Giáo trình Lễ tân ngoại giao (Ngành: Quản trị khách sạn – Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
lượt xem 0
download
Giáo trình Lễ tân ngoại giao (Ngành: Quản trị khách sạn – Trình độ Trung cấp) trang bị cho sinh viên các khái niệm giao tiếp, lễ tân và lễ tân ngoại giao, phân biệt sự khác nhau giữa nghiệp vụ lễ tân khách sạn và lễ tân ngoại giao. Môn học còn trang bị các kỹ năng để hiểu rõ và hiểu đúng các văn kiện quốc tế về lễ tân ngoại giao. Đồng thời vận dụng được những đặc trưng công việc liên quan đến hoạt động lễ tân ngoại giao, biết ứng xử đúng các qui tắc hoạt động lễ tân khi giao tiếp, biết lên chương trình tiếp đón một đoàn khách, khi đàm phán thương lượng… Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Lễ tân ngoại giao (Ngành: Quản trị khách sạn – Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
- TÒA GIÁM MỤC XUÂN LỘC TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÒA BÌNH XUÂN LỘC GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: LỄ TÂN NGOẠI GIAO NGÀNH: QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐHBXL ngày ..… tháng ....... năm…….. của Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân lộc ) Đồng Nai, năm 2021 (Lưu hành nội bộ)
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
- LỜI GIỚI THIỆU Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, ngành Du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam, với tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng, đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trên bản đồ du lịch thế giới. Trong bối cảnh đó, việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Du lịch trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Môn học "Lễ Tân ngoại giao" được đưa vào chương trình đào tạo học nhằm trang bị cho sinh viên các khái niệm giao tiếp, lễ tân và lễ tân ngoại giao, phân biệt sự khác nhau giữa nghiệp vụ lễ tân khách sạn và lễ tân ngoại giao. Môn học còn trang bị các kỹ năng để hiểu rõ và hiểu đúng các văn kiện quốc tế về lễ tân ngoại giao. Đồng thời vận dụng được những đặc trưng công việc liên quan đến hoạt động lễ tân ngoại giao, biết ứng xử đúng các qui tắc hoạt động lễ tân khi giao tiếp, biết lên chương trình tiếp đón một đoàn khách, khi đàm phán thương lượng… Đây là môn là là môn học thuộc nhóm kiến thức chuyên môn ngành trong chương trình khung đào tạo trình độ cao đẳng nghề “Quản trị khách sạn“ và các ngành liên quan. Hiện nay, mặc dù có nhiều tài liệu về du lịch trên thị trường, nhưng phần lớn chúng tập trung vào các khía cạnh cụ thể của ngành mà chưa cung cấp một cái nhìn tổng quan, hệ thống về Du lịch. Điều này có thể gây khó khăn cho sinh viên trong việc hình thành một nền tảng kiến thức vững chắc về ngành nghề họ đang theo đuổi. Trong quá trình nghiên cứu môn học "Lễ tân ngoại giao", sinh viên thường phải tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau, dẫn đến sự không đồng nhất trong cách tiếp cận và hiểu biết về ngành. Đồng thời, một số tài liệu tham khảo còn mang tính hàn lâm, thiếu tính thực tiễn, khiến sinh viên gặp khó khăn trong việc liên hệ lý thuyết với thực tế ngành Du lịch đang phát triển nhanh chóng và đầy biến động. Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có một bộ tài liệu tham khảo mang tính tổng hợp, cập nhật và gắn liền với thực tiễn hơn, nhóm giảng viên chúng tôi đề xuất và biên soạn giáo trình "Lễ tân ngoại giao" này. Giáo trình được xây dựng dựa trên nền tảng lý thuyết vững chắc, kết hợp với các ví dụ thực tế từ ngành Du lịch Việt Nam và quốc tế, giúp sinh viên không chỉ nắm vững kiến thức cơ bản mà còn có khả năng vận dụng linh hoạt trong môi trường làm việc thực tế của ngành Du lịch (quản trị khách sạn) một cách năng động. Giáo trình Lễ tân ngoại giao dành riêng cho người học trình độ Cao đẳng. Nội dung của giáo trình bao gồm các chương sau: Chương I: Tổng quan về hoạt động lễ tân ngoại giao 2
- Chương 2: Những nguyên tắc của lễ tân ngoại giao Chương 3: Những vấn đề công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao Chương 4: Cơ quan đại diện ngoại giao và chế độ ưu đãi miễn trừ ngoại giao Chương 5: Công tác đón tiếp một đoàn ngoại giao Chương 6: Đàm phán trong ngoại giao Chương 7: Chiêu đãi ngoại giao Chương 8: Ứng xử trong lễ tân giao tiếp Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo. Bên cạnh đó, giáo trình cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, các bạn người học và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn./. Đồng Nai, ngày tháng năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên TS. Nguyễn Văn Quyết 2. ThS. Nguyễn Ngọc Diệp 3. TS. Nguyễn Văn Thuân 4. TS. Nguyễn Xuân Khuê 5. Th.S. Vũ Đức Cường 3
- MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU .......................................................................................................... 2 MỤC LỤC....................................................................................................................... 4 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC ............................................................................................ 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO............................. 12 CHƯƠNG 2: NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA LỄ TÂN NGOẠI GIAO ...................... 22 CHƯƠNG 3. VẤN ĐỀ CÔNG NHẬN VÀ THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO . 26 CHƯƠNG 4: CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO VÀ CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI MIỄN TRỪ NGOẠI GIAO ................................................................................................................ 31 CHƯƠNG 5. CÔNG TÁC ĐÓN TIẾP MỘT ĐOÀN NGOẠI GIAO .......................... 37 CHƯƠNG 6. ĐÀM PHÁN TRONG NGOẠI GIAO ................................................ 41 CHƯƠNG 7. CHIÊU ĐÃI NGOẠI GIAO .................................................................... 47 CHƯƠNG 8. ỨNG XỬ TRONG LỄ TÂN GIAO TIẾP ............................................... 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 57 4
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: Lễ tân ngoại giao 2. Mã môn học: MH24 3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: 3.1. Vị trí: Giáo trình dành cho người học trình độ Cao đẳng tại trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc. 3.2. Tính chất: Là môn học kỹ thuật cơ sở chuyên môn nghề bắt buộc - Lễ tân ngoại giao là môn học thuộc nhóm kiến thức cơ sở ngành trong chương trình khung đào tạo trình độ Cao đẳng nghề “Quản trị khách sạn” - Môn học Lễ tân ngoại giao có vị trí quan trọng trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về kinh tế phục vụ cho nghề nghiệp quản lý khách sạn. - Lễ tân ngoại giao là môn học lý thuyết và đánh giá kết thúc môn học bằng hình thức kiểm tra hết môn 3.3. Ý nghĩa và vai trò của môn học: môn học này dành cho đối tượng là người học thuộc chuyên ngành Quản trị khách sạn. Môn học này đã được đưa vào giảng dạy tại trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc từ năm 2021 đến nay. Nội dung chủ yếu của môn học này nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản và toàn diện về ngành du lịch, giúp sinh viên hiểu rõ bản chất, đặc điểm và vai trò của du lịch trong nền kinh tế, xã hội. Giới thiệu các lĩnh vực hoạt động chính trong ngành du lịch. Tạo nền tảng để sinh viên hiểu mối liên hệ giữa du lịch với các ngành kinh tế khác, phát triển tư duy hệ thống về hoạt động du lịch, Phát triển kỹ năng đánh giá tác động của du lịch đối với kinh tế, xã hội và môi trường. 4. Mục tiêu của môn học: 4.1. Về kiến thức: A.1 Hiểu biết cơ bản về vai trò và tầm quan trọng của lễ tân ngoại giao trong lĩnh vực du lịch và khách sạn. A.2 Nắm vững các quy trình và kỹ thuật phục vụ tại quầy lễ tân, bao gồm quy trình check-in, check-out, và quản lý đặt phòng. A.3 Hiểu rõ về các kỹ năng giao tiếp và ứng xử chuyên nghiệp trong môi trường làm việc quốc tế. A.4 Hiểu về văn hóa, phong tục và quy định của các quốc gia khác nhau để có thể phục vụ khách hàng quốc tế một cách hiệu quả. A.5 Nắm bắt các nguyên tắc ngoại giao và cách xử lý các tình huống khó khăn, khiếu nại từ khách hàng. 5
- 4.2 Về kỹ năng: B.1 Thực hiện thành thạo các quy trình và nhiệm vụ lễ tân như đón tiếp, hướng dẫn khách, và quản lý thông tin khách hàng. B.2 Sử dụng hiệu quả các công cụ và phần mềm quản lý khách sạn để hỗ trợ công việc lễ tân. B.3 Phát triển kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, để phục vụ khách quốc tế. B.4 Áp dụng kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thuyết phục trong việc xử lý yêu cầu và khiếu nại của khách hàng. B.5 Rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian và công việc để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả. 4.3 .Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: C.1Tự chủ trong việc quản lý và tổ chức công việc tại quầy lễ tân, đảm bảo phục vụ khách hàng chu đáo và hiệu quả. C.2Chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng, đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn của khách sạn. C.3Phát triển khả năng tự đánh giá và cải thiện hiệu suất công việc thông qua phản hồi từ khách hàng và quản lý. C.4Đảm bảo tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp trong mọi tình huống, giữ gìn uy tín và hình ảnh của khách sạn. C.5Tích cực học hỏi và cập nhật kiến thức mới, không ngừng nâng cao kỹ năng và năng lực bản thân để phục vụ tốt hơn trong môi trường làm việc quốc tế.. 5. Nội dung của môn học 5.1. Chương trình khung Mã Số Tổng Lý Thực Kiểm MH, Tên môn học/ Mô đun tín số thuyết hành tra MĐ chỉ tiết I Các môn học chung 21 435 172 240 23 MH01 Giáo dục chính trị 4 75 41 29 5 MH02 Pháp luật 2 30 18 10 2 MH03 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 4 6
- MH04 Giáo dục Quốc phòng và An ninh 4 75 36 35 4 MH05 Tin học 3 75 15 58 2 MH06 Tiếng Anh 6 120 57 57 6 II Môn học, mô đun cơ sở, chuyên môn 97 2265 770 1409 86 II.1 Môn học, mô đun cơ sở 14 240 154 71 15 MH07 Kinh tế vi mô 3 45 28 14 3 MH08 Tổng quan du lịch 2 30 28 0 2 MH09 Cơ sở VH VN 2 30 28 0 2 MH10 Quản trị học 2 30 14 14 2 MĐ11 Kỹ năng giao tiếp 1 30 14 14 2 MĐ12 Tin học ứng dụng 2 45 14 29 2 MH13 Pháp luật du lịch 2 30 28 0 2 II.2 Môn học, mô đun chuyên môn 70 1740 518 1165 57 MĐ14 Tiếng anh chuyên ngành 1 8 180 56 116 8 MĐ15 Tiếng anh chuyên ngành 2 8 180 56 116 8 MH16 Quan hệ và chăm sóc khách hàng 2 30 14 14 2 MH17 Marketing du lịch 2 30 14 14 2 MH18 Nghiệp vụ thanh toán 2 30 28 0 2 MH19 Kế toán du lịch - khách sạn 2 30 28 0 2 Quản trị tài chính doanh nghiệp du lịch - MH20 3 45 42 0 3 khách sạn Quản trị cơ sở vật chất và kỹ thuật khách MH21 2 30 28 0 2 sạn 7
- MH22 Quản trị nguồn nhân lực 2 45 14 29 2 MH23 Thống kê kinh doanh 3 45 28 14 3 MH24 Lễ tân ngoại giao 2 30 28 0 2 MH25 Văn hóa doanh nghiệp 2 30 28 0 2 MH26 Quản lý chất lượng dịch vụ 3 45 42 0 3 MH27 An ninh - an toàn trong khách sạn 2 45 14 29 2 MĐ28 Nghiệp vụ lễ tân 2 45 14 29 2 MĐ29 Nghiệp vụ phục vụ buồng khách sạn 4 90 28 58 4 MĐ30 Nghiệp vụ nhà hàng 3 60 28 29 3 MĐ31 Nghiệp vụ chế biến món ăn 4 90 28 58 4 MĐ32 Thực hành nghiệp vụ 2 60 0 59 1 MĐ33 Thực tập Tốt nghiệp 12 600 0 600 0 II.3 Môn học, mô đun tự chọn 13 285 98 173 14 MĐ34 Quản trị buồng 2 45 14 29 2 MH35 Văn hóa ẩm thực 2 45 14 29 2 MĐ36 Quản trị lễ tân 2 45 14 29 2 MĐ37 Quản trị tiệc 1 30 14 14 2 MĐ38 Quản trị nhà hàng 2 45 14 29 2 MH39 Nghiệp vụ văn phòng 2 30 14 14 2 MĐ40 Quản trị các dịch vụ giải trí 2 45 14 29 2 Tổng cộng 118 2700 942 1649 109 6. Điều kiện thực hiện môn học: 8
- 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình học tập,… 6.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế về công tác xây dựng phương án khắc phục và phòng ngừa rủi ro tại doanh nghiệp. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá 9
- Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra Tự luận/ A1, A2, A3, Viết/ Thường xuyên Trắc nghiệm/ B1, B2, B3, 1 Sau 12 giờ. Thuyết trình Báo cáo C1, C2 Tự luận/ Viết/ Định kỳ Trắc nghiệm/ A4, B4, C3, C4 2 Sau 20 giờ Thuyết trình Báo cáo A1, A2, A3, A4, A5, Kết thúc môn Tự luận và Viết B1, B2, B3, B4, 1 Sau 30 giờ học trắc nghiệm B5, C1, C2, C3, C4, C5 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Cao đẳng Quản trị khách sạn 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận…. * Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập theo nội dung đề ra. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. 10
- * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: 1. Nghi Thức Và Lễ Tân Đối Ngoại, Phùng Công Bách, NXB Thế Giới, 2009 2. Ngoại Giao Và Công Tác Ngoại Giao, Vũ Dương Huân NXB, Chính Trị 2018 3. Lễ Tân Ngoại Giao Thực Hành, Võ Anh Tuấn, NXB Chính Trị , 2005 11
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1 Chương này cung cấp một cái nhìn tổng quan về ngành du lịch và khách sạn, định nghĩa, vai trò, vị trí của lễ tân ngoại giao, sự ra đời của lễ tân ngoại giao và quyền miễn trừ ngoại giao đến các đặc trưng và xu hướng hiện tại. Nó đặt nền móng cho việc hiểu biết sâu sắc về ngành công nghiệp du lịch. MỤC TIÊU CHƯƠNG 1 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: - Nêu được định nghĩa, vai trò, vị trí của lễ tân ngoại giao - Sự ra đời của lễ tân ngoại giao và quyền miễn trừ ngoại giao - Các văn kiện quốc tế về lễ tân ngoại giao. Về kiến thức: - Định nghĩa, vai trò, vị trí của lễ tân ngoại giao - Sự ra đời của lễ tân ngoại giao và quyền miễn trừ ngoại giao - Các văn kiện quốc tế về lễ tân ngoại giao - Xu hướng hoạt động Lễ tân ngoại giao Về kỹ năng: - Nắm vững định nghĩa, vai trò, vị trí của lễ tân ngoại giao - Hiểu biết về các văn kiện quốc tế về lễ tân ngoại giao - Đánh giá mối quan hệ giữa các thành phần trong ngành - Dự đoán xu hướng phát triển du lịch, hoạt động Lễ tân ngoại giao. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nghiêm túc và tự giác trong học tập PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI MỞ ĐẦU Đối với người giảng dạy: sử dụng phương pháp giảng bài tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề, liên hệ thực tiễn); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài mở đầu (cá nhân hoặc nhóm). Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài mở đầu) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài mở đầu theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không 12
- - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 1 - Nội dung: Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng) Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có 13
- NỘI DUNG CHƯƠNG 1 Chương I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG LỄ TÂN NGOẠI GIAO 2.1 Định nghĩa, vai trò, vị trí của lễ tân ngoại giao 1.1.1 Định nghĩa Lễ tân là 1 từ Hán Việt được dich từ cữu Protocole có nguồn gốc từ Hylap, có nghĩa là những nghi lễ và qui định cần tuân thủ trong các hoạt động chính thức và giao tiếp nói chung Khái niện lễ tân với nội dung bao gồm những quy định về tôn ti trật tự trong nội bộ các triều đình và trong giao tiến với nước ngoài nhằm thể hiện uy quyền của nhà vua, chủ quyền quốc gia. Lễ tân Ngoại giao được xuất phát từ đường lối chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia nhằm thể hiện và phục vụ đường lối chính sách đối ngoại đó. Lễ tân Ngoại giao tuy không được coi là nội dung chủ yếu của hoạt động đối ngoại nhưng lại là những công việc cần thiết để tạo điều kiện cho hoạt động ngoại giao tiến hành thuận lợi. Nó là công cụ chính trị của họat động đối ngoại của một Nhà nước, là phương tiện thực hiện và cụ thể hóa các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia được thể hiện rõ từ việc sắp xếp chỗ ngồi trong các hội nghị quốc tế đến các nghi lễ trong việc đón tiếp như cách treo quốc kỳ, cử hành quốc thiều, trong các buổi tiệc chiêu đãi thân mật … Lễ tân ngoại giao còn thể hiện được sự trọng thị trong mối giao hảo giữa các quốc gia.Sự thiếu sót trong công tác Lễ tân ngoại giao bị coi như là một sự khinh miệt, nhục mạ người đại diện quốc gia, làm mất thể diện quốc gia. Trong lịch sử ngoại giao có thể tìm thấy nhiều chuyện rắc rối chỉ vì thái độ coi thường đối với nghi thức lễ tân, hoặc tự ý bỏ đi một số tập quán về lễ tân đã được quốc tế thừa nhận. Từ điển ngoại giao Liên Xô 1986: Lễ tân ngoại giao là tổng thể những nguyên tắc, truyền thống, tập quán được thừa nhận rộng rãi mà các chính phủ, các bộ ngoại giao, các cơ quan đại diện ngoại giao và các nhân vật chính thức bắt buộc phải tuân thủ trong giao tiếp quốc tế. Ngày nay, lễ tân ngoại giao mang ý nghĩa chính trị , bao gồm thói quen, thủ tục, quy định, vừa thể hiện luật pháp quốc gia , đảm bảo tuân thủ pháp lý quốc tế có liên quan mỗi nước. Như vậy, lễ tân ngoại giao là sự vận dụng tổng hợp các nghi thức, phong tục tập quán, các luật lệ quốc gia và quốc tế trong hoạt động đối ngoại, nhằm phục vụ đường lối, chính sách đốingoại của một nhà nước nhất định. Lễ tân ngoại giao là sự vận dụng tổng hợp các quy định, thủ tục, tập quán lễ tân của quốc gia và quốc tế được công nhận trong giao tiếp và tronghoạt động đối ngoại, phù hợp với chính sách đối ngoại của nhà nước.(NXB Chính trị Quốc gia sự thật) 14
- Vậy: “ Lễ tân ngoại giao là tổng hợp các quy định và tập quán về phép xử sự quốc tế dựa trên cơ sở tôn trọng tất cả những gì là biểu trưng và đại diện cho quốc gia, được các quốc gia thừa nhận và tôn trọng. Trong quan hệ quốc tế, đường lối chính sách đối ngoại là nhân tố quyết định. Lễ tân ngoại giao là một bộ phận cấu thành của hoạt động ngoại giao, nói một cách khác, hễ có hoạt động ngoại giao là đương nhiên có lễ tân ngoại giao.” 1.1.2 Vai trò Tuy không phải là nội dung chủ yếu của họat động đối ngoại nhưng nó là công cụ không thể thiếu của hoạt động đối ngoại nói chung, của ngoại giao nói riêng. Công tác lễ tân tốt hay xấu đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động đối ngoại, thậm chí ảnh hưởng đến quan hệ quốc gia. Đây là một lĩnh vực hoạt động phức tạp, lại vừa tinh tế, đòi hỏi có tính khoa học, lại vừa mang tính nghệ thuật. Việc hiểu biết những kiến thức và quy định lễ tân là cần thiết, không chỉ đối với những người làm công tác lễ tân mà còn đối với tất cả những ai tham gia vào hoạt động đối ngoại nói chung và hoạt động ngoại giao nói riêng. giới thiệu và chuyển tải những đặc trưng văn hóa của dân tộc với thế giới. Ứng xử như thế nào cho đúng trong quan hệ với nước ngoài là điều không đơn giản vì lẽ: nó liên quan đến chủ quyền và lợi ích quốc gia, uy tín và thể hiện dân tộc, đồng thời liên quan đến phong tục tập quán và các nền văn hóa khác nhau – Là phương tiện thực hiện và cụ thể hóa những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế + Nguyên tắc chủ quyền quốc gia; + Nguyên tắc bình đẳng; + Nguyên tắc không phân biệt đối xử. 1.1.3 Ý nghĩa Lễ tân ngoại giao có quan hệ chủ yếu với các vị đứng đầu nhà nước và chính phủ, cán bộ ngoại giao, các đại sứ quán và quan chức ngoại giao 1.2 Sự ra đời của lễ tân ngoại giao và quyền miễn trừ ngoại giao 1.2.1 Sự ra đời Lễ tân ngoại giao được hình thành từ sau khi các nhà nước xuất hiện, xã hội loài người từng bước tích lũy kinh nghiệm về những nghi thức, tập quán, luật lệ trong ứng xử các quốc gia, về sau được gọi là lễ tân ngoại giao. Các bộ lạc, nhà nước cử đại diện (sứ thần) đến gặp đại diện đối phương để để đàm phán chấm dứt những cuộc chiến tranh xảy ra liên miên. Các đại diện đó được hưởng một quy chế đặc biệt gọi là miễn trừ tức là được đảm bảo an toàn tính mạng. Dần dần hình thành chế độ “ưu đãi miễn 15
- trừ ngoại giao”. Từ việc cử sứ thần đặc nhiệm trong thời chiến, các nước tiến tới thành lập những cơ quan đại sứ thường trú do một “đại sứ đặc mệnh toàn quyền” đứng đầu được bổ nhiệm, nhằm mục đích thay mặt nguyên thủ quốc gia nước mình bàn bạc những vấn đề liên quan đến việc duy trì hòa bình, thiết lập và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác hai bên cùng có lợi. Từ đó chế độ “ưu đãi miễn trừ” được mở rộng đến các viên chức ngoại giao, tạo điều kiện thuận lợi để họ có thể hoàn thành sứ mạng chính thức một cách an toàn và trong danh dự. Trước thế kỷ XIX, khi chưa có những quy định quốc tế về lễ tân ngoại giao mà các nước đều bắt buộc phải tuân thủ, thường xảy ra những tình huống khó xử, tranh chấp, thậm chí xung đột giữa các quốc gia phong kiến. Lịch sử ngoại giao còn lưu lại trường hợp điển hình về cuộc tranh chấp đẫm máu ngày 30/10/1961 gữa hai đoàn tùy tùng của đại sứ Pháp và đại sứ Tây Ban Nha về ngôi thứ và chỗ đứng trong đoàn ngoại giao tại Luân Đôn khi đón tiếp đại sứ Thụy Điển. Sau sự cố đó, theo đòi hỏi của vua Pháp là LuI thứ XIV, đại sứ Tây Ban Nha bị trừng trị và kể từ đó về sau các đại sứ củaTây Ban Nha phải luôn luôn đứng sau và nhường bước các đại sứ Pháp, nếu không vương quốc Pháp sẽ cử quân sang đánh vương quốc Tây Ban Nha. Nhằm tránh sự cố ngoại giao và tranh chấp về lễ tân đáng tiếc, tại đại hội năm 1985, một số cường quốc châu Âu đã thông qua một văn kiện mang tính pháp lý quốc tế đầu tiên về lễ tân ngoại giao, trong đó quy định cụ thể về ngôi thứ giữa viên chức ngoại giao các cấp. Quy định đó được tuyệt đa số các nước tuân thủ cho đến thế kỷ XX. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, số quốc gia độc lập và có chủ quyền trên thế giới tăng nhiều do kết quả phong trào giải phóng của các dân tộc thuộc địa. Những quy định quốc tế về lễ tân ngoại giao cần được sửa đổi và bổ sung cho phù hợp. Năm 1961 về quan hệ ngoại giao được ký kết. Hai năm sau, công ước viên về quan hệ lãnh sự cũng được ký kết (1963). Hai công ước đó quy định cụ thể những quyền ưu đãi miễn trừ mà các cơ quan và viên chức ngoại giao và lãnh sự nước ngoài được hưởng, nó được tất cả các nước trong thế giới tuân thủ, coi hai công ước đó là bộ phận cấu thành của luật quốc gia nước mình.Như vậy, lễ tân ngoại giao có từ khi các nhà nước có quan hệ vớinhau.Nó không ngừng phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người và của mối quan hệ giữa các quốc gia. Không ai đặt ra các quy định đó mà chính là sự tổng kết những thói quen, tập quán tiếp xúc trong nhiều thế kỷ giữa các quốc gia nhằm phù hợp với những yêu cầu bang giao quốc tế. - Lễ tân ngoại giao là một phạm trù mang tính lịch sử. Thông qua khảo cổ, các công trình , di chỉ cổ xưa để lại nên các hoạt động được lưu truyền và viết lại trên gỗ, đã, 16
- tre….chứng tỏ các bộ lạc xưa đã có quan hệ gián tiếp với nhau. Thời phong kiến các mối quan hệ phát triển hơn, mối quan hệ ký kết hiệp ước đình chiến. - Lễ tân ngoại giao là một phạm trù mang tính quốc tế: Trong quan hệ ngoại giao vì lợi ích chung hay tính hỗ tương với nhau nên có những tập quán riêng của nước này dần trở thành tập quán phổ biến được nước kia hay nhiều nước áp dụng, coi như những tập quán quốc tế. Do quan hệ quốc tế ngày càng phát triển, các quốc gia không có cách nào khác là cùng nhau, họp lại bàn bạc, thỏa thuận, định ra các quy định chung bằng hiệp ước, hành động để các quốc gia cùng thực hiện. 1.2.2 Sứ thần và sứ mệnh Từ TK XV, cùng với sự phát triển của quan hệ song phương nhiều mặt giữa các quốc gia xuất hiện nhu cầu tiếp xúc thường xuyên để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quan hệ với nhau. Việc sứ thần đi nước ngoài giải quyết từng vụ việc xảy ra không còn phù hợp, thay vào đó các nước thành lập cơ quan thường trực tại nước ngoài để đại diện cho quốc vương trong giao tiếp hằng ngày giữa hai nước. Cơ quan đó gọi là Đại sứ quán với người đứng đầu là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền (gọi tắc là Đại sứ) 1.2.3 Quyền miễn trừ ngoại giao Miễn trừ ngoại giao hay đặc miễn ngoại giao là một hình thức miễn trừ pháp lý chiếu theo quy ước ngoại giao giữa hai chính phủ. Quyền đặc miễn bảo đảm cho các nhà ngoại giao được đi lại tự do, không bị chi phối bởi hình sự tố tụng hay truy tố địa phương của nước chủ nhà. Dù vậy họ vẫn có thể bị trục xuất. Chế độ ưu đãi miễn trừ dành cho Đại sứ được mở rộng cho các thành viên khác của Đại sứ quán để họ có thể hoàn thành nhiệm vụ chính thức của mình một cách dễ dàng. Đó là chế độ ưu đãi miễn trừ ngoại giao. 1.2.4 Đại sứ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền :Thường gọi tắt là Đại sứ, là nhà ngoại giao có chức vụ cao nhất, được chỉ định đại diện cho một quốc gia tại một đất nước khác hoặc một tổ chức quốc tế. Đại sứ là người đại diện cấp cao nhất của một chính phủ tại thủ đô nước khác. Các nước sở tại thường cho phép đại sứ quản lý một khu vực nhất định, gọi là Đại sứ quán. Tại đây, các nhân viên ngoại giao và thậm chí cả các phương tiện giao thông thường được nước sở tại miễn trừ ngoại giao. Viên chức ngoại giao cấp cao của các thành viên thuộc khối Thịnh vượng chung Anh thường được gọi là cao ủy 1.2.5 Nhiệm vụ đại sứ - Ngài Đại Sứ có quyền trên phạm vi cả nước 17
- - Cấp trên của Đại Sứ là Bộ Trưởng Ngoại giao, Đại sứ quán sẽ báo cáo lên Bộ Ngoại Giao của nước đó. - Đại sứ quán làm nhiều việc như Visa, kinh tế, quân sự, văn hóa, chính trị,... - Chỉ Ngài Đại Sứ mới có thể thay mặt chính phủ nước đó truyền đạt các ý kiến quan trọng. - Đôi khi các nước cũng bổ nhiệm những cá nhân có uy tín cao làm đại sứ lưu động để thực thi những nhiệm vụ cụ thể đã được giao. Những đại sứ này sẽ tham mưu, hỗ trợ cho chính phủ của họ tại một khu vực nhất định. 1.3 Các văn kiện quốc tế về lễ tân ngoại giao 1.3.1 Qui chế Viên năm 1815 – Văn kiện Lễ tân ngoại giao đầu tiên Sau thất bại của Napoleon I (Pháp) các nước thắng trận là Áo. Nga, Anh, Phổ (Đức) họp nhau tại thủ đô của Áo (Viên) nhằm tổ chức lại châu Âu theo những nguyên tắc của luật phong kiến. Hội nghị thông qua một phụ lục của văn kiện cuối cùng, mang tên quy chế viên về về các viên chức ngoại giao nhằm khắc phục những rắc rối như đã xảy ra trước kia liên quan đến vấn đề ngôi thứ ngoại giao và lễ tân ngoại giao nói chung. Quy chế bao bồm những nội dung chủ yếu sau: - Phân chia các trưởng đoàn ngoại giao các nước thành 3 cấp (tùy thuộc mước đô quan hệ giữa các nước với nhau) bình đẳng trong mỗi cấp. Đó là: + Cấp Đại sứ hay Sứ thần của giáo hoàng được bổ nhiệm bên cạnh Quốc vương (nguyên thủ quốc gia) + Cấp phái viên hoặc đại diện toàn quyền được bổ nhiệm bân cạnh Thủ tướng chính phủ + Cấp đại diện (Chargé d`affaires) được bổ nhiệm bên cạnh Bộ trưởng ngoại giao. - Qui định những qui trình thống nhất trong việc tiếp nhận người đứng đâu cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài - Qui định ngôi thứ lễ tân theo “thâm niên” đối với đại diện ngoại giao cùng cấp, cùng bậc. Qui chế Viên 1815 là văn kiện mang tính chất pháp lý quốc tế đâu tiên về lẽ tân ngoại giao. Qui chấ này được tuyệt đại đa số các quốc gia tuân thủ cho đến giửa thế kỷXX, kể cả các quốc gia không chính thức tuyên bố gia nhập qui chế. 1.3.2 Công ước Viên (1961) về quan hệ ngoại giao Sau chiến tranh thê giới thứ II. Hàng trăm quốc gia độc lập, có chủ quyền ra đời và trở thành những chủ thể mới vủa quan hệ quốc tế. Những quy định quốc tế về tân ngọai gao từ đầu TK XIX cần được sửa đổ bổ sung cho phù hợp với tình hình mới. Ngày 18-04-1961. Hội nghị đại diện ngoại giao các nước do Liên hợp quốc triệu tập đã thộng qua công ước Viên về quan hệ ngoại giao và chế độ ưu đã miễn trừ ngoại giao. 18
- Công ước Viện 1961 được hầu hết các nước thông qua, nội dung chủ yếu gồm có: - Thủ tục thiết lập quan hệ ngoại giao, bổ nhiệm và triệu hồi đại sứ, đến và đi các viên chức ngoại giao; - Thể thức tuyên bố Đại sứ hoặc các viên chức ngoại giao là: “người không được hoan nghênh” (Persona non grata) - Ngôi thứ các trưởng đoàn ngoại giao và thể thức chỉ định đại diện lâm thời (Chargé d`affaires ad interim, viết tắc là a.i) - Các quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao về cấp bậc ngoại giao Công ước Viên 1961 qui định 3 cấp như sau: + Đại sứ hay Sứ thần của Giáo Hoàng được bổ nhiệm bên cạnh người đúng đầu nhà nước tiếp nhận (Quốc vương, Tổng thống, Chủ tịch nước); + Công sứ hoặc phó thần Tòa thánh Vatican được bổ nhiệm bên cạnh người đứng đầu chính phủ (Thủ tướng, Chủ tịch hội đồng bộ trưởng); +Đại diện thường trú được bổ nhiệm bên cạnh Bộ trưởng ngoại giao. Công ước qui định không có phân biệt đối xử giữa 3 cấp trưởng cơ quan đại diện ngoại giao nói trên, trừ một số tập quán quốc tế có tính chất lễ tân. • Hàm của các viên chức ngoại giao do nước cử qui định, thông thường gồm có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Tham tán công sứ, tham tán Bí thứ thứ nhất, hai, ba Tùy viên đại sứ quán.( khác với tùy viên chuyên trách các ngành chuyên môn như báo chí, văn hóa, thương mại, quân sự...) 1.3.3 Công ước Viên (1963) về quan hệ lãnh sự Ngày 24-04 -1963, Liên Hiệp Quốc triệu tập hội nghi tại Viên nhằm tiếp tực pháp điển hóa luật pháp quốc tế về vầ quan hệ Lãnh sự. Hội nghị đã kí công ước Viên về quan hệ Lãnh sự, có hiệu lực từ ngày 19-03 -1967 và được đa số các nước tham gia Công ước Viên 1963 , qui định những chức năng nhiệm vụ của cơ quan Lãnh sự và quyền ưu đã miễn trừ cho cơ quan và viên chức Lãnh sự. Mỗi nước căn cứ vào thực trạng kinh tế xã hội và lợi ích quốc gia nước mình để ban hành văn kiện pháp lý tương ứng nhằm quy định cụ thể phạm vi và mức độ áp dụng các Công ước nói trên vào hoàn cảnh cụ thể nước mình VN trước kia đã dựa vào nội dung cơ bản của 3 công ước đó để áp dụng 1 cách măc nhiên quy chế ưu đã miễn trừ đối với cơ quan đại diện nước ngoài tại VN. 7-9-1993 chủ tịch nước VN đã công bố pháp lệnh về quyền ưu đã và miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự cơ quan đại diện của tồ chức quốc tế tại VN do ủy ban thường trực quốc hội thông qua ngày 23-8-1993 1.3.4 Xu hướng hoạt động Lễ tân ngoại giao 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình: Nghiệp vụ ngoại giao
128 p | 1084 | 115
-
Nghi thức đón tiếp ngoại giao- Lưu ý chào hỏi
30 p | 296 | 66
-
Bài giảng Nghiệp vụ lễ tân - Bài 4: Nghiệp vụ lễ tân ngoại giao
13 p | 248 | 52
-
Bài giảng Nghiệp vụ lễ tân - Bài 1: Nghiệp vụ ngoại giao
29 p | 185 | 45
-
Bài giảng Nghiệp vụ lễ tân - Bài 5: Ngôi thứ và xếp chỗ ngoại giao
23 p | 198 | 38
-
Bài giảng Nghiệp vụ lễ tân - Bài 2: Các hình thức ngoại giao
11 p | 140 | 33
-
Giáo trình Lễ tân ngoại giao (Ngành: Quản trị du lịch và lữ hành - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Lào Cai
204 p | 80 | 26
-
Bài giảng Nghiệp vụ lễ tân - Bài 3: Quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao
19 p | 161 | 24
-
Đề cương chi tiết Nghiệp vụ lễ tân ngoại giao
9 p | 229 | 18
-
Sổ tay lễ tân đối ngoại: Phần 2
62 p | 19 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn