Giáo dục giới tính cho học sinh THCS Hà Nội<br />
phù hợp với tuổi dậy thì hiện nay<br />
<br />
Mai Văn Hưng1*, Nguyễn Thị Thu Huyền2<br />
1,2<br />
Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
144 Xuân Thuỷ, Hà Nội, Việt Nam<br />
Tóm tắt<br />
Giáo dục giới tính phù hợp với tuổi dậy thì của học sinh có vai trò rất<br />
quan trọng, do trong giai đoạn này trẻ đang trong lứa tuổi vị thành niên với<br />
những nhạy cảm cao về tính dục và tình dục, trẻ rất dễ bị sai làm trong quan hệ<br />
với người khác giới cũng như thiếu những hiểu biết về chính cơ thể mình. Chính<br />
vì vậy việc giáo dục giới tính phù hợp với nhu cầu hiểu biết về giới và giới tính<br />
của học sinh là vô cùng quan trọng, có nhiều hình thức giáo dục giới tính khác<br />
nhau mang lại hiệu quả như: Giáo dục giới tính thông qua tích hợp vào bài học<br />
chính khóa; Giáo dục giới tính ngoài giờ học chính khóa; Giáo dục giới tính<br />
lồng ghép với các hoạt động giáo dục khác.<br />
Từ khóa: giáo dục giới tính, học sinh, tuổi dậy thì.<br />
1. Mở đầu<br />
Giáo dục giới tính cho học sinh các trường THCS tại Hà Nội hiện nay qua các<br />
khảo sát thường niên của nhiều cơ quan nghiên cứu về giới đã cho thấy nó chưa<br />
được chú trọng đúng mức [1]. Trong khi đó, ở lứa tuổi này , tâm - sinh lí của học<br />
sinh đã có sự thay đổi lớn: cơ quan sinh sản của các em đã phát triển, bản năng<br />
sinh dục xuất hiện một cách vô ý thức. Bên cạnh đó thì bộ não của các em cũng<br />
đã phát triển khá hoàn thiện, nảy sinh tình cảm với bạn khác giới. Các em thích<br />
tìm tòi, học hỏi những gì liên quan tới sự thay đổi của cơ thể mình, đặc biệt<br />
những kiến thức về giới và giới tính có liên quan đến những thay đổi về tâm sinh<br />
lí tuổi dậy thì [2]. Vì thế việc định hướng giáo dục giới tính trong nhà trường là<br />
hết sức cần thiết.<br />
Thực trạng hoạt động giáo dục giới tính và giáo dục kĩ năng sốnghiện nay tại các<br />
trường THCS thực sự hiệu quả đến đâu? giáo viên có tránh né dẫn đến tình trạng<br />
học sinh không biết hỏi ai những vấn đề giới tính nhạy cảm hay không? Điều<br />
quan trọng dẫn đến tình trạng trên là do chính các giáo viên cũng đang rất bối<br />
rối và chưa tìm ra phương pháp dạy hiệu quả mà không bị nhạy cảm thái quá.<br />
Nguyên nhân của thực trạng này là người dạy chưa hiểu đúng bản chất của<br />
người học, vì vậy nên có cách tiếp cận theo hướng giáo dục giới tính dựa trên<br />
các giá trị văn hóa đặc trưng cho vùng miền và lứa tuổi khác nhau của học sinh,<br />
đặc biệt cần GDGT trên cơ sở nhu cầu muốn hiểu biết về giới của chính người<br />
học.<br />
Vì những lí do đó, chúng tôi thực hiện: Nghiên cứu các hình thức giáo dục giới<br />
tính cho học sinh THCS Hà Nội phù hợp với tuổi dậy thì.<br />
... Kết luận<br />
Như vậy để giáo dục giới tính cho vị thành niên hấp dẫn và có hiệu quả<br />
hơn, cần có những nội dung hấp dẫn chung cho cả hai giới cũng như những nội<br />
dung riêng đặc trưng cho mỗi giới, giáo dục những vấn đề được coi là “chỗ<br />
ngứa” của người học. Hình thức giáo dục giới tính cần đa dạng phong phí, thông<br />
qua các bài học trên lớp đối với các môn liên quan như Sinh học, Giáo dục công<br />
dân, Địa lí. Giáo dục các hình thức tự vệ khi bị xâm hại tình dục, các hình thức<br />
tiếp xúc với người khác giới,…Các hình thức đa dạng khác khi học ngoài giờ<br />
lên lớp như tham quan, khám phá thiên nhiên, giao lưu học hỏi, tham gia các<br />
hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục kĩ năng sống cũng là<br />
nơi giáo dục giới tính hiệu quả.<br />
Lờ cảm ơn<br />
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội trong đề tài<br />
Mã số: 01X- 12/03-2014-2.<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] Đào Xuân Dũng (2002), Giáo dục giới tính vì sự phát triển của vị thành<br />
niên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
[2] Thiên Giang, Trần Kim Bảng (1967), Giáo dục sinh lí trẻ em, Nxb Giáo dục,<br />
Hà Nội.<br />
[3] Trần Long Giang, Mai Văn Hưng (2012), Đặc điểm các dấu hiệu dậy thì của<br />
học sinh theo vùng sinh thái, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Tập<br />
28, số 1S, 2012.<br />
[4] Mai Văn Hưng (2008), Sinh học sinh sản người, Nxb Đại học Sư phạm, Hà<br />
Nội.<br />