intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án bài 18: Ví dụ về cách viết, sử dụng chương trình con - Tin học 11 - GV.H.T.Trinh

Chia sẻ: Hoàng Thùy Trinh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:27

282
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo tài liệu để giúp học sinh biết cấu trúc chung của thủ tục trong chương trình, phân biệt được tham số và tham trị, nắm được các khái niệm về biến toàn cục và biến cục bộ, biết được các thành phần trong đầu của thủ tục và hai loại tham số hình thức trong đầu của hai thủ tục. Mong rằng giáo án của bài Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con giúp bạn có thêm tài liệu hướng dẫn học sinh và soạn bài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án bài 18: Ví dụ về cách viết, sử dụng chương trình con - Tin học 11 - GV.H.T.Trinh

  1. GIÁO ÁN TIN HỌC 11 Bài 18: VÍ DỤ VỀ CÁCH VIẾT VÀ SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH CON I - MỤC TIÊU: Kiến thức: ­ Học sinh biết được cấu trúc của một thủ tục. ­ Hiểu được mối liên hệ giữa chương trình và thủ tục. ­ Phân biệt được tham trị và tham biến. ­ Phân biệt được tham số hình thức và tham số thực sự. ­ Phân biệt được biến cục bộ và biến toàn cục. Kỹ năng: ­ Nhận biết được các thành phần trong phần đầu của thủ tục. ­ Nhận biết được hai loại tham số trong phần đầu của thủ tục. ­ Nhận biết được lời gọi của thủ tục ở chương trình chính cùng với tham số thực sự. II - CHUẨN BỊ PHƯƠG TIỆN DẠY HỌC 1. Chuẩn bị của giáo viên ­ Chuẩn bị máy chiếu Project và đánh sẵn các chương trình của VD1 và VD2.
  2. ­ Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập. 2. Chuẩn bị của học sinh ­ Sách giáo khoa, vở ghi bài. III - NỘI DUNG BÀI MỚI 1. Kiểm tra sĩ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ: a. Câu hỏi 1: Chương trình con có những loại nào ? Cấu trúc của một chương trình con ? b. Câu hỏi 2: Viết chương trình vẽ lên màn hình Hình chữ nhật có dạng: ******** * * ******** 3. Nội dung bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Đặt vấn đề: 1.Cách viết và sử dụng thủ tục GV: Ta thấy chương trình trên bảng mới vẽ được 1 hình chữ nhật, nếu muốn vẽ 3 hình chữ nhật thì 3 câu lệnh Writeln ở trên phải lặp đi lặp lại 3 lần  chương trình sẽ trở nên rất dài  Để khắc phục nhược điểm này ta nên sử dụng thủ tục.
  3. HS: Chú ý nghe giảng. Hoạt động 2: Tìm hiểu chương trình GV: Chiếu chương trình bằng máy chiếu Project sau đó giới thiệu sau đó cho học sinh từng câu lệnh một để học sinh thấy được: + Tên thủ tục. + Thân của thủ tục. + Lời gọi thủ tục. + Hoạt động của chương trình. HS: Quan sát, theo dõi chương trình và lắng nghe giáo viên giới thiệu. Câu hỏi 1: Nếu ta muốn vẽ 4 hình chữ nhật thì ta phải sửa chương trình trên như thế nào ? HS: Suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Hoạt động 3: Cấu trúc của thủ tục: GV: Chiếu lên màn hình cấu trúc của thủ tục. HS: Theo dõi trên màn chiếu và ghi vào vở.
  4. Câu hỏi 2: Chương trình con Ve_hcn ở trên Procedure Ve_Hcn ; khuyết phần nào so với cấu trúc của thủ Begin tục nói chung ? Writeln(‘* * * * * * *’); HS: Quan sát và trả lời câu hỏi. Writeln(‘* *’); GV: TỔng quát lại các phần của thủ tục, phần nào nhất thiết phải có, phần nào có Writeln(‘* * * * * * *’); thể có hoặc không có. end; Chú ý: Giáo viên cần nhấn mạnh một số điểm để học sinh nắm được: + Kết thúc thủ tục sau từ khóa End là dấu “;”. + Thủ tục phải được khai báo trong phần khai báo của chương trình chính. Hoạt động 4: Ví dụ 1 (Vẽ hình chữ nhật có sử dụng tham số) Hoạt động 4.1: Đặt vấn đề: GV: Đặt vấn đề như trong SGK đã trình bày để đi đến cần phải sử dụng 2 tham số
  5. dài và rộng. Hoạt động 4.2: Xây dựng chương trình con: GV: Hướng dẫn học sinh chia nhỏ yêu cầu để học sinh có thể viết các câu lệnh tương ứng: + Vẽ cạnh trên cùng. + Vẽ rong-2 cạnh giữa. + Vẽ cạnh dưới cùng. HS: Viết các câu lệnh theo sự hướng dẫn của giáo viên. GV: Chính xác hóa thủ tục rồi chiếu toàn bộ chương trình để học sinh theo dõi. HS: Quan sát chương trình trên màn chiếu. Câu hỏi 3: Hãy chỉ ra các lời gọi thủ tục trong chương trình trên ? HS: Trả lời câu hỏi. GV: Từ các lời gọi thủ tục đó giáo viên đưa học sinh nhận biết được tham số giá trị, đi đến khái niệm và cách khai báo tham biến và tham trị.
  6. HS: Nghe giảng và ghi khái niệm tham trị và tham biến vào vở. Tham trị: Trong lệnh gọi thủ tục, các tham số hình thức được thay bằng các tham số thực sự tương ứng là các giá trị cụ thể, nó được gọi là tham số giá trị (tham trị). Tham biến: Trong lện gọi thủ tục, các tham số hình thức được thay các tham số thực sự tương ứng là các biến chứa dữ liệu ra được gọi là các tham số biến (tham số biến). Hoạt động 4.2: Ví dụ 2 (Hoán đổi) Để phân biệt tham biến và tham trị, Pascal sử dụng từ khóa var để khai báo những tham số biến. GV: Chiếu yêu cầu của đầu bài và hướng dẫn học sinh đi đến thuật toán hoán đổi. HS: Theo dõi, nghiên cứu đầu bài và tìm hiểu thuật toán hoán đổi theo sự hướng dẫn của giáo viên. GV: Chiếu chương trình lên màn hình để học sinh theo dõi .  Chạy chương trình.
  7. GV: Phải làm sao cho học sinh nhận thấy được hoạt động của tham số biến. HS: Quan sát kết quả khi chạy chương trình. • Mở rộng ví dụ GV: Yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu chương trình trong SGK (trang 102) và giải thích kết quả ? 4. Hoạt động củng cố ­ Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cấu trúc của thủ tục, tha s ố hình thức, tham số thực sự, biến cụa bộ, biến toàn cục, tham số giá trị, tham số biến. 5. Bài tập về nhà. ­ Xem lại các ví dụ trong bài. ­ Đọc trước cách viết và sử dụng hàm.
  8. Bài 18: VÍ DỤ VỀ CÁCH VIẾT VÀ SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH CON (Tiết 2) I. MỤC ĐÍCH 1. Kiến thức ­ Học sinh cần nắm được sự giống nhau và khác nhau giữa thủ tục và hàm. 2. Kĩ năng ­ Học sinh có kỹ năng nhận biết được các thành phần trong đầu hàm. Nhận biết được câu lệnh sử dụng hàm ở trong chương trình chính cùng các tham số thực sự. II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Chuẩn bị của giáo viên ­ Chuẩn bị bảng phụ nêu sự giống nhau và khác nhau gi ữa th ủ t ục và hàm, cách viết đầu hàm, 2 chương trình của hai ví dụ trong bài. ­ Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập 2. Chuẩn bị của học sinh ­ Sách giáo khoa, vở ghi bài. III. NỘI DUNG BÀI MỚI 1. Kiểm tra sĩ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ:
  9. 3. Nội dung bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: giờ trước chúng ta đã Cách viết và sử dụng hàm được học cách viết và sử dụng thủ tục, hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu cách viết và sử dụng hàm. Cũng như thủ tục, hàm là chương trình con. Điểm kah1c nhau giữa thủ tục và hàm là ở chỗ hàm luôn cho một giá trị kết quả thuộc kiểu xác định và giá trị đó được gán cho tên hàm, kiểu của hàm phải được khai báo trong đầu của hàm. Vậy cách khai báo như thề nào chúng ta vào bài mới. GV: Đưa ra các viết đầu hàm đã viết sẵn Khai báo phần đầu một hàm như sau trên giấy to, giải thích cho học sinh hiểu Function ([]):; số, kiểu của hàm. GV: Gọi một học sinh nêu sự giống nhau và khác nhau giữa hàm và thủ tục. HS: Trả lời Do hàm luôn trả về một giá trị qua tên của nó cho nên trong thân hàm cần có lệnh gán giá trị cho tên hàm:
  10. Hoạt động 3: VD 1: Chương trình thực := ; hiện giản ước một phân số trong đó có sử dụng hàm tính ước số chung lớn nhất (USCLN) của 2 số nguyên (đã được viết sẵn trên khổ giấy lớn) GV: Đưa ra chương trình để học sinh theo dõi (đã được viết sẵn trên khổ giấy lớn). GV: Hãy kể tên các biến cục bộ, biến toàn cục, tham số hình thức, tham số thực sự trong chương trình trên ? HS: Quan sát chương trình và trả lời câu hỏi. GV: Giải thích từng câu lệnh và đưa nhấn mạnh những điểm khác với thủ tục (phần đầu hàm, câu lệnh trả giá trị cho tên hàm, lời gọi hàm). Hoạt động 3: VD2: Chương trình xác định số nhỏ nhất trong 3 số nhập từ bàn phím, trong đó có sử dụng hàm tìm số nhỏ nhất trong hai số.
  11. GV: Đưa ra chương trình (đã được viết sẵn trong bảng phụ). HS: Theo dõi vào chương trình, ghi chép theo ý hiểu. GV: Giải thích từng câu lệnh trong đó chú ý về trường hợp “lời gọi hàm tham gia vào lời gọi hàm khác và đóng vai trò là một tham số thực sự ”. 4. Hoạt động củng cố ­ Giáo viên nhắc lại cấu trúc của một hàm, nhấn mạnh điểm khác biệt so với thủ tục. ­ Cho học sinh làm một số bài tập trắc nghiệm khách quan. 5. Bài tập về nhà ­ Xem lại các ví dụ trong sách giáo khoa, đọc trước bài thực hành 6.
  12. BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 6 I. MỤC ĐÍCH. 1. Kiến thức: - Củng cố khái niệm về chương trình con: Thủ tục, hàm, tham số giá trị, tham số biến, tham số thực sự, biến toàn cục, biến cục bộ. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện cho HS kỹ năng lập trình giải quyết một số bài toán đơn giản. - Nâng cao kĩ năng viết chương trình, rèn luyện tác phong, tư duy lập trình. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Chuẩn bị của giáo viên. - Bài soạn. - Sách giáo khoa, sách giáo viên, phòng máy. 2. Chuẩn bị của học sinh - Vở ghi bài. - Sách giáo khoa, đọc trước bài thực hành. III - HOẠT ĐỘNG DAY-HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Không
  13. 3. Nội dung: Câu a: Uses crt; type str79 = string[79]; var s1, s2: str79; stop: boolean; dong:byte; procedure CatDan(s1: str79; var s2: str79); begin s2:= copy(s1,2,length(s1)-1)+s1[1]; end; Procedure CanGiua(var s:str79); Var i,n: integer; Begin n:=length(s); n:=(80-n) div 2; for i:=1 to n do s:= ' '+s; end; Procedure ChuChay(s1:str79; dong:byte); Var s2:str79 ; stop: boolean;
  14. Begin Clrscr; CanGiua(s1); Clrscr; stop:=false; While not(stop) do Begin Gotoxy(1,dong); Write(s1); Delay(100); CatDan(s1,s2); s1:=s2; stop:= keypressed; end; end; Begin {Main} Clrscr; Write('Nhap xau chu:'); readln(s1); Write('Nhap dong xuat hien:');readln(dong);
  15. ChuChay(s1,dong); Readln End. Câu b: Program Chu_chay; Uses crt; Type str79 = string[79]; var s1, s2: str79; stop: boolean; procedure CatDan(s1: str79; var s2: str79); begin s2:= copy(s1,2,length(s1)-1)+s1[1]; end; Procedure CanGiua(var s:str79); Var i,n: integer; Begin n:=length(s); n:=(80-n) div 2; for i:=1 to n do s:= ' '+s; end; begin
  16. clrscr; write('Nhap xau s1:');readln(s1); CanGiua(s1); Clrscr; stop:=false; While not(stop) do Begin Gotoxy(1,12);{*chuyen con tro ®en dau dong 12*} Write(s1); Delay(500); {* Dung 500 miligiay*} CatDan(s1,s2); s1:=s2; stop:=keypressed;{Nhan mot phim bat ky de ket thuc} end; readln End. 4- CỦNG CỐ: - Chương trình con: thủ tục, hàm, tham trị, tham biến. 5- BÀI TẬP VỀ NHÀ: - Học bài cũ.
  17. - Làm lại các bài thực hành. Ngày……tháng……năm
  18. BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 7 I. MỤC ĐÍCH. 1. Kiến thức: - Củng cố khái niệm về chương trình con: Thủ tục, hàm, tham số giá trị, tham số biến, tham số thực sự, biến toàn cục, biến cục bộ. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện cho HS kỹ năng lập trình giải quyết một số bài toán đơn giản. - Nâng cao kĩ năng viết chương trình, rèn luyện tác phong, tư duy lập trình. II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Chuẩn bị của giáo viên. - Bài soạn. - Sách giáo khoa, sách giáo viên, phòng máy. 2. Chuẩn bị của học sinh - Vở ghi bài. - Sách giáo khoa, đọc trước bài thực hành. III- HOẠT ĐỘNG DAY-HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Không
  19. 3. Nội dung: a) Hoạt động 1:Tìm hiểu việc xây dựng các hàm và thủ tục thực hiện tính độ dài các cạnh, chu vi, diện tích, kiểm tra các tính chất đều, cân, vuông của tam giác được trình bày dưới đây. - Giả thiết tam giác được xác định bởi toạ độ của ba đỉnh. Ta sử dụng kiểu bản ghi để mô tả một tam giác: type Diem= record x, y: real ; end; Tamgiac= record A, B, C: Diem; end; Ta xây dựng các thủ tục và hàm: • Thủ tục nhập dữ liệu vào là biến mô tả tam giác R và dữ liệu ra là độ dài của ba cạnh a, b, c: Procedure Daicanh(var R: Tamgiac; var a,b,c:real); • Hàm tính chu vi của tam giác R: function Chuvi(var R:Tamgiac): real; • Hàm tích diện tích của tam giác R: function Dientich(var R: Tamgiac): real;
  20. • Thủ tục nhận đầu vào là biến mô tả tam giác R và đầu ra là tích chất của tam giác (Deu hay Can hay Vuong): Procedure Tinhchat(var R: Tamgiac; var Deu,Can,Vuong: boolean) ; • Thủ tục hiển thị toạ độ ba đỉnh tam giác lên màn hình: Procedure Hienthi(var R: Tamgiac); • Hàm tính khoảng cách giữa hai điểm P, Q: function Kh_cach(P,Q: Diem): real; b) Hoạt động 2:Tìm hiểu chương trình nhập vào toạ độ ba đỉnh một tam giác và sử dụng các hàm, thủ tục được xây dựng dưới đây để khảo sát các tích chất của tam giác. uses crt; const eps=1.0E-6; type Diem= record x, y: real; end; Tamgiac= record A, B, C: Diem; End; Var T: Tamgiac; Deu, Can,Vuong:boolean;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2