Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong chương trình Sinh học lớp 8 tại trường Phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành
lượt xem 7
download
Sáng kiến: “Tích hợp giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong chương trình Sinh học lớp 8 tại trường Phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành” nhằm cung cấp cho học sinh một phần thông tin về giới tính và các vấn đề về giáo dục sức khỏe giới tính, đồng thời chia sẻ cùng đồng nghiệp một số kinh nghiệm trong vấn đề tích hợp giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong chương trình Sinh học lớp 8 tại trường Phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH HÒA BÌNH TRƯỜNG CĐSP HÒA BÌNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tác giả: Thạc sĩ Nguyễn Vũ A Sa TÍCH HỢP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH VÀ SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC LỚP 8 TẠI TRƯỜNG PT THỰC HÀNH CHẤT LƯỢNG CAO NGUYỄN TẤT THÀNH Năm học 2019-2020
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GV Giáo viên HS Học sinh GDGT Giáo dục giới tính SKSS Sức khỏe sinh sản VTN Vị thành niên
- Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Lí do viết sáng kiến. Lứa tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp giữa trẻ nhỏ và người trưởng thành. Tuy chỉ diễn ra trong vài năm nhưng giai đoạn này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện của cuộc đời mỗi con người. Giai đoạn này được thể hiện bằng sự phát triên nhanh chóng về cả thể chất lẫn trí tuệ, tâm sinh lý, các mối quan hệ xã hội và phát triển cả về mặt tinh thần. Học sinh trung học cơ sở đang ở độ tuổi vị thành niên nên còn nhiều bỡ ngỡ trước sự thay đổi của bản thân khi bước vào tuổi dậy thì và có nhiều tò mò, thắc mắc về vấn đề giới tính nhưng không được giải đáp thỏa đáng. Mặt khác, hiện nay sự phát triển nhanh chong các mặt của đời sống xã hội, sự bùng nổ một cách ồ ạt của các hệ thống truyền tải thông tin như internet, điện thoại di động… đã làm ảnh hưởng đến quan điểm, nhận thức về quan hệ tình dục, tình yêu, hôn nhân ở thanh thiến niên. Nhiều thanh thiếu niên đã bắt đầu quan hệ tình dục trong khi chưa hiểu biết đúng dắn về sức khỏe sinh sản. Sự thiếu hiểu biết này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như: mang thai ngoài ý muốn dẫ đến nạo phá thai ở độ tuổi vị thành niên; sinh con và nuôi con khi độ tuổi còn quá trẻ, làm lỡ dở việc học tập; mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống tinh thần sau này. Cung cấp thông tin về giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên là việc làm cần thiết nhưng một số người vẫn coi đây là vấn đề tế nhị, có thái độ lảng tránh. Bên cạnh đó, ở nhà trường, công tác giáo dục giới tính vẫn còn bỏ ngỏ, chưa có giáo viên chuyên trách về vấn đề này. Ở gia đình, một số phụ huynh còn e dè hoặc thiếu quan tâm đến vấn đè này, một số khác có quan tâm nhưng không đủ kiến thức để giải đáp hết các thắc mắc của con em mình về vấn đề này. Xuất phát từ những lí do trên, tôi xin đưa ra sáng kiến: “Tích hợp giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong chương trình Sinh học lớp 8 tại trường Phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành” nhằm cung cấp cho học sinh một phần thông tin về giới tính và các vấn đề về giáo dục sức khỏe giới tính, đồng thời chia sẻ cùng đồng nghiệp một số kinh nghiệm trong vấn đề tích hợp giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho học sinh. 1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Khái niệm tích hợp Trong tiếng Anh, tích hợp (intergration) là “toàn bộ, toàn thể”, nghĩa là sự phối hợp các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống. Theo từ điển Tiếng Việt: tích hợp là “sự hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp”
- Theo từ điểm Giáo dục học: tích hợp là “hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch giảng dạy”. Như vậy, tích hợp kiến thức là sự kết hợp, lồng ghép, liên kết tri thức của các khoa học khác nhau thành một tập hợp kiến thức toàn vẹn, thống nhất. 1.2.2. Khái niệm dạy học tích hợp Theo UNESCO, dạy học tích hợp các khoa học được định nghĩa là “một cách trình bày các khái niệm và nguyên lý khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau”. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Khải: “dạy học tích hợp là tạo ra các tình huống liên kết tri thức các môn học, đó là cơ hội phát triển các năng lực học sinh. Khi xây dựng các tình huống vận dụng kiến thức, học sinh sẽ phát huy được năng lực tự lực, phát triển tư duy sáng tạo”. Trong dạy học, tích hợp có thể được coi là sự liên kết tri thức của các đối tượng giảng dạy – học tập trong cùng một kế hoạch hoạt động nhằm đảm bảo sự thống nhất, hài hòa, trọn vẹn của hệ thống dạy học nhằm đạt mục tiêu dạy học tốt nhất. Qua đó người học không chỉ lĩnh hội được các tri thức khoa học của môn chính mà cả tri thức khoa học được tích hợp, từ đó hình thành cho người học cái nhìn khái quát, logic, biện chứng đối với các tri thức có cùng đối tượng nghiên cứu. Tích hợp Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong dạy học Sinh học là kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức Sinh học với vấn đề giới tính và sức khỏe sinh sản, làm cho chúng hòa quyện với nhau hợp thành một thể thống nhất. 1.2.3. Khái niệm về giáo dục giới tính Giới tính là tập hợp các đặc điểm riêng biệt, tạo nên sự khác nhau giữa nam và nữ. Giới là sự khác biệt về mặt xã hội giữa nam giới và phụ nữ như vai trò, thá độ, hành vi ứng xử và các giá trị. Vai trò của giới được biết đến thông qua quá trinh học tập và khác nhau theo nền văn hóa và thời gian, do vậy giới có thể thay đổi được. Giáo dục giới tính cho học sinh là hình thành ở họ nhưng chuẩn mực đạo đức của hành vi liên quan đến những lĩnh vực riêng tư, thần kín nhất của đời sống con người, hình thành những quan hệ đạo đức lành mạnh giữa nam và nữ. Giáo dục giới tính có ý nghĩa xã hội quan trọng: - Sự hiểu biết của học sinh về những kiến thức liên quan đến giới, giới tính và những vấn đề tình dục, hôn nhân, gia đình có tác dụng định hướng cho các em
- trong trong quan hệ với các bạn khác giới, các vấn đề về hôn nhân, gia đình sau này. - Sự hiểu biết của học sinh về những vấn đề liên quan đến tuổi dậy thì, đến sinh hoạt tình dục và các bệnh lây lan qua đường tình dục sẽ định hướng cho họ những vấn đề về sinh sản được an toàn, đảm bảo con cái khỏe mạnh. - GDGT là vũ khí quan trọng trong vấn đề kiểm soát dân số, bảo vệ sức khỏe và phát triển con người, giúp cho xã hội bớt đi những gánh nặng không đáng có. 1.2.4. Khái niệm về sức khỏe sinh sản Theo tổ chức Y tế Thế Giới (WHO): Sức khoẻ là một trạng thái hoàn hảo cả về mặt thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh tật hoặc tàn phế. Sức khoẻ sinh sản là trạng thái khoẻ mạnh, hoàn hảo về thể chất, tinh thần và xã hội trong tất cả mọi khía cạnh liên quan đến hệ thống sinh sản, chức năng sinh sản và quá trình sinh sản chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay tổn thương ở bộ máy sinh sản. Sức khoẻ sinh sản bao gồm nhiều khía cạnh, trong đó có cả khía cạnh liên quan đến sức khoẻ tình dục, hệ thống sinh sản, chức năng sinh sản và quá trình sinh sản của con người được hình thành, phát triển, và tồn tại trong suốt cuộc đời. Sức khoẻ sinh sản có tầm quan trọng đặc biệt đối với cả nam giới và nữ giới. Quá trình sinh sản và tình dục là một quá trình tương tác giữa hai cá thể, nó bao hàm sự tự nguyện, tinh thần trách nhiệm và sự bình đẳng. Sức khỏe sinh sản vị thành niên (SKSS VTN): “Là tình trạng khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan đến cấu tạo và hoạt động của bộ máy sinh sản ở tuổi VTN, chứ không chỉ là không có bệnh hay khuyết tật của bộ máy đó”. 1. 3. Phương pháp tiếp cận để tạo ra sáng kiến 1.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu các tài liệu về chủ chương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về công tác giáo dục. Nghiên cứu các bài báo, tập san, luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu. 1.3.2. Phương pháp phỏng vấn Trò chuyện, tiếp xúc với học sinh trong trường Phổ thông Thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành để nắm bắt những nhu cầu, nguyện vong được tìm hiểu về vấn đề giới tính, và sức khỏe sinh sản vị thành niên. 1.3.3. Phương pháp trao đổi với chuyên gia Gặp gỡ, trao đổi với các chuyên gia tâm lý, các bác sĩ sản khoa và đồng nghiệp có kinh nghiệm.
- 1.3.4. Phương pháp thực nghiệm - Mục đích: xác định tính khả thi của việc tích hợp giáo dục giới tinh và sức khỏe sinh sản vị thành niên. - Đối tượng thực nghiệm: học sinh khối 8, trường Phổ thông Thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành 1.4. Mục tiêu của sáng kiến Góp phần giáo dục và nâng cao ý thức về giới tính và sức khỏe sinh sản, giúp học sinh tự điều chỉnh hành vi trong hoạt động để sống tốt hơn, học tập tốt, rèn luyện tốt. Là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản của hoạt động công tác Đội và giảng dạy của đồng nghiệp. 1.5. Đối tượng nghiên cứu Tích hợp giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên
- Chương 2. MÔ TẢ SÁNG KIẾN 2.1. Thực trạng 2.1.1. Thực trạng Học sinh lớp 8 đang ở độ tuổi từ 14-15, đây là lứa tuổi mà trong cơ thể các em diễn ra sự thay đổi mạnh mẽ ở cả nam và nữ, là giai đoạn chuyển từ trẻ con sang người lớn – người ta gọi là lứa tuổi vị thành niên. Ở giai đoạn này có nhiều sự thay đổi cả về mặt thể chất, tinh thần và tình cảm. Các em cảm thấy bỡ ngỡ trước những thay đổi của cơ thể mình, thậm chí có em còn hoang mang lo lắng không biết phải đối mặt thế nào. Vì vậy các em cần được chia sẻ, thổ lộ với người lớn nhất là thầy cô và bố mẹ mình. Hơn thế nữa, ở tuổi này các em thường hay tò mò, thích thử cảm giác lạ. Nếu không được giáo dục đúng cách về giới thì hậu quả khôn lường sẽ xảy ra với các em như yêu sớm, quan hệ tình dục sớm, mang thai sớm hoặc mắc các bệnh lây qua đường tình dục… Sau một thời gian giảng dạy bộ môn Sinh học lớp 8 tôi nhận thấy một điều khá rõ rệt là các em thường cảm thấy ngượng ngùng, xấu hổ không dám nhìn về phía giáo viên, một số em thì tò mò, chỉ trỏ những tranh ảnh trong sách giáo khoa và đưa ra những bình luận không khoa học. Trong buổi thảo luận, các em chưa mạnh rạn trao đổi ý kiến, nếu có trao đổi cũng chỉ là qua loa lấy lệ vì trong nhóm có cả nam và nữa. Một vấn đề tôi nhận thấy là ở các em đã xuất hiện những tình cảm vượt xa so với tình bạn mà các em cho rằng đó là tình yêu. Một số học sinh có biểu hiện chểnh mảng, lơ là học tập, trong giờ học thiếu tập trung chú ý; có trường hợp xảy ra xích mích giữa các bạn nam trong trường do cùng thích một bạn nữ dẫn đến ảnh hưởng đến an ninh trật tự trong nhà trường và ảnh hưởng đến việc học của các bạn khác. Hậu quả của sự thiếu hiểu biết về giới tính không phải ai khác mà chính các em phải chịu. Theo thống kê của bệnh viện Phụ sản Hà Nội: số sản phụ chưa đến 18 tuổi đến bệnh viện khám thai ngày càng tăng. Năm 2003 tăng gấp 3 lần so với năm 2001. Riêng 6 tháng đầu năm 2017, bệnh viện Từ Dũ thống kê hơn 1000 ca phá thai là trẻ vị thành niên. Theo số liệu của Hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, khoảng 20-30% các ca phá thai là phụ nữ chưa kết hôn, 60-70% là học sinh – sinh viên chủ yếu trong độ tuổi 15-19, trong số đó có khoảng 20% ở độ tuổi vị thành niên. Những con số nêu trên cho thấy thực trạng đáng báo động về thiếu hiểu biết về giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên. Với thực trạng nên trên, tôi nhận thấy việc tích hợp giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong chương trình Sinh học cho học sinh là một viêc làm hết sức cần thiết giúp trang bị cho Học sinh những kiến thức cơ bản về giới và sức khỏe sinh sản để các em tự tin bước vào đời.
- 2.1.2. Một số lưu ý đối với giáo viên dạy tích hợp giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản Khi tiến hành tích hợp giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho học sinh, giáo viên cần lưu ý một số vấn đề như sau: - Nội dung kiến thức phải khoa học, chính xác, bám sát chương trình sách giáo khoa và phủ hợp với lứa tuổi học sinh. - Khi trò chuyên cùng học sinh, giáo viên cần có thái độ nghiêm túc, tự nhiên, ngữ điệu nhẹ nhàng, coi vấn đề tình dục là một chủ đề thông thường, sử dụng các thuật ngữ đơn giản, dễ hiểu với đa số người. - Giáo viên cần giữ thái độ bình tĩnh khi học sinh có thái độ chưa nghiêm túc, không nên tỏ thái độ cáu gắt hay e ngại. - Giáo viên cần thu thập kiến thức về vấn đề giới tính và sức khỏe sinh sản để tự tin vững vàng khi giảng, không bị lúng túng ki học sinh hỏi những câu tế nhị. 2.2. Các giải pháp trong dạy học tích hợp giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản 2.2.1. Giải pháp 1: Sử dụng hệ thống câu hỏi để hỏi đáp trực tiếp hoặc cho học sinh làm trắc nghiệm - Ưu điểm: Dễ làm, có thể thực hiện ở các tiết học cần lồng ghép giới tính, không đòi hỏi nhiều thời gian trên lớp, học sinh có thể hoạt động độc lập nên các em không e ngại nghi bày tỏ ý kiến của mình. - Nhược điểm: Giáo viên mất nhiều thời gian soạn câu hỏi, học sinh ít hứng thú. 2.2.2. Giải pháp 2: Sử dụng tranh ảnh, mô hình hoặc đồ dùng trực quan (vòng tránh thai, bao cao su, thuốc tránh thai…) để minh họa - Ưu điểm: Trực quan, giúp học sinh dễ dàng hình dung kiến thức cần lồng ghép. Đồ dùng dễ tìm kiếm và chuẩn bị. - Nhược điểm: Học sinh tò mò nên dễ xao nhãng kiến thức tích hợp mà chỉ tập trung nghịch ngợm, bàm tán về đồ dùng trực quan. 2.2.3. Giải pháp 3: Xem các tiểu phẩm (các tiểu phẩm có thể sưu tầm hoặc do học sinh nhập vai) - Ưu điểm: Tạo nhiều hứng thú cho học sinh trong học tập, không khí học tập sôi nổi, hăng hái; học sinh dễ nhớ và nhớ lâu. - Nhược điểm: + Nội dung tiểu phẩm phải được thay đổi hàng năm tránh nhàm chán, lặp lại. + Mất nhiều thời gian để xem trong khi các bài có khối lượng kiến thức nhiều, vì vậy đa phần các tiểu phẩm chỉ được sử dụng trong các tiết ngoại khóa. 2.3. Vận dụng nội dung tích hợp trong một số bài học trong chương trình Sinh học 8.
- 2.3.1. Nội dung tích hợp giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong dạy học sinh học 8 TT Tên bài khai thác Vị trí tích hợp Nội dung tích hợp 1 Bài 58. Tuyến sinh dục Cả bài Ảnh hưởng của hoocmon sinh dục đối với giới tính 2 Bài 60. Cơ quan sinh Cả bài Tác nhân có hại đối với tinh dục nam trùng 3 Bài 61. Cơ quan sinh Cả bài Biện pháp bảo vệ Sức khỏe dục nam sinh sản trẻ vị thành niên. 4 Bài 62. Thụ tinh, thụ thai Cả bài - Cơ chế thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai 5 Bài 63. Cơ sở khoa học Mục II - Biện pháp tránh thai của biện pháp tránh thai - Tác hại của nạo phá thai với trẻ vị thành niên. 2.3.2. Vận dụng nội dung tích hợp trong một số bài học ở chương trình Sinh học 8 Vì khuôn khổ bài viết có hạn nên tôi không trình bày chi tiết bài dạy, chỉ đi sâu trình bày nội dung tích hợp trong chương trình Sinh học lớp 8. Bài 58. TUYẾN SINH DỤC I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Trình bày được chức năng của tinh hoàn và buồng trứng. - Kể tên và nêu được tác dụng của hoocmon sinh dục nam và nữ. 2. Nội dung giáo dục giới tính: - Giáo dục những hiểu biết về tâm lý, sinh lý, vệ sinh tuổi dậy thì, những biến đổi và khác biệt về tính cahs em trai và em gái do hoocmon tư tuyến sinh dục gây ra. - Giáo dục kỹ năng giáo tiếp, ứng xử trong quan hệ giữa bạn trai và bạn gái ở tuổi vị thành niên. - Giáo dục giới tính tuổi dậy thì, giúp học sinh tự tin, tự chủ, tự hoàn thiện nhâ cách, thay đổi hành vi, vững vàng nói “không” trước cám dỗ của bản năng ở độ tuổi phát dục. II. Vận dụng vào tiết dạy: Hoạt động của thầy Hoạt động của Nội dung trò GDGT Tìm hiểu về biến đổi của cơ thể ở tuổi dậy thì - GV chia lớp thành 2 nhóm: nam, nữ và - HS chia nhóm và - Sự khác biệt phát phiếu học tập như bảng 58-1,2 SGK. thực hiện theo yêu giữa nam và + Nhóm nam: thực hiện BT ở bảng 58-1 cầu của GV nữ ở tuổi dậy SGK. + HS ghi đầy đủ thì. + Nhóm nữ: thực hiện bảng 58-2 SGK họ tên vào phiếu.
- - HS quan sát, - GV chữa phiếu lắng nghe và chữa vào phiếu cá nhân - HS nộp phiếu - GV thu phiếu để đánh giá tình hình phát cho GV triển của học sinh, phát hiện trường hợp bất thường để tư vấn, giúp đỡ. - HS lắng nghe - Giai đoạn * Giáo viên cung cấp thông tin về GDGT- của tuổi dậy SKSS cho HS: thì và những + Thế nào là dậy thì? biến đổi của Dậy thì là thời kỳ chuyển tiếp từ giai đoạn bản thân. trẻ thơ sang giai đoạn trưởng thành, là thời kỳ không còn là trẻ con nhưng cũng chưa phải là người lớn. Là thời kỳ diễn ra những biến đổi quan trong về cơ thể cũng như tâm lý. + Tuổi dậy thì là bao nhiêu? Tuổi dậy thì được chia làm 3 giai đoạn: 10-13 tuổi: giai đoạn đầu 14-16 tuổi: giai đoạn giữa 17-19 tuổi: giai đoạn cuối - Những thay + Những thay đổi ở tuổi dậy thì ở nam? đổi về ngoại Hệ cơ phát triển mạnh, vai rộng, chậu hông hình cũng hẹp, tầm vóc cao to, thanh quản nở rộng như tâm sinh làm giọng nói trở nên vang trầm, mọc lông lý của bản mu lông nách, mọc ria mép… thân Có Cơ qun sinh dục: da bìu thâm màu và nhăn thái độ yên lại, tinh hoàn to lên, các ống sinh tinh tăng tâm, thoải kích thước và bát đầu sản xuất tinh trùng mái, tránh hồi gây xuất tinh (mộng tinh) hộp, lo lắng + Những thay đổi ở tuổi dậy thì ở nữ? ảnh hưởng Vú và mông to lên, xương chậu phát triển, đến học tập. mô mỡ dưới da phát triển lam da mềm mại, giong nói thanh và cao… Cơ quan sinh dục: tử cung và 2 buồng trứng phát triển, nang trứng phát triển mạnh, chín và rụng gây hiện tượng kinh nguyệt. + Những thay đổi về tâm lý? - HS có phương Trạng thái phát triển không cân xứng của hệ hướng điều hòa tuần hoàn sẽ gây ảnh hưởng đến tuần hoàn cản xúc của bản não, hây thiểu năng tuần hoàn não nhất thời thân. nên thường kém tập chung, kém nhạy cảm và trí nhớ không tốt Hoạt động của hệ thần kinh cũng thiếu sự cân xứng: quá trình hưng phấn thường mạnh hơn quá trình ức chế nên trẻ dễ nổi nóng, khả năng kìm chế kém, phản ứng thường bộp chộp, cảm xúc thay đổi thất thường. Xuất hiện trạng thái mơ mộng và quan tâm - HS biết cư xử
- đến bạn khác giới, các em dễ bị kích thích đúng mực trong về quan hệ nam-nữ, có tâm lý “muốn làm quan hệ khác giới. người lớn”, thích độc lập nên người lớn thường có ấn tượng là các em bướng bỉnh và không vâng lời Bài 60. CƠ QUAN SINH DỤC NAM I. Mục tiêu: 1. Kiến thức - Kể tên và nêu được chức năng các bộ phận của cơ quan sinh dục nam - Nêu được đặc điểm cấu tạo và hoạt động của tinh trùng. 2. Nội dung giáo dục giới tính - Vệ sinh, bảo vệ cơ quan sinh dục nam. II. Vận dụng vào tiết dạy: Hoạt động của GV - HS Nội dung GDGT Tim hiểu các bộ phận của cơ quan sinh dục nam - Cho HS quan sát H.1: Cơ quan sinh dục nam, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Cơ quan sinh dục nam gồm những bộ phận nào? + Chức năng của từng bộ phận là gì? + Mô tả đường đi của tinh trùng từ khi sinh ra đến khi đượ phóng ra ngoài cơ thể nam giới? + Tại sao tinh hoàn của thú và người lại nằm trong bìu da ngoài khoang cơ thể? - HS quan sát tranh, suy nghĩ trả lời * GV cung cấp thông tin một số tác nhân gây hại đối với tinh trùng: - Vệ sinh, bảo vệ cơ 1. Thuốc lá: 20 % số lượng tinh trùng bị dị dạng với quan sinh dục nam. nam giới hút thuốc 30 ngày/tháng.làm giảm khả năng suy yếu sự vận động của tinh trùng. 2. Quai bị: Viêm tinh hoàn (orchitis) hay gặp ở nam giới đang tuổi dậy thì hoặc đã trưởng thành. teo tinh hoàn một bên thì mọi chức năng của tinh hoàn vẫn hoạt động bình thường, nhưng khi đã bị teo cả 2 bên tinh hoàn thì sẽ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sinh dục và sinh sản. Và thường bị một bên, ít gặp cả hai bên. Viêm buồng trứng (Oophoritis):Ngược lại với viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng do quai bị rất hiếm gặp. 3. Mặc quần sịp chật: Mặc quần quá chật có thể làm tăng nhiệt độ của tinh hoàn. Điều này sẽ có thể làm giảm về cả số lượng lẫn chất lượng tinh trùng. 4. Điện thoại di động: Bức xạ từ điện thoại di động tác động lớn đến sản xuất số lượng tinh trùng. 5. Nghiện các chất kích thích: "Rượu, cần sa có thể làm giảm chức năng tình dục".Lạm dụng rượu ảnh hưởng tiêu cực chất lượng và khả năng sản
- xuất tinh dịch. - GV: Từ những thông tin trên, các em nam cần lưu ý điều gì để giữ gìn về sinh cơ quan sinh dục? Bài 61. CƠ QUAN SINH DỤC NỮ I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Trình bày được thành phần cấu tạo của cơ quan sinh dục nữ. - Trình bày được đặc điểm cấu tạo của trứng phù hợp với chức năng thụ thai. 2. Nội dung giáo dục giới tính - Vệ sinh cơ quan sinh dục nữ - Biện pháp bảo vệ SKSS của trẻ vị thành niên II. Vận dụng vào tiết dạy: Hoạt động của GV - HS Nội dung GDGT Tìm hiểu cấu tạo của cơ quan sinh dục nữ. - GV chia lớp thành 3 nhóm và Cung cấp Cho học sinh thảo luận nhóm trả khoái cảm lời các câu hỏi sau: 1. Hãy kể tên các bộ phận của cơ Cơ quan Âm vật tình dục. quan sinh dục nữ ? sinh (Môi lớn, Che chở cơ 2. Tên bộ phận sản xuất trứng là dục ngoài môi nhỏ) quan sinh gì? dục 3. Trứng được thụ tinh nằm ở đâu để có thể phát triển thành thai nhi? trong. 4. Quá trình tạo trứng diễn ra như Thông với Âm đạo thế nào? tử cung. - HS thảo luận nhóm và thuyết Cơ quan trình dưới sự hướng dẫn của GV Buồng sinh Tạo trứng. - GV chốt kiến thức theo bảng bên trứng - GV yêu cầu HS đưa ra các biện dục trong pháp về sinh cơ quan sinh dục nữ. Phễu và Thu nhận * GV cung cấp thông tin: ống dẫn và dẫn - Màng trinh: là khái niệm sinh trứng trứng học về miếng da chắn ở cửa âm Tử cung đạo cách cửa âm đạo khoảng 2 cm. Màng trinh là màng che cửa đón nhận âm đạo với một hay nhiều lỗ để và nuôi kinh nguyệt thoát ra, độ dày mỏng Tử cung dưỡng khác nhau tùy theo từng người. Có người sinh ra không màng trứng đã trinh; người khác lại có màng trinh thụ tinh. quá mỏng (đã rách tự hồi nào) Tuyến tiền hoặc Tiết dịch. đình quá dày (sinh đẻ mấy lần rồi mà vẫn chưa rách) hoặc bịt kín (phải
- mổ).. - Trinh tiết: Là khái niệm xã hội học, hoặc tâm lý học. Nó thay đổi tùy theo quan điểm của từng người, và thường không liên can gì đến màng trinh. * GV cung cấp thông tin: Ở cơ thể người phụ nữ, mỗi tháng cơ thể bạn đều sản sinh ra một số lượng trứng nhất định. Hiện tượng rụng trứng xảy ra vào giữa chu kỳ kinh nguyệt. Mỗi nang buồng trứng sẽ sản sinh ra 1 trứng trong mỗi tháng, trứng sau khi rụng sẽ đi vào ống dẫn trứng tới tử cung. Tại đây, nếu tinh trùng gặp được trứng thì sẽ dẫn đến hiện tượng thụ tinh. Nếu không, trứng sẽ bị đào thải ra bên ngoài tử cung và tạo nên hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng. - GV yêu cầu HS nữ hãy đề ra các biện pháp bảo vệ SKSS của trẻ vị thành niên. Bài 62. THỤ TINH, THỤ THAI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THAI I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trình bày được khái niệm quá trình thụ tinh, thụ thai. 2. Nội dung giáo dục giới tính - Hình thành ý thức, hành động đúng để có thể chủ động sinh đẻ theo ý muốn sau này. II. Vận dụng vào tiết dạy: Hoạt động của GV - HS Nội dung GDGT - GV giới thiệu tranh về quá trình thụ tinh, thụ thai Hình 8. Trứng, tinh trùng và quá trình thụ tinh, yêu cầu HS chia lớp thành 3 nhóm, nghiên cứu SGK và hoàn thành phiếu học tập - Sau đó lần lượt gọi đại diện các nhóm trả lời, GV cung cấp đáp án để học sinh đối chiếu, bổ sung
- ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP Nội Khái niệm Vị trí Điều kiện dung - Tinh trùng phải gặp được trứng Xảy ra ở 1/3 Là sự kết hợp - Đủ số lượng tinh trùng ống dẫn trứng, Thụ tinh giữa tinh trùng cần thiết từ phía đầu và trứng - Thời gian tinh trùng gặp xuống trứng không quá sớm cũng không quá,muộn. Là quá trình làm Lớp niêm mạc tử cung phải tổ và phát triển Lớp niêm mạc Thụ thai được chuẩn bị sẵn: dày, của hợp tử tử cung xốp, xung huyết. trong tử cung. - GV đưa thông tin: Hiện nay dân số trên thế giới nói chung và đối với nước ta nói riêng đang gia tăng một cách báo động, đây là một vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Dân số tăng có liên quan và có tác động xấu đến tất cả các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.Theo nghiên cứu của một số nhà Dân số học, thì nguyên nhân dẫn đến gia tăng dân số là do tăng mức sinh. Vậy, để góp phần giảm thiểu mức gia tăng dân số, chúng ta cần phải làm gì và bằng cách nào? - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và viết ý kiến ra giấy. Bài 63. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được những tác hại của việc nạo phá thai ở tuổi vị thành niên - Trình bày được cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai 2. Nội dung giáo dục giới tính: - Nâng cao kiến thức và hiểu biết cho các em về SKSS. - Học sinh có khả năng đối phó với các nguy cơ như quan hệ tình dục sớm (có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai, mắc các bệnh nhiễm khuẩn về đường tình dục...) để có một cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc. II. Vận dụng vào tiết dạy: Hoạt động của GV - HS Nội dung GDGT
- Tìm hiểu những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên - GV chia lớp thành 3 nhóm, phát tài liệu liên - Làm tăng tỉ lệ tử vong cao quan đến hiện tượng nạo phá thai, tác hại lâu - Ảnh hưởng đến học tập, đến dài đến sức khỏe, tâm lý của trẻ vị thành niên vị thế xã hội, đến công tác sau - HS chuẩn bị trước, thu thập một số thông tin này về SKSS VTN trên báo, đài...đặc biệt là phong - Có thể gây vô sinh và ảnh trào tuyên truyền ở địa phương. hưởng đến những lần sinh sau - GV tiến hành cho HS thảo luận theo tổ, mỗi này khi có con tổ một đề tài: 1. Thai nghén ở tuổi VTN có tác hại gì cho bản thân VTN? 2. Thai nghén ở tuổi VTN có tác hại gì cho đứa trẻ? 3. Thai nghén ở tuổi VTN có tác hại gì cho gia đình? 4. Thai nghén ở tuổi VTN có tác hại gì cho xã hội? Sau đó lần lượt gọi đai diện các nhóm báo cáo về đề tài của tổ mình. GV nhận xét và bổ sung. Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai - GV: Thai nghén ở tuổi VTN góp phần làm 1. Các biện pháp tránh thai bùng nổ dân số . Dân số tăng có ảnh hưởng - Uống thuốc ngừa thai như thế nào đến đời sống xã hội? - Dùng bao cao su khi sinh hoạt - HS thảo luận nhóm tình dục - GV: Vậy nên chúng ta cần làm gì và làm như - Thắt ống dẫn tinh và ống dẫn thế nào để tránh mang thai ngoài ý muốn? trứng * GV chuẩn bị đồ dùng trực quan (bao cao su, - Đặt vòng vòng tránh thai, thuốc tránh thai hàng ngày, 2. Cơ sở khoa học của các thuốc tránh thai khẩn cấp), chia lớp thành 3 biện pháp tránh thai nhóm và yêu cầu HS phân loại theo cơ sở - Ngăn không cho trứng chín và khoa học đã được học. rụng - Tránh không để tinh trùng gặp trứng - Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh 2.4. Khả năng áp dụng và nhân rộng sáng kiến. Qua quá trình thực hiện các chuyên đề tích hợp giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên, tôi nhận thấy đa phần học sinh đã nắm được những kiến thức cơ bản về những biến đổi ở tuổi dậy thì, các biện pháp tránh thai, biết cách giữ vệ sinh trong những ngày kinh nguyệt. Đặc biệt, các em học sinh đã thấy được sự ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào của việc nạo phá thai và hoặc mang thai ngoài ý muốn ở tuổi VTN. Từ đó các em biết xây dựng mối quan hệ bạn bè khác giới trong sáng, lành mạnh. Chương trình Sinh học 8 được biên soạn theo phương pháp dạy học mới, học sinh chủ động là chính. Do đó, đa số học sinh có trách nhiệm hơn với việc học
- tập của mình. Hầu hết học sinh trong lớp đều tham gia thảo luận, trình bày ý kiến của bản thân mà không ngại ngùng, xấu hổ. Qua các tiết học sử dụng tích hợp GDGT-SKSS, học sinh tập trung chú ý, nghiêm túc hơn. Lớp học sôi nổi hẳn, có đến một nửa số lượng học sinh phát biểu xây dựng bài, bởi trong giờ học học sinh được làm việc. Sau buổi học, đa phần học sinh không còn ngại ngùng hay rụt rè khi thắc mắc về những vấn đề tâm sinh lý lứa tuổi. Các em đã có những nhận thức nhất định về giới tính và có biện pháp bảo vệ, vệ sinh cơ thể khoa học, hiệu quả. Thông qua các bài thuyết trình và các bức tranh, hình ảnh minh họa của học sinh, tôi nhận thấy các chuyên đề tích hợp của mình đã phần nào có tác động tích cực đến nhận thức của các em về giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho tuổi VTN, đánh dấu thành công bước đầu trong công tác “tích hợp GDGT-SKSS” cho học sinh. Với những kết quả thu nhận được sau khi học sinh tham gia các chuyên đề tích hợp trên tôi mong mô hình sáng kiến của mình sẽ được nhân rộng không chỉ ở bộ môn sinh học lớp 8 mà còn có thể áp dụng cho các môn học khác ở các khối lớp khác.
- Chương 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Đối với việc giáo dục giới tính cho học sinh chúng ta phải tiến hành thường xuyên, kết hợp với theo dõi, kiểm tra, động viên, nhắc nhở. Do ý thức của mỗi em cũng khác nhau nên không thể một sớm một chiều các em thay đổi được. Do vậy trong từng tiết dạy tùy nội dung bài mà giáo viên lồng ghép giáo dục giới tính sao cho phù hợp, tránh tình trạng ôm đồm lo xoáy vào giáo dục giới tính mà quên đi truyền thụ nội dung chính của bài học. Giáo viên giảng dạy thông qua bộ môn tìm biện pháp lồng ghép linh hoạt, nhẹ nhàng, hiệu quả nhằm giáo dục giới tính cho học sinh mà không ảnh hưởng đến nội dung kiến thức của bài học. Do đặc trưng bộ môn nên việc thực hiện đề tài này mang tính khả thi. Sau gần một năm thực hiện các em học sinh có chuyển biến rõ rệt từ thái độ chuyển thành hình vi, quan hệ bạn bè, nếp sống có văn hóa. 2. Kiến nghị * Đối với Giáo viên: Để lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh một cách có hiệu quả, giáo viên phải thực sự kiên trì, nhẫn nại, lòng yêu nghề, hết mình với học sinh, có trách nhiệm cao trong công việc, không ngừng trau dồi kiến thức, kinh nghiệm. Chỉ có điều đó mới thật sự giúp người thầy hoàn thành tốt công việc, đồng thời giúp các em yêu thích hơn, tích cực hơn trong từng tiết học. Cần có sự đồng thuận cao của các thầy cô giáo ở tất cả các bộ môn. * Đối với nhà trường: Tăng cường công tác dự giờ, sinh hoạt chuyên đề cấp tổ, cấp trường dạy minh họa chuyên đề kỹ năng sống cho học sinh, nhằm trao đổi kinh nghiệm nâng cao giáo dục giới tính cho các em thông qua bộ môn nói chung và bộ môn sinh học 8 nói riêng.
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đinh Quang Báo – Nguyễn Đức Thành (1996). Lý luận dạy học Sinh học (phần đại cương), NXB Giáo dục, Hà Nội. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Sách giáo khoa Sinh học 8, NXB Giáo dục. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Sách giáo viên Sinh học 8, NXB Giáo dục. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004). Một số vấn đề về nội dung và phương pháp GDDS-SKSS trong nhà trường, Hà Nội. 5. Nguyễn Phúc Chỉnh (2012). Tài liệu hướng dẫn dạy học tích hợp trong dạy học Sinh học ở trường trung học phổ thông, đề tài Khoa học Công nghệ cao Bộ, mã số B2010-TN03-30TĐ. 6 Từ điển Tiếng việt (1993). NXB Văn hóa Hà Nội. 7. Phan Thu Phương (2004). Hướng dẫn làm bài tập Sinh học 8. Nhà xuất bản tổng hợp TP Hồ Chí Minh. 8. Lê Đình Tuấn (2004). Tài liệu GDDS-SKSS, Trường ĐHSP Hà Nội 9. Tài liệu hướng dẫn các hoạt động ngoại khóa về GDDS-SKSS Vị thành niên trong các trường phổ thông, Bộ Giáo dục-Đào tạo/Quỹ dân số liên hợp quốc (UNDP), dự án VIE 01/P11, Hà Nội 2003. 10. Lê Hà Kim Khánh (2014). Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8. 11. Wedsite http://www.ykhoa.net/SKDS/TINHDUC/75-28.html 12. Wedsite https://123doc.net//document/4468904-tich-hop-giao-duc-gioi-tinh- suc-khoe-sinh-san-vi-thanh-nien-cho-hoc-sinh-trong-giang-day-sinh-hoc-8.htm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Kinh nghiệm tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong bài "Chống ô nhiễm tiếng ồn" Vật lý lớp 7 THCS
25 p | 905 | 250
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Tổng hợp một số sai lầm, nhằm giúp học sinh lớp 12A1 trường THPT số 2 Văn Bàn tránh sai sót khi tính tích phân
16 p | 272 | 87
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh thông qua bài tập thực tiễn về môi trường chương Nitơ - Photpho Hoá học 11 nâng cao
23 p | 254 | 60
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học sinh học phần “Sinh học vi sinh vật” - Sinh học 10
22 p | 260 | 58
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Phối hợp sử dụng sơ đồ tư duy với hoạt động nhóm, thảo luận và rèn luyện kỹ năng báo cáo của cá nhân trong dạy, học môn Sinh học và Công nghệ
33 p | 326 | 54
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT trong giờ dạy học Ngữ văn
34 p | 375 | 52
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp kiến thức lịch sử vào giảng dạy tác phẩm văn học trung đại lớp 11
44 p | 227 | 50
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp giáo dục môi trường qua môn Địa lý trong trong trường trung học phổ thông
16 p | 235 | 37
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong giảng dạy bài 41 – Diễn thế sinh thái, Sinh học 12 cơ bản
32 p | 269 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp phần Công dân với đạo đức - GDCD 10 nhằm phát huy năng lực học sinh
52 p | 143 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sinh hoạt tổ Địa lý theo chuyên đề
31 p | 175 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp bài toán thực tiễn trong dạy học Toán học
17 p | 129 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Trung học cơ sở: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Giáo dục Công dân THCS
16 p | 104 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn bài 13. lực ma sát – Vật Lí 10 cơ bản
36 p | 82 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kết hợp việc tăng cường giáo dục đạo đức học viên trong biện pháp tổ chức, quản lý chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
9 p | 69 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng tích hợp STEM trong tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Hải Sơn
12 p | 3 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường biển và hải đảo cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non
30 p | 1 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm thiết kế video bài giảng phối hợp với phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà
36 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn