intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Lịch sử 11 bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX)

Chia sẻ: Nguyễn Thanh Duy | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:26

1.602
lượt xem
47
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô tham khảo bộ sưu tập giáo án bài “Các nước Đông Nam Á (Cuối TK XIX - đầu TK XX)” để có thêm tư liệu phục vụ cho công việc giảng dạy. Bên cạnh đó còn giúp cho học sinh nhận thức rõ được rằng: Từ sau thế kỉ XIX, các nước đế quốc mở rộng và hoàn thành việc thống trị các nước Đông Nam Á. Hầu hết các nước ở khu vực này, trừ Xiêm (nay là Thái Lan) đều trở thành thuộc địa. Sự áp bức, bóc lột của nghĩa thực dân là nguyên nhân thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển ở các nước Đông Nam Á nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Lịch sử 11 bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX)

Bài 4. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX)

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

- Giúp học sinh nắm được từ sau thế kỷ XIX, các đế quốc mở rộng và hoàn thành việc thống trị các nước Đông Nam á. Hầu hết các nước trong khu vực này, trừ Xiêm (Thái Lan) đều trở thành thuộc địa. Sự áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân là nguyên nhân thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển ở khu vực này.

- Giúp học sinh thấy rõ, trong khi giai cấp phong kiến trở thành công cụ tay sai cho chủ nghĩa đế quốc thì giai cấp tư sản dân tộc mặc dù còn non yếu, đã tổ chức lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Đặc biệt giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành, từng bước vươn lên vũ đài đấu tranh giải phóng dân tộc.

- Giúp học sinh nắm được những nét chính về các cuộc đấu tranh giải phóng tiêu biểu cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. ở các nước Đông Nam á: Inđônêxia, Philippin, Campuchia, Lào, Việt Nam.

2. Về tư tưởng

- Nhận thức đúng về thời kỳ phát triển sôi động của phong trào giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân.

- Có tinh thần đoàn kết, hữu nghị, ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, tiến bộ của nhân dân các nước trong khu vực.

3. Về kỹ năng

- Biết sử dụng lược đồ Đông Nam á cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX để trình bày những sự kiện tiêu biểu.

- Phân biệt được những nét chung, riêng của các nước trong khu vực Đông Nam á thời kỳ này.

II. Thiết bị, tài liệu dạy học

- Lược đồ Đông Nam á cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

- Các tài liệu, chuyên khảo về Inđônêxia, Lào, Philippin vào đầu thế kỷ XX...

- Tranh ảnh các nhân vật, sự kiện lịch sử liên quan đến bài học.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Kiểm tra bài cũ

Câu 1: Nêu nhận xét của em về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.

Câu 2: Nêu kết quả của cách mạng Tân Hợi. Vì sao cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

2. Dẫn dắt vào bài mới

Trong khi Ấn Độ, Trung Quốc lần lượt trở thành những nước thuộc địa và nửa thuộc địa thì các quốc gia ở Đông Nam Á nằm giữa hai tiểu lục địa này cũng lần lượt rơi vào ách thống trị của chủ nghĩa thực dân - trừ Xiêm (Thái Lan). Để hiểu được quá trình chủ nghĩa thực dân xâm lược các nước Đông Nam Á và phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân các nước Đông Nam á, chúng ta cùng tìm hiểu bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX).

3. Tổ chức dạy - học trên lớp

Hoạt động của thầy và trò

Những kiến thức cơ bản học sinh cần nắm được

* Hoạt động 1: Cả lớp / cá nhân

- Giáo viên dùng lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX đàm thoại với học sinh về vị trí địa lý, lịch sử - văn hoá, vị trí chiến lược của Đông Nam Á.

+ Đông Nam Á là một khu vực khá rộng, diện tích khoảng 4 triệu km2, về địa lý hành chính, Đông Nam á có 11 nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Malaixia, Xinggapo, Inđônêxia, Philippin, Brunây, Đông Timo với nhiều sự khác biệt về diện tích, dân số, mức sống, là một khu vực giàu tài nguyên, thảm động thực vật phong phú, đa dạng.

+ Là một khu vực có lịch sử văn hoá lâu đời, vẫn được coi là một khu vực có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ lịch sử thế giới từ những bước đi đầu tiên của loài người và trong từng chặng đường lịch sử.

+ Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng, khu vực này từ xa xưa vẫn được coi là “Ngã tư đường”, là hành lang, cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với khu vực Tây Á và Địa Trung Hải. Vì vậy mối liên hệ giữa khu vực với thế giới được xác lập ngay từ thời cổ đại, nên khu vực chịu ảnh hưởng lớn từ bên ngoài, nhất là từ Trung Quốc - Ấn Độ. Nhiều ý kiến cho rằng Đông Nam Á là khu vực “Hán hoá”, hay “Ấn Độ hoá”. Nhưng thực tế, trước khi tiếp xúc với nền văn minh Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á có một nền văn minh có nguồn gốc và bản sắc riêng, một nền văn hoá bản địa có nguồn gốc từ thời tiền sử. (Văn hoá đồ đá, văn hoá đồ đồng), tắm mình trong dòng văn học dân gian, những trò vui, lễ hội... Tính bản sắc của khu vực đồng thời cũng là tính thống nhất của văn hoá khu vực là cùng dựa trên nền tảng văn hoá lấy sản xuất lúa nước làm hoạt động kinh tế chính. Nông nghiệp lúa nước trở thành cội nguồn, mẫu số chung của văn minh khu vực.

+ Trải qua nhiều chặng đường lịch sử thế kỷ XVIII -  XIX các quốc gia Phong kiến Đông Nam Á đã ở vào giai đoạn suy yếu. Từ nửa sau thế kỷ XIX các nước Đông Nam Á lần lượt  rơi vào ách thống trị của Chủ nghĩa thực dân. Vậy tại sao Đông Nam Á bị thực dân Phương Tây xâm lược thống trị, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân các nước Phương Tây xâm lược Đông Nam Á.        

I. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam á .

Trên đây chỉ là một phần của nội dung bài giảng Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX). Để xem đầy đủ nội dung còn lại của bài giảng, quý thầy cô và các em học sinh có thể truy cập vào trang web Tailieu.vn để xem online hoặc tải về máy. 

Ngoài ra, thầy cô và các em có thể tham khảo thêm tài liệu dưới đây: 

Bài giảng Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX) - Lịch sử 11 bao gồm nội dung lý thuyết dựa vào SGK và một số hình ảnh lịch sử liên quan đến bài học không chỉ giúp quý thầy cô tham khảo góp phần làm sinh động bài giảng của mình mà còn giúp các em học sinh có thể nhận thức được các sự kiện lịch sử và dễ tiếp thu bài hơn. 

Bên cạnh đó, trong bài giảng này còn có các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài học giúp các em học sinh củng cố kiến thức bài học. 

Câu hỏi bài tập SGK được hướng dẫn một cách cụ thể để các em học sinh dễ hiểu và dễ nắm bài nhanh hơn. 

Qúy thầy cô và các em học sinh có thể tham khảo bài tiếp theo tại đây: Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX)

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0