Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT trong giờ dạy học Ngữ văn
lượt xem 52
download
Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT trong giờ dạy học Ngữ văn tập trung làm rõ cơ sở lí luận của việc tích hợp về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT trong môn Ngữ Văn; thực trạng của vấn đề tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT trong các giờ dạy học Ngữ Văn; giải pháp và tổ chức thực hiện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT trong giờ dạy học Ngữ văn
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÍCH HỢP GIÁO DỤC VỀ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM CHO HỌC SINH THPT TRONG GIỜ DẠY HỌC NGỮ VĂN Người thực hiện: Trần Thị Minh Loan Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ văn . Trang 1
- THANH HÓA NĂM 2013 Trang M ỤC L ỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................. 1 I. Lí do chọn đề tài................................................................................ 1 II. Phạm vi đề tài và phương pháp nghiên 2 cứu...................................... B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ................................................................... 3 I.Cơ sở lí luận của việc tích hợp về biển đảo Việt Nam cho học 3 sinh THPT trong môn Ngữ Văn................................................................... 1. Tích hợp trong môn Ngữ Văn.......................................................... 3 2. Tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT 3 trong các giờ dạy học Ngữ Văn............................................................. II. Thực trạng của vấn đề tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam 4 cho học sinh THPT trong các giờ dạy học Ngữ Văn…........................ 1.Thực trạng của vấn đề tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam 4 cho học sinh THPT trong giờ dạy học môn Ngữ Văn................................. 2. Kết quả của tích hợp giáo dục về biển đảo cho học sinh THPT 5 trong các giờ dạy học Ngữ Văn ........................................................... III. Giải pháp và tổ chức thực hiện 6 1. Một số địa chỉ và nội dung, cách thức tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT trong giờ dạy học Ngữ 6 Văn........................................................................................................ 1.1. Chương trình Ngữ Văn 10............................................................. 6 1.2. Chương trình Ngữ Văn 11............................................................. 7 1.3. Chương trình Ngữ Văn 12............................................................. 8 1.4. Nhận xét chung.............................................................................. 10 2. Một số giáo án mẫu.......................................................................... 10 2.1. Giáo án thứ nhất (Chương trình Ngữ Văn 10 10)............................... 12 Trang 2
- 2.2.Giáo án thứ hai (Chương trình Ngữ Văn 11).................................. 16 2.3. Giáo án thứ ba (Chương trình Ngữ Văn 12).................................. 3. Một số lưu ý khi thực hiện. 18 4.Kiểm nghiệm..................................................................................... 18 4.1. Về phía học sinh............................................................................ 18 4.2. Về phía giáo viên........................................................................... 29 C. Kết luận và đề 20 xuất.......................................................................... I. Kết luận............................................................................................ 20 II. Kiến nghị, đề xuất........................................................................... 20 Thư mục tham khảo............................................................................ Phụ lục................................................................................................ A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Việt Nam nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á. Toàn bộ diện tích: đất liền và đảo là 331212Km2 với 3260Km bờ biển; hơn 4000 đảo lớn nhỏ và hai quần đảo là Hoàng Sa và Trường Sa. Biển đảo Việt Nam có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: Biển Việt Nam án ngữ trên tuyến đường hàng hải huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương; biển có nguồn tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt; biển Việt Nam có nhiều cảng nước sâu, nhiều bãi tắm đẹp; biển và đảo có vai trò quan trọng làm tăng chiều sâu phòng thủ cho đất nước ở phía biển. Chính vì thế trong chiến lược biển đến năm 2020 Đảng, Nhà nước ta đã xác định mục tiêu: vươn ra biển, làm giàu từ biển. Vùng biển đảo trong đó bao gồm hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chúng ta có nhiều tài liệu pháp lý và thực tiễn để khẳng định chủ quyền của mình ở khu vực trên. Thế nhưng, trong thời gian qua, Trung Quốc liên tục gây hấn, xâm phạm chủ quyền vùng biển đảo của Việt Nam. Trung Quốc đưa ra bản đồ 9 đoạn mà theo đó toàn bộ 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thuộc Trung Quốc. Trung Quốc ngang nhiên mời thầu khai thác dầu khí ở vùng thềm lục địa thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trung Quốc chiếm nhiều đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Những hành động ấy của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền quốc Trang 3
- gia của Việt Nam. Vì thế, vấn đề về biển đảo đang trở thành tâm điểm trong đời sống chính trị của đất nước. Học sinh THPT thuộc lứa tuổi từ 16 đến 18. Đó là thế hệ trẻ quyết định đến tương lai không xa của đất nước. Các em sẽ là những người chịu trách nhiệm xây dựng, phát triển đất nước; bảo vệ vùng trời, vùng biển, đất liền của Tổ quốc. Vì thế, giáo dục về biển đảo quê hương cho các em học sinh nói chung và học sinh THPT nói riêng là vô cùng cần thiết. Giáo dục về biển đảo quê hương sẽ nâng cao nhận thức của các em về chủ quyền đất nước, khơi dậy lòng yêu nước, đánh thức trách nhiệm công dân. Đó là cách để chúng ta tạo nên lực lượng xung kích bảo vệ chủ quyền đất nước khi cần thiết. Ngữ Văn là môn học vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính công cụ. Văn học đem đến cho học sinh những tri thức về tự nhiên, xã hội, con người; làm phong phú đời sống tâm hồn, hướng học sinh đến những giá trị của Chân, Thiện, Mỹ. Ngữ Văn còn rèn luyện cho các em những kỹ năng để trở thành những con người có ích cho xã hội. Con đường giáo dục của Văn học là đi từ tình cảm, nhận thức đến hành động. Vì vậy, nó dễ tác động và thấm sâu, thấm lâu trong lòng con người. Vì thế tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT trong giờ dạy học Ngữ Văn là rất phù hợp và mang tính thực tiễn cao. Từ những lý do trên cùng với kinh nghiệm thực tế của bản thân trong quá trình dạy học môn Ngữ Văn tại trường THPT Triệu Sơn 2, tôi muốn chia sẻ với các đồng nghiệm kinh nghiệm : Tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT trong giờ dạy học Ngữ Văn. II.PHẠM VI ĐỀ TÀI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 1. Phạm vi đề tài. Tập trung vào đối tượng học sinh THPT. Chỉ chủ yếu đề cập đến những vấn đề về biển đảo Việt Nam có liên quan đến chương trình Ngữ Văn THPT. 2. Phương pháp nghiện cứu. Điều tra. Thống kê, phân tích, tổng hợp. Thực nghiệm. Tích hợp, liên ngành. Trang 4
- B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TÍCH HỢP GIÁO DỤC VỀ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM CHO HỌC SINH THPT TRONG GIỜ DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN. 1.Tích hợp trong dạy học môn Ngữ Văn. 1.1. Tích hợp. Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại hiện đang được thực hiện ở nhiều trường học trên thế giới. Nội hàm khoa học của khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là “sự hợp nhất hay là sự nhất thể hoá đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên những nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng chứ không phải phép cộng đơn giản những thuộc tính của các thành phần ấy”. Như vậy, tích hợp có hai tính chất cơ bản là tính liên kết và tính toàn vẹn. Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là “sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuốc các môn Trang 5
- học khác nhau hoặc các hợp phần của phân môn thành một nội dung thống nhất”. Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng coi người học là trung tâm, dạy học theo quan điểm thích hợp đang ngày càng trở thành xu thế dạy học đem lại hiệu quả cao. 1.2. Tích hợp trong dạy học môn Ngữ Văn. Theo xu hướng chung, trong những năm qua việc tích hợp trong môn Ngữ Văn được thực hiện khá phong phú với nhiều nội dung và hình thức tích hợp: giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục an toàn giao thông, sức khỏe sinh sản, kỹ năng sống… Việc tích hợp đã đem đến cho giờ học không khí sôi nổi và mang tính thực tiễn cao. 2. Tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam trong giờ dạy học môn Ngữ Văn THPT. 2.1. Mục tiêu tích hợp. a. Về kiến thức: Học sinh nâng cao nhận thức về chủ quyền biển đảo, về thế mạnh, vị trí chiến lược của biển đảo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Học sinh nắm được những cơ sở pháp lý về chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Học sinh biết thêm về chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về vấn đề biển đảo, các phong trào, các cuộc vận động hướng về Trường Sa, Hoàng Sa... b. Về tư tưởng, hành động. Nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh đối với đất nước. Từ đó các em tích cực hưởng ứng, tham gia các hoạt động tìm hiểu về biển đảo... 2.2 Nội dung về vấn đề Biển đảo Việt Nam tích hợp trong giờ dạy học Ngữ Văn THPT. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 4 khóa X về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” và những văn bản chỉ đạo, định hướng chiến lược khác, và các hướng dẫn về nội dung tuyên truyền về biển đảo Việt Nam của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian gần đây; Căn cứ vào nội dung cụ thể của chương trình Ngữ Văn THPT. Qua thực tế dạy học Ngữ Văn của bản thân, tôi thấy có thể tích hợp nhiều nội dung khác nhau về vấn đề biển đảo Việt Nam vào các tiết học. Trong đó tiêu biểu là các nội dung sau: Trang 6
- Về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, vai trò, tiềm năng, thế mạnh của biển đảo. Tuyên truyền các chủ trương của Đảng, các văn bản Pháp luật về biển đảo của Nhà nước ta. Các văn bản liên quan đến vấn đề biển đảo, như: Công ước của Liên Hiệp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ửng xử các bên ở biển Đông (DOC)... Về chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tập quán sinh hoạt, văn hóa của ngư dân vùng biển, ven biển... 2.3 Nguyên tắc tích hợp. Tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam trong môn Ngữ Văn là phù hợp. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để việc tích hợp phát huy hiệu quả tối đa. Muốn thế việc tích hợp phải tuân theo các nguyên tắc sau: Căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ Văn. Căn cứ vào từng đơn vị kiến thức cụ thể trong từng bài học mà đưa vào liều lượng và hình thức tích hợp phù hợp. Khai thác nội dung chọn lọc, tập trung, không tràn lan, tùy tiện; Phát huy tích cực nhận thức của học sinh, khai thác kinh nghiệm thực tế của HS, tận dụng cơ hội để học sinh tiếp xúc trực tiếp với thực tiễn. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC VỀ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM CHO HỌC SINH THPT TRONG GIỜ DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN. 1.Thực trạng của vấn đề tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT trong giờ dạy học môn Ngữ Văn. 1.1. Thực trạng của vấn đề giáo dục về biển đảo Việt Nam trong chương trình THPT. Có thể khẳng định vấn đề biển đảo chưa có vị trí xứng đáng trong chương trình học ở bậc THPT. Khảo sát ở các môn học có liên quan cho thấy: Ở môn Địa lý: Đây là môn học nghiên cứu kỹ nhất về các vấn đề liên quan đến điều kiện tự nhiên (trong đó có phần biển đảo), xã hội và tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tổng thu nhập từ các ngành kinh tế biển chiếm hơn 50% GDP hàng năm, nhưng phần biển đảo chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ ở phần Địa lý 12. Gồm 1 mục ở bài 2; 1 mục ở bài 8 và bài 42. Tổng thời lượng chưa đầy 2 tiết học.Thời lượng ngắn nên dù muốn giáo viên cũng không thể chuyển tải hết các nội dung có liên quan về vấn đề này. Ở môn Lịch sử: Phần lịch sử liên quan đến biển đảo chưa được học thành mục, bài riêng. Trang 7
- Ở môn Giáo dục Công dân: phần biển đảo chỉ lồng ghép vào bài học về quốc phòng an ninh ở lớp 11. Ở môn Giáo dục Quốc phòng: nội dung này cũng chỉ được học đề cập sơ qua. Ở môn Ngữ văn: không có nội dung nào, bài nào, văn bản (kể cả các đoạn văn, văn bản ví dụ) trực tiếp đề cập đến vấn đề biển đảo. Vừa qua Bộ giáo dục và Đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo có mở lớp bồi dưỡng chuyên đề Tuyên truyền về biển đảo và tích hợp vào các giờ học Ngoài giờ lên lớp. Tuy nhiên trong thực tế việc thực hiện ở các trường còn nhiều hạn chế. 1.2.Thực trạng của việc tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT trong các giờ dạy học Ngữ Văn. Trong những năm trước đây, do chương trình nhiều kiến thức và khi ấy chủ quyền biển đảo chưa trở thành vấn đề nóng trong đời sống chính trị của đất nước thì hầu như nội dung này không được tích hợp vào giờ dạy học Ngữ Văn. Từ năm học 20122013, cùng với quá trình tuyên truyền rộng rãi của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, đoàn TNCS Hồ Chí Minh...về chủ quyền biển đảo Việt Nam, nhiều giáo viên Ngữ Văn đã tích hợp nội dung này vào bài dạy học. Qua khảo sát tình hình cụ thể ở các trường THPT trên địa bàn huyện Triệu Sơn, tôi thấy thực trạng vấn đề “Tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT trong giờ dạy học Ngữ Văn” nổi lên mấy điểm sau: Vì những kiến thức về vấn đề biển đảo không liên quan đến nội dung thi Tốt nghiệp, Đại học, Cao đẳng nên nhiều giáo viên xem nhẹ. Nội dung, phương pháp tích hợp còn chưa phong phú. Việc tích hợp còn mang tính ngẫu hứng, tự phát chưa có mục tiêu, nội dung mang tính hệ thống, liên tục. Cũng có khi cao hứng, giáo viên sa đà vào kiến thức mở rộng về chủ đề biển đảo làm ảnh hưởng đến nội dung chính của bài học. 2. Kết quả của thực trạng. Có thể thấy việc tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT nói chung và trong giờ dạy học Ngữ Văn nói riêng mới đang trong giai đoạn thử nghiệm. Vì vậy, thực trạng ấy dẫn đến kết quả như sau: Học sinh còn nhận thức lơ mơ về vấn đề biển đảo và chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Cụ thể, khi hỏi nhiều em về biển, đảo của nước ta, đặc biệt là quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, em nào cũng có thể trả lời đó là “một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc”. Nhưng để lý giải nguồn gốc của nó như thế nào, có tiềm năng, thế mạnh, nguồn lợi kinh tế ra sao, thì không phải học sinh Trang 8
- nào cũng trả lời được. Thậm chí cá biệt có những học sinh coi đó là vấn đề của người lớn, của Nhà nước, không ảnh hưởng đến mình nên thờ ơ không quan tâm. Thực trạng ấy đặt ra vấn đề cần đẩy mạnh hơn nữa giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT lồng ghép vào các môn học trong đó có môn Ngữ Văn. Vậy làm thế nào để tích hợp có hiệu quả nội dung này vào các giờ dạy học Ngữ Văn ở bậc THPT. Tức là vừa nâng cao được nhận thức, ý thức trách nhiệm của học sinh về biển đảo quê hương vừa không ảnh hưởng đến chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học. Đó quả là một vấn đề không dễ. Đề tài của tôi là một kinh nghiệm nhỏ để giải quyết câu hỏi trên. III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 1. Một số địa chỉ và nội dung, cách thức tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT trong giờ dạy học môn Ngữ Văn 1.1. Chương trình Ngữ Văn 10. STT Tên bài Địa chỉ tích Nội dung và cách thức tích hợp hợp 1 Tổng quan Mục II.2 Con GV tích hợp giáo dục cho HS về ý Văn học người Việt Nam thức độc lập, tự chủ, và tinh thần Việt Nam trong quan hệ chống giặc ngoại xâm bảo vệ chủ quốc gia, dân quyền dân tộc của cha ông. tộc. 2 Văn bản Trong phần tìm Ngoài các ví dụ đã có trong SGK, GV hiểu các ví dụ có thể đưa thêm 1 số ví dụ khác là văn để hình thành bản có liên quan đến chủ đề biển đảo khái niệm và Việt Nam (lấy từ nguồn tin cậy). Ví đặc điểm văn dụ: bài Giới thiệu về quần đảo Hoàng bản. Sa( lấy từ nguồn “ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia”);Văn bản “Tuyên bố về ứng xử các bên ở biển Đông” (DOC)... 3 Trình bày Phần luyện tập GV chia nhóm, cho học sinh thảo luận một vấn đề lập đề cương trình bày vấn đề: Bảo vệ môi trường biển đảo.Sau đó đại diện các nhóm lên trình bày, GV nhận xét, bổ sung. 4 Lập dàn ý Phần II.Lập GV yêu cầu HS chuẩn bị trước ở nhà Trang 9
- văn bản dàn ý bài văn để lập dàn ý giới thiệu về địa danh thuyết minh thuyết minh bãi biển Sầm Sơn. Trên lớp GV định hướng để HS biết cách lập dàn ý của một bài văn thuyết minh. 5 Bạch Đằng Mục giới thiệu HS tham khảo SGK trả lời các câu hỏi giang phú – về địa danh về vị trí địa lý của cửa biển Bạch Trương Bạch Đằng ở Đằng; những chiến công trong lịch sử Hán Siêu phần Tiểu dẫn. chống ngoại xâm của dân tộc ta trên sông Bạch Đằng.GV nhận xét, bổ sung. 6 Viết bài số Gv ra đề cho Hs thuyết minh biển 5 (Văn Việt Nam. thuyết minh) 1.2. Chương trình Ngữ Văn 11 STT Tên bài Địa chỉ tích Nội dung và cách thức tích hợp hợp 1 Bài ca ngất Phần Tiểu dẫn GV liên hệ mở rộng cho học sinh biết ngưởng – nói về cuộc đời, thêm về công lao của Nguyễn Công Nguyễn sự nghiệp của Trứ trong quá trình khai hoang, lấn biển Công Trứ Nguyễn Công của nhân dân ta. Ông có sáng kiến chiêu Trứ. mộ dân nghèo, đắp đê lấn biển, lập ấp, khai sinh các huyện Kim Sơn (thuộc tỉnh Ninh Bình ngày nay), Tiền Hải (thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay) vào những năm cuối thập niên 1820. Ông được nhân dân ở đây lập đền thờ ngay khi còn sống. 2 Sa hành Trong phần GV gợi ý để học sinh nhớ lại những đoản ca – Tiểu dẫn nói về kiến thức đã biết về Địa lí Việt Nam cao Bá Quát cảm hứng sáng liên quan đến khu vực biển miền tác của bài thơ. Trung. Bờ biển ở các tỉnh như Quảng Trong khi tìm Bình, quảng Trị... có nhiều bãi cát trắng hiểu hình tượng nối tiếp nhau.Đó là nguồn tài nguyên con đường. khoáng sản có giá trị kinh tế cao dùng để sản xuất thủy tinh, pha lê, chất bán Trang 10
- dẫn... 3 Phong cách Tìm hiểu một Ngoài các ví dụ trong SGK, GV có thể ngôn ngữ số thể loại báo sử dụng máy chiếu đưa thêm cho học báo chí chí sinh 1 bài phóng sự về một chuyến ra thăm đảo Trường Sa...đăng trên các báo. 4 Bản tin Phần mục Gv cung cấp cho học sinh một số tin đích, yêu cầu tức thời sự về vấn đề biển đảo. của bản tin Phần thực GV cho học sinh chuẩn bị trước ở hành viết bản nhà. Từ đó yêu cầu học sinh đưa tin về tin đêm khai mạc Du lịch hè Sầm Sơn năm 2013 5 Xuất dương Hai câu thơ Giáo viên phân tích: Nhà thơ lấy hình lưu biệt – cuối: Muốn ảnh hùng vĩ, mạnh mẽ của sóng biển Phan Bội vượt bể Đông để nói lên nhiệt huyết, khát vọng lớn Châu theo cánh gió/ lao của mình. Muôn trùng “ Vượt bể Đông” là vượt biển Đông sóng bạc tiễn ra để sang Nhật tìm đường cứu nước. khơi. 1.3. Chương trình Ngữ Văn 12. STT Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung và cách thức tích hợp 1 Phát biểu Phần luyện tập Gv cho HS chuẩn bị trước. Trên lớp theo chủ đề chia nhóm thảo luận phát biểu về chủ đề “Góp đá xây Trường Sa”. 2 Đất Nước Hai câu thơ : “ GV mở rộng thêm về các điệu hò ( Trích Đất là nơi con của cư dân ven biển, một nét văn hóa trường ca “ chim phượng đặc sắc của vùng đất này. Mặt đường hoàng bay về hòn khát vọng”) núi bạc/ Nước là Nguyễn Khoa nơi con cá ngư Điềm ông móng nước biển khơi” GV hỏi học sinh trả lời: Em biết gì Các câu thơ có về các địa danh này? nói đến các địa Từ đó GV mở rộng giới thiệu về các danh ven biển: địa danh và đi đến kết luận: biển có Trang 11
- Hòn Trống mái, ảnh hưởng sâu sắc đến đặc điểm tự Sông Cửu Long, nhiên của nước ta. Biển góp phần Vịnh Hạ Long... tạo nên những cảnh đẹp kì thú. Cái sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm là ở chỗ ông đã thấy rằng chính những câu chuyện thần thoại, cổ tích liên quan đến đạo đức, lối sống của nhân dân đã làm cho các địa danh ấy có hồn, nhuốm màu huyền thoại và bất tử. 3 Sóng – Xuân Hoàn cảnh sáng GV cho Hs biết thêm về biển Diêm Quỳnh tác: Khi đi thực Điền. tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình). GV lồng ghép trong quá trình phân Hình tượng tích để thấy Sóng là một hiện tượng sóng kì thú của biển, sóng có khi dữ dội, ồn ào, có khi dịu êm; sóng tồn tại ở mọi tầng không gian; mọi con sóng đều xô về bờ...Nhà thơ Xuân Quỳnh đã lấy sóng để biểu hiện cho tâm hồn người phụ nữ khi yêu. 4 Người lái đó Hình tượng sông Sau khi hướng dẫn HS làm rõ 2 đặc sông Đà – Đà điểm của sông Đà: hung bạo và trữ Nguyễn Tuân tình, GV cho HS biết thêm ở phần sau Nguyễn Tuân đã cung cấp khá tỉ mỉ về địa lí, lịch sử liên quan đến sông Đà .Sông Đà là một trong những con sông có trữ lượng thủy điện lớn nhất nước ta. 5 Bắt sấu rừng Giới thiệu về GV giới thiệu thêm cho HS về rừng U Minh Hạ rừng U Minh Hạ U Minh và rừng ngập mặn ven biển Sơn Nam ở phần Tiểu dẫn nước ta nói chung. Trang 12
- 6 Chiếc thuyền Phát hiện về GV chỉ cho Hs thấy đó là cảnh thiên ngoài xa – cảnh đẹp thiên nhiên đặc trưng của một vùng đầm Nguyễn Minh nhiên thơ mộng phá ven biển, tháng 7 vẫn còn sương Châu mù buổi sáng sớm. Cuộc đời, số GV gợi ý cho học sinh tìm hiểu phận của gia đình thêm về đời sống của ngư dân ở các người đàn bà làng chài ven biển: mọi sinh hoạt đều hàng chài. trên thuyền; đời sống khó khăn.Vì thế để cải thiện đời sống cho họ cần phải có một hệ thống giải pháp cụ thể. 7 Phát biểu tự Phần luyện tập GV dẫn dắt để HS tiến hành phát do biểu tự do về vấn đề: trách nhiệm của học sinh đối với biển đảo quê hương. 8 Phong cách Phần văn bản Ngoài các ví dụ trong SGK, GV sử ngôn ngữ hành chính dụng máy chiếu đưa ra cho học sinh hành chính văn bản Luật biển Quốc tế năm 1982; Tuyên bố về các bên liên quan ở biển Đông (DOC).Sau đó khi hình thành khái niệm,tìm hiểu các đặc trưng cần chú ý để phân tích vào các ví dụ về vấn đề biển đảo. 1.4. Nhận xét. Qua phần thống kê tổng hợp trên có thể thấy: Số lượng bài có thể tích hợp nội dung giáo dục về biển đảo Việt Nam trong chương trình NGữ Văn THPT chiếm tỉ lệ khá, 19 bài thống kê trên là những bài điển hình. Ở phần Đọc văn: Số lượng bài có thể tích hợp nội dung giáo dục về biển đảo Việt Nam là không nhiều. Địa chỉ để tiến hành tích hợp thường gắn với một chi tiết, một hình ảnh, hoặc một hình tượng trong tác phẩm.Vì thế, khi tích hợp đòi hỏi giáo viên phải rất khéo léo để không làm ảnh hưởng đến nội dung chính của bài. Cách thức tích hợp chủ yếu là GV liên hệ mở rộng hoặc tiến hành phát vấnđàm thoại với học sinh. Thời lượng tích hợp ngắn.(Tối đa khoảng 5 phút) Ở phần Tiếng Việt và Làm văn: Trong quá trình dạy học Ngữ Văn và nghiên cứu làm đề tài khoa học này, tôi nhận thấy hầu như tất cả các bài phần Trang 13
- Tiếng Việt và Làm văn đều có thể tích hợp ở mức độ, liều lượng khác nhau nội dung giáo dục về biển đảo Việt Nam. Đặc điểm của phần Tiếng Việt và Làm văn là có tính chất mở, cuối bài dạy lý thuyết có phần luyện tập thực hành nên giáo viên có thể đưa thêm các văn bản, các nội dung về biển đảo có liên quan để học sinh thực hành. Ở phần này, nội dung kiến thức tích hợp phong phú; thời gian tích hợp nhiều hơn; phương pháp tích hợp đa dạng trong đó đặc biệt phát huy được tính chủ động tích cực của học sinh.Vì vậy, học sinh sẽ thu nhận được nhiều kiến thức bổ ích về biển đảo quê hương nếu giáo viên biết cách tích hợp có hệ thống, liên tục. Ngoài ra, giáo viên còn có thể tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam trong các tiết dạy Tự chọn. Từ thực tế dạy Tự chọn ở cả 3 khối 10,11,12 tôi thấy rằng, giáo viên có thể tích hợp các nội dung về biển đảo trong các chủ đề về Tiếng Việt, Làm văn. Đặc điểm của phần Tự chọn là bám sát nội dung chương trình học chính trong SGK. Mục tiêu chủ yếu của giờ Tự chọn là củng cố, nâng cao những kiến thức đã học. Vì thế, ở các tiết Tự chọn thời gian để học sinh thực hành nhiều. Giáo viên có thể đưa những kiến thức sâu hơn, rộng hơn về biển đảo Việt Nam để học sinh thảo luận. 2. Một số thiết kế giáo án mẫu. 2.1. Giáo án thứ nhất: (Chương trình Ngữ Văn 10) LÀM VĂN: LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp học sinh: 1. Kiến thức Lập được dàn ý và nắm được yêu cầu của mỗi phần trong dàn ý của một bài văn thuyết minh. Cách lập dàn ý khi triển khai bài văn thuyết minh. 2. Kỹ năng Vận dụng những kiến thức đã họ về văn thuyết minh và kỹ năng lập dàn ý để lập được một dàn ý cho bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi, quen thuộc. Thực hành lập dàn ý cho bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi, quen thuộc. 3. Mục tiêu tích hợp giáo dục về biển đảo: Hướng dẫn HS thực hành thuyết minh về một địa danh thuộc chủ đề biển đảo. I.PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN Trang 14
- 1. Phương tiện GV: SGK, SGV, Thiết kế bài dạy học; máy chiếu. HS: SGK, vở ghi, vở soạn, bút lông, giấy A4. 2. Phương pháp Giáo viên tổ chức giờ học theo hình thức trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi. II. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của Thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: GV Hướng dẫn học I. Dàn ý bài văn thuyết minh: sinh trả lời nhanh phần I. Hoạt động 2: GV hướng dẫn học II. Lập dàn ý bài văn thuyết minh. sinh lập dàn ý thuyết minh về một 1. Thuyết minh về một danh danh nhân. nhân. GV chia nhóm thảo luận Làm dàn ý a. Phần mở bài: cho bài văn thuyết minh về Đại thi Giới thiệu về Nguyễn Du. hào Nguyễn Du b. Phần thân bài: ( Học sinh có thể tham khảo phần Cuộc đời: giới thiệu trong SGK Ngữ Văn 10 tập + Thời đại ND sống II (92)) + Vốn sống phong phú + Ảnh hưởng đến sáng tác Sự nghiệp: + Các sáng tác chính + Nội dung chính + Nghệ thuật c. Kết bài: Trở lại đề tài phần mở bài. Lưu lại cảm xúc của người thuyết minh. Hoạt động 3: GV hướng dẫn học 2. Thuyết minh về một danh lam thắng sinh lập dàn ý về môt danh lam thắng cảnh cảnh. Ví dụ: Thuyết minh về biển Sầm Sơn. (Tích hợp giáo dục về biển đảo: a. Mở bài: Giới thiệu chung. cho HS lập dàn ý thuyết minh về biển b. Thân bài: Trang 15
- Sầm Sơn) Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên. GV đã chia nhóm, giao nhiệm vụ cho Các địa danh nổi tiếng HS chuẩn bị trước ở nhà. GV cho Hs Các câu chuyện truyền thuyết có liên hội ý và cho các nhóm trình bày bài quan. thu hoạch. GV nhận xét, đánh giá cho Giá trị văn hóa, du lịch của Sầm Sơn. điểm. (Tham khảo phần Phụ lục 1) c. Kết bài Đánh giá chung Hoạt động 4: Theo em, phải làm gì III. Kết luận: (Ghi nhớ SGK) để việc lập dàn ý cho bài văn thuyết minh đạt kết quả tốt? Cho Hs đọc phần Ghi nhớ. Hoạt động 5: GV hướng dẫn HS IV. Luyện tập: làm phần luyện tập 1. Giới thiệu một tác giả văn học: Em hãy trình bày dàn ý giới thiệu về Tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm. tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm. ̣ * Dăn do: Chu ̀ ẩn bị soạn bài Bạch Đằng giang phú – Trương Hán Siêu 2.2. Giáo án thứ hai (Chương trình Ngữ Văn 11) ĐỌC VĂN: BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT (Sa hành đoản ca) Cao Bá Quát I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh: Hiểu được sự chán ghét của Cao Bá Quát đối với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường và niềm khao khát đổi mới cuộc sống trong hoàn cảnh xã hội nhà Nguyễn bảo thủ, trì trệ. Hiểu được mối quan hệ giữa nội dung nói trên và hình thức nghệ thuật cả bài thơ cổ thể về nhịp điệu, hình ảnh Nội dung tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam: giới thiệu về vùng biển, ven biển miền Trung. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: SGK, SBT, giáo án, tài liệu tham khảo, máy chiếu Học sinh: SGK, SBT, bài soạn, phần sưu tầm về tác giả tác phẩm Trang 16
- III. PHƯƠNG PHÁP: GV hướng dẫn, gợi mở cho HS hiểu và trả lời câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài Kết hợp các phương pháp dạy bài thơ cổ: đọc diễn cảm văn bản, so sánh bản dịch với nguyên bản chữ Hán, phân tích từ ngữ, phân tích hoàn cảnh lịch sử, phân tích khía cạnh văn hoá, địa lý mà bài thơ đặt ra. Có thể cho HS thuyết trình hay thảo luận, tranh luận để tạo ra hứng thú cho bài học. IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊNHỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: GV kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài thơ Bài ca ngất ngưởng Bài thơ làm hiện lên con người NCT như thế nào? I TIỂU DẪN. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu 1. Tác giả phần Tiểu dẫn Là nhà thơ có tài năng và bản lĩnh Từ phần tiểu dẫn, nêu vài nét về tác giả Thơ văn ông bộc lộ thái độ phê Cao Bá Quát? phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ và chứa đựng tư tưởng khai sáng có tính chất tự phát, phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam trong giai đoạn giữa thế kỉ XIX Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? 2. Tác phẩm Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được Tích hợp giáo dục về biển đảo: GV giới hình thành trong khi ông đi thi Hội, thiệu thêm về vùng biển miền Trung. qua các tỉnh miền Trung đầy cát Nhấn mạnh: ở các tỉnh Quảng Bình, trắng như Quảng Bình, Quảng Trị Quảng Trị có những bãi cát trắng nối tiếp nhau. Đó là nguồn khoáng sản có giá trị cao.(Tham khảo phần Phụ lục 2) Trình bày hiểu biết của em về thể loại Thể loại: thể hành một thể thơ của bài thơ cổ, có tính chất tự do phóng khoáng, không gò bó về số câu, độ dài của câu, niêm luật, bằng trắc, Hoạt động 2: Đọc văn bản vần điệu. Trang 17
- HS đọc bài thơ. GV nhận xét và nêu hướng tìm hiểu bài thơ: +Bốn câu đầu: hình ảnh bãi cát dài và người đi trên cát +Sáu câu tiếp:Tâm sự của nhà thơ +Sáu câu cuối: khúc ca về con đường cùng Hoạt động 3: Đọc hiểu bài thơ Bốn câu đầu bài thơ giúp em hình dung ra II ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN không gian, thời gian và con người như thế nào? 1.Hình ảnh bãi cát dài và người HS thảo luận trả lời. GV nhấn mạnh lại. đi trên cát Tích hợp giáo dục biển đảo: Không gian: bãi cát, lại bãi cát dài Có ý kiến cho rằng cảnh trong 4 câu đầu Điệp từ gợi ra không gian mênh là cảnh trong tưởng tượng, chỉ có ý nghĩa mông cát trắng, hoang vắng đến tượng trưng. Lại có ý kiến khác: đây là rợn người cảnh thực, chỉ có ý nghĩa thực. Và ý kiến Thời gian: mặt trời lặn thứ 3: đây là cảnh thực, vừa có ý nghĩa Con người: đi một bước lại lùi thực, vừa có ý nghĩa tượng trưng.Ý kiến một bước của em như thế nào? Nước mắt rơi HS lựa chọn, phân tích, phát biểu điệp từ, đặt trong cách ngắt nhịp GV nhận xét, định hướng 2/3 liên tiếp gợi lên cái cảm giác Trước hết, đây là cảnh thực, việc của bước chân người đi luôn luôn người đi trên cát cũng là thựcchính bản bị kéo giật lạithể hiện rất sâu thân tác giả đã nhiều lần đi qua những cảm giác sốt ruột, căng thẳng và bãi cát trắng mênh mông ở bờ biển mệt mỏi của người đi Quảng Bình, Quảng Trị để vào Huế thi => Tả cảnh bãi cát, sự việc đi trên Hội. Hình ảnh bãi cát mênh mông, bãi cát để dẫn dắt suy nghĩ về con dường như bất tận, nóng bỏng, trắng đường công danh , rộng hơn là con xoá là hình ảnh thiên nhiên đẹp mà dữ đường đời đầy chông gai, nhọc dội, khắc nghiệt của miền Trung nước nhằn mà người đi trên cátngười trí ta. thức thời phong kiến buộc phải Cảnh còn có ý nghĩa tượng trưng: bãi cát dấn thân để mưu cầu sự nghiệp, công danh cho bản thân, cho gia dài là con đường phải vượt qua để vào đình, cho dòng họ Lối cảm vật kinh thi Hội, để có thể mưu cầu sự nhi động thường thấy trong thơ nghiệp, công danh trung đại. Trang 18
- Thái độ của nhà thơ: đã nhận ra sự mịt mờ của con đường công Hai câu thơ là lời tự trách. Lời tự trách danh mà mình đang đi, mệt mỏi, mình này cũng toả sáng nhân cách CBQ. chán ngán, bế tắc 2. Tâm sự của người đi trên cát Em hiểu cụm từ “phường danh lợi” như Không học được tiên ông phép thế nào? ngủ HS trả lời, GV nhận xét Trèo non, lội suối, giận khôn vơi “Phường danh lợi” : những kẻ coi công Lời tự trách mình danh là con đường tìm kiếm phú quý vinh Xưa nay phường danh lợi Tất tả hoa (mồi danh lợi, bả công danh).CBQ đã trên đường đời nhắc đến loại người này với sự chán ghét, Niềm trăn trở của tác giả trước khinh bỉ. hiện thực xã hội: công danh đã bị biến tướng, gắn liền với danh lợi, Hai câu tiếp cho em những hình dung gì? và người đời đua chen nhau vì danh (Hình ảnh về một quán rượu ngon, mọi lợi. người say men rượu mà đổ xô đến) Cả 6 câu thơ cho thấy, CBQ đã nhận ra điều gì về con đường công danh mà mình đang theo đuổi CBQ đã nhận thấy tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ và tỏ rõ thái độ chán ghét của mình, bộc GV: Em hãy cho biết tác dụng của việc lặp lộ cái nhìn tỉnh táo, sắc sảo trước lại hai từ “trường sa”? hiện thực 3. Khúc ca về con đường cùng Trường sa, trường sa… Điệp từ kết hợp với câu hỏi tu từ đã thể hiện những trăn trở của GV: Hãy cho biết hình ảnh, tâm trạng nhà thơ về bước đường đi tớiSự người đi đường? bế tắc của nhà thơ Hình ảnh thiên nhiên xuất hiện vừa là cảnh thực vừa bao hàm nghĩa tượng trưng: Hãy nghe ta hát khúc đường cùng: những con đường đi tới đều đầy khó khăn Phía bắc núi bắc… hiểm trở. Điển cố, điệp ngữ Bài thơ kết thúc bằng một câu hỏi tu Tác giả đã cố gắng lựa chọn cho Trang 19
- từ.Có người cho rằng câu hỏi đó thể hiện mình một con đường mới, một sự bế tắc tuyệt vọng, cô đơn của nhà hướng đi mới nhưng vẫn lâm vào thơ.Em nghĩ thế nào? bế tắc Anh đứng làm chi trên bãi cát? câu hỏi mang âm hưởng của một lời thúc giục: nhân vật trữ tình tự giục mình, từ bỏ con dường trước mắt, con đường công danh mờ mịt, cần phải thoát khỏi cơn say danh Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS khái quát lợi vô nghĩaKhao khát thay đổi giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ cuộc sống Hoạt động 5: GV cho HS luyện tập III TỔNG KẾT IV LUYỆN TẬP Qua bài thơ này, hãy thử lí giải vì sao CBQ đã khởi nghĩa chống lại nhà Nguyễn 2.3. Giáo án thứ ba (Chương trình Ngữ Văn 12) TIẾNG VIỆT: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH I.MỤC TIÊU BÀI HỌC Nắm vững đặc điểm của ngôn ngữ dùng trong các văn bản hành chính để phân biệt với các phong cách ngôn ngữ khác : chính luận khoa học và nghệ thuật. Có kỹ năng hoàn chỉnh văn bản theo mẫu in sẵn của nhà nước, hoặc có thể tự soạn thảo những văn bản thông dụng như : đơn từ, biên bản, .... khi cần thiết. Nội dung tích hợp về biển đảo Việt Nam: Các văn bản pháp lý của Quốc tế và Việt Nam về vấn đề biển đảo. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Sách giáo khoa, sách giáo viên Thiết kế bài học. Máy chiếu. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Giáo viên tổ chức giờ học theo cách kết hợp gợi tìm, vấn đáp, trao đổi thảo luận. IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Kinh nghiệm tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong bài "Chống ô nhiễm tiếng ồn" Vật lý lớp 7 THCS
25 p | 903 | 250
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Tổng hợp một số sai lầm, nhằm giúp học sinh lớp 12A1 trường THPT số 2 Văn Bàn tránh sai sót khi tính tích phân
16 p | 271 | 87
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh thông qua bài tập thực tiễn về môi trường chương Nitơ - Photpho Hoá học 11 nâng cao
23 p | 254 | 60
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học sinh học phần “Sinh học vi sinh vật” - Sinh học 10
22 p | 260 | 58
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Phối hợp sử dụng sơ đồ tư duy với hoạt động nhóm, thảo luận và rèn luyện kỹ năng báo cáo của cá nhân trong dạy, học môn Sinh học và Công nghệ
33 p | 323 | 54
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp kiến thức lịch sử vào giảng dạy tác phẩm văn học trung đại lớp 11
44 p | 227 | 50
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp giáo dục môi trường qua môn Địa lý trong trong trường trung học phổ thông
16 p | 232 | 37
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong giảng dạy bài 41 – Diễn thế sinh thái, Sinh học 12 cơ bản
32 p | 268 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp phần Công dân với đạo đức - GDCD 10 nhằm phát huy năng lực học sinh
52 p | 143 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sinh hoạt tổ Địa lý theo chuyên đề
31 p | 171 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp bài toán thực tiễn trong dạy học Toán học
17 p | 126 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Trung học cơ sở: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Giáo dục Công dân THCS
16 p | 101 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn bài 13. lực ma sát – Vật Lí 10 cơ bản
36 p | 78 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kết hợp việc tăng cường giáo dục đạo đức học viên trong biện pháp tổ chức, quản lý chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
9 p | 69 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp nâng cao chất lượng học tiếng Anh cho học sinh Tiểu học bằng hình thức tích hợp đa môn
18 p | 54 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng một số giải pháp tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 THPT - Ban cơ bản
32 p | 36 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học tích hợp liên môn bài Trung Quốc thời phong kiến
58 p | 50 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn