intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục giới tính và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh tại trường THPT Phan Đăng Lưu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

18
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề tài của chúng tôi đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục giới tính và chăm sóc SKSS cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện HS.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục giới tính và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh tại trường THPT Phan Đăng Lưu

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH VÀ CHĂM SOC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU Lĩnh vực: Kỹ năng sống Tên tác giả: Đặng Thị Hạnh Tổ: Ngữ Văn Điện thoại: 0979.024.342 Phan Thị Phương Tổ: Ngữ Văn Điện thoại: 0944.184.038 Phan Thị Quỳnh Nga Tổ: Toán học Điện thoại: 0974.749.233 Năm học: 2022 - 2023
  2. MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………..1 1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………………1 2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………….2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu……………………………………………...2 4. Giả thuyết khoa học……………………………………………………………...2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………………………2 6. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………………...2 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài………………………………………….3 8. Những đóng góp mới của đề tài………………………………………………...3 9. Cấu trúc của đề tài……………………………………………………………….3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU…………………………………………..4 CHƯƠNG 1………………………………………………………………………..4 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG…………..4 1.1. Khái niệm giới và giới tính ……………………………………………………4 1.1.1. Giới…………………………………………………………………………..4 1.1.2. Giới tính……………………………………………………………………...5 1.2. Khái niệm giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản……………………………5 1.2.1. Giáo dục giới tính……………………………………………………………5 1.2.1.1. Khái niệm………………………………………………………………….5 1.2.1.2. Nội dung của giáo dục giới tính…………………………………………...6 1.2.1.3. Nguyên tắc của giáo dục giới tính…………………………………………7
  3. 1.2.1.4. Mục đích của giáo dục giới tính…………………………………………...8 1.2.1.5. Tầm quan trọng của giáo dục giới tính…………………………………….8 1.2.2. Sức khỏe sinh sản……………………………………………………………8 1.2.2.1. Sức khỏe…………………………………………………………………...8 1.2.2.2. Sức khỏe sinh sản………………………………………………………….9 1.3. Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học phổ thông………………11 1.3.1. Giáo dục…………………………………………………………………….11 1.3.2. Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học phổ thông…………. ...12 1.3.3. Hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học phổ thông....12 1.4. Mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học phổ thông………………………………………………………………13 1.4.1. Mục tiêu giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học phổ thông …..13 1.4.2. Nhiệm vụ của giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học phổ thông………………………………………………………………………….13 1.5. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THPT…………………………………… 14 1.5.1. Sự phát triển về thể chất, sinh lí……………………………………………14 1.5.2. Sự phát triển tâm lí …………………………………………………………15 CHƯƠNG 2………………………………………………………………………18 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHAN ĐĂNG LƯU…………………………………………………...18 2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ giáo viên trường THPT Phan Đăng Lưu về giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản…………………………………………...18 2.1.1. Tầm quan trọng của giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho HS THP..18 2.1.2 Sự cần thiết phải giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho HS THPT….19
  4. 2.2. Thực trạng nhận thức của học sinh trường THPT Phan Đăng Lưu về giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản……………………………………………………..20 2.2.1. Nhận thức của HS về vai trò, tầm quan trọng của GDGT & SKSS……….20 2.2.2. Nhận thức của HS về sự cần thiết của GDGT & SKSS……………………21 2.2.3. Thực trạng hiểu biết của HS THPT Phan Đăng Lưu về GDGT & SKSS….22 2.3. Thực trạng công tác giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản tại trường THPT Phan Đăng Lưu…………………………………………………………………....23 CHƯƠNG 3………………………………………………………………….. …..26 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHAN ĐĂNG LƯU……………….26 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp……………………………………………......26 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu…………………………………………26 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn…………………………………………26 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả…………………………………………26 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi…………………………………………...26 3.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học phổ thông……………………………………………………..26 3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên và các lực lượng giáo dục về sự cần thiết và tầm quan trọng của giáo dục giới tính và chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho học sinh THPT…………………………………………………………...26 3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp …………………………………………………..26 3.2.1.2. Ý nghĩa của biện pháp……………………………………………………27 3.2.1.3. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp ……………………………...27 3.2.1.4. Thực hiện biện pháp……………………………………………………...28 3.2.2. Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với các nội dung liên quan đến GDGT và chăm sóc SKSS cho học sinh………………………………………….30
  5. 3.2.2.1 Khái niệm hoạt động ngoài giờ lên lớp…………………………………...30 3.2.2.2. Mục tiêu của biện pháp………………………………………………….. 30 3.2.2.3. Ý nghĩa của biện pháp……………………………………………………30 3.2.2.4. Nội dung và cách thức thực hiện…………………………………………31 3.2.3. Đa dạng hóa hình thức tư vấn tâm lí cho học sinh thông qua mạng xã hội...38 3.2.3.1 . Khái niệm tư vấn tâm lí………………………………………………….38 3.2.3.2. Khái niệm và phân loại Mạng xã hội …………………………………….39 3.2.3.3. Mục tiêu của biện pháp……………………………………………...........40 3.2.3.4. Ý nghĩa của biện pháp……………………………………………………40 3.2.3.5. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp……………………………...40 3.2.4. Tổ chức lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh vào các môn học……………………………………………………………..43 3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp ………………………………………………….43 3.2.4.2. Ý nghĩa của biện pháp……………………………………………………43 3.2.4.3. Nguyên tắc tổ chức lồng ghép, tích hợp nội dung GD SKSS cho học sinh vào các môn học ………………………………………………………………..43 3.2.4.4. Nội dung và cách thức thực hiện…………………………………………43 3.2.5. Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác GDGT & SKSS cho học sinh……………………………………………………………………………50 3.2.5.1.Vai trò của GVCN………………………………………………………...50 3.2.5.2. Mục tiêu của biện pháp…………………………………………………...52 3.2.5.3. Nội dung và cách thức thực hiện…………………………………………52 3.2.6. Đẩy mạnh sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong hoạt động GDGT và chăm sóc SKSS cho học sinh………………………………………….56 3.2.6.1. Vai trò của giáo dục gia đình……………………………………………..56
  6. 3.2.6.2. Mục tiêu của biện pháp ………………………………………………..…58 3.2.6.3.Nội dung và cách thức thực hiện………………………………………….58 3.3. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp……………………...62 3.3.1. Mục đích khảo sát…………………………………………………………..62 3.3.2. Nội dung và phương pháp khảo sát………………………………………...62 3.3.2.1. Nội dung khảo sát………………………………………………………...62 3.3.2.2.Phương pháp khảo sát và thang đánh giá…………………………………62 3.3.3. Đối tượng khảo sát …………………………………………………………62 3.3.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất ………………………………………………………………………………62 3.3.4.1.Sự cấp thiết của các biện pháp đã đề xuất………………………………...62 3.3.4.2. Tính khả thi của các biện pháp đề xuất…………………………………..65 3.4. Thử nghiệm biện pháp………………………………………………………..68 3.4.1. Tổ chức thử nghiệm………………………………………………………...68 3.4.1.1. Mục đích thử nghiệm……………………………………………………..68 3.4.1.2. Giả thuyết thử nghiệm……………………………………………………68 3.4.1.3. Nội dung và cách thức thử nghiệm……………………………………….68 3.4.1.4. Địa bàn, thời gian và mẫu khách thể thử nghiệm………………………...69 3.4.1.5. Xử lí kết quả TN…………………………………………………………69 3.4.2. Phân tích kết quả thử nghiệm về mặt định tính…………………………….70 PHẦN III. KẾT LUẬN………………………………………………………….71 1. Những đóng góp của đề tài……………………………………………………..71 1.1. Tính mới……………………………………………………………………...71 1.2. Tính khoa học……………………………………………………………. …..71
  7. 1.3. Tính hiệu quả…………………………………………………………………71 2. Một số kiến nghị, đề xuất………………………………………………………72 2.1. Với các cấp quản lí giáo dục…………………………………………………72 2.2. Đối với giáo viên……………………………………………………………..72 2.3. Đối với học sinh……………………………………………………………...72 2.4. Đối với gia đình………………………………………………………………72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………..…......74 PHỤ LỤC ……..………………………………………………..…………………..
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN TT Kí hiệu viết tắt Nội dung 1 GV Giáo viên 2 HS Học sinh 3 GD Giáo dục 4 GT Giới tính 5 GDGT Giáo dục giới tính 6 SKSS Sức khỏe sinh sản 7 GDSKSS Giáo dục sức khỏe sinh sản 8 SKSSVTN Sức khỏe sinh sản vị thành niên 9 HĐGDNGLL Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 10 GDGT & SKSS Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc 11 HIV/AIDS phải 12 HS THPT Học sinh trung học phổ thông 13 KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình 14 WHO Tổ chức Y tế Thế giới 15 GD & ĐT Giáo dục và đào tạo 16 THPT Trung học phổ thông 17 CBQL Cán bộ quản lí 18 PHT Phó hiệu trưởng 19 CBGV Cán bộ giáo viên 20 Đ/C Đồng chí
  9. 21 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 22 CMHS Cha mẹ học sinh 23 PHHS Phụ huynh học sinh 24 MC Dẫn chương trình 25 GDCD Giáo dục công dân 26 CSVC Cơ sở vật chất 27 VTN Vị thành niên 28 CNH Công nghiệp hóa 29 HĐH Hiện đại hóa 30 TD Tình dục 31 TN Thực nghiệm 32 SL Số lượng
  10. DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ 1. Bảng 2.1. Nhận thức về mức độ và các lí do của GV về GDGT & SKSS cho HS THPT 2. Bảng 2.2. Nhận thức của HS THPT về tầm quan trọng của SKSS (khảo sát theo khối) 3. Bảng 2.3. Mức độ cần thiết GDGT & SKSS (khảo sát HS theo khối) 4. Bảng 2.4. Nguyên nhân cần thiết GDGT & SKSS cho HS THPT 5. Bảng 2.5. Hiểu biết của HS về GDGT & SKSS 6. Bảng 3.1. Đánh giá sự cấp thiết của các biện pháp đề xuất 7. Bảng 3.2. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất 8. Bảng 3.3. Kết quả khảo sát trình độ đầu vào về kiến thức của HS trường THPT Phan Đăng Lưu 9. Bảng 3.4. Kết quả khảo sát trình độ kiến thức của HS trường THPT Phan Đăng Lưu sau TN 10. Biểu đồ 2.1. Mức độ nhận thức của GV về tầm quan trọng của GDGT & SKSS cho HS THPT 11. Biểu đồ 2.2. Đánh giá của GV về sự cần thiết phải GDGT & SKSS cho HS THPT
  11. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Giáo dục giới tính và chăm sóc SKSS cho học sinh là một bộ phận trong mục tiêu cơ bản của công tác giáo dục: xây dựng những con người sống có trách nhiệm và hòa nhập với xã hội. Giáo dục giới tính và chăm sóc SKSS cho học sinh THPT có vai trò rất quan trọng trong thực hiện mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Giáo dục giới tính và chăm sóc SKSS cho Thanh niên, VTN nói chung và học sinh THPT nói riêng mặc dù đã có sự quan tâm của ngành giáo dục và của các tổ chức chính trị xã hội nhưng chưa thực sự được quan tâm một cách đầy đủ, chưa đáp ứng yêu cầu thời kì đổi mới. Nhiều vấn đề về giới tính, SKSS cho học sinh chưa được giải quyết, vẫn là thách thức đối với sự phát triển bền vững của đất nước, chẳng hạn như: tỉ lệ nạo phá thai tuổi vị thành niên ngày càng tăng; tuổi quan hệ tình dục lần đầu ngày càng giảm.Theo kết quả khảo sát của Chương trình sức khỏe vị thành niên tại Việt Nam do Bộ Y tế, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện công bố cho thấy: Tỉ lệ học sinh quan hệ tình dục trước 14 tuổi là 1,48% năm 2013 và tăng lên 3,51% năm 2019. Số liệu thống kê của Tổng Cục Dân số- KHHGĐ những năm gần đây cũng cho thấy, tình trạng quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục không an toàn, mang thai ngoài ý muốn và phá thai không an toàn ở vị thành niên, thanh niên vẫn có xu hướng gia tăng. Mỗi năm cả nước có khoảng 1,2 triệu đến 1,6 triệu ca nạo phá thai; trong đó 20% là ở lứa tuổi vị thành niên và khoảng 15% đến 20% số ca nạo phá thai là của thanh niên chưa lập gia đình. Trong khi ở nước ta còn có một bộ phận có tình trạng yếu kém nhận thức về văn hoá xã hội, về đời sống giới tính, kiến thức, kĩ năng cơ bản về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục của vị thành niên, thanh niên còn nhiều hạn chế. Học sinh THPT là lứa tuổi đang có sự thay đổi mạnh mẽ về thể chất, tâm sinh lý. Đây là lứa tuổi rất quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người, là thời kì đánh dấu bước phát triển lớn về mặt xã hội, hướng thoát ra từ phạm vi gia đình vào tập thể cùng lứa tuổi, cùng nhóm và phát triển những kĩ năng mới, chuẩn bị trở thành một người trưởng thành, sống có trách nhiệm với bản thân và xã hội. Giáo dục sức khỏe sinh sản không đơn thuần chỉ là công tác "huấn luyện"; đây thực chất là vấn đề cơ bản của công tác giáo dục, là phần quan trọng trong sự hình thành nhân cách. Học sinh THPT là lứa tuổi Thanh niên, VTN rất cần được trang bị đầy đủ các kiến thức về SKSS và kĩ năng chăm sóc SKSS, để trưởng thành và vững vàng bước vào cuộc sống. Trong những năm gần đây, qua nghiên cứu và tìm hiểu, khảo sát sơ bộ cho thấy hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh THPT đã có không ít người nghiên cứu, tìm hiểu, đề cập đến trên nhiều phương diện: từ hình thức, nội dung, đến biện pháp, hiệu quả hoạt động nhưng vẫn chưa được nghiên cứu và vận dụng một cách 1
  12. thỏa đáng. Cho nên chỉ trong khoảng 5 năm trở lại đây, hiện tượng học sinh nữ mang thai khi còn độ tuổi còn đi học tại trường THPT Phan Đăng Lưu diễn ra khá nhức nhối, đau lòng. Với những lí do nêu trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục giới tính và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh tại trường THPT Phan Đăng Lưu để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề tài của chúng tôi đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục giới tính và chăm sóc SKSS cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện HS. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động giáo dục giới tính và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục giới tính và chăm sóc SKSS cho học sinh tại trường THPT Phan Đăng Lưu 4. Giả thuyết khoa học Hoạt động giáo dục giới tính và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT tuy đã được quan tâm thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao. Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các giải pháp dựa trên tiếp cận nội dung, chức năng, vai trò của các thành viên nhà trường tác động đến các thành tố của hoạt động giáo dục giới tính và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho HS thì sẽ nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện HS. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của hoạt động giáo dục GT và chăm sóc SKSS cho học sinh THPT 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục GT và chăm sóc SKSS cho học sinh ở trường THPT Phan Đăng Lưu, Yên Thành, Nghệ An. 5.3. Đề xuất các giải pháp hoạt động giáo dục GT và chăm sóc SKSS cho học sinh trường THPT Phan Đăng Lưu. Thăm dò tính cấp thiết, tính khả thi và thử nghiệm một số giải pháp hoạt động giáo dục SKSS đã được đề xuất. 6. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục GT và chăm sóc SKSS cho học sinh trường THPT Phan Đăng Lưu với các số liệu từ năm 2018 đến nay. - Khảo sát tính cấp thiết, tính khả thi và thử nghiệm các giải pháp đề xuất ở trường THPT Phan Đăng Lưu 2
  13. 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài 7.1. SKSS có vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện nhân cách của HS nói chung, đặc biệt là HS THPT- là nguồn nhân lực quan trọng tương lai của đất nước. GD SKSS cho HS THPT là yêu cầu khách quan và cấp thiết, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở nhà trường và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay. Để nâng cao hiệu quả GD SKSS cho HS THPT cần xác định rõ các nội dung, hiệu quả, khả năng áp dụng của các biện pháp GT và chăm sóc SKSS 7.2. Hoạt động giáo dục GT và chăm sóc SKSS cho học sinh THPT nói chung và học sinh trường THPT Phan Đăng Lưu nói riêng đã đạt những kết quả nhất định. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới đất nước, xu thế hội nhập và đổi mới giáo dục phổ thông, hoạt động này đang tồn tại những bất cập, hạn chế nhất định. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục GT và chăm sóc SKSS cho học sinh cần có những giải pháp có tính khoa học và tính khả thi. 8. Những đóng góp mới của đề tài 8.1. Đề tài đã góp phần làm sáng rõ và bổ sung thêm một số vấn đề lí luận về hoạt động giáo dục GT và chăm sóc SKSS cho học sinh cho HS THPT, trong đó xác định rõ nội dung, phương pháp, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục GT và chăm sóc SKSS cho HS THPT. 8.2. Đề tài đã khảo sát, phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng giáo dục GT và chăm sóc SKSS cho học sinh cho HS THPT tại trường THPT Phan Đăng Lưu, đánh giá các ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân khách quan và chủ quan của thực trạng này. Kết quả nghiên cứu thực trạng của đề tài là cơ sở thực tiễn quan trọng để đề xuất các giải pháp nâng cao hoạt động GDGT và chăm sóc SKSS cho HS THPT. Đặc biệt là những giải pháp mới sử dụng mạng xã hội để đa dạng hóa các hình thức tư vấn cho học sinh. 9. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục nghiên cứu, đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận của hoạt động giáo dục giới tính và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học phổ thông. Chương 2: Thực trạng hoạt động giáo dục giới tính và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh trường trung học phổ thông Phan Đăng Lưu Chương 3: Giải pháp nâng cao hoạt động giáo dục giới tính và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh trường trung học phổ thông Phan Đăng Lưu. 3
  14. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Khái niệm giới và giới tính 1.1.1. Giới Theo Luật Bình đẳng giới số 73/2006/QH11 của Quốc hội ngày 29/11/2006 “Giới là thuật ngữ dùng để chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội”. Như vậy, giới là sự khác biệt giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, trách nhiệm, quyền lực, giá trị và hành vi ứng xử giữa nam và nữ. Những sự khác biệt này có được do quá trình học hỏi từ gia đình, nhà trường và giao tiếp xã hội chứ không phải sinh ra đã có như giới tính. Giới có thể thay đổi theo thời gian, vùng miền và sự tiến bộ của xã hội. Ngoài ra, còn hai khái niệm nữa về giới là bản dạng giới và thể hiện giới. Bản dạng giới là cách một cá nhân tự cảm nhận mình là nam, là nữ, là cả hai giới, không là giới nào hoặc kết hợp giữa các loại trên. Bản dạng giới phần lớn là trùng nhưng cũng có thể không trùng với giới tính được xác định khi sinh. Chẳng hạn, một người sinh ra là nữ, nhưng trong quá trình lớn lên người đó cảm nhận mình thuộc về giới nam và tự coi mình là nam. Như vậy, người đó có bản dạng giới là nam. Thể hiện giới là cách một cá nhân thể hiện bản dạng giới ra bên ngoài thông qua những hành vi, dáng vẻ, tính cách, ngoại hình “nữ tính”, “nam tính” hay “trung tính”. Ví dụ, một người sinh ra là nam, nhưng thích kiểu ăn mặc, đầu tóc của nữ, trong tính cách thích tỏ ra “nữ tính”; như vậy, thể hiện giới của người đó mang nhiều đặc điểm của nữ. Từ đó, giới được phân loại như sau: - Nữ giới là những người sinh ra với giới tính nữ và tự nhìn nhận mình là nữ; - Nam giới là những người sinh ra với giới tính nam và tự nhìn nhận mình là nam; - Chuyển giới (transgender) là người có bản dạng giới không trùng với giới tính khi sinh. Người sinh ra với giới tính nam nhưng coi mình là nữ thì gọi là người chuyển giới nữ. Người sinh ra với giới tính nữ nhưng coi mình là nam thì gọi là người chuyển giới nam. Theo Tâm lý học và giáo dục học giới tính [26], Giới có thể được hiểu là giới sinh học hay giới xã hội. Giới sinh học: Giới là một tập hợp những đặc điểm sinh lý cơ thể đặc trưng ở con người như hình dáng, cấu tạo các hệ cơ quan sinh lý, nhưng điển hình là hệ cơ quan sinh dục. Ở loài người chủ yếu có hai loại hệ cơ quan sinh dục : hệ cơ 4
  15. quan sinh dục nam và hệ cơ quan sinh dục nữ.Tuy nhiên trong thực tế vẫn có một số ít người không thuộc hai giới trên, người ta thường gọi là giới thứ ba (những người có sự lệch lạc trong sự hình thành và phát triển của hệ cơ quan sinh dục). [26,24] Giới xã hội: Giới là những đặc điểm do xã hội tạo ra, do những qui định, luật lệ, đòi hỏi….của xã hội đối với con người nam hay nữ. Khi nói đến giới xã hội có những vấn đề được quan tâm như: Vai trò của người nam, người nữ trong xã hội; Sự phân công lao động trong xã hội cho người nam và người nữ; Sự bình đẳng giữa giới nam và giới nữ (vấn đề bình đẳng giới); Những quan điểm đánh giá về vai trò của người nam và của người nữ trong xã hội; Sự phát triển, sự tiến bộ của con người ở mỗi giới trong xã hội; Mối quan hệ xã hội và sự cư xử giữa hai giới.[26,26] 1.1.2. Giới tính Theo Luật Bình đẳng giới (như trên) thì “Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ”. Điều này có nghĩa là giới tính được quy định ngay từ khi sinh ra. Theo đó, có các nhóm giới tính như sau: - Giới tính nữ: là những người mang nhiễm sắc thể XX và có các đặc điểm sinh học của nữ như có cơ quan sinh dục nữ, có các nội tiết tố nữ, có tử cung, buồng trứng, có kinh nguyệt, có thể mang thai, tiết sữa,... - Giới tính nam: là những người mang nhiễm sắc thể XY và có các đặc điểm sinh học của nam như có cơ quan sinh dục nam, có các nội tiết tố nam, có tinh trùng,... - Liên giới tính: là những người mang các đặc điểm giới tính không điển hình của nam hay nữ hoặc có đặc điểm của cả hai giới tính. Điều này xảy ra do các bất thường trong quá trình phát triển của thai nhi. Theo Tâm lý học và giáo dục học giới tính, giới tính là toàn bộ những đặc điểm ở con người tạo nên sự khác biệt giữa nam và nữ. Trong đời sống con người, hai giới không thể tồn tại độc lập mà luôn luôn tác động đến nhau, có quan hệ qua lại mật thiết với nhau.Ở đây ta cần hiểu khái niệm giới tính một cách đầy đủ toàn diện về nhiều mặt sinh lý và tâm lý, cá nhân và xã hội, hôn nhân và gia đình, tình yêu và tình bạn, sự giao tiếp nam nữ [26, 30]. Giới tính là bẩm sinh và đồng nhất, nghĩa là giữa nam và nữ ở khắp mọi nơi trên thế giới đều có những sự khác biệt như nhau về mặt sinh học, không thể thay đổi được giữa nam và nữ, do các yếu tố sinh học quyết định. Ví dụ, phụ nữ có bộ phận sinh dục nữ và có thể mang bầu, sinh con và cho bú bằng chính bầu sữa của mình, còn nam giới có bộ phận sinh dục nam và có thể sản xuất ra tinh trùng. 1.2. Khái niệm giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản 1.2.1. Giáo dục giới tính 1.2.1.1. Khái niệm 5
  16. “Giáo dục giới tính là một quá trình hướng vào việc vạch ra những nét, những phẩm chất, những đặc trưng cũng như khuynh hướng phát triển của nhân cách, xác định thái độ xã hội cần thiết của con người đối với người khác” [16,21] “Giáo dục giới tính là hình thành tiêu chuẩn đạo đức của hành vi có liên quan đến lĩnh vực thầm kín của đời sống con người, hình thành những quan niệm đạo đức lành mạnh giữa em trai và em gái, thanh nam và thanh nữ, giáo dục những sự kiềm chế có đạo đức, sự thuần khiết và tươi mát về đạo đức trong tình cảm của các em” [30]. Vậy “Giáo dục giới tính là quá trình giáo dục con người (thanh thiếu niên), nhằm làm cho họ có nhận thức đầy đủ, có thái độ đúng đắn về giới tính và quan hệ giới tính, có nếp sống văn hóa giới tính, hướng hoạt động của họ vào việc rèn luyện để phát triển nhân cách toàn diện, phù hợp với giới tính, giúp cho họ biết tổ chức tốt nhất cuộc sống riêng cũng như xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội phát triển” [26, 41]. Giáo dục giới tính là việc giảng dạy cho trẻ về nhiều chủ đề liên quan xoay quanh giới tính và tình dục. Đây là một quá trình dạy và học hướng tới trang bị cho trẻ các kiến thức và kỹ năng xã hội cần thiết cho bản thân. Nhờ đó, các em có thể hình thành nên những mối quan hệ xã hội và tình dục dựa trên cơ sở hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau. Việc giáo dục này, trẻ sẽ tự nhận thức được sự lựa chọn của mình có ảnh hưởng tới chính bản thân và người khác. Bên cạnh đó, các em cũng nhận thức được quyền được bảo vệ của mình trong suốt cuộc đời. Việc giảng dạy này có thể được thực hiện tại nhà, trong trường học, hay trong các tổ chức cộng đồng. Giáo dục giới tính là việc dạy cho trẻ hiểu rõ về giới tính và tình dục để giúp trẻ nhận thức được mức độ quan trọng của các vấn đề xung quanh 1.2.1.2. Nội dung của giáo dục giới tính Nội dung của giáo dục giới tính phải giúp cho việc thực hiện những nhiệm vụ của giáo dục giới tính, đồng thời phải gắn liền với giáo dục đạo đức, phù hợp với điều kiện xã hội, đời sống đạo đức và phong tục tập quán. Nội dung giáo dục giới tính gồm các nội dung chung của giáo dục giới tính và tùy theo lứa tuổi. Nội dung của giáo dục giới tính gồm: - Đặc điểm tâm sinh lí con người có những đặc điểm về sinh lí tính dục, với những hiện tượng điển hình như : sự phát triển sinh lí cơ thể, chiều cao, cân nặng, cấu trúc và chức năng của hệ cơ quan sinh dục, đời sống tình dục, kinh nguyệt, sinh nở, cho con bú, những kiến thức về sức khỏe, sinh đẻ có kế hoạch, các bệnh thông thường và bệnh liên quan đến đường tình dục (sức khỏe sinh sản)… - Đặc điểm giới tính về đạo đức, xã hội, thẩm mỹ như : Cách cư xử với mọi người, với bạn khác giới, tác phong tư thế, phẩm chất đạo đức theo giới tính, quan niệm về cái đẹp, sự rèn luyện để tạo nên cái đẹp chân chính và vững bền, vấn đề chọn 6
  17. nghề, những vấn đề quan hệ xã hội, pháp luật liên quan đến cuộc sống gia đình như luật hôn nhân gia đình, trách nhiệm của con người trong gia đình và xã hội, phương hướng con người rèn luyện về mặt giới tính, những đặc điểm về đời sống tâm lí con người, tâm lí giới tính theo lứa tuổi… - Những vấn đề về quan hệ bạn khác giới và tình yêu nam nữ như : Bản chất của tình yêu, sự cư xử trong tình yêu, quy luật của tình yêu, xây dựng tình bạn, tình yêu chân chính… - Những vấn đề hôn nhân và đời sống gia đình như bản chất của hôn nhân, điều kiện để có hôn nhân hạnh phúc, cuộc sống gia đình, sự chuẩn bị cho cuộc sống gia đình, cách xây dựng một gia đình hạnh phúc… Hiện nay, nhiều nhà giáo dục thường quan tâm nhấn mạnh đến việc giáo dục sức khỏe sinh sản, giáo dục tình dục, giáo dục tình yêu và hôn nhân… Đó là những biểu hiện cơ bản của đời sống giới tính được kết hợp hoặc tích hợp theo một định hướng, một trọng tâm cơ bản, một mục tiêu giáo dục nào đó. Và đó cũng là những nội dung nhất định, điển hình của đời sống giới tính. Những nội dung trên cần được thực hiện theo hình thức tổ chức giáo dục thích hợp, cho những đối tượng thích hợp và theo từng điều kiện hoàn cảnh thích hợp.[26,155-156]. Với lứa tuổi học sinh phổ thông, đặc biệt là lứa tuổi học sinh trung học cơ sở, việc lựa chọn nội dung cho từng khối lớp luôn phải đáp ứng cho các câu hỏi: Dạy cho khối nào (lứa tuổi nào), dạy những nội dung gì? Dạy như thế nào? (thành môn riêng hay lồng ghép vào môn khác, dạy ngoại khóa hay chính khóa …) trong đó cần phải thận trọng khi giảng dạy các chủ đề như tình dục, tình yêu … bên cạnh đó chú ý thêm đến dư luận phụ huynh, tình hình xã hội của từng vùng, từng địa phương… 1.2.1.3. Nguyên tắc của giáo dục giới tính Việc giáo dục giới tính cho thanh niên, học sinh là vấn đề quan trọng, cần thiết, tuy nhiên cũng là một lĩnh vực phức tạp và tế nhị. Vì vậy, ngoài việc phải đảm bảo những nguyên tắc chung như: Tính khoa học, tính giáo dục, tính thực tiễn… như các môn học khác, cần phải chú ý thêm những vấn đề sau đây: - Giáo dục giới tính phải gắn liền với giáo dục đạo đức, giáo dục nhân cách, hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục giới tính phải gắn liền với việc giáo dục và hình thành nếp sống sinh hoạt lành mạnh, lối sống văn hoá văn minh. Cần phải xác định rằng, đó là một trong những mục tiêu cơ bản của giáo dục giới tính. - Giáo dục giới tính phải được thực hiện một cách toàn diện cả về sinh lí giới tính, tâm lí giới tính, thẩm mỹ giới tính, xã hội giới tính. Không nên chỉ tập trung vào những vấn đề sinh lí tính dục mà coi nhẹ các vấn đề tâm lí xã hội giới tính. - Phải kết hợp việc giảng dạy tri thức khoa học với việc hình thành thái độ đúng đắn. Khi giảng dạy những “ vấn đề nhạy cảm ” không nên chỉ tập trung miêu tả các 7
  18. sự kiện, hiện tượng một cách “ trần trụi” “ sống sượng ”, mà cần chú ý kết hợp việc hình thành ý thức đạo đức, phê phán những biểu hiện sai trái. - Phải kết hợp việc truyền thụ những tri thức lí luận với những kiến thức thực tiễn nhất là những vấn đề thực tiễn trong đời sống sinh hoạt của thanh niên, học sinh. - Giáo dục giới tính phải được thực hiện một cách phù hợp với đăc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi, của lớp học, phải phù hợp với phong tục tập quán của mỗi nơi. 1.2.1.4. Mục đích của giáo dục giới tính Tác giả J. P. Ma-sơ-lô-va (Tiệp Khắc) đã nghiên cứu các vấn đề về giới tính cho rằng “Mục đích của toàn bộ chương trình giáo dục tình dục từ tuổi ấu thơ tới tuổi trưởng thành không chỉ là trang bị kiến thức, xây dựng ý thức tình dục mà điều quan trọng là xây dựng những quan niệm đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của người đàn ông và phụ nữ trong cuộc sống vợ chồng, trong gia đình và trong xã hội”.[ 22, 38- 48] Nói một cách khác, mục đích của giáo dục giới tính là góp phần làm nhân cách phát triển toàn diện, làm con người có điều kiện xây dựng xã hội tốt đẹp, lành mạnh. giáo dục giới tính có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung, đào tạo con người mới phát triển toàn diện. 1.2.1.5. Tầm quan trọng của giáo dục giới tính Trong độ tuổi tuổi dậy thì, trẻ sẽ dần cảm nhận được sự khác biệt về những thay đổi trong cơ thể mình. Điều này sẽ khiến các em cảm thấy bỡ ngỡ, đồng thời tò mò và muốn khám phá tất cả mọi thứ. Vì vậy, việc giáo dục giới tính cho trẻ là rất cần thiết, từ đó sẽ giúp trẻ: - Tránh xa tệ nạn xã hội: Thông qua giáo dục giới tính cho trẻ, bố mẹ sẽ giúp các con nhận biết được những bộ phận cần phải bảo vệ trên cơ thể mình. Từ đó, trẻ sẽ biết cách để bảo vệ bản thân và tránh được nguy cơ bị xâm hại tình dục từ các đối tượng xấu. - Giảm tỷ lệ có con trong độ tuổi vị thành niên: Khi trẻ đã hiểu biết về giáo dục giới tính, các em đã có những thông tin, kiến thức liên quan đến sức khỏe và tình dục cùng nhiều biện pháp an toàn, tránh thai hiệu quả. Đây là điều cần thiết bởi không chỉ giúp giảm trường hợp mang thai ngoài ý muốn, mà còn giúp ngăn chặn được những nguy cơ nhiễm các bệnh liên quan đến tình dục. - Nhận thức đúng giá trị bản thân và có lối sống lành mạnh hơn: Những kiến thức được học từ việc giáo dục giới tính sẽ giúp các con hiểu rõ hơn về sự phát triển ở tuổi dậy thì. Nhờ đó, trẻ sẽ nhận thức được các mối quan hệ tình dục không an toàn, để có thể tránh xa các mối quan hệ không lành mạnh này. 1.2.2. Sức khỏe sinh sản 1.2.2.1. Sức khỏe 8
  19. Sức khỏe là một khái niệm phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhằm biểu đạt chất lượng sống của con người. J. LocKer nhà triết học, nhà giáo dục của Anh ở thế kỷ XVII đã quan niệm: một tinh thần khỏe mạnh chỉ có thể có được trong một cơ thể khỏe mạnh [51]. Theo quan niệm này, sức khỏe con người bao gồm sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần, hai yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO: “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế” [99]. Sức khỏe về mặt thể chất thể hiện ở sức lực, sự nhanh nhẹn, dẻo dai, sức đề kháng của cơ thể đối với các yếu tố gây bệnh, khả năng thích ứng của cơ thể với các điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Sức khỏe tinh thần thể hiện ở sự sảng khoái, vui vẻ, thanh thản, ý nghĩ lạc quan, yêu đời, ở quan niệm sống tích cực, ở nếp sống lành mạnh, văn minh, có đạo đức...Sức khỏe xã hội thể hiện ở sự thoải mái trong các mối quan hệ giữa các thành viên trong xã hội như gia đình, nhà trường, cộng đồng... Cơ sở của sức khỏe xã hội là sự thăng bằng giữa hoạt động và quyền lợi cá nhân với hoạt động và quyền lợi của xã hội, của những người khác; là sự hoà nhập giữa cá nhân, gia đình và xã hội. Có một sức khỏe tốt nhất là một trong những quyền cơ bản của con người ở bất kì chủng tộc, tôn giáo, quốc gia nào, điều kiện kinh tế - xã hội nào. Cũng theo WHO, các yếu tố chính quyết định đến sức khỏe như môi trường kinh tế, xã hội, môi trường vật lý, và đặc điểm và ứng xử của mỗi cá nhân [102]. Hội nghị Quốc tế về Chăm sóc sức khoẻ ban đầu, Hội đồng Y tế thế giới (World Health Assembly) ra Tuyên ngôn Alma Ata, trong đó tái khẳng định mạnh mẽ rằng: Sức khoẻ, là trạng thái thoải mái hoàn toàn về mặt thể chất, tâm thần và xã hội, tình trạng sảng khoái, trạng thái dễ chịu chứ không phải chỉ là không có bệnh hoặc không bị tàn tật, là một quyền cơ bản của con người. Tuyên ngôn Alma Ata cũng khẳng định rằng việc đạt được sức khoẻ ở mức độ cao nhất có thể được là một mục tiêu quan trọng nhất có tính toàn cầu mà việc thực hiện điều này đòi hỏi sự hành động của các ngành kinh tế và xã hội khác bên cạnh ngành y tế [104]. Khi bàn về sức khỏe Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khoẻ.” [45] Qua phân tích các khái niệm về sức khỏe, trong đề tài này chúng tôi thống nhất với khái niệm của Tổ chức Y tế Thế giới WHO: “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế” [99]. 1.2.2.2. Sức khỏe sinh sản Sức khỏe sinh sản là một trong những phần quan trọng của sức khỏe con người nói chung. Nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của mỗi con 9
  20. người và chất lượng giống nòi của một dân tộc. Đây cũng là vấn đề được quan tâm nghiên cứu của tổ chức, các nhà khoa học. Từ khái niệm sức khỏe nói chung, Tổ chức Y tế thế giới cho rằng: “Sức khỏe sinh sản là một trạng thái khỏe mạnh, hài hòa về thể chất, tinh thần và xã hội trong tất cả mọi khía cạnh liên quan đến hệ thống sinh sản, các chức năng và quá trình sinh sản chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay tổn thương hệ thống sinh sản” [102]. Cũng theo WHO, SKSS là một trong những quyền của con người. Mọi người không phân biệt chủng tộc có quyền tiếp cận với sức khỏe sinh sản toàn diện, được cung cấp thông tin và dịch vụ để họ được tự do lựa chọn thông tin và dịch vụ về SKSS để đảm bảo hạnh phúc của họ [102]. Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD) tại Cairo (Ai Cập) năm 1994 thống nhất với định nghĩa trên của WHO về SKSS. Đồng thời nhấn mạnh: “SKSS được xem là tình trạng khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan đến hoạt động và chức năng của bộ máy sinh sản chứ không phải là không có bệnh hay khuyết tật của bộ máy đó. Điều này có nghĩa là mọi người, nam cũng như nữ, có quyền được nhận thông tin và được hưởng các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình an toàn, hiệu quả theo sự lựa chọn của mình; có quyền được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đảm bảo cho người phụ nữ trải qua quá trình thai nghén và sinh đẻ an toàn, tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng có cơ may tốt nhất để sinh được đứa con khỏe mạnh” [96]. Với khái niệm trên, có thể hiểu SKSS có nghĩa rộng là: bao hàm tất cả các mối quan hệ cá nhân về cơ thể người, nó không chỉ bao gồm những vấn đề xảy ra trong tuổi sinh đẻ, mà rộng và xuyên suốt hơn, đề cập đến những nhu cầu về SKSS trong suốt cuộc đời của mỗi con người, từ trẻ em đến thanh niên và người lớn, từ nữ giới đến nam giới, nghĩa là nó là một phần trong sức khỏe chung. Cũng tại hội nghị này, Việt Nam chọn 7 vấn đề SKSS cần ưu tiên giải quyết, bao gồm: (1) Quyền sinh sản, (2) Kế hoạch hóa gia đình, (3) Các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS, (4) SKSS vị thành niên, (5) Nạo phá thai, (6) Làm mẹ an toàn và (7) Bình đẳng giới trong chương trình SKSS [54]. Từ những nội dung trên có thể hiểu: SKSS là một phần trong sức khỏe chung của con người, là trạng thái khỏe mạnh, hài hòa giữa các yếu tố sinh học (trong đó có bộ máy sinh sản) với tinh thần và xã hội. SKSS không chỉ là không có bệnh tật hay tổn thương hệ thống sinh sản mà còn cả những nhu cầu về SKSS trong suốt cuộc đời con người, không phân biệt lứa tuổi, giới tính. Có được SKSS tốt là một trong những quyền của con người trong xã hội hiện đại. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2