Giáo án Ngữ văn 10 tuần 13: Tỏ lòng
lượt xem 89
download
Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Ngữ văn 10 tuần 13: Tỏ lòng để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Ngữ văn 10 tuần 13: Tỏ lòng được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Ngữ văn 10 tuần 13: Tỏ lòng
TỎ LÒNG
(Thuật hoài) - Phạm Ngũ Lão
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
Giúp học sinh:
Cảm nhận được vẻ đẹp của con người và thời đại nhà Trần, thế kỉ XIII qua hình tượng trang nam nhi với lí tưởng và nhân cách lớn lao, sức mạnh và khí thế hào hùng- hào khí Đông A.
- Sự nghiệp công danh của cá nhân thống nhất với sự nghiệp chung, sự nghiệp cứu nước, cứu dân.
- Nghệ thuật thơ: hàm súc, xây dựng hình tượng nhân vật trữ tình lớn lao, mang tầm vóc sử thi.
- Có ý thức về bản thân, rèn ý chí, biết ước mơ và nỗ lực hết mình để thực hiện ước mơ đó để hoàn thiện bản thân.
2. Kĩ năng:- Biết phân tích một bài thơ chữ Hán.
3. Thái độ:- Hình thành ở HS có TY đất nước .
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. GV: SGK + SGV + TLTK + GA.
2. HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi hướng dẫn trong SGK.
3. Phương pháp: đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Hoạt động 1(5 phút)
1.Kiểm tra bài cũ:
* Câu hỏi: CNYN được thể hiện như thế nào trong văn học trung đại?
* Đáp án:- Biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước
+ Gắn liền với tư tưởng trung quân ái quốc.
+ Tinh thần quyết chiến, quyết thắng chống ngoại xâm, ý thức độc lập tự do, tự cường, tự hào dân tộc.
+ Xót xa bi tráng trước cảnh nhà tan, nước mất.
+ Thái độ, trách nhiệm khi xây dựng đất nước trong thời bình.
+ Biết ơn ca ngợi những con người hy sinh vì đất nước.
+ Tình yêu thiên nhiên đất nước.
+ Tự hào truyền thống.
* Tên HS trả lời:
2. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài mới: (1). Nội dung chủ đạo của VHTĐVN giai đoạn từ thế kỉ X-XIV là nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng. Âm hưởng đó được thể hiện rõ trong những tác phẩm VH đời Trần. Hào khí Đông A cuộn trào trong lời Hịch tướng sĩ vang dậy núi sông của Trần Hưng Đạo, khúc khải hoàn ca đại thắng Phò giá về kinh của Trần Quang Khải, áng văn vô tiền khoáng hậu Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu,... và cả trong lời Tỏ lòng của kẻ làm trai thời loạn- Phạm Ngũ Lão. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nỗi lòng của bậc võ tướng toàn tài, người con của làng Phù Ủng ấy.
Khi giặc Nguyên - Minh sang xâm chiếm nước ta thế của chúng rất mạnh, vua Trần phái quan quân trong triều đi tìm người tài giỏi giúp đất nước. Trên đường tới làng Phù ũng huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên, Quan quân gặp một người đan sọt giữa đường. Quân lính quát người ấy không nói gì, quân lĩnh đâm mũi giáo vào đùi không hề nhúc nhích. Biết là người có chí khí, khi được hỏi tại sao không tránh. Người ấy thưa đang mải nghĩ cách đánh giặc Nguyên. Người ấy chính là Phạm Ngũ Lão tác giả bài “Tỏ Lòng”.
HĐ CỦA GV |
HĐ CỦA HS |
NỘI DUNG GHI BẢNG |
Hoạt động 2(5 phút) Yêu cầu hs đọc phần tiểu dẫn. - Phần tiểu dẫn trình bày nội dung gì? Nêu các ý chính của nó?
Gv kể cho hs câu chuyện Phạm Ngũ Lão đan sọt giữa đường, mải nghĩ cách đánh giặc mà ko hề biết Trần Quốc Tuấn đi qua, cho quân lính đâm vào đùi mà ko hề nhúc nhích...
Hoạt động 3(25 phút) Yêu cầu hs đọc VB. Hướng dẫn giọng đọc: chậm rãi, tự tin, tâm huyết, mạnh mẽ, hào sảng.
- Nêu nhận xét về thể thơ và bố cục của tác phẩm? Hs có thể đưa ra 2 cách phân chia bố cục: + 4 phần: khai- thừa- chuyển- hợp. + 2 phần: 2 câu đầu (tiền giải) và hai câu sau (hậu giải). Gv hướng hs đến cách 2- cách phân tích thơ tứ tuyệt của Kim Thánh Thán: phần tiền giải- thường nêu sự việc, câu chuyện, cảnh vật; phần hậu giải- thường là cảm nghĩ của tác giả.
- So với nguyên tác (qua bản phiên âm và dịch nghĩa), em hãy so sánh nghĩa của từ “hoành sóc” với “múa giáo”, “khí thôn ngưu” với “nuốt trôi trâu”?
Các cách dịch đó đạt và chưa đạt ở điểm nào?
- Vẻ đẹp của con người thời Trần cũng chính là chân dung tự họa của tác giả được thể hiện ntn ở câu1?
- “Ba quân” là gì? Vẻ đẹp của quân đội nhà Trần được biểu hiện qua biện pháp nghệ thuật, cách nhìn ntn của tác giả?
Gv giải thích k/n: “công danh trái”- nợ công danh → Công danh được coi là món nợ với cuộc đời mà những trang nam nhi thời PK phải trả. Trả xong nợ công danh có nghĩa là đã hoàn thành nghĩa vụ với đời, với dân, với nước, để lại tiếng thơm được mọi người ngợi ca...
- Nêu một số câu ca dao, câu thơ của các nhà thơ trung đại nói về chí làm trai: “Làm trai...đoài yên”(ca dao), “Chí...hồng mao”(Chinh phụ ngâm), “Đã...núi sông” (Đi thi tự vịnh),...
Gv nêu vấn đề: Canh cánh bên lòng quyết tâm trả món nợ công danh, thực hiện lí tưởng chí làm trai cao đẹp như vậy, tại sao vị tướng văn võ toàn tài, con rể của bậc đại thần (Trần Quốc Tuấn) lại thẹn khi nghe kể chuyện về Vũ Hầu? Vũ Hầu là người ntn? ý nghĩa của nỗi thẹn đó?
Hs thảo luận, nêu ý kiến về các cách hiểu: + Sự hổ thẹn của Phạm Ngũ Lão là quá đáng kiêu kì? (Hổ thẹn vì mình ko được như Khổng Minh là ko biết tự biết mình). + Đó là biểu hiện của một hoài bão lớn lao? - Cảm nhận của em về ý nghĩa tích cực của bài thơ đối với thế hệ thanh niên ngày nay?
Hoạt động 4(5 phút)
- Nêu nhận xét khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ? |
HS đọc và trả lời - Phạm Ngũ Lão (1255-1320), người làng Phù ủng, huyện Đường Hào (Ân Thi- Hưng Yên). - Là gia khách, sau là con rể của Trần Quốc Tuấn. - Có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên- Mông, giữ chức Điện Suý, được phong tước Quan Nội Hầu. - Được ca ngợi là người văn võ toàn tài. - Lúc ông qua đời, vua Trần Minh Tông ra lệnh nghỉ triều 5 ngày tỏ lòng thương nhớ (nghi lễ quốc gia).
HS đọc và trả lời Đọc. HS đọc và trả lời - Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. - Bố cục: 2 phần. + Hai câu đầu: Hình tượng con người và quân đội thời Trần. + Hai câu sau: Chí làm trai- tâm tình của tác giả.
HS đọc và trả lời - Hoành sóc: cắp ngang ngọn giáo → thế tĩnh → tư thế chủ động, tự tin, điềm tĩnh của con người có sức mạnh, nội lực. - Múa giáo → thế động → gợi trình độ thuần thục của nghề cung kiếm trong thao tác thực hành, có chút phô trương, biểu diễn. HS đọc và trả lời → Dịch chưa thật đạt → Thơ Đường luật chữ Hán rất hàm súc, uyên bác, khó dịch cho thấu đáo. → Dịch giả muốn giữ đúng luật thơ (nhị tứ lục phân minh: chữ 2, 4, 6 đối thanh, bài thơ có luật trắc" thanh 2, 4, 6: T-B-T) HS đọc và trả lời - Khí thôn ngưu - “nuốt trôi trâu” → phù hợp với hình ảnh so sánh phóng đại: “ba quân như hổ báo” HS đọc và trả lời - Vẻ đẹp của con người thời Trần - chân dung tự họa của tác giả: + Tư thế: “cầm ngang ngọn giáo” → chủ động, hiên ngang, oai hùng. + Tầm vóc: con người đối diện với non sông đất nước" lớn lao, kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ, sánh ngang, thậm chí như át cả ko gian bát ngát mở ra theo chiều rộng của núi sông trong thời gian dằng dặc (“mấy thu”- con số tượng trưng chỉ thời gian dài). HS đọc và trả lời - Ba quân: 3 đạo quân (tiền- trung- hậu quân) → chỉ quân đội nhà Trần. HS đọc và trả lời - Biện pháp nghệ thuật: so sánh phóng đại. Sức mạnh của quân đội - Sức mạnh của hổ báo nhà Trần (có thể nuốt trôi trâu) → Sức mạnh vật chất và tinh thần quyết chiến quyết thắng, khí thế hào hùngcủa quan đội nhà Trần- đội quân mang hào khí Đông A. - Cách nhìn của tác giả: vừa mang nhãn quan hiện thực khách quan vừa là cảm nhận chủ quan, kết hợp yếu tố hiện thực và lãng mạn.
HS đọc và trả lời - Công danh trái: món nợ công danh. - Công danh nam tử: sự nghiệp công danh của kẻ làm trai. - Công danh:+ lập công (để lại sự nghiệp + lập danh (để lại tiếng thơm) → Công danh biểu hiện chí làm trai của trang nam nhi thời PK: phải làm nên sự nghiệp lớn, vì dân, vì nước, để lại tiếng thơm cho đời, được mọi người ngợi ca, tôn vinh. Đó là lí tưởng sống tích cực, tiến bộ" Sự nghiệp công danh của cá nhân thống nhất với sự nghiệp chung của đất nước- sự nghiệp chống giặc ngoại xâm cứu dân, cứu nước, lợi ích cá nhân thống nhất với lợi ích của cộng đồng. → Chí làm trai của Phạm Ngũ Lão có tác dụng cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỉ, sẵn sàng chiến đấu hi sinh cho sự nghiệp cứu nước, cứu dân để “cùng trời đất muôn đời bất hủ”.
HS đọc và trả lời - Vũ Hầu- Khổng Minh Gia Cát Lượng- bậc kì tài, vị đại quân sư nổi tiếng tài đức, bậc trung thần của Lưu Bị thời Tam Quốc. HS đọc và trả lời - Thẹn → hổ thẹn → Phạm Ngũ Lão thẹn chưa có được tài mưu lược lớn như Gia Cát Lượng đời Hán để trừ giặc, cứu nước. Các nhà thơ trung đại mang tâm lí sùng cổ (lấy giá trị xưa làm chuẩn mực), thêm nữa từ sự thật về Khổng Minh → Nỗi tự thẹn của Phạm Ngũ Lão là hiển nhiên. Song xưa nay, những người có nhân cách lớn thường mang trong mình nỗi thẹn với người tài hoa, có cốt cách thanh cao → cho thấy sự đòi hỏi rất cao với bản thân. → Hoài bão lớn: ước muốn trở thành người có tài cao, chí lớn, đắc lực trong việc giúp vua, giúp nước. → Đó là nỗi thẹn tôn lên vẻ đẹp tâm hồn tác giả, thể hiện cái tâm vì nước, vì dân cao đẹp.
HS đọc và trả lời - Sống phải có hoài bão, ước mơ và biết mơ ước những điều lớn lao. - Nỗ lực hết mình và ko ngừng để thực hiện hoài bão và hoàn thiện bản thân. - Gắn khát vọng, lợi ích của bản thân với lợi ích của tổ quốc, nhân dân. |
I. Tìm hiểu chung: 1. Vài nét về tác giả Phạm Ngũ Lão:
Sgk.
2. Sự nghiệp thơ văn: Tác phẩm còn lại: 2 bài thơ + Thuật hoài. + Vãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương. II. Đọc- hiểu văn bản: 1. Đọc.
2. Thể thơ và bố cục: - Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. - Bố cục: 2 phần. + Hai câu đầu: Hình tượng con người và quân đội thời Trần. + Hai câu sau: Chí làm trai- tâm tình của tác giả.
3. Tìm hiểu văn bản: a. Hai câu đầu: - Hoành sóc: cắp ngang ngọn giáo → thế tĩnh → tư thế chủ động, tự tin, điềm tĩnh - Múa giáo → thế động → gợi trình độ thuần thục của nghề cung kiếm
→ Dịch chưa thật đạt
→ Dịch giả muốn giữ đúng luật thơ (nhị tứ lục phân minh: chữ 2, 4, 6 đối thanh, bài thơ có luật trắc→ thanh 2, 4, 6: T-B-T)
- Khí thôn ngưu- “nuốt trôi trâu” → phù hợp với hình ảnh so sánh phóng đại: “ba quân như hổ báo” - Vẻ đẹp của con người thời Trần - chân dung tự họa của tác giả: + Tư thế: “cầm ngang ngọn giáo” → chủ động, hiên ngang, oai hùng. + Tầm vóc: con người đối diện với non sông đất nước" lớn lao, kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ, sánh ngang, thậm chí như át cả ko gian bát ngát mở ra theo chiều rộng của núi sông trong thời gian dằng dặc (“mấy thu”- con số tượng trưng chỉ thời gian dài).
- Ba quân: 3 đạo quân (tiền- trung- hậu quân) → chỉ quân đội nhà Trần. - Biện pháp nghệ thuật: so sánh phóng đại. Sức mạnh của quân đội - Sức mạnh của hổ báo nhà Trần (có thể nuốt trôi trâu) → Sức mạnh vật chất và tinh thần quyết chiến quyết thắng, khí thế hào hùng của quân đội nhà Trần- đội quân mang hào khí Đông A.
b. Hai câu sau: - Công danh trái: món nợ công danh. - Công danh nam tử: sự nghiệp công danh của kẻ làm trai. - Công danh: + lập công (để lại sự nghiệp) + lập danh (để lại tiếng thơm) → Công danh biểu hiện chí làm trai của trang nam nhi thời PK: phải làm nên sự nghiệp lớn, vì dân, vì nước, để lại tiếng thơm cho đời, được mọi người ngợi ca, tôn vinh.
→ Chí làm trai của Phạm Ngũ Lão có tác dụng cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỉ, sẵn sàng chiến đấu hi sinh cho sự nghiệp cứu nước, cứu dân để “cùng trời đất muôn đời bất hủ”.
- Vũ Hầu- Khổng Minh Gia Cát Lượng - Thẹn → hổ thẹn → Phạm Ngũ Lão thẹn chưa có được tài mưu lược lớn như Gia Cát Lượng đời Hán để trừ giặc, cứu nước. → Hoài bão lớn: ước muốn trở thành người có tài cao, chí lớn, đắc lực trong việc giúp vua, giúp nước. → Đó là nỗi thẹn tôn lên vẻ đẹp tâm hồn tác giả, thể hiện cái tâm vì nước, vì dân cao đẹp. * Bài học đối với thế hệ thanh niên ngày nay: - Sống phải có hoài bão, ước mơ và biết mơ ước những điều lớn lao. - Nỗ lực hết mình và ko ngừng để thực hiện hoài bão và hoàn thiện bản thân. - Gắn khát vọng, lợi ích của bản thân với lợi ích của tổ quốc, nhân dân. III. Tổng kết bài học: 1. Nội dung: Bài thơ là bức chân dung tinh thần của tác giả đồng thời cũng là vẻ đẹp của con người thời Trần- có sức mạnh, lí tưởng, nhân cách cao đẹp, mang hào khí Đông A. 2. Nghệ thuật: - Thủ pháp gợi, thiên về ấn tượng bao quát, hàm súc. - Bút pháp nghệ thuật hoành tráng có tính sử thi với hình tượng thơ lớn lao, kì vĩ. |
Trên đây là một phần giáo án bài học Tỏ lòng, Tài liệu.vn mời quý thầy cô đăng nhập để tải về máy toàn bộ giáo án và nhiều tài liệu khác có liên quan. Ngoài ra, quý thầy cô có thể tham khảo thêm những tài liệu dưới đây để quá trình soạn giáo án được thuận tiện hơn:
Hơn nữa, quý thầy cô có thể chuẩn bị giáo án tiếp theo bằng cách tham khảo thêm bài giảng Cảnh ngày hè. Chúc quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu hay và nhiều giáo án sáng tạo.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 4: Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu Trọng Thủy
16 p | 1348 | 74
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 9: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
8 p | 656 | 67
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 12: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
9 p | 795 | 62
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 10: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam
17 p | 1060 | 60
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 3: Chiến thắng Mtao Mxây
14 p | 1414 | 56
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 1: Tổng quan văn học Việt Nam
17 p | 857 | 55
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 5: Uy Lít Xơ trở về
20 p | 824 | 51
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 10: Đọc thêm Lời tiễn dặn
10 p | 383 | 48
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 10: Ca dao hài hước
13 p | 623 | 47
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 4: Lập dàn ý bài văn tự sự
9 p | 615 | 36
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 14: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tt)
9 p | 635 | 32
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 10: Luyện tập viết đoạn văn tự sự
8 p | 474 | 30
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 2: Viết bài làm văn số 1
6 p | 371 | 29
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 2: Văn bản
11 p | 775 | 29
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 2: Khái quát văn học dân gian việt nam
43 p | 858 | 29
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 2: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo)
9 p | 725 | 24
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 10: Trả bài làm văn số 2, ra đề bài số 3
9 p | 294 | 19
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 3: Văn bản (tt)
7 p | 287 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn