intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Hoá 8 - Tính chất nóng chảy của chất Tách chất từ hỗn hợp

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

503
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

HS làm quen và biết cách sử dụng một số dụng cụ trong phòng TN - HS nắm được một số quy tắc an toàn trong PTN - Thực hành so sánh nhiệt độ nóng chảy của một số chất. Qua đó thấy được sự khác nhau về nhiệt độ nóng chảy của một số chất - Biết cách tách riêng chất từ hỗn hợp

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Hoá 8 - Tính chất nóng chảy của chất Tách chất từ hỗn hợp

  1. Tính chất nóng chảy của chất Tách chất từ hỗn hợp I/ Mục tiêu thực hành: - HS làm quen và biết cách sử dụng một số dụng cụ trong phòng TN - HS nắm được một số quy tắc an toàn trong PTN - Thực hành so sánh nhiệt độ nóng chảy của một số chất. Qua đó thấy được sự khác nhau về nhiệt độ nóng chảy của một số chất - Biết cách tách riêng chất từ hỗn hợp II/ Đồ dùng dạy học: + Dụng cụ TN: ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, phễu thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh, cốc thuỷ tinh, nhiệt kế, đèn cồn, giấy lọc, một số dụng cụ khác … + Hoá chất: lưu huỳnh, parafin, muối ăn III/ Nội dung: 1) Ổn định lớp: 2) Kiểm tra bài cũ: - Làm thế nào biết t0nc của một chất?
  2. - Dựa vào đâu để tách riêng chất ra khỏi hỗn hợp? 3) Nội dung thực hành: Hoạt động 1: Một số quy tắc an toàn trong PTN - HS đọc phần phụ lục 1 trang 154 SGK - GV giới thiệu một số dụng cụ - Giới thiệu với học sinh một số kí hiệu nhãn đặc biệt: độc, dễ nổ, dễ cháy - Giới thiệu một số thao tác cơ bản Hoạt động 2: TN1: Theo dõi sự nóng chảy của lưu huỳnh và parafin - GV thao tác mẫu, hướng dẫn học sinh làm TN + Lấy một ít lưu huỳnh, parafin (bằng hạt lạc) cho vào từng ống nghiệm, cho 2 ống nghiệm vào cốc thuỷ tinh đựng nước, cắm nhiệt kế vào cốc  dùng đèn cồn đun nóng cốc + Hướng dẫn học sinh quan sát hiện tượng  ghi lại nhiệt độ của nhiệt kế khi parafin bắt đầu nóng chảy, khi nước sôi
  3. + Dùng kẹp gỗ kẹp ống nghiệm chứa lưu huỳnh tiếp tục đun trên ngọn lửa đèn cồn đến khi S nóng chảy  dùng nhiệt kế đo nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh (Parafin có t0nc ≈ 420C; lưu huỳnh có t0nc ≈ 1130C ) Hoạt động 3: TN2: Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát - GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm + Cho vào ống nghiệm 3g hỗn hợp muối ăn + cát, rót tiếp 5ml nước sạch  lắc nhẹ ống nghiệm cho muối tan + Lấy một ống nghiệm khác, đặt phễu lọc lên miệng ống nghiệm  rót từ từ dung dịch muối vào phễu theo đũa thuỷ tinh + Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng + Đun nóng phần nước lọc trên ngọn lửa đèn cồn  nước trong ống nghiệm bay hơi hết + HS so sánh chất rắn thu được ở đáy ống nghiệm với muối ăn lúc đầu, chất giữ trên giấy lọc với cát lúc đầu 3) Công việc cuối buổi thực hành: - GV nhận xét buổi thực hành  rút kinh nghiệm
  4. - HS vệ sinh dụng cụ thí nghiệm - GV hướng dẫn học sinh làm tường trình TT Mục đích thí nghiệm Hiện tượng quan sát được Kết quả thí nghiệm Theo dõi sự nóng - Parafin nóng chảy khi chảy của lưu huỳnh nước chưa sôi t0nc của parafin (  420C) 1 và parafin - Nước sôi, lưu huỳnh chưa thấp hơn so với t0nc của nóng chảy lưu huỳnh ( 1130C ) - S nóng chảy khi đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn Tách riêng muối ăn - DD trước khi lọc… ra khỏi hỗn hợp với - DD sau khi lọc… Tách riêng được muối ăn 2 cát -Cát đc giữ lại trên giấy lọc và cát -Cho nước lọc bay hơi hết, thu được muối ăn 4) Dặn dò: - Hoàn thành bản tường trình - Chuẩn bị bài mới: Nguyên tử là gì? Cấu tạo của nguyên tử?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2