Hoạt động 1 : ( 25’ )
Nghiên cứu môi trường truyền âm
- Yêu cầu HS nghiên cứu TN nghiệm trong SGK trong 1 phút rồi tham gia cùng nhóm chuẩn bị TN
- GV giúp đỡ HS lắp ráp TN và cho tiến hành thí nghiệm và nhận xét
- HD học sinh thảo luận kết quả TN theo câu hỏi C1 và C2
- GV chốt lại ý đúng
- Yêu cầu HS đọc thí nghiệm 2 SGK và bố trí TN như hình 13.2.
- Chú ý mỗi nhóm có 3 bạn , bạn A gõ sao cho bạn B đứng bên cạnh không nghe thấy tiếng gõ mới được
- Qua TN yêu cầu HS trả lời câu C3
+ Trong 2 môi trường rắn và khí, môi trường nào truyền âm mạnh hơn ?
- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi :
+ Thí nghiệm cần dụng cụ gì ?
+ Âm truyền đến tai qua những môi trường nào ?
+ Âm có truyền qua môi trường nước (chất lỏng) hay không ?
- GV treo tranh hình 13.4 giới thiệu dụng cụ TN và cách tiến hành TN
- Cho HS tham khảo mục 4 SGK để trả lời câu C5
+ Âm có truyền được trong chân không hay không ?
- GV thông báo thêm tại sao môi trường chân không không truyền được âm thanh chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu ở các lớp trên.
+ Qua các TN nghiệm trên các em rút ra được kết luận gì ? Hãy điền vào phần chỗ trống trong mục kết luận ở SGK.
- Có một hiện tượng : nếu đứng trong khoảng giữa 2 cái loa phát thanh ta có thể nghe âm phát ra từ 2 loa không đồng thời cùng nhau, tại sao có hiện tượng đó ? ta nghiên cứu mục tiếp theo
- Yêu cầu HS đọc thông báo mục 5 và trả lời câu hỏi :
+ Âm thanh truyền nhanh nhưng có thời gian không ?
+ Trong môi trường vật chất nào âm truyền nhanh nhất ?
+ Trong thí nghiệm 2 tại sao bạn C nghe thấy tiếng gõ mà bạn B không nghe thấy ?
+ Giải thích hiện tượng âm phát ra từ 2 loa không đồng thời cùng nhau ?
|
Thí nghiệm 1 :
- Khi gõ mạnh trống 1à cả 2 quả cầu đều dao động và quả cầu 1 dao động mạnh hơn quả cầu 2
+ C1 : quả cầu 2 dao động vậy âm đã được không khí truyền từ mặt trống 1 đến mặt trống 2
+ C2 : Biên độ dao động của quả cầu 2 nhỏ hơn biên độ dao động của quả cầu 1. Điều này chứng tỏ càng xa nguồn âm, âm càng nhỏ.
Thí nghiệm 2 :
- HS trong nhóm làm TN, thay đổi vị trí cho nhau để tất cả cùng thấy được hiện tượng
+ C3 : Âm truyền đến tai bạn C theo môi trường rắn (gỗ)
+ Chất rắn truyền âm mạnh hơn chất khí
Thí nghiệm 3 :
- HS bố trí và tiến hành thí nghiệm, lắng tai nghe và phân tích
+ Âm truyền được đến tai qua môi trường khí, rắn, lỏng.
+ Âm không truyền qua chân không.
+ Âm có thể truyền qua những môi trường như rắn, lỏng, khí và không thể truyền qua chân không.
+ Ở vị trí càng xa nguồn âm thì âm nghe càng nhỏ.
- HS tham khảo SGK và trả lời câu hỏi :
+ Âm truyền đi nhanh nhưng cần thời gian.
+ Thép truyền âm nhanh nhất, không khí truyền âm kém nhất.
+ Gỗ (chất rắn) truyền âm tốt hơn không khí.
+ Đứng gần loa nào hơn thì nghe âm của loa đó trước vì quãng đường truyền âm ngắn hơn.
|
I/ Môi trường truyền âm :
- Không khí truyền được âm thanh.
- Độ to của âm càng giảm khi xa nguồn âm.
- Chất rắn truyền âm mạnh hơn chất khí.
- Âm thanh truyền được trong chất lỏng
- Âm không truyền qua chân không.
II/ Vận tốc truyền âm :
- Vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s
- Vận tốc truyền âm trong nước là 1500m/s
|