intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học sinh học phần “Sinh học vi sinh vật” - Sinh học 10

Chia sẻ: Thanhbinh225p Thanhbinh225p | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:22

261
lượt xem
58
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học sinh học phần “Sinh học vi sinh vật” - Sinh học 10 bao gồm những nội dung về cơ sở lí luận của đề tài; thực trạng sử dụng các câu hỏi liên quan thực tiễn đời sống; nội dung vấn đề; kết quả cụ thể.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học sinh học phần “Sinh học vi sinh vật” - Sinh học 10

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ  TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÍCH HỢP CÁC CÂU HỎI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TIỄN ĐỜI  SỐNG NHẰM TĂNG HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH  TRONG DẠY HỌC SINH HỌC  PHẦN “SINH HỌC VI SINH VẬT” SINH HỌC 10                         Người thực hiện: Trịnh Bá Hưng            Chức vụ:  Giáo viên            SKKN môn:  Sinh học         1 THANH HOÁ NĂM 2013
  2. MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ  MỤC LỤC                                                                                                                                            ........................................................................................................................................      2 TÍCH HỢP CÁC CÂU HỎI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TIỄN ĐỜI SỐNG  NHẰM TĂNG HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG DẠY  HỌC SINH HỌC PHẦN “ SINH HỌC VI SINH VẬT” SINH HỌC 10 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài              Hiện nay, khoa học kĩ thuật có tốc độ phát triển cực kì nhanh chóng. Cứ  khoảng 4­ 5 năm thì khối lượng tri thức lại tăng gấp đôi. Trong sự  phát triển   chung đó thì Sinh học có gia tốc tăng lớn nhất. Sự gia tăng khối lượng tri thức,  sự  đổi mới khoa học Sinh học tất yếu đòi hỏi sự đổi mới về  phương pháp dạy  học, đào tạo thế hệ trẻ.          Trên đà phát triển đó, hiện nay ngành Giáo dục và Đào tạo đang tập trung  vào việc đổi mới phương pháp  ở  các cấp bậc học. Phong trào đổi mới phương  pháp dạy học đã và đang trở  thành một phong trào nổi trội mà tất cả  những   người làm công tác giáo dục hưởng ứng một cách tích cực. Bản thân tôi cũng là   một trong những người được xã hội tôn vinh là “Kĩ sư  tâm hồn”, cũng ôm  ấp   trong mình biết bao nhiêu là  ước mơ  sẽ  góp phần đào tạo một thế  hệ  trẻ  năng  động, sáng tạo, thành thục các kĩ năng sống, đáp ứng với yêu cầu mới của xã hội  hiện nay.      Với bộ môn sinh học mà tính thực nghiệm được gắn liền với các bài giảng   hàng ngày thì việc định hướng đổi mới phương pháp dạy học cũng phải có sự  khác biệt nhiều so với các môn học khác. Ngoài các phương pháp dạy học tích   cực được sử  dụng thường xuyên như:   Thảo luận nhóm, Nêu vấn đề...Nhằm  nâng cao khả năng tiếp thu, tính chủ  động, sáng tạo trong học tập bộ môn Sinh   học của học sinh thì việc gắn các kiến thức, ứng dụng thực tế  bộ môn vào các   bài giảng hàng ngày trong giảng dạy Sinh học  ở  các trường THPT hiện nay ít  được chú trọng, nếu không nói là bỏ  quên. Đối với môn Sinh học : các khái   niệm, quy luật, các hiện tượng…..nhiều khi rất trìu tượng, khó hiểu, khô cứng  làm học sinh khó tiếp thu, dễ  nhàm chán, đặc biệt với các học sinh có tư  duy   không tốt sẽ có xu hướng dẫn đến sợ bộ môn Sinh học. 2
  3.       Xuất phát từ những thực tế đó và với kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn  sinh học, tôi nhận thấy để nâng cao hứng thú học bộ môn Sinh học của học sinh,   từ đó dần nâng cao chất lượng bộ môn Sinh học ở trường phổ thông hiện nay ,   người giáo viên ngoài phát huy tốt các phương pháp dạy học tích cực cần khai   thác thêm các hiện tượng, ứng dụng thực tiễn trong đời sống đưa vào bài giảng   bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm phát huy tính tích cực,  sáng tạo của học  sinh, tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập bộ môn. Từ những lí do đó  tôi chọn đề  tài:  “Tích hợp các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống   nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học sinh học phần:   Sinh học vi sinh vật­ sinh học 10”. 2. Mục đích nghiên cứu              Xây dựng hệ  thống một số  câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống   thuộc kiến thức bộ  môn sinh học cho các bài giảng thuộc phần “Vi sinh vật”­   Sinh học 10 trong chương trình THPT. Vận dụng hệ thống các hiện tượng, ứng  dụng thực tế trong cuộc sống đã xây dựng để dạy học Sinh học nhằm giáo dục  ý thức và tăng hứng thú học tập bộ môn cho học sinh. 3.  Phương pháp nghiên cứu ­ Nghiên cứu tài liệu. ­ Qua các tiết thực nghiệm trên lớp ­ Điều tra hiệu quả của phương pháp qua phiếu điều tra, qua chất lượng học tập   của học sinh. 4. Phạm vi đề tài     Đề  tài nghiên cứu về vấn đề  sử dụng kiến thức gắn với thực tế bộ môn để  dạy học Sinh học theo hướng dạy học tích cực trong phạm vi dạy học các bài  dạy về “Sinh học vi sinh vật” sinh học 10 ở trường THPT . 5. Nội dung đề tài     Đề  tài nghiên cứu về  vấn đề  sử  dụng thí nghiệm một cách tích cực khi dạy   các bài học về “Sinh học vi sinh vật” sinh học 10 ở trường THPT trên các mặt: Lý luận về phương pháp. Hệ thống bộ câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống được khai  thác nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
  4.  1.Cơ sở lí luận của đề tài 1.1 Vì sao cần tích hợp các câu hỏi liên quan đến thực tiễn đời sống trong   giờ dạy bài học về “Vi sinh vật”­ sinh học 10.      Để đáp ứng được phương pháp “Dạy học sinh học gắn với thực tế bộ môn”  theo hướng dạy học tích cực” thì phải nói đến vị  trí, vai trò của các  ứng dụng  sinh học trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Nếu các kiến thức thực tiễn được   sử  dụng theo đúng mục đích sẽ  là nguồn HS khai thác, tìm tòi phát hiện kiến   thức, giúp phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, phát huy năng lực nhận thức  và tư duy khoa học sinh học. Ứng dụng sinh học vào thực tế  cuộc sống là một yếu tố  đặc trưng trong   hoạt động dạy học, giữ  vai trò cơ  bản trong việc thực hiện các nhiệm vụ  dạy   học sinh học ở trường phổ thông. Đối với học sinh THPT các em chưa có nhiều định hướng nghề  nghiệp cho  tương lai nên ý thức học tập các bộ  môn chưa cao, các em chỉ  thích môn nào  mình học có kết quả cao  hoặc thích giáo viên nào thì thích học môn đó. Người   giáo viên dạy sinh học phải biết nắm  tâm lý và đặc điểm lứa tuổi của học sinh,  trong đó phương pháp dạy học bằng cách khai thác các hiện tượng,  ứng dụng  sinh học thực tiễn trong tự  nhiên và trong đời sống hàng ngày để  các em thấy   môn sinh học rất gần gũi với các em. Giáo viên phải tổ chức được các hoạt động   tự lực học tập cho học sinh theo những cơ sở lí luận sau: 1.1.1: Tổ  chức hoạt động hướng dẫn học sinh học tập theo hướng tích  hợp:                 Với sự bùng nổ của các thành tựu khoa học trong các lĩnh vực: Vật lí, Sinh  học, Hóa học…nên chương trình đào tạo cũng được phân chia thành các mảng  kiến thức tương đối tách rời, cô lập với những khái niệm chi tiết khó nhớ. Xu  hướng hiện nay trong dạy học sinh học nói riêng và trong các lĩnh vực khoa học   nói chung, người ta cố  gắng trình bày cho học sinh  thấy mối quan hệ  hữu cơ  của các lĩnh vực không những của sinh học với nhau mà còn giữa các ngành khoa  học khác nhau như: sinh học, toán học, vật lí,…Khi dạy kiến thức sinh học bất  kể  từ  lĩnh vực nào: Sinh học tế  bào, sinh học vi sinh vật, di truyền học …đều   liên quan đến kiến thức vật lí, hóa học hay nhiều hiện tượng thiên nhiên, hoặc   kiến thức thành phần hóa học của tế  bào: gluxit, lipit, protein,…đều liên quan  đến kiến thức hóa học, nên khi sử dụng những câu hỏi mở rộng theo hướng tích   hợp sẽ  làm cho học sinh chủ  động tìm tòi câu trả  lời, đồng thời thấy được sự  4
  5. liên hệ giữa các môn học với nhau.     Ví dụ: khi học hóa học  ta giải thích hiện tượng: Tại sao nước một số sông   hồ có màu den đó là do H2S trong nước ao kết hợp với Fe để tạo thành FeS kết   tủa, Thì với sinh học các em sẽ hiểu rõ hơn trong các môi trường kị khí như bùn   trong các ao, sông, hồ một số vi sinh vật phân giải chất hữu cơ bắt nguồn từ xác   thực vật, vận chuyển Ion và electron đến chất nhận electron cuối cùng là SO 42­  được gọi là hô hấp sunphat. Quá trình hô hấp này tạo ra khí H2S, khí này kết hợp   với Fe có trong ao tạo ra Fes làm nước ao có màu đen.            Tuy nhiên để dạy theo cách tích hợp như trên, người giáo viên phải biết chọn   những vấn đề  quan trọng, mấu chót nhất của chương trình để  giảng dạy còn   phần kiến thức dễ  hiểu nên hướng dẫn học sinh về  nhà đọc SGK hoặc các tài   liệu tham khảo. Ngoài ra giáo viên phải chọn lựa các hiện tượng thực tiễn phù   hợp với nội dung bài mới tăng hứng thú, say mê học  tập, tìm hiểu bộ môn. Nếu người giáo viên kết hợp tốt phương pháp dạy học tích hợp sử dụng các  hiện tượng, ứng dụng  thực tiễn, ngoài giúp học sinh chủ động, tích cực say mê  học tập còn lồng ghép được các nội  dung khác nhau như: bảo vệ  môi trường,  chăm sóc và bảo vệ  sức khỏe con người thông qua các kiến thức thực tiễn đó.  Đây cũng là hướng đi mà ngành giáo dục nước ta đang đẩy mạnh  trong các năm  gần đây. 1.1. 2: Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh cách thiết lập sự liên hệ các   nội dung học với thực tiễn đời sống.     Học sinh thấy hứng thú và dễ  ghi nhớ bài hơn nếu trong quá trình dạy và  học giáo viên luôn có định hướng liên hệ  thực tế  giữa các kiến thức sách giáo  khoa với thực tiễn đời sống hàng ngày. Rất nhiều kiến thức sinh học có thể liên   hệ được với các hiện tượng tự nhiên xung quanh chúng ta. Ví dụ: Tại sao dưa cà muối lại bảo quản được lâu? Giải thích:Khi muối dưa cà, axitlactic do vi khuẩn lactic tiết ra cùng với nồng   độ muối cao kìm hãm sinh trưởng của các vi sinh vật khác, đặc biệt là vi sinh vật   gây thối rau quả. 1.1.3: Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh thông qua các tình huống giả  định bằng các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống.         Trong quá trình dạy học nếu ta chỉ áp dụng một kiểu dạy thì học sinh sẽ nhàm  chán. Giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp dạy học lồng ghép vào nhau,  trong đó hình thức giảng dạy bằng cách đưa ra các tình huống giả định kèm vào  5
  6. các phương pháp dạy để  học sinh tranh luận vừa phát huy tính chủ  động, sáng  tạo của học sinh vừa tạo được môi trường thoải mái để  các em trao đổi từ  đó   giúp học sinh thêm yêu thích môn học hơn.     Ví dụ: Khi học bài: Ảnh hưởng của các yếu tố hóa học đến sinh trưởng của   vi sinh vật­ sinh học 10 nâng cao, GV có thể đưa ra tình huống: Vì sao muốn bảo   quản thịt cá người ta có thể  bảo quản bằng cách  ướp muối?   HS sẽ  nhanh   chóng trả lời đó là do muối đã ức chế sự phát triển của vi sinh vật trong thịt, cá.   Tuy nhiên nếu hỏi vì sao muối lại có khả  năng  ức chế  vi sinh vật thì học sinh   không dễ giải thích được: Muối làm tăng cao áp suất thẩm thấu, rút nước trong   tế bào vi khuẩn là tác nhân gây hỏng thực phẩm và làm tế bào đó chết.      Tình huống mang tính thách đố như vậy sẽ kích thích học sinh học tập và thi   đua nhau tìm câu trả lời. Các em sẽ nhớ kiến thức lâu hơn. 2. Thực trạng sử dụng kiến thức gắn với thực ti ễn đời sống trong bài dạy   về “Vi sinh vật” ở trường THPT Chương trình Sinh học trung học phổ thông ở nước ta hiện nay (thể hiện thông   qua nội dung sách giáo khoa của các lớp 10, 11 và 12) bao gồm nhiều phần khác  nhau như: Di truyền học, tế bào học, sinh học vi sinh vật … Mỗi phần được thể  hiện bằng nhiều đơn vị  kiến thức khác nhau, tương  ứng với các cách tiếp cận   kiến thức khác nhau. Những tưởng rằng, với một khối lượng kiến thức đồ  sộ  như vậy, thực tế cuộc sống của các em sẽ vô cùng phong phú, các em hoàn toàn   có khả năng làm chủ được kiến thức của mình, việc vận dụng kiến thức của các  em trong đời sống thức tế ở chính gia đình của mình, việc giải thích những hiện  tượng xảy ra hàng ngày xung quanh các em chỉ  là “vấn đề  đơn giản” ... Nhưng   điều đó đã không diễn ra trên thực tế như những gì chúng ta mong đợi.      Sau khi học xong chương trình sinh học 10, nhiều học sinh còn ngỡ ngàng khi   ăn sữa chua, các em không biết quy trình làm thế  nào, thậm chí nhiều em còn  chưa biết cả thành phần và tác dụng của nó.      Với kiến thức về sinh học phân tử, sinh học tế  bào, sinh học vi sinh vật,  ở  trên lớp các em có thể  mô tả  một cách đầy đủ  và chính xác về  Cấu trúc axit  nucleotit, cấu trúc protein, cấu trúc virut, nêu đúng những định nghĩa, khái niệm   về sinh trưởng của vi sinh vật, cấu trúc các loại virut, bệnh truyền nhiễm... Thế  nhưng, với những câu hỏi đại loại như: “Lấy thêm một số thí dụ ứng dụng trong   thực tế  về  phân giải vi sinh vật, bệnh do virut...”, cũng thực sự  làm cho các em   lúng túng. Nhiều học sinh còn không thể giải thích được những hiện tượng rần  gần gũi với đời sống: Tại sao khi muối dưa, cà nếu không để ráo nước trước khi   muối thì dưa dễ  bị  nổi váng? hay tại sao virut HIV chỉ  lây từ  người này sang   người khác mà không lây sang vật nuôi?... 6
  7.       Các kiến thức sinh học về  vi sinh vật lẽ ra phải là một trong các cơ  sở  tốt  nhất để các em vận dụng vào thực tiễn, nhưng điều đó dường như vẫn còn “xa  vời” đối với các em. Quan sát bao bì một loại bột giặt thấy trong thành phần có  chứa enzim, chắc hẳn vẫn còn là một “điều lạ” đối với một bộ  phận học sinh   hiện nay! Tương tự như thế, chắc hẳn kiến thức về các quy luật, các khái niệm  đối với học sinh phổ  thông hiện nay có lẽ  vẫn chỉ  là nội dung các khái niệm,   cách giải các bài tập, ... chúng còn “nằm yên” một cách khiêm tốn trên những   trang vở, chúng tôi có cảm giác vẫn còn thiếu một cái gì đó để  có thể  “đánh   thức” chúng dậy, làm cho chúng trở  thành một trong những hành trang tốt trong  cuộc sống của mỗi học sinh.              Tôi cũng đã trao đổi vấn đề  này với nhiều đồng nghiệp  ở  một số  địa  phương khác nhau, hầu như họ cũng có nhận định như vậy, thậm chí nhiều giáo  viên giảng dạy ở khu vực nông thôn, miền núi khó khăn hơn cho biết thực trạng   trên còn có thể xấu hơn.        Trăn trở với thực trạng đáng buồn trên, tôi đã thử đi tìm đâu là những nguyên   nhân cơ bản của vấn đề và những nguyên nhân ấy bộc lộ dưới những hình thức  nào?        Theo tôi, nguyên nhân cơ bản và là nguyên nhân khách quan đầu tiên phải kể  đến, là sự  quá tải của chương trình. Nội dung kiến thức trong phần lớn các bài  học là quá nhiều, không thích ứng với thời gian quy định của mỗi tiết học. Thực  tế giảng dạy cho thấy, với thời gian 45 phút của một tiết học, nếu chỉ sử dụng  một cách “tiết kiệm” nhất: 2 phút để ổn định lớp, 5 phút để kiểm tra bài cũ (chủ  yếu là kiểm tra những kiến thức rất cơ bản), 3 phút để  củng cố  bài (thực chất   chỉ đủ để nhắc lại những kiến thức chính vào cuối tiết học) thì thời gian còn lại  chỉ  là 35 phút dành cho thầy và trò tiến hành các hoạt động nhận thức của bài   học. Trong khoảng thời gian này, với nội dung kiến thức tương đối nhiều, việc  làm cho học sinh hiểu được kiến thức bài học thôi cũng đã là khó khăn, giáo viên  không còn đủ thời gian để liên hệ kiến thức mà học sinh vừa lĩnh hội được với   thực tế  đời sống, hoặc nếu có liên hệ  được thì cũng chỉ  dưới hình thức liệt kê   tên gọi của các sự vật, hiện tượng mà thôi.        Nguyên nhân thứ hai là việc giảng dạy kiến thức cho học sinh nói chung và   kiến thức sinh học nói riêng  ở  nhiều trường vẫn còn tiến hành theo lối “thông   báo ­ tái hiện”. Do những khó khăn nhất định về kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị  mà nhiều trường trung học phổ thông đã chưa khuyến khích được giáo viên đổi  mới phương pháp dạy học, không tạo được cho họ  những điều kiện tốt để  có   thể sử dụng các hình thức dạy học tiên tiến (sử dụng các phương tiện dạy học   như  tranh  ảnh tự  làm, tự  sưu tầm, máy tính, thực hiện các tiết học bằng bài   7
  8. giảng điện tử, dã ngoại ...) và do đó lối “dạy chay” vẫn là cách dạy học ngự trị ở  nhiều trường trung học phổ thông hiện nay.      Nguyên nhân thứ  ba thuộc về  chủ  quan của mỗi giáo viên đứng lớp, nhiều   giáo viên chưa có sự  chuẩn bị tốt nhất cho bài giảng, giáo án còn thiên về  cung  cấp kiến thức giáo khoa một cách thuần túy, chưa coi trọng việc soạn và sử  dụng bài giảng theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, điều   này làm cho học sinh khá thụ  động trong việc lĩnh hội và vận dụng kiến thức.  Cũng phải thừa nhận rằng, nhiều địa phương hiện nay còn  thiếu các tài liệu liên  quan đến câu hỏi thực tế, thiếu các phương tiện nghe nhìn, thiếu các thông tin   dưới dạng băng đĩa hình, thiếu các tài liệu lí luận về đổi mới phương pháp dạy   học, nhất là các trường ở vùng nông thôn và miền núi. Điều đó gây không ít khó   khăn cho giáo viên khi xây dựng bài giảng theo ý muốn của mình.     Nguyên nhân thứ tư không thể không nhắc tới là cách kiểm tra đánh giá hiện  nay.  Nội dung các bài thi và kiểm tra  ở  nhiều trường phổ  thông  chủ  yếu tập  trung vào nội dung kiến thức mà chưa có những câu hỏi mang tính vận dụng   kiến thức vào thực tiễn, đây chính là một “khe hở” khá rộng, một nguyên nhân  khá rõ để giải thích cho thực trạng nêu trên. Mặt khác học sinh THPT hiện nay  học tập mang tính thực dụng, tức là các em chỉ  tập trung học các môn phục vụ  cho khối thi Đại học­ cao đẳng. Do xu thế  xã hội về  khả năng cơ  hội việc làm  nên ở những vùng thuần nông như trường THPT Yên Định 3 chúng tôi số lượng   học sinh theo khối B rất ít, chủ yếu các em học môn sinh để thi được hai khối.      Giải quyết thực trạng trên như  thế  nào? đó là một vấn đề  khó. Như  đã nêu   trên, Tôi chỉ  xin đưa ra một số  giải pháp mang tính đơn lẻ, mong rằng những   giải pháp này có thể  giúp ích cho chúng ta cải thiện được ít nhiều thực trạng   trên, nhằm giúp học sinh hứng thú học tập thông qua thực tế bộ môn. 3. Nội dung vấn đề: 3.1. Một số  hình thức áp dụng các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời  sống trong tiết dạy: 3.1.1 Đặt tình huống vào bài mới.      Tiết dạy có gây sự chú ý của học sinh hay không nhờ vào người hướng dẫn   (giáo viên) rất nhiều. Trong đó phần mở đầu đặc biệt quan trọng, nếu ta biết đặt  ra một tình huống thực,tiễn hoặc một tình huống giả định yêu cầu học sinh cùng  tìm hiểu, giải thích qua bài học sẽ  cuống hút được sự  chú ý của học sinh trong   tiết dạy. 3.1.2 Lồng ghép tích hợp kiến thức có liên quan đến thực tiễn đời sống về  8
  9. môi trường vào bài dạy.        Vấn đề môi trường: nước, không khí, đất,...đang được con người nhắc đến  rất nhiều. Trong cuộc sống hằng ngày các hiện tượng thường xuyên bất gặp   như: nước thải của một ao cá, chuồng heo, chuồng vịt...; khói bụi của các nhà  máy xay lúa, các lò gạch, các cánh đồng sau thu hoạch,... có liên quan gì đến  những diễn biến bất thường của thời tiết hiện nay không.  Giáo viên dạy học bộ  môn sinh có thể  lồng ghép các hiện tượng đó vào phần sản xuất các sản phẩm  sinh học , hay  ứng dụng của một số  vi sinh vật... Ngoài việc gây sự  chú ý của  học sinh trong tiết dạy còn  giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho   từng học sinh. Tùy vào thực trạng của   từng địa phương mà ta lấy các hiện   tượng cho cụ thể và gần gủi với các em. 3.1.3 Liên hệ kiến thức có liên quan đến thực tiễn đời sống trong bài dạy.        Khi học xong vấn đề gì học sinh thấy có ứng dụng thực tiễn cho cuộc sống   thì các em sẽ chú ý hơn, tìm tòi, chủ động tư duy để tìm hiểu, để nhớ hơn. Do đó  mỗi bài học giáo viên đưa ra được một số ứng dụng thực tiễn sẽ lôi cuốn được   sự chú ý của học sinh. Giáo viên cũng cần chú ý khi sử dụng các hiện tượng sinh   học thực tiễn nên khéo léo trong giải thích vấn đề, vì cấp độ  bộ  môn sinh  ở  THPT nhiều khi chưa tìm hiểu sâu quá trình diễn biến của sự  việc hay hiện  tượng. Do đó giáo viên phải biết lựa chọn cách giải thích cho phù hợp, nếu học  sinh tỏ ra tìm tòi hơn chúng ta có thể khích lệ, mở ra hướng giáo dục vai trò quan  trọng của bộ môn mà các em sẽ được tìm hiểu ở các cấp cao hơn. 3.2. Hệ thống các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống dùng cho các  bài giảng phần “ Sinh học­ vi sinh vật”­ Sinh học 10. 3.2.1  Hệ  thống các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống dùng cho  các bài giảng thuộc Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng  ở  vi   sinh vật Câu 1: Tại sao khi đi gần các sông, hồ  bẩn vào ngày nắng nóng, người ta ngửi  thấy mùi khai ? Giải thích: Khi nước sông, hồ  bị  ô nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ  giàu đạm  9
  10. như nước tiểu, phân hữu cơ, rác thải hữu cơ… thì lượng urê trong các chất hữu   cơ  này sinh ra nhiều. Dưới tác dụng của men ureaza của các vi sinh vật, urê bị  phân hủy tiếp thành CO2 và amoniac NH3 theo phản ứng:                              (NH2)2CO + H2O    CO2 + 2NH3      NH3 sinh ra hòa tan trong nước sông, hồ dưới dạng một cân bằng động. Như  vậy khi trời nắng (nhiệt độ  cao), NH3 sinh ra do các phản  ứng phân hủy urê  chứa trong nước sẽ không hòa tan vào nước mà bị tách ra bay vào không khí làm  cho không khí xung quanh sông, hồ có mùi khai khó chịu. Áp  dụng: Đây là hiện tượng thường gặp quanh hồ, ao, nhất là vào mùa khô,  nắng nóng. Giáo viên có thể  nêu vấn đề  để  chuyển sang mục “Hô hấp và lên  men” bài 33­ sinh học 10 nâng cao. Câu 2: Vì sao không nên bón Phân đạm cùng với phân chuồng trên những ruộng  lúangậpnước? Giải thích: Vi khuẩn phản nitrat hóa có khả  năng dùng nitrat chủ yếu làm chất  nhận điện tử. Tùy theo loài vi khuẩn mà sản phẩm của khử nitrat dị hóa là N2,  N2O hay NO, đây đều là những chất mà cây trồng không hấp thụ  được. Quá  trình phản nitrat  hóa xảy ra mạnh khi  đất bị  kị  khí như  khi dùng phân đạm  (nitrat) cùng với phân chuồng trên những ruộng lúa ngập nước, phân nitrat dùng  bón cho lúa bị  nhóm vi khuẩn này sử  dụng rất nhanh, nitrat có thể  mất hết rất  nhanh mà cây trồng không kịp sử dụng. Áp dụng: Giáo viên có thể  đặt câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề  vào bài  ở Bài  22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng  ở  vi sinh vật­ sinh học 10   nâng cao. Câu 3: Chữ “sinh học” trong bột giặt sinh học là gì và tác dụng của nó? Giải thích: Chữ “Sinh học trong bột giặt sinh học có nghĩa là bột giặt chứa một  hoặc nhiều loại enzim để  tẩy sạch một số  vết bẩn. Các enzim đó là các enzim  ngoại bào của vi sinh vật, có thể  được sử  dụng rộng rãi, ví dụ  amilaza để  loại  bỏ tinh bột, proteaza loại bỏ protein, lipaza loại bỏ mỡ. Áp dụng: Ngày nay người ta Sản xuất các chất xúc tác sinh học là các enzim  ngoại bào của vi sinh vật được sử  dụng phổ  biến trong đời sống con người và   trong nền kinh tế quốc dân trong đó có bột giặt và nhiều ứng dụng khác như: ­ Amilaza (thuỷ  phân tinh bột) được dùng khi làm tương, rượu nếp, trong công  nghiệp sản xuất bánh kẹo, công nghiệp dệt, sản xuất xirô. ­ Prôtêaza (thuỷ phân prôtêin) được dùng khi làm tương, chế biến thịt, trong   công nghiệp thuộc da, công nghiệp bột giặt. 10
  11. ­ Xenlulaza (thuỷ phân xenlulôzơ) được dùng trong chế biến rác thải và xử lí các   bã thải dùng làm thức ăn cho chăn nuôi và sản xuất bột giặt. ­ Lipaza (thuỷ phân lipit) dùng trong công nghiệp bột giặt và chất tẩy rửa…         Giáo viên có thể  sử  dung câu hỏi này để  dẫn dắt vào phần  ứng dụng quá   trình tổng hợp các chất ở vi sinh vật­ sinh học 10  Câu 4: Tại sao trâu bò lại đồng hóa được rơm, rạ, cỏ giàu chất xơ? Giải thích: Trong dạ  cỏ  của trâu, bò chứa các vi sinh vật, trong các vi sinh vật  đó chứa các enzim có khả  năng phân giải xenlulozo, heemixenlulozo và pectin   trong rơm rạ thành các chất dơn giản mà cơ thể hấp thụ được Áp dụng: Giáo viên có thể  đặt câu hỏi trên cho phần mở  rộng đặc điểm quá  trình phân giải và ứng dụng các chất ở vi sinh vật. Câu 5: Tại sao khi nướng bánh mì lại trở lên xốp? Giải thích: Khi làm bánh mì, ngoài bột mì ra thì một thành phần không thể thiếu   là nấm men, đây là những vi sinh vật sinh sản nhanh và biến đường, ôxi có trong   bột mì thành khí cacbonic, sinh khối và vitamin. Khí cacbonic trong bột sẽ  giãn  nở và tăng thể tích khi nướng nên làm bánh mì nở, rỗng ruột và trở nên xốp hơn. Áp dụng: Giáo viên có thể  đặt câu hỏi trên cho bài 35: Quá trình phân giải các  chất ở vi sinh vật và ứng dụng nhằm giúp học sinh hiểu được lợi ích của vi sinh  vật trong thực tiễn. Câu 6: Trong làm tương và làm nước mắm có sử dụng cùng một loại vi sinh vật  không? Giải thích: Không, vì làm tương nhờ  nấm vàng hoc cau là chủ  yếu, loại nấm  này tiết ra proteaza để phân giải protein trong đậu tương. Làm nước mắm nhờ vi   khuẩn kị khí trong ruột cá là chủ yếu, chúng sinh ra proteaza để phân giải protein   của cá. Áp dụng: Giáo viên có thể  đặt câu hỏi trên cho phần mở  rộng  ứng dụng quá   trình phân giải protein. Câu 7: Người ta đã áp dụng hình thức lên men nào trong muối dưa, cà? Làm thế  nào để muối được dưa, cà ngon? Giải thích: Muối dưa, cà là hình thức lên men lactic tự nhiên, do vi khuẩn lactic.   Muốn muối dưa, cà ngon phải tạo điều kiện ngay từ đầu vi khuẩn lactic lấn át  được vi khuẩn gây thối. Do đó phải cho đủ muối, nhưng không được quá nhiều   vì sẻ ức chế ngay cả vi khuẩn lactic làm dưa không chua được. 11
  12. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt  câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề  vào bài hoặc   liên hệ thực tế quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật. Câu 8: Tại sao rượu vang hoặc sâmpanh đã mở thì phải uống hết? Giải thích: Đã mở phải uống hết vì để đén hôm sau dễ bị chua, rượu nhạt đi do  axetic bị  ôxi tạo ra giấm. Đây là quá trình oxi hóa hiếu khí được thực hiện bởi   nhóm vi khuẩn axetic thuộc chi Acetobacter. Nếu để lâu nữa thì axit axetic bị ôxi  hóa thành CO2 và nước làm giấm nhạt đi. Áp dụng: Giáo viên có thể  đặt  câu hỏi trên cho phần liên hệ  thực tế  trong bài   thực hành lên men Etilic. Câu 9: Tại sao những quả có vị ngọt như vải, nhãn để  3 đến 4 ngày thường có  mùi chua? Giải thích: Vì trong dịch quả có nhiều đường, nấm men ở trên vỏ xâm nhập vào  và quá trình lên men diễn ra. Sau đó các vi khuẩn chuyển hóa dường thành rượu,   từ rượu thành axit khiến quả bị chua. Áp dụng: Giáo viên có thể  đặt  câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề  vào bài thực   hành lên men Etilic. Câu 10: Tại sao dưa muối lại chua, ăn ngon và giữ được lâu? Giải thích: Muối dưa, cà là hình thức lên men lactic tự nhiên, do vi khuẩn lactic.   Vị chua là vị của axit lactic. Do vi khuẩn lactic và dung dịch muối ức chế sự phát  triển của các vi khuẩn gây thối nên giữ được lâu. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề, giới hạn kiến  thức vào chương và bài học của phần chuyển hóa vật chất và năng lượng  ở  vi  sinh vật. Câu 11: Vì sao rượu trưng cất bằng phương pháp thủ  công  ở  một số  vùng dễ  làm người uống đau đầu? Giải thích: Nấu rượu bằng nồi đồng xảy ra phản ứng:       C2H5OH   + O2         CH3CHO  + H2O Sản xuất rượu thủ công không khử được anđêhit, nên khi uống vào gây đau đầu. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt  câu hỏi trên cho phần liên hệ thực tế trong mục   tìm hiểu quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật. Câu 12: Ở Thanh Hóa có đặc sản nem chua, ăn nem chua có đảm bảo sạch hay   không vì nem chua làm bằng thịt sống hoàn toàn mà không qua đun nấu. 12
  13. Giải thích: Làm nem chua dựa trên nguyên lí lên men lacstic đảm bảo an toàn,  nhung nếu trong quá trình làm không vệ sinh đúng thì các vi khuẩn lên men thối  hoạt động. Áp dụng: Giáo viên có thể  đặt  câu hỏi trên cho phần liên hệ  thực tế  trong bài   thực hành lên men láctic. 3.2.2  Hệ  thống bộ  câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống dùng cho   các bài giảng thuộc Chương II: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật Câu 1: Trong môi trường tự nhiên (đất, nước), pha lũy thừa có xảy ra không? Giải thích: Pha lũy thừa xảy ra trong điều kiện vi sinh vật được ổn định vì đầy   đủ  thức ăn. Trong môi trường tự  nhiên, vi sinh vật phải chịu tác động với điều  kiện ngoại cảnh luôn thay đổi: thành phần chất dinh dưỡng không đủ, sự  thay  đổi pH, nhiệt độ… và sự cạnh tranh của các vi sinh vật khác. Vì thế sinh trưởng  của vi sinh vật trong môi trường tự nhiên không thể diễn ra pha lũy thừa. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt  câu hỏi trên cho phần liên hệ thực tế mục “Sinh   trưởng của quần thể vi sinh vật. Câu 2: Tại sao nói quá trình tiêu hóa từ dạ dày đến ruột của người là hệ  thống   nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật. Giải thích: Nói tiêu hóa từ dạ dày đến ruột của người là hệ thống nuôi cấy liên   tục vì quá trình này được diễn ra liên tục: dạ  dày thường xuyên được bổ  sung   thức ăn từ bên ngoài vào đồng thời thường xuyên thải các sản phẩm tiêu hóa ra   ngoài, do đó tương tự như một hệ thống nuôi cấy liên tục. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt  câu hỏi trên cho phần củng cố bài “Sinh trưởng  của vi sinh vật”  nhằm giúp cho học sinh biết cách vận dụng kiến thức để  giải  thích hiện tượng trong cuộc sống. Câu 3: Tại sao trong đường ruột của cơ thể người giàu chất dinh dưỡng nhưng   các vi khuẩn không thể sinh sản với tốc độ cực đại? Giải thích: Trong đường ruột người có nhiều loại vi sinh vật khác nhau, chúng  cạnh tranh chất dinh dưỡng đồng thời tiết ra các chất kìm hãm nhau. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt  câu hỏi trên cho phần liên hệ  thực tế  bài “Sinh  sản của vi sinh vật”. Câu 4: Nếu không diệt hết nội bào tử, hộp thịt hộp để lâu ngày sẽ  bị phồng, bị  biến   dạng,vìsao? 13
  14. Giải thích  Hầu hết các vi khuẩn có hại có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 60 ­ 700C  hay cao hơn nếu được đun nấu trong ít nhất 10 phút. Các bào tử khó bị tiêu diệt  hơn nên cần khoảng nhiệt độ  100 ­ 1200C trong ít nhất 10 phút. Thịt đóng hộp  nếu không được diệt khuẩn đúng quy trình, các nội bào tử mọc mầm phát triển  và phân giải các chất, thải ra CO2 và các loại khí khác làm cho hộp thịt bị phồng  lên,   biến   dạng. Áp dụng: Ngày nay vấn đề  “An toàn thực phẩm” trở thành một vấn đề  có ảnh  hưởng  mang tính toàn cầu. Mục đích vấn đề  giúp học sinh biết được nguyên  nhân và tác hại của việc sử dụng thực phẩm không an toàn. Giáo viên có thể đặt  vấn đề này khi dạy tích hợp trong bài “Sinh sản của vi sinh vật”. Câu 5: Tại sao dưa, cà muối lại bảo quản được lâu? Giải thích: Khi muối dưa, cà axit lactic do vi khuẩn lác tic tiết ra cùng với nồng  độ muối cao kìm hãm sinh trưởng của các vi khuẩn khác, đặc biệt là vi sinh vật   gây thối rau, quả. Áp dụng: Đây là một vấn đề rất quen thuộc mà nếu không chú ý thì học sinh sẽ  không biết. Giáo viên có thể  nêu vấn đề  trên sau khi kết thúc bài “Ảnh hưởng  của các yếu tố hóa học đến sinh trưởng của vi sinh vật”. Câu 6: Tại sao phải bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thấp? Giải thích: Mục đích của việc bảo quản thực phẩm là giữ cho thực phẩm không   bị  vi sinh vật có trên bề  mặt thịt, cá (đặc biệt là vi khuẩn  ưa nhiệt) xâm nhập  làm hỏng thực phẩm bằng cách tạo điều kiện không thuận lợi (nhiệt độ  thấp)  để ức chế sự phát triển của vi sinh vật. Áp dụng: Giáo viên có thể  đặt  câu hỏi trên cho phần liên hệ  thực tế  bài “Ảnh  hưởng của các yếu tố vật lí đến sinh trưởng của vi sinh vật”. Câu 7: Tại sao muốn bảo quản thịt, cá người ta có thể bảo quản bằng cách ướp  muối? Giải thích: Khi  ướp muối làm tăng áp suất thẩm thấu, rút nước trong tế bào vi   khuẩn là tác nhân gây hỏng thịt, cá và làm cho tế bào đó chết. Áp dụng: Giáo viên có thể  đặt  câu hỏi trên cho phần liên hệ  thực tế  bài “Ảnh  hưởng của các yếu tố vật lí đến sinh trưởng của vi sinh vật”. Câu   8:  Vì   sao   trong   sữa   chua   hầu   như   không   có   vi   sinh   vật   gây   bệnh? Giải thích:   Trong sữa chua lên men tốt (lên men đồng hình) chứa rất nhiều vi   khuẩn lactic, chúng tạo ra môi trường axit (pH thấp) ức chế hầu như mọi loại vi   14
  15. sinh vật gây bệnh (vì những VSV này quen sống trong môi trường pH trung tính).   Do đó trong sữa chua hầu như  không có vi sinh vật gây bệnh. Có thể  nói sữa  chua là loại thực phẩm vừa bổ dưỡng, vừa vô trùng. Áp dụng: Đây là các câu hỏi nhằm kích thích tính tò mò của học sinh. Học sinh   không lạ  gì với   hiện tượng trên nhưng để  giải thích thì không phải dễ. Giáo  viên có thể nêu vấn đề trên sau khi dạy xong mục bài : “Ảnh hưởng của các yếu  tố vật lí đến sinh trưởng của vi sinh vật”. Câu 9: Người ta thường quảng cáo trên ti vi xà phòng thơm diệt được 90% vi  khuẩn có đúng không? Giải thích: Xà phòng không phải là chất diệt khuẩn mà chi loại khuẩn nhờ bọt  và khi rửa vi sinh vật bị  rửa trôi. Do đó thông tin quảng cáo trên chỉ  mang tính  chất quảng bá. Áp dụng: Giáo viên có thể  đặt  câu hỏi trên cho phần liên hệ  thực tế  bài “Ảnh  hưởng của các yếu tố hóa học đến sinh trưởng của vi sinh vật”. Câu 10: Tại sao cá biển giữ trong tủ lạnh dễ bị hư hỏng hơn cá sông? Giải thích:  Vi khuẩn biển thuộc nhóm  ưa lạnh, nên trong tủ  lạnh chúng vẫn   hoạt động gây hỏng cá. Áp dụng: Giáo viên có thể  đặt  câu hỏi trên cho phần liên hệ  thực tế  bài “Ảnh  hưởng của các yếu tố vật lí đến sinh trưởng của vi sinh vật”. 3.2.3  Hệ  thống bộ  câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống dùng cho   các bài giảng thuộc Chương III: Virut và bệnh truyền nhiễm. Câu 1: Tại sao mỗi loại vi rút chỉ có thể nhiễm vào một loại tế bào nhất định? Giải thích: Trên bề mặt tế bào có các thụ thể dành riêng chomỗi loại virut đo là   tính đặc hiệu. Áp dụng: Giáo viên có thể  đặt  câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề  hoặc liên hệ  thực tế bài “Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ”. Câu 2: Thế nào là bệnh cơ hội và vi sinh vật gây bệnh cơ hội? Áp dụng: Giáo viên có thể  đặt  câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề  hoặc liên hệ  thực tế mục II, bài “Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ”. Giải thích: ­ Một số vi sinh vật  ở điều kiện bình thường thì không gây bệnh nhưng khi cơ  15
  16. thể bị suy yếu hoặc hệ thống miễn dịch bị suy giảm thì chúng lại trở  thành tác   nhân gây bệnh. Những vi sinh vật đó được gọi là vi sinh vật cơ  hội, bệnh do   chúng gây ra gọi là bệnh cơ hội. ­ Hiện nay nhiễm HIV/AIDS được coi là bệnh đại dịch toàn cầu, AIDS là giai  đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Tuy nhiên, người bị nhiễm HIV không phải  bị chết vì virut HIV mà do các bệnh cơ hội khi hệ thống miễn dịch của cơ thể  bị   suy   giảm. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt  câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề  hoặc liên hệ  thực tế mục II, bài “Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ”. Câu 3: Tại sao nói HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải? Giải thích: ­ Hệ miễn dịch là hệ  thống phòng ngự  bảo vệ cơ thể chống lại các mầm bệnh   từ ngoài xâm nhập vào cơ thể, suy giảm miễn dịch là tình trạng hệ miễn dịch trở  nên yếu, giảm hoặc không có khả  năng chống lại sự  tấn công của các tác nhân   gây bệnh. Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải là sự  suy giảm hệ  thống   miễn dịch của cơ thể không phải do nguyên nhân di truyền mà do bị  lây nhiễm  bởi các tác nhân trong cuộc sống. ­ Virut HIV có khả năng gây nhiễm và phá hủy một số tế bào của hệ thống miễn  dịch trong đó có tế bào Limpo T­CD4, sự giảm số lượng các tế bào này làm mất   khả  năng miễn dịch của cơ  thể. Vì vậy, HIV chính là một tác nhân gây hội   chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Câu  4: Thuốc  trừ  sâu   sinh học  có chứa  virut  dựa  trên  cơ   sở   khoa học  nào? Giải thích:   Một số loại virut kí sinh và gây bệnh cho côn trùng cũng như  một  số  vi sinh vật gây hại cho cây trồng. Do có tính đặc hiệu cao nên một số  loại   virut chỉ  gây hại cho một số  sâu bệnh nhất định mà không gây độc cho người,   động vật và côn trùng có ích. Nhờ  tính chất này mà một số  loại virut được sử  dụng để sản xuất các chế  phẩm sinh học có tác dụng như  những thuốc trừ sâu   để tiêu diệt sâu bệnh, bảo vệ mùa màng. Áp dụng: Giáo viên có thể  đặt  câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề  hoặc liên hệ  thực tế mục “Ứng dụng của virut trong thực tiễn”. Câu 5: Tại sao virut kí sinh trên thực vật không có khả năng tự nhiễm vào tế bào  thực vật mà phải nhờ côn trùng hoặc qua các vết xước? Giải thích:   Virut kí sinh trên thực vật không có khả năng tự nhiễm vào tế bào  thực vật mà phải nhờ côn trùng hoặc qua các vết xước, bởi vì: thành tế bào thực   16
  17. vật dày và không có thụ  thể  nên đa số  virut xâm nhập vào tế  bào thực vật nhờ  côn trùng (chúng ăn lá, hút nhựa cây bị  bệnh rồi truyền sang cây lành); một số  virut khác xâm nhập qua các vết xước. Áp dụng: Giáo viên có thể  đặt  câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề  hoặc liên hệ  thực tế bài “ Viruts gây bệnh và ứng dụng của virut trong thực tiễn”. Câu 6:  Lấy ví dụ  về  một số  bệnh truyền nhiễm do vi sinh vật gây ra trên cơ  thể con người? Giảithích: ­ Bệnh cúm do virut cúm gây ra, lây truyền qua đường hô hấp. ­ Bệnh AIDS do virut HIV gây nên, lây truyền qua đường máu, đường tình dục  hoặctruyền từ mẹ sang con. ­ Bệnh tả, lị do vi khuẩn gây ra, lây truyền qua đường tiêu hóa. ­ Bệnh quai bị là bệnh do virus quai bị gây ra, lây truyền chủ yếu do các chất tiết  của đường hô hấp ­ Bệnh lao do vi khuẩn lao gây ra, lây truyền qua đường hô hấp. Câu 7: Dựa vào con đường lây nhiễm muốn phòng tránh bệnh do virut  thì phải  thực hiện biện pháp gì? Giải thích: phòng tránh bệnh do virut: Tiêm phòng vacxin; kiểm soát vật trung  gian truyền bệnh; vệ sinh cá nhân và môi trường sống. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt  câu hỏi trên cho phần liên hệ thực tế bài “ Bệnh   truyền nhiễm và miễn dịch”. Câu 8: Tại sao trẻ  em chỉ bị quai bị hay lên sởi một lần còn cúm thì bị  mắc lại   nhiều lần. Giải thích: Khi trẻ bị quai bị hay lên sởi cơ thể sẽ tiết ra một loại kháng thể đặc  hiệu để đáp lại sự xâm nhập của kháng nguyên gây bệnh quai bị hoặc sởi. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt  câu hỏi trên cho phần liên hệ thực tế bài “ Bệnh   truyền nhiễm và miễn dịch”. Câu 9: Có một thời gian ở vùng trồng vải thiều, trẻ em hay bị viêm não và người   ta đổ cho vãi thiều. Em có ý kiến gì về điều này? Giải thích: Vải thiều không phải là  ổ  chứa virut gây bệnh, mà khi vải chín có   một loài chim và côn trùng ăn, những loài này mang virut. Muỗi hút máu của   những loài này rồi đốt vào người mới gây bệnh. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần liên hệ  thực tế mục vi rút  gây bệnh bài “ Vi rút gây bệnh, ứng dụng”. 17
  18. 4. Kết quả cụ thể: 4.1.Trước khi áp dụng phương pháp: Kết quả khảo sát chất lượng giữa học kì I Tổng  Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém số Lớp học  SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) sinh 10A1 40 8 20 15 37,5 14 35 3 7,5 0 0 10A2 42 5 11,5 10 24 23 55 4 9,5 0 0 10A3 45 4 9 12 27 23 51 6 13 0 0 Tổng 127 17 13 37 29 60 47 13 11 4.2.Sau khi áp dụng phương pháp: Kết quả khảo sát chất lượng học kì I Tổng  Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém số Lớp học  SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) sinh 10A1 40 10 25 16 40 12 30 2 5 10A2 42 6 14 15 36 18 43 3 7 10A3 45 7 16 14 31 20 44 4 9 Tổn 127 23 18 45 35 50 39 9 8 g Kết quả khảo sát chất lượng giữa học kì II 18
  19. Tổng  Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém số Lớp học  SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) sinh 10A1 40 12 30 18 45 9 22,5 1 2,5 10A2 42 8 19 18 43 14 33 2 5 10A3 45 9 20 16 36 17 37 3 7 Tổng 127 29 23 52 41 37 29 6 7 * Nhận xét:       Sau thời gian áp dụng phương pháp mới, kết quả  đạt được (giữa học kì II)   như sau: ­ Tỉ lệ học sinh giỏi từ 13% lên 23%, tăng 10% ­ Tỉ lệ học sinh khá từ 29% lên 41%, tăng 12% ­ Tỉ lệ học sinh trung bình từ 47% xuống 29%, giảm 18% ­ Tỉ lệ học sinh yếu từ 11% xuống 7%, giảm 4% 5.Tự đánh giá: Đề  tài có tính khả  thi, do các kiến thức gắn với thực tiễn bộ  môn mang   tính  ứng dụng cao nên tạo cho học sinh cảm giác gần gũi, thoải mái hơn trong   giờ  học, phát huy được tính sáng tạo của học sinh, kích thích học sinh suy nghĩ  tích cực hơn, tăng khả năng tư duy của học sinh và rèn kỹ năng sống theo một hệ  thống logic.            Mặt khác, trong quá trình giảng dạy, việc sử  dụng câu hỏi găn với thực   tiễn cuộc sống  kết hợp linh hoạt với nhiều phương pháp học khác sẽ tạo hứng  thú trong giờ học, phát huy tính chủ động, tìm tòi của học sinh sẽ giúp học sinh   ghi nhớ  bài nhanh hơn và tiết kiệm thời gian trong quá trình ôn tập và củng cố  kiến thức. C. KẾT LUẬN: 1. Kết quả nghiên cứu:     Như  vậy, đổi mới dạy và học hiện nay là hướng tới học tập chủ động, tích   cực, tự tòm tòi, chống thói quen học tập thụ động. Các phương pháp tích cực hướng   tới việc hoạt động hoá, tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học phải   19
  20. gắn liền với giá trị  thực tiễn của nôi dung bài học. Đó là nhu cầu cũng là xu  hướng của giáo dục thời hội nhập để  rèn luyện cho học sinh khả  năng tự  lực,  nhạy bén trong cuộc sống bao gồm các kĩ năng đặc trưng chung là : Khả  năng  liên hệ thực tế các vấn đề học tập vào cuộc sống. Khả năng tự học, khả năng tổ  chức các hoạt động học tập của học sinh. Tăng cường học tập cá nhân phối hợp   với học tập hợp tác. Áp dụng các hiện tượng thực tiễn phải biết lựa chọn đúng   nội dung bài, thời gian hợp lí trong giờ học mới cuốn hút sự chú ý, tập trung của   học sinh tạo không khí thoải mái trong tiết học, mới tạo được ý thức học tập và   yêu thích bộ môn.  Khi tôi chưa áp dụng đề tài này thì tỉ lệ học sinh yêu thích bộ  môn sinh học rất ít. Từ đó dẫn đến kết quả học tập của học sinh cũng rất thấp.     Sau khi tôi áp dụng phương pháp dạy học tích cực lồng ghép các hiện tượng  thực tiễn vào bài giảng thì tỉ  lệ học sinh thích học bộ  môn tăng lên rõ rệt thông  qua chất lượng học tập bộ môn này được nâng cao.  Thông qua kết quả thực tế  đã đạt được cho thấy chất lượng từ trung bình trở lên của bộ môn được nâng cao  khá rõ( từ 89% lên 93%, tăng 4%), trong đó tỉ lệ học sinh giỏi, khá tăng cao, tỉ lệ  học sinh yếu giảm nhiều.              Đa số  học sinh hứng thú trong quá trình học tập, học sinh ý thức được  tầm quan trọng của việc xác định được nội dung trọng tâm trong bài học và vận  dụng kiến thức đó để giải thích các sự vật, hiện tượng gắn với cuộc sống hàng   ngày, qua đó học sinh dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ kiến thức được lâu hơn và tiết  kiệm được nhiều thời gian ôn tập.  2. Đề xuất: Qua thực nghiệm tôi thấy rằng sử dụng “Các kiến thức thực tiễn gắn với bộ  môn sinh hoc phần Vi sinh vật­ sinh học 10 ” trong dạy học tích cực tạo hứng  thú cho học sinh là khả thi, đảm bảo hình thành kiến thức vững chắc, rèn luyện  năng lực nhận thức, thái độ  yêu thích bộ  môn và phương pháp tự  học của học  sinh. Vì vậy tôi hi vọng phương pháp này sẽ được nghiên cứu kĩ hơn và được áp  dụng rộng dãi. Phương pháp này khi sử  dụng đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị  công phu, hiểu biết rộng phải nắm vững kiến thức. Do đó cần tăng cường bồi  dưỡng chuẩn hoá giáo viên.        Do điều kiện thời gian ngắn, tôi chỉ mong góp một ý kiến nhỏ của mình tích  luỹ  được trong quá trình giảng dạy  ở  trường phổ  thông. Với tâm huyết và tấm   lòng của mình tôi muốn đóng góp cho công việc dạy học một đề tài nhỏ để nâng  cao hiệu quả  dạy học. Chắc chắn sẽ  còn nhiều thiếu sót, hạn chế, rất mong  được sự  chỉ  dẫn, góp ý và đồng cảm của đồng nghiệp và bạn đọc để  kinh  nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.  Xác nhận của thủ trưởng đơn vị:            Tôi xin cam đoan SKKN này là do tôi 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2