intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Sinh học 10 bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch

Chia sẻ: Trần Ngọc An | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

1.011
lượt xem
80
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đây là một số giáo án về Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch dành cho các thầy cô và các em học sinh tham khảo để học tập và nâng cao kiến thức về môn Sinh học 10. Thông qua những giáo án này, các em sẽ nắm bắt được một số khái niệm cơ bản về bệnh truyền nhiễm, cách lây lan và các tác nhân gây bệnh để qua đó nâng cao ý thức phòng tránh bệnh. Bên cạnh đó, các em cũng được bổ sung một số kiến thức cơ bản nhất về miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu, miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Sinh học 10 bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch

  1. Giáo án Sinh học 10 Tuần: 38 Tiết: BÀI 32: BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH I. MỤC TIÊU: 1) Kiến thức: - HS nắm được khái niệm cơ bản về bệnh truyền nhiễm, cách lan truyền của các tác nhân gây bệnh để qua đó nâng cao ý thức phòng tránh, giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng. - HS nắm được khái niệm cơ bản về miễn dịch. Phân biệt được miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu, miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch. 2) Kỹ năng: Rèn một số kỹ năng sau: - Làm việc với SGK. - Quan sát, phân tích, tổng hợp so sánh => kiến thức. - Khái quát hóa kiến thức. - Vận dụng vào thực tế. - Hoạt động nhóm. 3) Thái độ: - Làm việc tích cực. - Chú ý lắng nghe, tham gia bài tốt. II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN: - Tham khảo SGK - Sơ đồ. - Thông tin bổ sung. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1) Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số. 2) Kiểm tra bài cũ: - Virut xâm nhập và gây bệnh cho VSV, thực vật và côn trùng như thế nào ? - Nêu các biện pháp phòng tránh bệnh do virut gây nên. 3) Bài mới: - GV yêu cầu HS kể tên một số bệnh truyền nhiễm mà con người dễ mắc phải. - Đa phần ta thường thấy, nếu như bệnh nhẹ thì chúng ta sẽ tự khỏi bệnh, nguyên nhân là do đâu? Dựa theo câu trả lời của HS mà GV có thể dẫn dắt vào bài: để hiểu rõ hơn về một số bệnh truyền nhiễm và khả năng chóng lại bệnh tật của cơ thể như thế nào thì chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG 1: BỆNH TRUYỀN NHIỄM Thời Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung gian 1. Bệnh truyền nhiễm - GV đặt câu hỏi thảo luận. - HS thảo luận: + Như thế nào gọi là bệnh + Nghiên cứu SGK. truyền nhiễm ? + Vận dụng các kiến thức + Để gây bệnh truyền nhiễm thực tế.
  2. Giáo án Sinh học 10 trước hết phải xuất hiện - Đại diện lớp trình bài, các những điều kiện gì? em khác bổ sung. + Ở Việt Nam vào mùa khô và mùa mưa thường xuất hiện những loại bệnh nào? Tác hại của nó? - HS khái quát các nội  Bệnh truyền nhiễm là - GV nhận xét và yêu cầu HS dung: khái niệm, tác nhân bệnh lây lan từ cá thể này khái quát kiến thức. gây bệnh, điều kiện gây sang cá thể khác. bệnh.  Tác nhân gây bệnh: vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh hoặc virút.  Điều kiện gây bệnh: - Độc lực: tổng các điều kiện giúp VSV vượt qua rào cản bảo vệ của cơ thể Để tăng cường khả năng gây bệnh.. - Số lượng nhiễm đủ lớn. - Con đường xâm nhập thích hợp. 2. Phương thức lây truyền - GV hỏi: bệnh truyền nhiễm - HS vận dụng hiểu biết lây lan qua những con đường thực tế, trao đổi trả lời: nào? Cho VD cụ thể. + Lây qua không khí: bệnh lao. + Qua ăn uống: tả lị. + Qua một số loài động vật - GV nhận xét và bổ sung. khác: gia cầm. a) Truyền ngang - Qua sol khí: hắt hơi, ho. - GV thông báo, khi mắc - Qua đường tiêu hóa. bệnh thường thì cơ thể sẽ qua - Qua tiếp xúc trực tiếp: đồ các giai đoạn: phơi nhiễm, ủ dùng hàng ngày… bệnh, bệnh, cơ thể bình phục. - Qua động vật cắn hay đốt. Mỗi giai đoạn có những đặc b) Truyền dọc điễm riêng biệt. - Truyền từ mẹ sang con. - Nhiễm qua sữa mẹ hay khi sinh nở. - GV yêu cầu học sinh đọc 3. Các bệnh truyền nhiễm từng phần và lên bảng ghi nội thường gặp do virut : dung từng phần vào bảng - Bệnh đường hô hấp. phụ. - Bệnh đường tiêu hóa. - Bệnh hệ thần kinh. GV gọi HS lên bảng. - HS hoạt động nhóm. - Bệnh lây qua đường sinh dục. - Bệnh da.
  3. Giáo án Sinh học 10 Tên VSV Phương Cách bệnh gây thức phòng bệnh lây tránh truyền Tả, lị HIV Cúm Lao * Lưu ý: Phòng tránh bệnh truyền nhiễm - Tiêm phòng văcxin - Kiểm soát vật trung gian truyền bệnh. - Vệ sinh cá nhân và môi trường sống. Tên bệnh VSV gây bệnh Phương thức lây truyền Cách phòng tránh Tả, lị Vi khuẩn Qua ăn uống (tiêu hoá). Vệ sinh ăn uống. HIV/AIDS Virut HIV 3 cách: qua máu; quan hệ An toàn trong truyền tình dục; mẹ sang con. máu và tình dục. Viêm não Hệ thần kinh. Lao Vi khuẩn lao Hô hấp. Cách li bệnh Vệ sinh môi trường. Hoạt động 2: MIỄN DỊCH Thời Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung gian Khái niệm: - GV nhắc lại câu hỏi đầu - HS dựa vào SGK trả lời - MD là khả năng của cơ giờ: vì sao khi mắc bệnh nhẹ + Miễn dịch thể hống lại các tác nhân thì cơ thể tự hết? + Nêu khái kiệm và có 2 gây bệnh. - GV hỏi: miễn dịch là gì và loại miễn dịch: MDĐH và - Có 2 loại MD. có mấy loại? MDKĐH. + Miễn dịch đặc hiệu. - GV giảng giải thêm về MD + Miễn dịch không đặc của cơ thể và nhấn mạnh các hiệu. cơ chế bảo vệ của cơ thể là rất phức tạp và hoàn hảo. 1. Miễn dịch không đặc - GV nhắc lại 2 loại MD và - HS tham khảo SGK trả hiệu hỏi: lời: + MDKĐH là gì? Cho ví dụ. + Khái niệm và cơ chế tác * Định nghĩa: MDKĐH + Cơ chế tác động, vai trò ? động, cũng như vai trò của là miễn dịch tự nhiên MDKĐH. mang tính bẩm sinh. - GV nhận xét và nói rõ thêm * Cơ chế tác động và vai về các hàng rào bảo vệ của cơ trò: thể. + Không đòi hỏi có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên (chất lạ khi xâm nhập vào cơ thể sống). + Có tác dụng trước khi
  4. Giáo án Sinh học 10 cơ chế miễn dịch đặc hiệu chưa kịp phát huy tác dụng. 2. Miễn dịch đặc hiệu * Khái niệm: là miễn dịch được hình thành để - GV hỏi: - HS nghiên cứu SGK trả đáp lại một cách đặc hiệu + MDĐH là gì? lời: sự xâm nhập của kháng nguyên lạ. a) Miễn dịch thể dịch - GV hỏi: MD thể dịch là gì? - HS nghiên cứu SGK kết Vai trò của MD thể dịch? hợp kiến thức cũ trả lời nhanh: + Phân biệt được kháng nguyên, kháng thể. + Cơ chế hoạt đông giống như chìa khóa và ổ khóa. * Miễn dịch thể dịch là -GV nhận xét và yêu cầu HS miễn dịch sản xuất ra khái quát. kháng thể (có trong máu và bạch huyêt). + Kháng nguyên là chất lạ có khả năng kích thích cơ thể tạo đáp ứng miễn dịch. + Kháng thể là protein sản xuất ra để đáp ứng lại sự xâm nhập của kháng nguyên lạ. + Cách phản ứng: KN phản ứng đặc hiệu với KT b) Miễn dịch tế bào * MDTB là mễn dịch có - GV hỏi: miễn dịch tế bào là - HS tham khảo SGK sự tham gia của các tế bào gì? T độc. + Nó có vai trò như thế nào ? * Vai trò: tiết ra protein độc để làm tan tế vào nhiễm, khiến virut không nhân lên được. 3. Phòng chống bệnh -GV liên hệ thực tiễn: kể tên truyền nhiễm: một số loại thuốc kháng sinh + Tiêm vacxin. được chế tạo ra hiên nay. + Kiểm soát vật trung gian. + Giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng. 4) Củng cố : Câu 1: Bệnh truyền nhiễm là gì ? A. Bệnh lây truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau.
  5. Giáo án Sinh học 10 B. Bệnh do gen quy định và được truyền từ cá thể này sang cá thể khác. C. Bệnh bẩm sinh, cá thể mới sinh ra đã có. D. Bệnh lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác. * Câu 2: Cơ thể tiếp xúc với tác nhân gây bệnh trong tiến trình nhiễm bệnh, được gọi là: A. giai đoạn 1: giai đoạn phơi nhiễm.* B. giai đoạn 2: giai đoạn ủ bệnh. C. giai đoạn 3: giai đoạn bệnh. D. giai đoạn 4: triệuchứng giảm dần, cơ thể bình phục. Câu 3: Bệnh tiêu chảy do virut gây nên lây truyền theo đường: A. hô hấp B. tiêu hóa C. quan hệ tình dục D. niệu Câu 4: Miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh được gọi là: A. miễn dịch đặc hiệu B. miễn dịch thể dịch C. miễn dịch không đặc hiệu D. miễn dịch tế bào 5) Dặn dò: - Học bài cũ, trà lời câu hỏi SGK. - Đọc mục “em có biết” - Ôn tập toàn bộ phần vi sinh IV. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………..
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2