intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Vật lý 7 bài 7: Gương cầu lồi

Chia sẻ: Hoàng đình Khang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

444
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bộ sưu tập bao gồm những giáo án bài 7: Gương cầu lồi môn Vật lý lớp 7 có nội dung bám sát trọng tâm bài học, giúp thầy và trò đạt được mục tiêu chương trình dạy đề ra. Qua đây học sinh nhanh chóng xác định tính chất ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi. Nhận xét và so sánh được vùng nhìn thấy được của gương cầu lồi với gương phẳng. Giải thích được ứng dụng của gương cầu lồi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Vật lý 7 bài 7: Gương cầu lồi

GIÁO ÁN VẬT LÝ 7

BÀI 7 : GƯƠNG CẦU LỒI

A/ MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

- Nắm được tính chất ảnh của 1 vật tạo bởi gương cầu lồi

2. Kĩ năng:

- Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn của gương phẳng có cùng kích thước.

- Giải thích được ứng dụng của gương cầu lồi.

3. Thái độ:

- Có ý thức vận dụng kiến thức để giải thích 1 số hiện tượng đơn giản .

- Nghiêm túc trong giờ học.

B/ CHUẨN BỊ : đối với mỗi nhóm

  • 1 gương cầu lồi, gương phẳng có cùng kích thước với gương cầu lồi, cây nến, bao diêm.

C/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1.Ổn định : 1’

2.KT Bài cũ: 5’- BT C5/17 Sgk

3. Bài mới: Tạo tình huống học tập:

Nhìn vào gương phẳng ta thấy ảnh của mình trong gương. Nếu gương có mặt phản xạ là mặt ngoài của 1 phần mặt cầu thì ta có nhìn thấy ảnh của mình trong gương không ?

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HĐ CỦA HỌC SINH

GHI BẢNG

Hoạt động 1 : ( 20’ )

 Tìm hiểu tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lồi 

GV: đặt vấn đề như Sgk

GV: cho hs chia nhóm, bố trí TN h7.1 →hs quan sát ảnh qua gương cầu lồi

→ cho hs trả lời C1à nhận xét các tính chất của ảnh

GV: hd các nhóm bố trí TN h7.2 để kiểm tra các nhận xét rút ra từ TN h7.1

GV: lưu ý các nhóm về khoảng cách trước mỗi gương của mỗi cây nến là bằng nhau.

→ gv cho các nhóm tiến hành TN và quan sát 2 ảnh → so sánh độ lớn ảnh của 2 cây nến tạo bởi 2 gương ?

GV: cho các nhóm trình bày kết quả TN

→  cho hs rút ra nhận xét

→ điền từ phần kết luận

Hs: chia nhóm, bố trí TN h7.1

→ q/sát  → n/x tính chất của ảnh

 

Hs: tiến hành TN h7.2 chứng minh ảnh ảo

 

→ so sánh 2 ảnh

 

-Hs: rút ra kết luận

 

 

I. Ảnh của 1 vật tạo bởi gương cầu lồi:

1. Quan sát :

2. Thí nghiệm:

           (Sgk/20)

 

3. Kết luận:

Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật.

 

Hoạt động 2 : ( 12’ )

 Tìm hiểu vùng nhìn thấy của gương cầu lồi 

GV: cho hs đọc nghiên cứu Sgk

→ gv h/dẫn hs cách bố trí và các bước tiến hành TN h7.3

GV: lưu ý hs: khi làm TN phải giữ nguyên tư thế ngồi, vị trí đặt gương đặt gương cầu lồi đúng vị trí gương phẳng

GV: cho hs tiến hành TN à trả lời C2

→ rút ra nhận xét

→ điền từ kết luận

Hs: đọc nghiên cứu TNà tiến hành bố trí TN h7.3

 

→  trả lời C2

 

Hs: rút ra kết luận

II. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi:

1. Thí nghiệm:

                (Sgk/21)

 

 

2. Kết luận:

- Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.

 

 

 

 

 

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Gương cầu lồi. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.

Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 7 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 7 - Bài 7:Gương cầu lồi

Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:

>>  Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 7 Bài 8: Gương cầu lõm

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2