intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Hóa học 12 bài 24: Thực hành Tính chất, điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại

Chia sẻ: Đoàn Trung Dũng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

1.074
lượt xem
55
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô giáo và các bạn học sinh cùng tham khảo bộ sưu tập giáo án Hóa học lớp 12 bài Thực hành Tính chất, điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại. Qua bài học, học sinh hiểu được mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm so sánh mức độ phản ứng của Al, Fe và Cu với ion H+ trong dung dịch HCl, Fe phản ứng với Cu2+ trong dung dịch CuSO4, Zn phản ứng với dung dịch H2SO4, dung dịch H2SO4 có thêm vài giọt dung dịch CuSO4. Dùng dung dịch KI kìm hãm phản ứng của đinh sắt với dung dịch H2SO4.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Hóa học 12 bài 24: Thực hành Tính chất, điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại

GIÁO ÁN HÓA HỌC 12

CHƯƠNG ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

BÀI THỰC HÀNH TÍNH CHẤT, ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI, SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

* Kiến thức:

Biết được:

- Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm

- So sánh mức độ phản ứng của al, Fe và Cu với ion H+ trong dung dịch HCl

- Fe phản ứng với Cu2+ trong dung dịch CuSO4

- Zn phản ứng với:

a) Dung dịch H2SO4

b) dung dịch H2SO4 có thêm vài giọt dung dịch CuSO4

- Dùng dung dịch KI kìm hãm phản ứng của đinh sắt với dung dịch H2SO4

* Kỹ năng:

- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

- Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học, rút ra nhận xét.

- Viết tường trình thí nghiệm

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Dụng cụ thí nghiệm

- Giá để ống nghiệm:      1

- ống nghiệm:                 6

- Kẹp ống nghiệm:         2

- ống hút nhỏ giọt:                   3

- Kẹp kim loại:               1

2. Hoá chất:

- 2 mẫu vụn Al, 2 mẫu Fe, 2 mẫu Cu có kích thước tương đương

- Dung dịch HCl loãng

- 1 đin sắt dài khoảng 4cm

- Dung dịch CuSO4

- Dung dịch H2SO4 loãng

- 1 viên Zn

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1. Kiểm tra Tiết cũ:

2. Nội dung Tiết giảng:

HOẠT ĐỘNG HỌC SINH

HOẠT ĐỘNG  GIÁO VIÊN

I. Nội dung thí nghiệm và cách tiến hành

 

1. Thí nghiệm 1: Dãy điện hoá của kim loại

Thí nghiệm 1: Dãy điện hoá của kim loại:

Lấy 3 ống nghiệm, mỗi ống đựng khoảng 3ml dung dịch HCl loãng. Cho 3 mẫu kim loại có kích thước tương đương là Al, fe, Cu vào 3 ống nghiệm

- Hướng dẫn học sinh cách cho các mẫu vụn al, Fe, Cu vào ống nghiệm đựng dung dịch HCl; nghiên ống nghiệm khoảng 450 để cho các mẫu kim loại trượt từ từ dọc theo thành trong ống nghiệm

Quan sát, so sánh lượng bọt khí hiđro thoát ra ở các ống nghiệm trên. rút ra kết luận về mức độ hoạt động của các kim loại

- Tại sao phải dung các mẫu kim loại tương đương?

Thí nghiệm 2: Điều chế kim loại bằng cách dùng kim loại mạnh khử ion của kim loại yếu trong dung dịch

Thí nghiệm 2: Điều chế kim loại bằng cách dùng kim loại mạnh khử ion của kim loại yếu trong dung dịch

Đánh sạch gỉ một chiếc đinh sắt rồi thả vào dung dịch CuSO4. Sau khoảng 10 phút, quan sát màu của chiếc đinh sắt và màu của dung dịch. Rút ra kết luận và viết phương trình hoá học của phản ứng.

- Tại sao phải đánh sạch ở đinh sắt?

- Hướng dẫn học sinh cách cho đinh sắt vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4

+ Đế của đinh Fe hướng về phía đáy của ống nghiệm, đầu nhọn của đinh hướng lên miệng ống nghiệm

+ Cho đinh trượt từ từ theo thành trong ống nghiệm đang nghiêng khoảng 450

- Lấy 2 ống nghiệm sạch, rót dung dịch CuSO4 vào

- Chỉ dùng lượng dung dịch CuSO4 ngập một nữa đinh

+ Cho 1 đinh Fe vào 1 ống nghiệm (10

- Quan sát và so sánh 2 phần đinh ngập và không ngập trong dung dịch CuSO4

+ 1 ống nghiệm (2) đẻ so sánh màu dung dịch sau phản ứng

- So sánh màu của 2 dung dịch ở 2 ống nghiệm (1) và (2)

Thí nghiệm 3: Sự ăn mòn điện hoá

Thí nghiệm 3: Sự ăn mòn điện hoá

- Rót vào 2 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 3ml dung dịch H2SO4 loãng và cho vào mỗi ống một mẫu kẽm

- Cần khắc sâu kiến thức cho học sinh:

+ TN1: Zn bị ăn mòn hoá học nên tốc dộc ăn mòn chậm do đó bọt khí H2 thoát ra chậm.

Quan sát tốc độ bột khí thoát ra

+TN2: Zn bị ăn mòn điện hoá nên tốc độ ăn mòn nhanh do đó bọt khí H2 thoát ra nhanh

- Nhỏ thêm 2-3 giọt dung dịch CuSO4 vào một trong 2 ống. So sánh lượng bọt khí thoát ra ở 2 ống nghiệm. Rút ra kết luận

-> Ăn mòn điện hó là kiểu ăn mòn nghiêm trọng nhất trong tự nhiên

II. Viết tường trình

 

 
 

Trên đây chỉ trích một phần nội dung trong Giáo án Hóa 12 Bài 24: Thực hành Tính chất, Điều chế kim loại và Sự ăn mòn kim loại. Để xem toàn bộ nội dung giáo án, các quý Thầy Cô vui lòng đăng nhập vào trang tailieu.vn để tải về máy tính.

Để thiết kế bài giảng đầy đủ, chi tiết hơn Thầy cô có thể tham khảo các tài liệu sau:

>> Tailieu.vn cũng xin giới thiệu giáo án hay là bài 25: Kim loại kiềm và hợp chất của kim loại kiềm để phục vụ cho việc soạn bài trong tiết học tiếp theo. 

Mong rằng đây sẽ là nguồn tài liệu hữu ích giúp cho Thầy cô có thêm ý tưởng để hoàn thiện bài giảng của mình tốt nhất!

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1