intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Đạo đức Tuần 1: Em là học sinh lớp 5

Chia sẻ: Vân Vân Vân | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:26

103
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo án Đạo đức Tuần 1: Em là học sinh lớp 5 nêu lên HS lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập, vó ý thức học tập, rèn luyện và vui và tự hào khi là HS lớp 5. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Đạo đức Tuần 1: Em là học sinh lớp 5

  1. TUẦN 1 Đạo đức Em là học sinh lớp 5 (Tiết 1) I. Mục tiêu. HS biết: ­ HS lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu  cho các em lớp dưới học tập. ­ Có ý thức học tập, rèn luyện. ­ Vui và tự hào khi là HS lớp 5. II. Đồ dùng  dạy học: ­ Các bài hát về chủ đề trường em. III. Hoạt động dạy học. A. Hoạt động cơ bản HĐ 1:  Quan sát tranh và thảo luận. ­ HS q/s tranh, ảnh trong SGK trang 3, 4 và thảo luân cả lớp các câu  hỏi sau:  + Tranh vẽ gì?  + Em nghĩ gì khi xem các tranh, ảnh trên?  + HS lớp 5 có gì khác so với các khối lớp khác?  + Theo em, chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5? ­ HS thảo luận cả lớp ­ GV kết luận. HĐ2: Làm bài tập 1 SGK. ­ GV nêu y/c BT1. ­ HS thảo luận theo nhóm đôi ­ Một vài nhóm trình bày  ­ GV kết luận. 1
  2. HĐ3: Tự liên hệ (BT2 trong SGK). ­ HS suy nghĩ đối chiéu với những việc làm của mình trước đây đến  nay với những nhiệm vụ của HS lớp 5. ­ Thảo luận theo nhóm 2 ­ Một số HS tự liên hệ trước lớp. ­ GV kết luận. HĐ4: Trò chơi Phóng viên ­ HS thay phiên nhau đóng vai phóng viên để phỏng vấn các HS khác  về các vấn đề liên quan đến nội dung bài học.  + Theo bạn, HS lớp 5 cần phải làm gì?  + Bạn cảm thấy như thế nào khi là HS lớp 5?  + Bạn đã thực hiện được những điểm nào trong c/t: Rèn luyện đội  viên?  + Hãy nêu những điểm bạn thấy mình đã xứng đáng là HS lớp 5?... ­ GV nhận xét và kết luận. ­ Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. C. Hoạt động ứng  1­ Lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học 2­ Sưu tầm các bài thơ, bài hát, bài báo nói về HS lớp 5 TUẦN 2 Đạo đức Em là học sinh lớp 5 ( Tiết 2) I.Mục tiêu  Sau bài học này, HS biết: ­ Biết: Học sinh lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trường, cần phải  gương mẫu cho các em lớp dưới học tập. 2
  3. ­ Có ý thức học tập, rèn luyện. ­ Vui và tự hào là học sinh lớp 5. * TNMTBĐ:  Tích cực tham gia các hoạt động giáo dục tài nguyên,  môi trường biển, hải đảo do lớp, trường, địa phương tổ chức  * Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong bài   ­ Kĩ năng tự nhận thức (tự nhận thức được mình là học sinh lớp 5).   ­ Kĩ năng xác định vị trí (xác định được giá trị của học sinh lớp 5).   ­ Kĩ năng ra quyết định (biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong một  số tình huống để xứng đáng là học sinh lớp 5). II. Chuẩn bị ­ Các bài hát về chủ đề Trường em ­ Giấy trắng , bút màu ­ Các chuyện nói về tấm gương HS lớp 5 gương mẫu ­ HS: Bảng kế hoạch công việc cần làm           III. Các hoạt động dạy học 2. Hoạt động thực hành        HĐ 1: Thảo luận về kế hoạch phấn đấu ­ GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc bảng kế hoạch theo nhóm ­ GV theo dõi  ­ GV kết luận: Để xứng đáng là HS lớp 5 các em cần quyết tâm  ,phấn đấu , rèn luyện có kế hoạch  ­ HS kể về các HS lớp 5 gương mẫu  *HĐ 2: Kể chuyện về các tấm gương HS lớp 5 gương mẫu                       ­ HS giới thiệu tranh vẽ của nhóm mình với cả lớp. ­ Mỗi tổ trình bày một tiết mục đã chuẩn bị. ­ HS theo dõi và nhận xét.   Em học tập được gì từ tấm gương đó? ­ Kết luận: Các em cần học tập theo các tấm gương tốt để mau tiến  bộ. 3
  4. HĐ 3: Hát, múa, đọc thơ, giới thiệu tranh ­ GV yêu cầu HS treo tranh đã vẽ lên bảng theo nhóm ­ Thi múa hát , đọc thơ về chủ đề “Trường em” ­ GV nhận xét, tuyên dương các tổ xuất sắc Kết luận: Chúng ta rất vui và tự hào khi là HS lớp 5. Các em hãy cố  gắng học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng là lớp đàn anh, đàn chị trong  trường để HS các lớp dưới noi theo. 3 .Hoạt động ứng dụng ­ Thực hiện tốt các nội quy của trường                                                  TUẦN 3 Đạo đức    Có trách nhiệm về việc làm của mình (T1) I. Mục tiêu: HS biết: ­ Thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình. ­ Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa. ­ Giáo dục kĩ năng đảm nhận trách nhiệm. II. Hoạt động dạy học: A. Hoạt động cơ bản HĐ 1: Tìm hiểu truyện: Chuyện của bạn Đức ­ Việc 1:  HS đọc thầm và suy nghĩ về câu chuyện ­ Việc 2: HS đọc to chuyện cho cả lớp nghe ­ Việc 3:  HS thảo luận cả lớp theo 3 câu hỏi trong SGK ­ Việc 4: kết luận ­ Gọi vài HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.  4
  5. B. Hoạt động thực hành HĐ 2: Làm BT1 trong SGK. ­ GV chia HS thành nhóm 4 ­ GV nêu y/c của BT ­ HS thảo luận nhóm ­ Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận ­ GV kết luận:  Đúng: a, b, d, g;  Sai: c, đ, e. HĐ 3:  Bày tỏ thái độ (BT 2SGK) ­ GV lần lượt nêu từng ý kiến ở BT2  ­ HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu ­ GV y/c một vài HS giải thích ­ GVkết luận :   + Tán thành ý kiến a, đ           + Không tán thành ý kiến b, c,d  C. Hoạt độngứng dụng: Chuẩn bị cho trò chơi đóng vai theo BT 3SGK TUẦN 4 Đạo đức Có trách nhiệm về việc làm của mình (Tiết 2)  I.Mục tiêu: HS biết: ­ Thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình. ­ Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa. ­ Giáo dục kĩ năng đảm nhận trách nhiệm. II. Hoạt động dạy học: A. Hoạt động thực hành 5
  6. Hoạt động 1: Thảo luận về kế hoạch phấn đấu ­ Từng HS trình bày kế hoạch cá nhân của mình trong nhóm nhỏ. ­ Nhóm trao đổi, góp ý kiến. ­  GV mời một vài HS trình bày trước lớp. ­ HS cả lớp trao đổi, nhận xét. ­ GV nhân xét chung và k/l Hoạt động 2: Kể chuyện về những tấm gương có trách nhiệm về   việc làm của mình ­ HS kể về các tấm gương gương mẫu trong lớp, trong trường... ­ Thảo luận cả lớp về những điều có thể  học tập từ các tấm gương  đó ­ GV giới thiệu thêm một vài tấm gương khác  ­ GV: Chúng ta cần học tập theo các tấm gương tốt của bạn bè để   mau tiến bộ Hoạt động 3:  Hát, múa, đọc thơ, giới thiệu tranh vẽ  về  chủ  đề   Trường em ­ HS giới thiệu tranh vẽ của mình với cả lớp ­ HS múa, hát, đọc thơ về chủ đề Trường em ­ GV nhận xét và kết luận.          Hoạt động ứng dụng:          Thực hành theo những điều đã học TUẦN 5 Đạo đức Có chí thì nên ( Tiết 1)      I. Mục tiêu: HS cần: 6
  7. ­ Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí ­ Biết đươc: người có ý chí có thể  vượt qua khó khăn trong cuộc  sống.   Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt qua những khó khăn và  có ý thức khắc phục những khó khăn của bản thân mình trong học tập cũng  như trong cuộc sống, gúp đỡ người khác trong lúc gặp khó khăn.   *GDKNS: Kĩ năng đặt mục tiêu vượt khó khăn vươn lên trong cuộc  sống và trong học tập. II.Đồ dùng dạy học:  ­ Phiếu học học tập. ­Từ điển. ­ Phiếu tự điều tra bản thân. III. Hoạt động dạy và học:  A.Hoạt động cơ bản  ­ 1 HS đọc thông tin trang 9 SGK – Cả lớp theo dõi.  ­ HS trả lời các câu hỏi sau:  ? Trần Bảo Đồng đã gặp những khó khăn gì trong cuộc sông và trong  học tập?  Trần Bảo Đồng đã vượt qua khó khăn để vươn lên như thế nào?  Em học được điều gì từ tấm gương của anh Trần Bảo Đồng?  ­ GV nhận xét và chốt kiến thức. B. Hoạt động thực hành  * Thế nào là cố gắng vượt qua khó khăn   ­ GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2 và giải quyết các tình huống   ở phiếu học tập ( Nội dung phiếu theo trang 22 thiết kế Đạo đức ).    ­ Đại diện cặp trình bày ý kiến của nhóm mình.   7
  8.    + Em hãy kể  3 – 4 khó khăn của em trong cuộc sống, học tập và  cách giải quyết những khó khăn đó cho các bạn trong nhóm cùng nghe.   + Nếu khó khăn mà em chưa khắc phục được hãy nhờ các bạn trong   nhóm cùng suy nghỉ và đưa ra cách giải quyết. ? Trước những khó khăn của bạn bè, chúng ta nên làm gì?    ­ GV kết luận.   Hoạt động ứng dụng    ­ Về nhà tìm hiểu những tấm gương vượt khó xung quanh em.    ­ HS phân tích những thuận lợi và khó khăn của mình theo bảng sau: TT Các mặt của đời sống Thuận lợi Khó khăn 1  Hoàn cảnh gia đình  2  Bản thân  3  Kinh tế gia đình  Điều kiện đến trường và học  4 tậ p TUẦN 6 Đạo đức Có chí thì nên (tiết 2) I. Mục tiêu: ­ HS đề ra được những biện pháp để vượt qua khó khăn, đạt được ớc  mơ trong cuộc sống. ­ Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó  khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình, cho xã hội . II. Hoạt động dạy học: A. Hoạt động thực hành HĐ 1: Trình bày kết quả sưu tầm. ­ HS trong từng nhóm trao đổi với nhau để xác định: 8
  9.   + Những câu ca dao, tục ngữ, tấm gương mà nhóm đã sưu tầm đ­ ược.   + Cử đại diện nhóm trình bày trước lớp. ­ Sau mỗi kết quả, HS có thể hỏi bạn:   + Bạn hiểu câu ca dao,tục ngữ đó như thế nào?   + Chúng ta có thể học tập được điều gì qua tấm gương đó? ­ GV tổng kết. HĐ 2: Xây dựng mơ ước. ­ HS trình bày trước lớp về mơ ước của mình và biện pháp thực hiện.  Sau mỗi lần HS trình bày, GV hỏi cả lớp: + Các em có thể hỏi bạn những vấn đề gì mà mình quan tâm? + Theo các em, những biện pháp mà bạn đa ra để đạt ước mơ có thực  hiện được không? Vì sao? + Các em có thể làm gì để thực hiện ước mơ đó? ­ Để thực hiện ước mơ đó, em có những thuận lợi và khó khăn gì? ­ GV tống kết.            HĐ 3: Bày tỏ thái độ. ­ HS thảo luận nhóm 4 để hoàn thành BT sau:     Hãy ghi vào.... chữ Đ trước những ý kiến mà các em đồng ý, chữ K  là không đồng ý. +Chỉ những ngời học giỏi mới có thể thành công........ +Ai cũng cần có ý chí mà không phân biệt giàu nghèo.... +Những ngời khuyết tật có ý chí sẽ trở thành người có ích cho XH..... +Người có ý chí không cần sự giúp đỡ của những ngời xung quanh.... 9
  10. +Người có chí trong cuộc sống thành công hơn trong học tập, công  việc.... ­ HS các nhóm nêu kết quả của nhóm mình bằng cách giơ thẻ đồng ý  giơ thẻ xanh, không đồng ý giơ  thẻ  đỏ; sau mỗi lần giơ  thẻ, GV y/c nhóm   sai giải thích trước, nhóm có thái độ đúng giải thích sau. ­ GV kết luận. ­ Một HS nhắc lại kết quả thảo luận đúng. B. Hoạt đông ứng dụng  ­ Thực hiện việc khắc phục khó khăn của mình trong cuộc sống hằng  ngày và ghi vào phiếu rèn luyện. ­ Phấn đấu học tập và rèn luyện tốt để đạt được ước mơ của mình  TUẦN 7                                            Đạo đức Nhớ ơn tổ tiên  ( Tiết 1) I. Mục tiêu Giúp HS hiểu. Biết được: Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ  ơn. ­ Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện  lòng biết ơn tổ tiên. ­ Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên. II. Đồ dùng dạy học ­ Tranh trong SGK. ­ Vở bài tập đạo đức lớp 5. III. Hoạt động dạy và học  A. Hoạt động cơ bản:  Tìm hiểu truyện thăm mộ  ­ HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:  + Trong bức tranh có những ai? Bố và Việt đang làm gì?  ­ HS đọc bài Thăm mộ , thảo luận trả lời câu hỏi sau: 10
  11.  + Nhân dịp tết cổ truyền, bố Việt đã làm gì để tỏ lòng nhớ ơn tổ  tiên?  + Theo em, bố muốn nhắc nhở Việt gì khi kể về tổ tiên?  + Vì sao Việt muốn lau bàn thờ giúp mẹ?  + Qua câu chuyện trên , các em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của con  cháu đối với ông bà, tổ tiên? Vì sao? ­ HS báo cáo kết quả thảo luận, GV nêu kết luận. ­ HS nhắc lại ghi nhớ. B. Hoạt động thực hành: Tìm hiểu thế nào là biết ơn tổ tiên ­ HS thảo luận theo nhóm đôi hoàn thành bài tập 1 trong SGK. ­ Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, GV nêu kết luận. ­  Liên hệ bản thân. C. Hoạt động ứng dụng:  ­ Học thuộc lòng phần ghi nhớ. ­ Sưu tầm tranh ảnh bài báo về ngày giỗ tổ Hùng Vương và các câu  ca dao tục ngữ về chủ đề nhớ ơn tổ tiên. ­ Tìm đọc câu chuyện Bánh chưng bánh dày, Sơn Tinh Thủy Tinh,  Mai An Tiêm, Sự tích trầu cau, Phù Đổng Thiên Vương. TUẦN 8 Đạo đức            Nhớ ơn tổ tiên (tiết 2)  I. Mục tiêu:  ­ Nêu được một số truyền thống tốt đẹp của gia đình,họ hàng mình. ­ Nhớ ơn tổ tiên,tôn trọng và tự hào các giá trị văn hóa tốt đẹp của gia  đình, dòng họ. II. Hoạt động dạy học: A. Hoạt động thực hành 11
  12.  1. Truyền thống gia đình, dòng họ em. ­ HS tìm hiểu và báo cáo truyền thống gia đình, dòng họ mình. ­ Ông bà, cha mẹ thường nhắc nhở,khuyên em diều gì cho xứng đáng  với truyền thống đó? ­ Em dự định làm gì để giữ gìn và phát huy những truyền thống đó? 2. Nhớ ơn vua Hùng: ­ HS trưng bày tranh ảnh về vua Hùng, Giỗ tổ Hùng Vương...và trình  bày trước lớp theo sự hiểu biết của mình. ­ Nêu ý nghĩa của việc tổ chức Quốc lễ Giỗ tổ Vua Hùng. ­ GV kết luận  3. Bày tỏ thái độ. Hãy ghi chữ Đ trước ý kiến mà các em đồng ý, chữ K trước ý kiến  mà em không đồng ý. ­ Nhớ ơn tổ tiên là thể hiện tình cảm uống nước nhớ nguồn. ­ Mọi người cần nhớ ơn tổ tiên mà không phân biệt giàu nghèo. ­ Nhớ ơn tổ tiên không phải là mê tín. ­ Chỉ cần nhớ ơn ông bà nội ngoại là những người đã sinh ra cha mẹ  mình. ­ Nhớ ơn tổ tiên đồng nghĩa với việc cúng bái vào các dịp giỗ, Tết. B. Hoạt động ứng dụng  Thực hiện những việc làm phù hợp để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên,ghi  công việc và kết quả rèn luyện vào phiếu TUẦN 9 Đạo đức  Tình bạn ( Tiết 1) 12
  13. I. Mục tiêu: 1. Biết được:  Bạn bè và cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau,  nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn. 2. Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống. II­Đồ dùng:Vở bài tập III. Hoạt động dạy học: A. Hoạt động thực hành [[ HĐ1: Trò chơi sắm vai ­ HS thảo luận nhóm 4, giải quyết tình huống, rồi thể hiện trò chơi  sắm vai. Tình huống: Hôm đó, Mai đến nhà bạn Nga chơi.Thấy bạn buồn, Mai  hỏi thì biết mẹ của bạn bị ốm mà trong nhà không có tiền, bố đang đi công  tác xa. Mai liền nghĩ đến số tiền mẹ cho để mua sách truyện đang nằm  trong túi mình.... Bạn Mai nên làm gì khi đó? ­ HS thảo luận cách giải quyết, rồi phân vai cho nhau. ­ HS thể hiện trò chơi phân vai trước lớp GV: Nhóm nào có cách giải quyết khác?            Trưởng ban học tập điều hành lớp thảo luận và trả lời:  ­ Trong những cách giải quyết trên, cách nào là phù hợp ?vì sao? HĐ2: Thảo luận nhóm: 13
  14. ­ HS thảo luận nhóm 4 BT 1 trong SGK ­ Đại diện nhóm trình bày kết quả,các nhóm khác bổ sung. ­ GV kết luận: + Chúng ta cần đối xử tốt với bạn bè vì:.... + Những biểu hiện của người bạn tốt là:...... HĐ3: Liên hệ thực tế. ­ HS thảo luận nhóm 2 để trao đổi + Bạn hãy kể về một ngườt bạn tốt của mình­tên bạn đó là gì,bạn  đang học lớp mấy,ở đâu?... + Vì sao bạn coi đó là người bạn tốt của mình? + Bạn dự định làm gì để tình bạn đó ngày càng đẹp hơn,tốt hơn? ­ Một số HS trình bày trước lớp. ­ GV tổng kết. B. Hoạt động ứng dụng ­ Sưu tầm ca dao,tục ngữ,mẫu chuyện,bài hát,bài thơ, bài hát...về tình  bạn  ­ Nhắc nhở cách cư xử với các bạn hàng ngày TUẦN 10 Đạo đức  Tình bạn ( tiết 2 ) I. Mục tiêu.   Học xong bài này HS biết: 14
  15.   ­ Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày. ­ Thực hiện đối xử  tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng   ngày, thân ái đoàn kết với bạn bè, giúp đỡ  lẫn nhau, nhất là những lúc khó   khăn, hoạn nạn. GDKNS : Thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với bạn bè. II. Đồ dùng dạy học.  ­ Đồ dùng hoá trang để đóng vai theo truyện “ Đôi bạn” trong SGK III. Các hoạt động dạy học. A. Hoạt động thực hành HĐ1: Đóng vai( BT1, SGK )  ­ Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai.  ­ Các nhóm lên đóng vai.            ­ Thảo luận cả lớp:   H: Vì sao em lại  ứng xử như vậy khi thấy bạn làm điều sai? Em có  sợ bạn giận khi em khuyên ngăn bạn không?  H: Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn không cho em làm điều sai trái ?   Em có giận , có trách bạn không?   H: Em có nhận xét gì về  cách  ứng xử  trong khi đóng vai của các   nhóm ? Cách ứng xử nào là phù hợp ( hoặc chưa phù hợp ) Vì sao? *GV kết luận: Cần khuyên ngăn, góp ý khi thấy bạn làm điều sai trái  để  giúp bạn tiến bộ. Như  thế  mới là người bạn tốt. Khi bạn bè khó khăn  hoạn nạn chúng ta cần phải biết cảm thông, chia sẻ với bạn bè. HĐ2: Tự liên hệ. ­ HS tự liên hệ về cách đối xử với bạn bè. ­ HS làm việc cá nhân. ­ GV yêu cầu một số HS trình bày trước lớp. 15
  16. ­ GV khen HS và kết luận: Tình bạn đẹp không phải tự  nhiên đã có   mà mỗi người chúng ta cần phải cố gắng vun đắp, giữ gìn. HĐ3: HS hát, kể  chuyện, đọc thơ, đọc ca dao, tục ngữ  về  chủ  đề  “  Tình bạn” (BT3 )   Có thể để HS tự xung phong theo sự chuẩn bị tr ước của các em . Tuy  nhiên GV cần chuẩn bị trước một số câu chuyện, bài thơ, bài hát,... về chủ  đề “ Tình bạn” để giới thiệu thêm cho HS. B. Hoạt động ứng dụng    ­ Về kể một số câu chuyện, bài thơ, bài hát,... về chủ đề “ Tình bạn”  để        người thân nghe.   TUẦN 11 Đạo đức Thực hành giữa học kì 1  I. Mục tiêu: Giúp HS :   ­ Củng cố một số kiến thức đã học về môn Đạo đức trong 5 bài vừa  qua.  ­ Giải quyết một số tình huống có liên quan đến những kiến thức đã   học .  II. Đồ dùng dạy học.  ­ Phiếu giao việc.   III. Các hoạt động dạy học.    A. Hoạt động thực hành       HĐ1: Ôn những kiến thức đã học.    ­ Nêu tên những bài Đạo đức đã học từ đầu năm lại nay?    ­ Nêu phần ghi nhớ của các bài Đạo đức đã học?          HĐ2 : Giải quyết một số tình huống. 16
  17.      Tình huống1 : Em mượn quyển sách của bạn không may bị  mất,   em sẽ giải quyết thế nào?      Tình huống2 :Gặp một bài toán khó, cố  giải mãi mà không được   em sẽ làm thế nào       Tình huống3 : Khi ông, bà ốm đau em phải làm gì?       Tình huống4 : Bạn em nhà nghèo không có tiền để  mua sách vở  học, em sẽ làm gì? B. Hoạt động ứng dụng ­ Ôn lại những nội dung chưa thuộc TUẦN 12 Đạo đức  Kính già yêu trẻ (Tiết 1) I. Mục tiêu.  ­ Biết vì sao phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương,  nhường nhịn  nhỏ. ­ Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự  kính trọng người già, yêu thương em nhỏ. * GDKNS: Kĩ năng tư duy phê phán; Kĩ năng giao tiếp ứng xử với  người già, trẻ em trong mọi lúc. II. Hoạt động dạy học: A. Hoạt động cơ bản  HĐ 1: HS  xử lí tình huống sau:    Trên đường đi học về, Hải và Tân bàn với nhau đến nhà Tân để xem  họat hình trên ti vi. Liền lúc đó, hai bạn gặp một cụ già lạ và em bé với  dáng vẻ mệt mỏi hỏi thăm đường đến nhà một gia đình cùng thôn với hai  bạn... Nếu là Hải và Tân các em sẽ làm gì khi đó? ­ HS thể hiện trò chơi sắm vai, đưa ra các cách giải quyết. 17
  18. ­ Thảo luận lớp: Theo em, trong những cách giải quyết mà các nhóm  vừa trình bày, cách nào là hay nhất? Vì sao? HĐ 2:  ­ HS thảo luận nhóm 4 hoàn thành bài tập 1, 2 trong VBT. ­ HS các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. ­ GV nêu: +Vì sao chúng ta cần phải kính già, yêu trẻ? +Mọi người cần thể hiện lòng kính trọng, yêu trẻ như thế nào?                 HĐ 3: Liên hệ thực tế. HS thảo luận  về việc làm của HS: +Bạn đã từng giúp đỡ người già và trẻ em chưa? Đó là ai? +Bạn giúp đỡ trong trường hợp nào? +Tại sao bạn làm việc đó? +Việc làm đó của bạn mang lại kết quả gì?.    Về sự quan tâm của xã hội đối với người già và trẻ em: + Bạn có biết xã hội luôn quan tâm đến người già và trẻ em như thế  nào? B. Hoạt động ứng dụng ­ Những HS cùng địa bàn điều tra về người già hay trẻ em gần nơi  các em ở. ­ Hằng ngày thực hiện hành động,việc làm khác nhau để thể hiện  lòng kính trọng người già và  yêu  quý trẻ em. TUẦN 13 Đạo đức  Kính già yêu trẻ ( Tiết 2)    I. Mục tiêu: ­ HS nêu được những hành vi, việc làmphù hợp với lứa tuổi thể hiện  sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ. ­Thực hiện được một số việc làm thể hiện lòng kính trọng người già  và yêu trẻ em. 18
  19. ­ GDKNS : Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên  quan tới người già, trẻ em. II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ bài tập hoạt động hai, thẻ màu III. Hoạt động dạy học: A. Hoạt động cơ bản                    HĐ1:Nhận xét hành vi. ­ HS thảo luận nhóm 4 để hoàn thành BT nhận biết những hành  vi,việc làm đúng; những hành vi việc làm sai trái trong VBT. ­ HS nêu kết quả thảo luận.           HĐ2:Bày tỏ thái độ. ­ HS thảo luận theo cặp. ­ Hãy ghi vào ô trống dấu + trước những ý kiến mà các em đồng ý,  dấu – trước những ý kiến mà các em không đồng ý.    Cần kính trọng người già mà không phân biệt họ quen biết mình hay  không.   Cần yêu quý trẻ để cha mẹ của bé cho mình quà.   Nếu ta kính già yêu trẻ thì sẽ được mọi người quý mến.   Cần yêu quý trẻ em mà không phân biệt người giàu hay người nghèo.   Chỉ cần giúp đỡ người già và em nhỏ khi có người nhờ đến mình.          HĐ3:Báo cáo kết quả điều tra. ­ Lớp ta có thể giúp đỡ được người già hay em nhỏ nào? ­ Nên tổ chức việc giúp đỡ như thế nào? B. Hoạt động ứng dụng: ­ Thực hiện giúp đỡ người già và em nhỏ theo kế hoạch đã định ­ Ghi những việc mình làm cùng k/q vào phiếu rèn luyện. 19
  20. TUẦN 14                         Đạo đức  Tôn trọng phụ nữ ( Tiết 1) I. Mục tiêu: Giúp HS hiểu: ­ Phụ nữ giữ một vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội. ­ Cần phải tôn trọng và giúp đõ phụ nữ. ­ Trẻ em có quyền được bình đẳng không phân biệt trai hay gái. ­ Biết dánh giá, bày tỏ thái độ tán thành hoặc không tán thành với  những hành vi, ý kiến tôn trọng hoặc không tôn trọng phụ nữ. ­ HS có hành động giúp đỡ, quan tâm, chăm sóc phụ nữ trong cuộc  sống hằng ngày (mẹ, chị gái,em gái, bạn gái…) ­ GDKNS: Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bà, mẹ, chị em gái, cô giáo,  các bạn gái và những người phụ nữ khác ngoài xã hội. II. Đồ dùng dạy học ­ Bảng phụ III. Hoạt động dạy và học A. Hoạt động cơ bản HĐ1: Tìm hiểu vai trò của phụ nữ ­ Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm chẵn , nhóm lẻ trả lời các câu  hỏi sau: a) Hãy kể những công việc mà phụ nữ hay làm thường ngày trong gia  đình?    b) Hãy kể những công việc mà phụ nữ đã làm ngoài xã hội?   c) Có sự phân biệt đối xử giữa trẻ em trai và trẻ em gái ở Việt Nam  không? cho ví dụ?   d) Em hãy kể tên một số người phụ nữ Việt Nam “ đảm việc nước,  giỏi việc nhà” trong thời bình mà em biết. ( Nhóm chẵn trả lời câu 1,3,4; nhóm lẻ trả lời câu 2, 3, 4.) 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2