Hoạt động 1: “Đặt vấn đề vào bài giảng mới” – (2’)
GV: Đặt vấn đề vào bài giảng mới
“Trong đời sống hàng ngày chúng ta gặp rất nhiều chuyển động cơ, trong chuyển động cơ của vật có thể là tuần hoàn hoặc không tuần hoàn. Mà dao động tuần hoàn đơn giản nhất là dao động điều hòa. Vậy dao động điều hòa là gì? Chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay”
HS: Lắng nghe và nhận thức vấn đề cần nghiên cứu
Hoạt động 2: “ Tìm hiểu về dao động cơ” (10’)
GV: Yêu cầu học sinh nêu một số ví dụ về dao động cơ thường gặp trong thực tế.
HS: Thực hiện yêu cầu của gv.
GV: Nhận xét và bổ xung thêm:
Khi có gió nhẹ: Bông hoa lay động trên cành cây. Hoặc trên mặt hồ gợn sóng mẩu gỗ nhỏ bồng bềnh nhấp nhô, hay chiếc thuyền nhấp nhô tại chỗ cột neo.
- Khi gẩy mạnh đàn ghi ta: Dây đàn rung động trên bầu đàn.
- Khi đồng hồ treo tường hoạt động: Quả lắc đồng hồ đu đưa sang trái rồi lại sang phải.
Hãy quan sát chuyển động của chúng trong phạm vi hẹp ta thấy: “ Chúng dao động xung quanh vị trí cân bằng của vật”. Chuyển động của chúng như vậy gọi là dao động cơ.
HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
GV: Đặt vấn đề chuyển tiếp sang tiểu mục 2 phần I.
“ Dao động cơ của vật rất phong phú. Có thể vật dao động tuần hoàn hoặc không tuần hoàn.
Chẳng hạn: Quan sát quả lắc đồng hồ khi hoạt động ta thấy: Cứ sau khoảng thời gian nhất định là 0,5 s thì nó lại đi qua vị trí thấp nhất và chuyển động từ trái sang phải. Hay nói cách khác: Cứ sau khoảng thời gian bằng nhau (Gọi là chu kì), vật trở về vị trí cũ theo hướng cũ thì dao động của vật gọi là dao động tuần hoàn”
Vậy thế nào là dao động tuần hoàn?
HS: Lắng nghe và trả lời câu hỏi của gv.
GV: Nhận xét và khái quát vấn đề.
HS: Ghi nhớ.
GV: Giai đoạn nhỏ nhất được lặp lại trong dao động tuần hoàn gọi là dao động toàn phần.
HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
GV: Dao động tuần hoàn đơn giản nhất là dao động điều hòa.
Vậy thế nào là dao động điều hòa, chúng ta nghiên cứu phần II.
HS: Lắng nghe, nhận thức vấn đề cần nghiên cứu và ghi bài.
Hoạt động 3: “Nghiên cứu phương trình dao động điều hòa”- (21’)
GV: Dùng hình vẽ một vật M chuyển động trên đường tròn (hình vẽ GSK)
HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
GV: Nhìn trên hình vẽ: Hãy cho biết tại vị trí Mo vật được xác định bởi góc nào? Và tại vị trí M vật được xác định bởi góc nào?
HS: Thực hiện yêu cầu của gv.
GV: Nhận xét và khái quát vấn đề.
HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
GV: Khi P là hình chiếu của M lên trục X khi đó tọa độ x = OP có phương trình như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Khái quát vấn đề
“Biến thiên theo thời gian theo định luật dạng cos, mà hàm sin hay cosin là hàm dao động điều hòa. Nên dao động của điểm P là một dao động điều hòa”
HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
|
I- DAO ĐỘNG CƠ
1. Thế nào là dao động cơ?
* Ví dụ: (SGK)
* Chuyển động qua lại của vật xung quanh vị trí cân bằng. Gọi là dao động cơ.
* Vị trí cân bằng của vật thường là vị trí khi vật đứng yên
2. Dao động tuần hoàn
* Nếu sau những khoảng thời gian bằng nhau(gọi là một chu kì), vật trở về vị trí cũ theo hướng cũ thì dao động của vật gọi là dao động tuần hoàn.
- Giai đoạn nhỏ nhất được lặp lại trong dao động tuần hoàn gọi là dao động toàn phần.
- Dao động tuần hoàn đơn giản nhất là dao động điều hòa.
II- PHƯƠNG TRÌNH CỦA DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA:
1. Thí dụ: Xét một điểm M chuyển động tròn đều theo chiều dương trên đường tròn với tốc độ góc \(\omega \) (hình vẽ)
-Tại thời điểm ban đầu t = 0, vật ở vị trí M0 được xác định bởi góc \({P_1}0{M_0} = \varphi \left( {Rad} \right)\)
- Sau t giây, vật chuyển động đến vị trí M được xác định bởi góc \({P_1}0M = \varphi \left( {Rad} \right)\)
Khi đó tọa độ x = OPcủa điểm P có phương trình:
\(x{\rm{ }} = {\rm{ }}OMcos\left( {\omega t{\rm{ }} + \varphi } \right)\)
Đặt OM = A
\(x{\rm{ }} = {\rm{ }}Acos\left( {\omega t{\rm{ }} + \varphi } \right)\) (1.1)
Vậy: Dao động của điểm P là dao động điều hoà.
Trong đó \(A,\omega ,\phi \) là hằng số.
2. Định nghĩa: (SGK)
“ Dao động điều hòa là dao động trong đó li độ X của vật là một hàm cosin ( hay hàm sin) của thời gian”
|