intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Chọn và thả giống - MĐ03: Nuôi tôm sú

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

169
lượt xem
47
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Chọn và thả giống - MĐ03: Nuôi tôm sú cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giống tôm, phương pháp chọn giống tôm, cách vận chuyển và thả giống tôm theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Chọn và thả giống - MĐ03: Nuôi tôm sú

  1. 1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHỌN VÀ THẢ GIỐNG MÃ SỐ: MĐ 03 NGHỀ: NUÔI TÔM SÚ Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình “Chọn và thả giống tôm sú ” cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giống tôm , phương pháp chọn giống tôm , cách vận chuyển và thả giống tôm theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Tài liệu có giá trị hướng dẫn học viên học tập và tham khảo để vận dụng trong thực tế sản xuất hoặc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế của địa phương. Được tạo điều kiện về nguồn lực và phương pháp làm việc từ Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và lãnh đạo Trường Trung học thủy sản; chúng tôi đã tiến hành biên soạn giáo trình ”Chọn và thả giống tôm sú ”. Giáo trình đã được phản biện, nghiệm thu của hội đồng nghiệm thu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập. Nội dung của Giáo trình gồm: Bài 1: Chọn giống tôm Bài 2: Thuần độ mặn Bài 3: Vận chuyển giống tôm Bài 4: Thả giống Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khao nhiều tài liệu, đi thực tế tìm hiểu và được sự giúp đỡ, tham gia hợp tác của các chuyên gia, các đồng nghiệp tại các đơn vị. Tuy nhiên Giáo trình cũng không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến bổ sung của đồng nghiệp, người nuôi tôm cũng như bạn đọc để giáo trình này được hoàn chỉnh hơn trong lần tái bản sau. Nhóm biên soạn trân trọng cám ơn Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo và giáo viên của trường Trung học thủy sản, các chuyên gia và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ chúng tôi thực hiện Giáo trình này. Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: K.s Đặng Thị Minh Diệu K.s. Huỳnh Thị Mi nh Hằ ng 2. Đồng biên soạn: - Th.s Lê Thị Minh Nguyệt - Th.s Nguyễn Thị Phương Thanh - Th.s Lê Tiến Dũng - Th.s Đỗ Quang Tiền Vương
  4. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Tuyên bố bản quyền 2 Lời giới thiệu 3 Mục lục 4 Mô đun chọn và thả giống tôm sú 7 Bài 1: Chọn giống tôm 8 A. nội dung 8 1. Vai trò của con giống trong nuôi tôm 8 2. Các yếu tố ảnh hưởng đấn chất lượng tôm giống 9 3. Chọn nơi bán tôm 9 4. Chọn theo phương pháp cảm quan 10 4.1. Chọn tôm giống dựa vào trạng thái hoạt động 11 4.2. Chọn tôm giống dựa vào ngoại hình và màu sắc 13 5. Chọn theo phương pháp sốc môi trường 15 5.1. Chọn theo phương pháp sốc bằng formol 15 5.2. Chọn theo phương pháp hạ độ mặn 15 6. Kiểm tra mức độ nhiễm bệnh 15 7. Chọn theo phương pháp mới 17 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 18 C. Ghi nhớ 18 Bài 2: Thuần độ mặn 19 A. Nội dung 19 1. Đo độ mặn nước ao nuôi 19 1.1. Dụng cụ đo độ mặn 19 1.2. Cách tiến hành 19 2. Đo độ mặn nước bể giống tôm sú 21 2.1. Dụng cụ đo độ mặn 21 2.1. Cách tiến hành 22
  5. 5 3. Thuần độ mặn 22 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 23 C. Ghi nhớ 23 Bài 3: Vận chuyển giống tôm sú 24 A. Nội dung 24 1. Xác định ngày tuổi 24 2. Xác định mật độ vận chuyển giống 25 2.1. Cơ sở lựa chọn mật độ vận chuyển 25 2.2. Mật độ vận chuyển 25 3. Đóng bao 25 3.1. Chuẩn bị 25 3.2. Cách đóng bao 26 4. Chọn phương tiện vận chuyển 28 4.1. Cơ sở lựa chọn xe vận chuyển 28 4.2. Cách vận chuyển 29 5. Chọn thời gian vận chuyển 29 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 30 C. Ghi nhớ 30 Bài 4 Thả giống 31 A. Nội dung 31 1. Kiểm tra các yếu tố môi trường 31 1.1. Đo pH nước 31 1.2. Đo oxy hòa tan 33 1.3. Đo độ kiềm 35 1.4. Đo độ trong 36 2. Thuần nhiệt độ 38 2.1. Đo nhiệt độ 38 2.2. Cách thuần nhiệt độ 39 3. Thả giống 40 3.1. Xác định thời gian và địa điểm thả giống 41
  6. 6 3.2. Xác định mật độ thả giống 41 3.3. Cách thả 43 3.4. Đánh giá chất lượng tôm giống sau khi thả 43 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 43 C. Ghi nhớ 44 Hướng dẫn giảng dạy mô đun 45 Tài liệu tham khảo 52 Danh sách Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình, biên 53 soạn giáo trình dạy nghề nuôi tôm sú trình độ sơ cấp Danh sách hội đồng nghiệm thu chương trình, giáo trình 54 dạy nghề nuôi tôm sú trình độ sơ cấp
  7. 7 MÔ ĐUN CHỌN VÀ THẢ GIỐNG TÔM SÚ Mã mô đun: MĐ 03 Mô đun chọn và thả giống tôm sú là mô đun chuyên môn nghề, mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành giúp người học học có cơ sở lý luận để vận dụng vào thực tế sản xuất. Nội dung mô đun trình bày cách chọn và thả giống, thuần độ mặn, vận chuyển giống và thả giống tôm sú. Đồng thời mô đun cũng trình bày các bài tập, các bài thực hành cho từng bài dạy để học viên có thể nắm bắt được các kiến thức cần thiết sau mỗi bài học. Sau khi học xong mô đun này học viên có những kiến thức cơ bản về các bước công việc như: có thể nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tôm giống; nêu được các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng tôm giống; nêu được các bước thả tôm và thả tôm hiệu quả. Học viên có các kỹ năng như thực hiện được phương pháp chọn tôm, đóng bao và vận chuyển tôm giống, đo được các yếu tố môi trường ao nuôi ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm bằng các dụng cụ đơn giản như nhiệt kế, tỷ trọng kế, đĩa đo độ trong, test kit và thực hiện được việc thả tôm đúng yêu cầu kỹ thuật.
  8. 8 Bài 1: CHỌN GIỐNG TÔM Mã bài: MĐ 03-01 Mục tiêu - Biết được cách lựa chọn nguồn gốc giống tôm; - Biết được các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giống tốt để thả nuôi; - Thực hiện được chọn giống tôm theo ngoại hình và bằng phương pháp sốc môi trường; - Cẩn thận, nghiêm túc, chính xác trong quá trình làm việc. A. Nội dung 1. Vai trò của con giống trong nuôi tôm Nếu trong nghề trồng trọt tục ngữ có câu “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, thì trong nghề chăn nuôi nói chung và nghề nuôi tôm nói riêng chất lượng con giống có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả nuôi. Trong trồng lúa, giống không được tốt, nông dân vẫn không mất trắng, nhưng trong nuôi tôm, giống không tốt, người nuôi có thể bị phá sản. Chất lượng con giống quyết định 50% thành công cho vụ nuôi. Nếu chúng ta giao một đàn giống kém chất lượng cho một người nuôi tôm giỏi nhất thì chắc chắn sẽ không bao giờ đạt kết quả. Để bảo đảm chất lượng con giống thuỷ sản, cần có giải pháp chủ động nguồn tôm bố mẹ nhân tạo, được nuôi dưỡng hợp lý, bảo đảm chất lượng phôi trứng. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng thực hiện kiểm dịch bắt buộc chất lượng tôm giống ngay tại các cơ sở sản xuất trước khi cho phép xuất bán giống. Hiện nay, thị trường giống tôm chưa được bảo hộ nên có tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh, không ít cơ sở sản xuất tôm giống sạch nhưng vẫn “ì ạch” vì đầu ra không ổn định. Nhiều người nuôi tôm sú sẵn sàng chọn mua giống tôm đảm bảo chất lượng với giá cao hơn bình thường; các nhà sản xuất giống tôm chân chính cũng sẵn sàng đầu tư để sản xuất giống sạch với điều kiện giá phải phù hợp để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, hai đối tượng này lại ít có cơ hội gặp nhau. Bởi người nuôi rất khó xác định đâu là giống tôm sạch, trong khi một số đối tượng sản xuất, kinh doanh giống lại thường dùng chiêu bài giống sạch để lừa người nuôi. Số cơ sở làm ăn chân chính, đầu tư lớn để nâng cao chất lượng thường bị lợi dụng nhãn hiệu, bao bì, bị cạnh tranh về giá nên rất khó đứng vững trên thị trường. Để nâng cao sản xuất giống tôm sú, ngành Nông nghiệp cần tăng cường quản lý về điều kiện sản xuất, kinh doanh giống thủy sản, yêu cầu khắc phục hoặc
  9. 9 xử lý đối với các cơ sở chưa đủ điều kiện, đồng thời hướng dẫn chính quyền cơ sở thực hiện kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất đóng trên địa bàn. Mặt khác, triển khai thành lập thí điểm mô hình tổ hợp tác, chi hội sản xuất, kinh doanh giống tôm sú. Ngoài việc giúp nhau phát triển sản xuất, các tổ chức này còn tham gia giám sát, ngăn ngừa tình trạng gian lận thương mại trong sản xuất, kinh doanh giống tôm sú. Tăng cường phối hợp với những trung tâm đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật ngành Thủy sản lớn để đào tạo cán bộ kỹ thuật cho các trại sản xuất, kinh doanh giống tôm thẻ sú; đồng thời chuyển giao, phổ biến quy trình sản xuất giống sạch cho các trại sản xuất giống địa phương, từng bước nâng cao chất lượng sản xuất giống tại chỗ. Phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp kiểm tra, xử lý nghiêm những cơ sở sản xuất tôm sú giống kém chất lượng, chưa được kiểm dịch tại gốc. Đây cũng là tiền đề góp phần xây dựng uy tín, chất lượng, thương hiệu giống tôm sú để nông dân hạn chế thiệt hại, rủi ro khi nuôi tôm. 2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng giống tôm Để duy trì và nâng cao chất lượng tôm giống, trước hết cần có hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng nhằm điều khiển hoặc hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố đó. Có thể nói chất lượng tôm giống phụ thuộc chủ yếu vào 2 yếu tố: chất lượng đàn tôm bố mẹ, kỹ thuật sinh sản và kỹ thuật ương nuôi, vận chuyển giống. Các biện pháp quản lý và nâng cao chất lượng tôm giống Để quản lý và nâng cao chất lượng tôm giống, các cơ sở sản xuất nên chú trọng các biện pháp sau: • Đảm bảo đúng quy trình nuôi vỗ tôm bố mẹ; • Cho sinh sản ở độ tuổi, kích cỡ phù hợp nhất; • Cho sinh sản đúng thời điểm; Đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật vận chuyển tôm giống. Ngoài ra, cần có một hệ thống quản lý chất lượng đủ mạnh của Nhà nước và ý thức trách nhiệm của người sản xuất kinh doanh giống trong việc xây dựng và tuân thủ hệ thống quản lý đó. 3. Chọn nơi bán tôm giống: Để chọn được tôm giống đạt tiêu chuẩn, ta nên tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ của tôm giống và cách lựa chọn như sau:
  10. 10 - Nên chọn Tôm giống có lý lịch rõ ràng, được sản xuất từ tôm bố mẹ sạch bệnh. - Nên chọn Tôm giống ở những cơ sở sản xuất có uy tín, có giấy phép thành lập, có giấy chứng nhận kiểm dịch (giống tốt, ít dịch bệnh, chất lượng ổn định). - Không nên mua tôm sú giống của những điểm có giấy phép nhưng “lô hàng” đang chào bán lại không chứng minh được đã qua sự kiểm dịch và đồng ý cho phân phối của cơ quan chuyên môn. 4. Chọn theo phƣơng pháp cảm quan: Theo tiêu chuẩn ngành 28 TCN 124:1998 "Tôm biển -Tôm giống Post 15 - Yêu cầu kỹ thuật " thì chất lượng tôm giống Post 15 phải theo yêu cầu quy định trong Bảng sau: Bảng 1. Yêu cầu kỹ thuật chỉ tiêu cảm quan đối với tôm giống Post 15 Chỉ tiêu Yêu cầu của Tôm sú 1. Trạng thái hoạt động - Tôm bơi chậm, hoặc bám vào thành và đáy bể ương, hoặc chậu. - Thường bơi, hoặc bám dưới đáy theo chiều ngược dòng nước và không vón tụ. - Lẩn tránh chướng ngại vật. - Khi có tác động đột ngột về tiếng động hoặc ánh sáng, tôm có phản ứng nhanh. 2. Ngoại hình - Các phần phụ nguyên vẹn - Ðuôi xoè - Không dị hình 3. Màu sắc - Thân màu xám tro, hoặc xám đen - Lưng màu xám bạc. - Không dị màu. 4. Chiều dài thân (mm) - 12 - 15 (Số cá thể khác cỡ quy định chiếm không quá 10% tổng số) * Mô ̣t số du ̣ng cu ̣ kiể m tra chỉ tiêu cảm quan:
  11. 11 Một số dụng cụ để kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan của tôm giống Post 15 theo Tiêu chuẩn ngành: 28 TCN 124:1998 "Tôm biển -Tôm giống Post 15 - Yêu cầu kỹ thuật " quy định trong Bảng sau: Bảng 2. Dụng cụ kiểm tra chỉ tiêu cảm quan STT Tên dụng cụ Quy cách, đặc điểm Số lƣợng 1 Vợt vớt mẫu trong bể ương - Ðường kính 30 cm 1 cái - Lưới động vật phù du số 38 - Có cán dài, hoặc dây treo 2 Vợt vớt mẫu trong chậu chứa - Ðường kính 15 cm 1 cái - Lưới động vật phù du số 38 - Có cán 3 Chậu chứa tôm giống Màu trắng, dung tích 10 - 15 lít 2 cái 4 Cốc thuỷ tinh Trong suốt, dung tích 500 ml 1 cái 5 Giấy kẻ ly 30 x 30 cm 1 tờ 6 Ðèn pin Dùng pin 3 - 4,5 v còn mới 1 cái 7 Kính lúp Ðộ phóng đại 4 x 6,3 1 cái 4.1. Chọn tôm giống dựa vào trạng thái hoạt động - Quan sát trực tiếp hoạt động bơi và bám của tôm giống ở trong thau. - Thử phản ứng ngược dòng nước bằng cách lấ y tay khuấy nhẹ tạo dòng nước xoáy trong thau, quan sát tôm bơi ngược dòng nước và bám ở đáy. - Thử phản ứng lẩn tránh chướng ngại vật với một que nhỏ đưa từ từ tới bất kỳ cá thể nào để quan sát phản ứng của cá thể đó - Thử phản ứng với tiếng động bằng cách gõ nhẹ vào thành thau để quan sát phản ứng của tôm giống. - Thử phản ứng với ánh sáng mạnh bằng cách đặt thau chứa tôm giống vào chỗ tối, dùng đèn pin đột ngột chiếu trực tiếp vào chậu để quan sát phản ứng của tôm.
  12. 12 Hình 1. Tôm giống yếu tập trung vào giữa chậu Hình 2. Tôm giống khỏe Tóm lại: Tôm bột khỏe khi bơi sẽ thấy cơ thể thẳng, phản ứng nhanh với tác động bên ngoài (ví dụ: vỗ vào thành thau hay chậu chứa tôm) và chủ động bơi ngược dòng khi khuấy nước. Khi dòng nước trở lại trạng thái yên tĩnh, tôm sẽ có khuynh hướng bám vào thành nhiều hơn là bị nước cuốn vào giữa thau hay chậu. Tôm bột không khỏe sẽ lờ đờ, không phản ứng và cơ thể cong vẹo khi bơi lội.
  13. 13 Khó ước lượng được chính xác giai đoạn phát triển của tôm bột. Sự phát triển này không những chỉ ảnh hưởng bởi thời gian từ lúc biến thái thành tôm bột mà còn bị ảnh hưởng bởi điều kiện nuôi. 4.2. Chọn tôm giống dựa vào ngoại hình và màu sắc Màu sắc của tôm bột cũng là chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tôm giống. Tuy nhiên, không có nhiều dấu hiệu về ảnh hưởng của giai đoạn lột vỏ đến màu sắc tôm. Sự xuất hiện tế bào sắc tố ở nhánh chân đuôi làm cho đuôi tôm xòe ra chính là dấu hiệu rất tốt về giai đoạn phát triển. Nếu chân đuôi không hiện diện sắc tố, có thể làm cho chân đuôi khép lại, đó là tôm bột chưa phát triển đầy đủ để thả nuôi. Nếu được, nên quan sát tôm dưới kính hiển vi và đánh giá sự căng phồng của các tế bào sắc tố ở phần bụng. Tôm bột khỏe, các tế bào sắc tố thường xuất hiện dưới dạng những đốm nhỏ có dạng hình sao. Tôm bột yếu, các tế bào sắc tố thường lan rộng làm thành những vạch nối tiếp nhau phía dưới phần bụng. Cách thực hiện quan sát: + Dùng cốc thủy tinh 500ml múc cả nước và 15–20 tôm giống; + Nâng cốc lên ngang tầm mắt và hướng ra phía có nguồn sáng; + Quan sát màu sắc, ngoại hình của tôm giống; + Thực hiện quan sát từ ba lần trở lên; + Thả tôm đã quan sát vào một thau khác. + Vớt ngẫu nhiên 15–20 cá thể đã quan sát trong cốc; +Dùng kính lúp quan sát lại chỉ tiêu ngoại hình của tôm giống. * Chiều dài và trọng lượng tôm Post - Chọn theo chiều dài : Lần lượt đo chiều dài không ít hơn 100 con tôm bằng cách đặt tôm giống nằm duỗi thẳng trên mặt giấy kẻ ly, đọc chiều dài từ mút chủy đến mút telson của từng cá thể. Sau đó, thống kê chiều dài toàn bộ số cá thể của mẫu và xác định tỷ lệ % số tôm giống khác cỡ quy định. Tốt nhất nên chọn tôm có chiều dài từ 11 - 13mm và từ 15 ngày sau khi biến thái thành tôm bột trở lên. Tôm chọn phải có kích thước đồng đều, nếu có kích thước nhỏ không nên vượt quá tỉ lệ 5%. - Chọn theo trọng lượng :
  14. 14 Bảng 3. Tiêu chuẩ n tro ̣ng lƣơ ̣ng tôm Post Mƣc đô ̣ ́ Trọng lƣợng trung bình (mg/con) Post 9-10 Post 11 - 12 Post 13 - 14 Post 15 – 16 Tố t Lớn hơn 3,0 Lớn hơn 4,0 Lớn hơn 5,5 Lớn hơn 6,5 Khá 2,2 – 3,0 3,0 – 4,0 4,0 – 5,5 5,5 – 6,5 Trung binh ̀ 1,8 – 2,2 2,2 – 3,0 3,0 – 4,0 4,0 – 5,5 Không đa ̣t Nhỏ hơn 1,8 Nhỏ hơn 2,2 Nhỏ hơn 3,0 Nhỏ hơn 4,0 Tóm lại, sức khỏe của tôm giống có thể được đánh giá thông qua biểu hiện bên ngoài, qua hoạt động, hình dạng, màu sắc. Tôm chấ t lƣơ ̣ng tố t Tôm kém chấ t lƣơ ̣ng - Tôm đồ ng đề u về kich cỡ ́ - Tôm có sự phân đàn lớn - Các chân không bi ̣nấ m và hoàn chỉnh - Chân bi ̣bám bẩ n hoă ̣c bi ̣ăn mòn - Râu 1 châ ̣p la ̣i - Râu 1 thường xuyên tách ra - Các đốt bụng dài thon, cơ bu ̣ng căng - Đốt bụng nhặt tròn. - Đầu và thân cân đối - Đầu to, thân lép - Kích thước Post 15 > 1,2cm - Post 15 < 1,2 cm - Màu sắc tươi sáng, sắ c tố thể hiê ̣n rõ - Tôm có màu sẫm , đỏ hồ ng hoă ̣c trắ ng nhơ ̣t - Khả năng bơi lội ngược dòng nước và - Thường bi ̣đẩ y trôi theo dòng nước bám thành bể tố t và khả năng bám kém - Có phản xạ tốt khi gõ mạnh vào dụng - Kém phản xạ khi có tác động của cụ chứa ánh sáng hoặc âm thanh . - Không bi ̣bê ̣nh phát sáng , bê ̣nh kí sinh * Quan sát khả năng bắt mồi của con tôm bằng cách: + Dùng một cái ly thủy tinh, múc tôm; + Đưa ra ngoài ánh sáng quan sát + Nếu thấy ruột của tôm có thức ăn liên tục thì đó là tôm khỏe;
  15. 15 + Nếu thấy ruột tôm trống rỗng hoặc bị đứt khúc tức là tôm bắt mồi kém hoặc thiếu thức ăn và như thế tôm giống không được tốt. 5. Chọn theo phƣơng pháp sốc môi trƣờng 5.1. Chọn theo phương pháp sốc bằng Formol - Là một phương pháp chọn tôm rất hiệu quả và đang được áp dụng rộng rãi. Sau khi chọn được giống tốt bằng phương pháp cảm quan, ta nên tiến hành gây sốc cho tôm để kiểm tra khả năng chịu đựng của tôm. Tôm có khả năng chịu đựng kém khi sốc thường là tôm bị nhiễm bệnh. - Cách tiến hành: + Cho khoảng 100 - 200 con tôm vào thau chứa Formol nồng độ 200 - 250ml/m3 + Để tôm trong thau khoảng trong 30 phút. + Khuấy tròn nước để tôm chết lắng vào giữa. + Kiể m tra tỷ lệ tôm chết + Tôm chế t không quá 10% là đàn tôm tốt. 5.2 Chọn theo phương pháp hạ độ mặn: Hạ độ mặn đột ngột để kiểm tra sự chịu đựng của tôm. * Cách tiến hành: + Lấy nước trong bể ương cho vào đến ½ cốc thủy tinh hoặc thau nhựa nhỏ. + Thêm nước ngọt đến đầy cốc hoặc thau. + Lấy 100 con Post 15, cho vào cốc. + Sau hai giờ, đếm số tôm chết trong cốc, thau. * Đánh giá kết quả: + Tôm được đánh giá là tốt nếu số tôm chết ít hơn năm con (≤ 5%) + Tôm có chất lượng xấu nếu số tôm chết nhiều. Lưu ý: Phương pháp này có hiệu quả khi chênh lệch độ mặn giữa nước của bể ương và trong cốc, thau cao. Nếu nước trong bể có độ mặn < 10‰ thì sốc tôm với nước ngọt để đánh giá sự chịu đựng của tôm. 6. Kiểm tra mức độ nhiễm bệnh Kiểm dịch các loại bệnh của tôm giống Post do các cơ quan chức năng thực hiện theo quy định 28 TCN 101: 1997 của Bộ Thủy sản.
  16. 16 Bảng 4. Mức độ nhiễm bệnh của tôm Tỷ lệ % nhiễm bệnh Cƣờng độ cảm nhiễm Tên bệnh Cho phép sử dụng Không cho phép Cho phép sử dụng Không cho sử dụng phép sử dụng Không có cá thể Có cá thể nhiễm Không có thể ẩn Có thể ẩn Bệnh virus nào nhiễm thể ẩn thể ẩn MBV MBV trong tế bào MBV trong tế MBV gan tụy bào gan tụy Bệnh phát Không có cá thể Có cá thể phát Không phát sáng Có phát sáng sáng nào phát sáng sáng Bệnh lột xác Một phần xác còn Toàn bộ xác không hoàn < 10 ≥ 10 dính trên thân còn dính trên toàn thân Bệnh nấm Không có cá thể Có cá thể bị nấm Không có nấm Nấm bám nào bị nấm bám trên thân trên thân Bệnh nguyên Có ít trùng bám Trùng bám sinh động
  17. 17 Để tránh chọn tôm giống có mầm bệnh, ngoài xem xét phần cơ và bề dày của đốt bụng thứ sáu, phụ bộ và chủy tôm phải có hình dạng bình thường, không bị ăn mòn hay có màu đen; các chân, râu phải nguyên vẹn. Tôm bị đóng rong do động vật nguyên sinh hay vi khuẩn được coi là dấu hiệu của chất lượng kém. Sự hiện diện của sinh vật này cũng bị ảnh hưởng bởi giai đoạn tôm lột vỏ. Nếu phần lớn tôm bột bị đóng rong là dấu hiệu của chất lượng nước ương xấu và tôm không lột vỏ thường xuyên. Tỷ lệ sinh vật bám cao luôn gặp ở tôm dưới đáy bể. Tôm khỏe mạnh, mặc dù bị một ít sinh vật bám vẫn có thể nuôi sau khi xử lý. Điều quan trọng là không chỉ xem xét tôm yếu mà còn phải lưu ý tới sự bơi lội chủ động của tôm. 7. Chọn theo phƣơng pháp mới Ở Thái Lan , hiê ̣n nay đang sử du ̣ng phương pháp dùng muỗng để cho ̣n tôm giố ng, đây là phương pháp mớ i và đang đươ ̣c sử du ̣ng rô ̣ng rai . Phương pháp này ̃ dựa trên nguyên tắ c cho ̣n những đàn tôm có tố c đô ̣ tăng trưởng nhanh mà đã lớn nhanh thì it mang mầ m bê ̣nh . Cách làm như sau : ́ + Chuẩ n bi ̣mô ̣t cái muỗng bằ ng nhựa có thể tích 6 hoă ̣c 18ml + Trên bề mă ̣t muỗng có đu ̣c nhiề u lỗ nhỏ để thoát nước . + Lấ y vơ ̣t thu Post ở nhiề u vi ̣trí khác nhau trong bể + Cho tôm giống vào thau + Cô đă ̣c la ̣i. + Dùng muỗng múc tôm sao cho đầy ngang bằng bề mặt muỗng . + Chờ cho nước thoát hế t trên muỗng +Đếm tổng số Post có trong muỗng Sau đó, dựa vào bảng dưới để xác đinh chấ t lươ ̣ng của đàn giố ng . Ba ngày ̣ sau quay la ̣i kiể m tra đàn tôm đó để xác đinh tố c đô ̣ lớn của tôm ̣ . Nế u thấ y số lượng tôm trong muỗng giảm nhanh sau 3 ngày tức là tôm có tốc độ tăng trưởng tố t, chứng tỏ tôm it mang mầ m bê ̣nh . ́ Bảng 5. Đánh giá chấ t lƣơ ̣ng tôm bằ ng phƣơng pháp dùng muỗng Post Tố t Khá Đa ̣t Không đa ̣t 6ml 18ml 6ml 18ml 6ml 18ml 6ml 18ml Post 8 1500 4500 1800 5400 2000 6000 3200 9600 Post 11 1000 3000 1500 4500 1900 5890 3110 9330 Post 14 500 1500 1200 3600 1700 5610 3020 9060 Số Post ≈150 - 200 >500 ≈ 100 ≈ 300 ≈ 50 ≈ 150 ≈ 30 ≈ 90 giảm/ngày
  18. 18 Chú ý: để kiểm tra theo cá ch dùng muỗng được chính xác , cầ n phải xác đinh được tuổ i Post . Lấ y mẫu tôm Post nhìn dưới kính hiển vi , đếm số gai trên ̣ chủy đầu của tôm và nhân với 3 sẽ ra tuổi của Post. Ví dụ: Chủy đầu có 2 gai là Post 6; có 3 gai là Po st 9; 4 gai là Post 12; 4 gai lớn, 1 gia nhỏ là Post 14… Đây là cách kiể m tra tôm giố ng đơn giản , dễ áp du ̣ng và có đô ̣ chính xác khá cao vì kiể m tra trên số lươ ̣ng mẫu lớn , có thể mang tính đại diện cho cả đàn giống . B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Bài tập 1: Chọn đàn giống tốt bằng phương pháp cảm quan - Bài tập 2: Chọn đàn tôm chất lượng tốt bằng phương pháp sốc formol; sốc độ mặn. C. Ghi nhớ: Học xong mô đun này, học viên cần chú ý các nội dung sau: - Chọn tôm đúng yêu cầu kỹ thuật về mặt cảm quan - Khi sốc tôm bằng formol và nước ngọt nên chú ý nồng độ pha đúng yêu cầu
  19. 19 Bài 2: THUẦN ĐỘ MẶN Mã bài: MĐ 03-02 Mục tiêu - Đo và đọc chính xác độ mặn nước ao nuôi và nước trong bể tôm giống - Hiểu được phương pháp hạ độ mặn của nước trong bể ương ấu trùng; - Cẩn thận, nghiêm túc, chính xác trong quá trình làm việc. A. Nội dung 1. Đo độ mặn nƣớc của ao nuôi 1.1 Dụng cụ đo độ mặn: Trong lĩnh vực thủy sản, thiết bị đo độ mặn được sử dụng phổ biến nhất là khúc xạ kế và tỷ trọng kế. Hình 5. Khúc xạ kế 1.2 Cách tiến hành 1.2.1 Đo bằng khúc xạ kế Tiến hành: Mở nắp và chuẩn ánh sáng, chuẩn khúc xạ kế Bước 1. Nhỏ 1 - 2 giọt nước ao cần đo lên lăng kính Bước 2. Đậy tấm chắn sáng
  20. 20 Bước 3: Phủ đều trên lăng kính Bước 4. Đưa lên mắt ngắm Bước 5. Đọc số trên thang đo. Chỉnh tiêu cự sao cho số thấy rõ nhất. Bước 6. Lau khô bằng giấy thấm mềm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2