã cho và cái cần tìm) Bài toán 4: Có … con chim đậu trên cành, có thêm….con chim bay đến. Hỏi ………………………………………………….? - Dạy dạng toán này tôi phải xác định làm thế nào giúp các em điền đủ được các dữ kiện (cái đã cho và cái cần tìm) còn thiếu của bài toán và bước đầu các em hiểu được bài toán có lời văn là phải đủ các dữ kiện; đâu là cái đã cho và đâu là cái cần tìm. Bước 1: GV đặt câu hỏi - HS trả lời và điền số còn thi ếu vào ch ỗ ch ấm đ ể có bài toán. Giáo viên kết hợp dùng phấn màu ghi số còn thiếu vào bài toán m ẫu trên bảng lớp. Bước 2: Hướng dẫn các em xác định cái đã cho và cái cần tìm. (d ữ ki ện và yêu cầu bài toán). Dùng phấn màu gạch chân dữ kiện và từ quan trọng (tất cả) của bài toán. Sau khi hoàn thành 4 bài toán giáo viên nên cho các em đ ọc l ại và xác đ ịnh bài 1 và bài 2 thiếu cái đã cho; bài 3 thiếu cái cần tìm; bài 4 thiếu cả cái đã cho và cái cần tìm. Qua đó giúp các em hiều được đây là dạng toán có lời văn phải có đủ dữ kiện. b.Quy trình giải toán có lời văn. Gồm các bước: - Tìm hiểu bài toán. - Tóm tắt bài toán. - Giải bài toán.( gồm 3 phần: câu lời giải, phép tính, đáp số). Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 20 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2