Giáo trình: Nghiệp vụ ngoại giao
lượt xem 115
download
Cung cấp những kiến thức cơ bản thông qua so sánh lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ của hai ngành ngoại giao và du lịch, những ngành đặc biệt liên quan nhiều đến công tác đối ngoại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình: Nghiệp vụ ngoại giao
- Bµi gi¶ng NghiÖp vô Ngo¹i giao TrÞnh Lª Anh Nghiệp vụ ngoại giao 1
- Bµi gi¶ng NghiÖp vô Ngo¹i giao TrÞnh Lª Anh MỞ ĐẦU "Nghiệp vụ ngoại giao" là tập bài giảng được xây dựng với thời lượng 3đvht (45 tiết) để giảng dạy cho sinh viên Khoa Du lịch học ở học kỳ VI hoặc VII, đã được trang bị những kiến thức cơ bản về du lịch. Khi xây dựng chương trình khung, môn học ban đầu có tên là "Nghiệp vụ ngoại giao”. Cho đến nay trong quá trình giảng dạy vẫn có hai tên gọi song song cho môn học này là Nghiệp vụ Ngoại giao và Nghiệp vụ Lễ tân Ngoại giao. Trên thực tế, các giáo viên biên soạn nội dung cho môn học hướng đến sinh viên trong Trường và Khoa Du lịch học đều thống nhất rằng việc giảng dạy toàn bộ nội dung của Nghiệp vụ Ngoại giao với tư cách một môn học kỹ năng – nghiệp vụ dành cho những người làm đối ngoại và công tác trong ngành ngoại giao là không thể (vì quá lớn về quy mô kiến thức) và không cần thiết (vì nhiều nội dung quá chuyên biệt). Trong đó, nội dung Lễ tân ngoại giao có thể coi là nội dung quan trọng nhất của môn học đối với sinh viên trong Trường và Khoa Du lịch học. Do vậy môn học có thể được tiếp cận với tên gọi "Nghiệp vụ lễ tân ngoại giao" với việc giảng dạy tập trung vào nghiệp vụ Lễ tân ngoại giao và một số kiến thức khác của môn học Nghiệp vụ ngoại giao. Mục đích và yêu cầu của học phần - Cung cấp những kiến thức cơ bản thông qua so sánh lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ của hai ngành ngoại giao và du lịch, những ngành đặc biệt liên quan nhiều đến công tác đối ngoại. - Cung cấp những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ lễ tân trong hệ thống nghiệp vụ ngoại giao. 2
- Bµi gi¶ng NghiÖp vô Ngo¹i giao TrÞnh Lª Anh - Cung cấp những hiểu biết về giao tiếp quốc tế có ảnh hưởng tới hoạt động nghề du lịch - Giúp sinh viên ngành du lịch có được nhận thức đúng đắn để vận dụng các hiểu biết này vào hoạt động nghề sau này. Nhiệm vụ của sinh viên - Tham dự đầy đủ bài giảng của giáo viên. - Nghiên cứu giáo trình và tài liệu tham khảo. - Làm bài tập hay tiểu luận theo yêu cầu của giảng viên. - Tham gia thảo luận nhóm và thuyết trình trên lớp. Tài liệu học tập Chủ yếu là các tài liệu tham khảo do giảng viên sưu tầm và biên soạn. Học viên sẽ được giới thiệu và cung cấp cụ thể trong quá trình dạy và học. Dưới đây là một só tài liệu tham khảo chủ yếu: 1. Giao tiếp quốc tế, NXB Phụ nữ, Hà Nội 1995 2. Lê Đình Sơn, Nghiệp vụ ngoại giao, Tập bài giảng của Học viện QHQT (lưu hành nội bộ), Hà Nội 1998. 3. Võ Anh Tuấn, Lễ tân ngoại giao thực hành, NXB CTQG, Hà Nội 2000 4. K.Mac.Konal, Nghệ thuật giao tiếp, NXB Thế giới, Hà Nội 1995 5. Louis Dussault, Lễ tân - công cụ giao tiếp, NXB CTQG, Hà Nội 1999 3
- Bµi gi¶ng NghiÖp vô Ngo¹i giao TrÞnh Lª Anh 6. Nguyễn Tử Lương, Một số vấn đề cơ bản về Nghiệp vụ Ngoại giao (3 tập), Học viện QHQT, NXB CTQG, Hà Nội 2000. Chương trình môn học Nghiệp vụ ngoại giao (3đvht – 45t – 11 buổi, 10 buổi 4 tiết, 1 buổi 5 tiết) Buổi 1 Bài 1: ngoại giao, - giới thiệu chung, yêu cầu, mục đích, đánh giá nghiệp vu ngoai môn học giao - ngoại giao là gì? - t/c, yêu cầu, các hình thức ngoại giao - Nghiệp vụ ngoại giao là gì, nội dung? Buổi 2 Bài 1: (tiếp) - Bài giảng/Thuyết trình: lược sử ngoại giao thế giới và VN, bài học ngoại giao Việt Nam - một số thuật ngữ ngoại giao (văn kiện, cơ quan đại diện ngoại giao, cá nhân, tập thể ngoại giao, lãnh sự...) Buổi 3 Bài 1: (tiếp) - xem phim tư liệu về nhà ngoại giao Hồ Chí Minh - Bài giảng/Thuyết trình: 10 nhà ngoại giao lớn của thế giới và Hồ Chí Minh Buổi 4 Bài 2: Kiến thức - Bài giảng/Thuyết trình: Quyền ưu đãi miễn chung trừ ngoại giao 4
- Bµi gi¶ng NghiÖp vô Ngo¹i giao TrÞnh Lª Anh - Bài giảng/Thuyết trình: Các quy định xuất nhập cảnh Buổi 5 Bài 3: nghiệp vụ lễ - Nghiệp vụ lễ tân ngoại giao là gì, nội dung? tân ngoại giao - Bài giảng/Thuyết trình: Nghiệp vụ đón, tiếp và giao tiếp với khách - Bài giảng/Thuyết trình: Phép xã giao quốc tế (giao tiếp quốc tê) Buổi 6 Bài 3: (tiếp) - Bài giảng/Thuyết trình: Khái quát về Tổ chức sự kiện ngoại giao (tiệc ngoại giao, hội họp, ...) - Ngôi thứ ngoại giao + nghiệp vụ xếp chỗ Buổi 7 Bài 4: Một số - Bài giảng/Thuyết trình: Nghiệp vụ tiếp xúc nghiệp vụ ngoại ngoại giao, những câu chuyện tấn công ngoại giao khác giao và tiếp xúc bí mật - Kỹ năng thuyết phục. Buổi 8 Bài 4: (tiếp) - Bài giảng/Thuyết trình: Nghiệp vụ đàm phán ngoại giao - Nghệ thuật phát biểu miệng và thuyết trình (Presentation skills) Buổi 9 Bài 4: (tiếp) - Bài giảng/Thuyết trình: Người xưa hùng biện thế nào? 5
- Bµi gi¶ng NghiÖp vô Ngo¹i giao TrÞnh Lª Anh - PS, MC là gì? Buổi 10 Bài 4: (tiếp) - Bài giảng/Thuyết trình: Larry King nói và làm gì? - Thực hành Buổi 11 - Thực hành - Hướng dẫn ôn tập Bài tập cá nhân Thu hoạch môn học (hạn nộp: 1 tuần sau khi kết thúc buổi thứ 11) - Học viên tích lũy được kiến thức gì? Mức độ hài lòng? - Học viên thực hành hay thể hiện được kỹ năng gì? Mức độ hài lòng? - So với kỳ vọng ban đầu, môn học chưa đáp ứng được nội dung gì, giảng viên chưa đáp ứng được yêu cầu gì? - Những nhận xét, kiến nghị, đề xuất khác? Đánh giá - Sinh viên không được vắng mặt quá 9 tiết/45 tiết trên lớp (tức 2 buổi) - Điểm thuyết trình (đánh giá theo nhóm): 20% - Điểm bài tập cá nhân (đánh giá ý thức): 10% - Điểm thi hết môn (viết hoặc vấn đáp): 70% 6
- Bµi gi¶ng NghiÖp vô Ngo¹i giao TrÞnh Lª Anh Cấu trúc tập bài giảng được xây dựng trên 4 bài với nội dung cụ thể như sau: Bài 1: Hiểu biết về ngành và nghề Ngoại giao - ngoại giao là gì? - tính chất, yêu cầu, các hình thức ngoại giao - Nghiệp vụ ngoại giao là gì, nội dung? - một số thuật ngữ ngoại giao (văn kiện, cơ quan đại diện ngoại giao, cá nhân, tập thể ngoại giao, lãnh sự...) - lược sử ngoại giao thế giới và VN, bài học ngoại giao Việt Nam Bài 2: Một số kiến thức ngoại giao cơ bản - Quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao - Các quy định xuất nhập cảnh Bài 3: Nghiệp vụ lễ tân ngoại giao - Nghiệp vụ lễ tân ngoại giao là gì, nội dung? - Nghiệp vụ đón, tiếp và giao tiếp với khách - Phép xã giao quốc tế (giao tiếp quốc tê) - Tổ chức sự kiện ngoại giao (tiệc ngoại giao, hội họp, ...) - Ngôi thứ ngoại giao + nghiệp vụ xếp chỗ 7
- Bµi gi¶ng NghiÖp vô Ngo¹i giao TrÞnh Lª Anh Bài 4: Một số nghiệp vụ ngoại giao cơ bản khác - Nghiệp vụ tiếp xúc ngoại giao - Kỹ năng thuyết phục và Nghiệp vụ đàm phán ngoại giao - Nghệ thuật phát biểu miệng và thuyết trình (Presentation skills) Với mỗi bài học, giảng viên đều có các câu hỏi để sinh viên có thể ôn tập và thảo luận và khi giảng dạy sẽ cố gắng dành ít nhất 30% giờ giảng để sinh viên cùng thảo luận và phân tích các nội dung của môn học. Trong tập bài giảng tác giả cũng đã trình bày bài giảng dưới dạng slide và sẽ sử dụng phần mềm power point và các phương tiện hiện đại như projector để giảng dạy. Bài 1 và 2 chủ yếu là lý thuyết, bài 3 và 4 ngoài phần lý thuyết cơ bản sẽ là các ví dụ cụ thể (trường hợp) và các bài tập thực hành. Tác giả cũng sẽ cung cấp cho sinh viên những ví dụ trực quan trong bài 3 và bài 4 để chuẩn bị cho các bài tập thực hành kỹ năng. Sinh viên cũng sẽ được chia nhóm và thử lên phương án tổ chức cho một sự kiện lễ tân ngoại giao cụ thể. Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2007 Tác giả Trịnh Lê Anh 8
- Bµi gi¶ng NghiÖp vô Ngo¹i giao TrÞnh Lª Anh BÀI 1: HIỂU BIẾT VỀ NGÀNH VÀ NGHỀ NGOẠI GIAO Phần 1: Tổng quan về ngoại giao, hoạt động ngoại giao và nghiệp vụ ngoại giao Mục đích và yêu cầu Cung cấp những kiến thức cơ bản về lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ của ngành ngoại giao và liên hệ đến du lịch, những ngành đặc biệt liên quan nhiều đến công tác đối ngoại: - Làm rõ được khái niệm ngoại giao, ngành và nghề ngoại giao - Làm rõ được khái niệm viên chức ngoại giao, nhà ngoại giao - Làm rõ được khái niệm cá nhân, tập thể ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao - Làm rõ được các khái niệm liên quan đến lãnh sự - Làm rõ được khái niệm các hình thức ngoại giao. Nội dung 1.1. Ngoại giao Bỏ qua các định nghĩa cổ xưa, chúng ta thử tìm hiểu một số khái niệm, định nghĩa về ngoại giao được nhiều người biết đến của các học giả, các nhà 9
- Bµi gi¶ng NghiÖp vô Ngo¹i giao TrÞnh Lª Anh khoa học công pháp quốc tế, các nhà nghiên cứu, hoạt động ngoại giao để có thể đưa ra một định nghĩa chung. 1.1.1. Định nghĩa (Tài liệu handout) Ngoại giao là phương tiện thực hiện chính sách đối ngoại, sự vận dụng tổng hợp các biện pháp, hình thức hoà bình để giải quyết các vấn đề có tính đến điều kiện cụ thể và tính chất của vấn đề được giải quyết, là hoạt động chính thức của các cơ quan đối ngoại và các vị lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ về quan hệ đối ngoại để thực hiện các mục tiêu và chính sách đối ngoại của Nhà nước bằng con đường đàm phán và các hình thức hoà bình khác, bảo vệ lợi ích và quyền hạn của Nhà nước và công dân của nước mình ở nước ngoài. - Định nghĩa của một số học giả, nhà ngoại giao Anh - Một số định nghĩa khác - Định nghĩa chung về ngoại giao - Vài nét về đàm phán 1.1.2. Các hình thức ngoại giao - Ngoại giao nhà nước - Ngoại giao giữa các đảng phái chính trị - Ngoại giao nhân dân - Ngoại giao song phương/đa phương - Ngoại giao ngăn chặn - Ngoại giao kinh tế 10
- Bµi gi¶ng NghiÖp vô Ngo¹i giao TrÞnh Lª Anh - Các hình thức khác 1.2. Hoạt động ngoại giao và công tác nghiệp vụ ngoại giao 1.2.1. Khái niệm (Tài liệu handout) - Hoạt động ngoại giao - Nghiệp vụ ngoại giao Công tác nghiệp vụ ngoại giao là một chế độ công tác của cán bộ ngoại giao trong các cơ quan trung ương và ở nước ngoài về việc thực hiện các nhiệm vụ ngoại giao của Nhà nước. 1.2.2. Các nghiệp vụ cơ bản - Công tác nghiên cứu - Công tác tiếp xúc-đàm phán - Công tác văn kiện - Công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại - Công tác hồ sơ tư liệu - Công tác lãnh sự - Công tác lễ tân ... 1.2.3. Cơ sở của hoạt động ngoại giao và công tác nghiệp vụ ngoại giao - Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của Nhà nước. 11
- Bµi gi¶ng NghiÖp vô Ngo¹i giao TrÞnh Lª Anh - Hiểu biết về quan hệ quốc tế, kinh tế quốc tế, luật pháp quốc tế, phong tục tập quán, quy định về lễ tân quốc tế của nước mình. - Nắm vững tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của nước mình và các nước mình có quan hệ. 1.3. Những khái niệm khác 1.3.1. Các khái niệm về văn bản, văn kiện ngoại giao (Tài liệu handout) - Quốc thư - Tối hậu thư - Sách trắng - Bị vong lục - Giác thư - Thư ngỏ - Hiệp định - Hiệp ước - Công ước - Tạm ước - Nghị định thư - Thị thực, Hộ chiếu ngoại giao 12
- Bµi gi¶ng NghiÖp vô Ngo¹i giao TrÞnh Lª Anh 1.3.2. Các khái niệm chỉ các cơ quan ngoại giao và lãnh sự (Tài liệu handout) - Đại sứ quán - Tổng lãnh sự quán/Lãnh sự quán - Văn phòng liên lạc - Văn phòng đại diện quyền lợi 1.3.3. Các khái niệm chỉ các cá nhân, tập thể ngoại giao (Tài liệu handout) - Đại sứ - Tham tán - Bí thư - Tuỳ viên - Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao - Thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao - Viên chức ngoại giao - Nhân viên hành chính, kỹ thuật của cơ quan đại diện ngoại giao - Thành viên gia đình của viên chức ngoại giao và nhân viên hành chính, kỹ thuật - Nhân viên phục vụ cơ quan đại diện ngoại giao 13
- Bµi gi¶ng NghiÖp vô Ngo¹i giao TrÞnh Lª Anh Phần 2: Quá trình hình thành và phát triển của ngoại giao Mục đích và yêu cầu Cung cấp những kiến thức cơ bản về lịch sử hình thành và phát triển của ngoại giao thế giới và Việt Nam, quá trình hình thành và phát triển các điều ước quốc tế trong quan hệ ngoại giao, bài học ngoại giao Việt Nam. Nội dung 2.1. Ngoại giao quốc tế 2.1.1. Thời kỳ trước thế kỷ XV Ngay từ buổi bình minh của xã hội loài người, từ thời Thượng cổ, đã xuất hiện những hình thức phôi thai của quan hệ ngoại giao, đó là những hình thức giao tiếp đơn giản, thô sơ giữa các cộng đồng, bộ lạc, thị tộc... Theo các nhà nghiên cứu lịch sử ngoại giao, như Nicolson, Marterns (Anh), Jean-Baptiste Durosell, Jean Serres (Pháp), Dôrin (Liên Xô cũ)... thì những hình thức thô sơ ấy của quan hệ đối ngoại dứoi chế độ thị tộc , trứoc khi xã hội phân chia thành giai cấp và trước khi nhà nước xuất hiện, chỉ có thể được coi là tiền thân của ngoại giao chứ chưa phải là chính thức ngoại giao. Việc xuất hiện của ngoại giao gắn liền với việc xuất hiện Nhà nước. Ngoại giao, cũng như Nhà nước, đều là con đẻ của xã hội có giai cấp. Khi lịch sử thế giới chuyển sang thời cổ đại, cùng với sự tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ và xuất hiện Nhà nước, ngoại giao tuy đã chiếm một vị trí 14
- Bµi gi¶ng NghiÖp vô Ngo¹i giao TrÞnh Lª Anh quan trọng trong các mối quan hệ giữa các nhà nước và quốc gia, nhưng nó không phải là phương pháp hàng đầu trong việc thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước. Thời kỳ này, phương pháp hàng đầu trong việc thực hiện chính sách đối ngoại là bạo lực, là những cuộc chiến tranh. Dẫu vậy, ngoại giao đã hình thành, phát triển và là phương pháp không thể thiếu để chuẩn bị hoặc chấm dứt chiến tranh. Đồng thời, đó cũng là phương tiện để phát triển các mối quan hệ bang giao giữa các nước với nhau. Thời kỳ cổ đại, trong bộ máy Nhà nước chưa có cơ quan chuyên trách làm công tác ngoại giao, chưa có viên chức ngoại giao và cơ quan đại diện thường trú của nước này đóng ở nước kia, chưa có các quy định về đặc quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao. Khi cần thương thuyết về một vấn đề nào đó, hoặc yết kiến, triều cống, các quốc gia thường cử các phái bộ (sứ bộ) do các sứ thần dẫn đầu sang với nhau, chứ không có quan hệ thường xuyên hoặc cử người đại diện thường trực ở nước đó. Công tác ngoại giao thời đó thường tập trung vào một số vấn đề: phục vụ các nhiệm vụ tác chiến; cầu phong, cống sính, hiếu hỉ; đi sứ, tiếp sứ; trao đổi điệp văn... Nhìn chung, quan hệ ngoại giao thời kỳ này thường thể hiện chủ yếu về mặt chính trị: đó là việc thể hiện sự "thần phục" của nước nhỏ đối với nước lớn, của nước yếu đối với nước mạnh, và quan hệ của bá chủ đối với chư hầu. - Chế độ phong kiến Bước sang thời kỳ Trung cổ, hệ thống kinh tế tự nhiên cùng với kỹ thuật sản xuất thấp kém đã cản trở hình thành mối quan hệ kinh tế bền vững và thúc đẩy quá trình chia rẽ chính trị giữa các quốc gia. Những thực thể quốc gia hình thành trên cơ sở xâm lấn không bền vững và rất dễ tan rã. Ngoại giao thời kỳ phong kiến phân quyền thời Trung cổ mang nặng dấu ấn của chế độ phong kiến - nông nô. Châu Âu bị chia sẻ thành vô số mảnh đất nhỏ xíu độc lập. Giới lãnh chúa được đồng nhất với quốc gia. Những chúa đất lớn là những đế vương, còn 15
- Bµi gi¶ng NghiÖp vô Ngo¹i giao TrÞnh Lª Anh quốc gia là tài sản thừa kế của họ. Ranh giới giữa quốc gia với quyền chiếm hữu tư nhân bị xoa nhoà; sự khác biệt giữa công pháp với tư pháp, quan hệ riêng tư với quan hệ quốc tế biến mất. Tuy có tồn tại một hệ thống thần phục lạ đời xác định mối quan hệ giữa bá chủ với các chư hầu, nhưng mỗi một lãnh chúa vẫn thực hiện một chính sách đối ngoại ít nhiều có tính độc lập. Hàng năm, triều đình thường cử các sứ thần đến các quốc gia lân cận để giao hảo nhằm giữ gìn mối quan hệ thân thiện với nhau. Có khi, các sứ thần còn đựoc giao phó trọng trách đi thuyết phục nước khác liên kết với mình để chinh phục hoặc chống lại mối đe doạ xâm lược của một nước nào đó. Một nhân tố nữa ảnh hưởng mạnh đến nền ngoại giao thời kỳ này, đó là Nhà thờ mà đại diện là Giáo hội với toàn bộ mối quan hệ quốc tế phức tạp của nó. Giáo hội không chỉ là một lực lượng tôn giáo, mà còn là lực lượng nhà nước. Giáo hội đã chiếm hữu những cơ sở vật chất đồ sộ, rộng khắp. Sự thống nhất và uy tín quốc tế của Giáo hội đối lập với tình trạng chia rẽ và tranh giành giữa các quốc gia phong kiến. Giáo hội đã triển khai hoạt động ngoại giao rất tích cực, vận dụng tất cả mọi phương tiện mà Giáo hội có thể có được, từ những phương pháp chính trị cho đến việc rút phép thông công, cấm hành lễ, mua chuộc, do thám và ám sát. Giáo hoàng La Mã đã phái các đại diện của mình sang nước khác đảm trách công tác ngoại giao với tư cách là người đứng đàu đoàn ngoại giao. Tuy nhiên, thời đó các "thánh sứ" của Giáo hoàng chỉ là những đại diện lâm thời (nghĩa là những người được cử đi một thời gian với một sư mệnh nhất định nào đó). Nền ngoại giao của Giáo hội đã thành công trong việc tham gia tổ chức thực hiện một số trào lưu lớn của thời đại như những cuộc Thập tự chinh. Tuy nhiên, xu thế ly tâm đã xói mòn gốc rễ của cả nhà nước Giáo hội lẫn quyền lực của các hoàng đế. 2.1.2. Từ thế kỷ XV trở đi 16
- Bµi gi¶ng NghiÖp vô Ngo¹i giao TrÞnh Lª Anh - Ngoại giao châu Âu từ thế kỷ XV - XVII Thế kỷ XV, cùng với sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản, việc trao đổi, giao lưu hàng hoá, và buôn bán, trao đổi, tiêu thụ hàng hoá trở thành nhu cầu ngày càng mở rộng, thì quan hệ ngoại giao cũng ngày càng phát triển. Thế kỷ XVI, một số quốc gia trên bán đảo Italia (điển hình là thành phố Vơnidơ) đã tìm ra một hình thức giao dịch mới, đó là đặt các phái đoàn thường trực ở nhiều nước trong khu vực Địa Trung Hải để quan sát tại chỗ tình hình, nhằm hoạch định những chính sách ngoại giao thích hợp cho việc phát triển thương mại. Việc làm này mang lại lợi ích to lớn cho nhiều nước châu Âu thời đó, nên được các quốc gia này hưởng ứng. Quy chế cơ quan đại diện ngoại giao thường trực hình thành một cách ổn định, và có quy định thêm ngôi thứ ngoại giao hoàn chỉnh, những hình thức thư tín ngoại giao ra đời và được mọi người chấp nhận. Nghi thức lễ tân ngoại giao với nước ngoài cũng được điều chỉnh chính xác hơn. - Ngoại giao thế giới từ thế kỷ XVIII - 1945 Việc cử các phái đoàn ngoại giao có tính cách thường trực ở một nước khác trở thành phổ biến toàn châu Âu vào thế kỷ XVII, và nó được chính thức hoá bằng Hiệp ước Wesphalic (1648). Từ đó, các nước đều có các cơ quan phụ trách vấn đề đối ngoại. Hồng y giáo chủ Richelieu dưới triều vua Louis 13 của Pháp được giao trách nhiệm lập ra một Bộ phụ trách công tác đối ngoại. Đó là Bộ ngoại giao đầu tiên trong lịch sử. Còn cơ quan đại diện thường trú đầu tiên lại là của Quận công Milan đặt tại Cộng hoà Genes (thuộc bán đảo Italia). Từ đầu thế kỷ XVIII, ngoài châu Âu ra, hình thức quan hệ ngoại giao trên đã mở rộng sang nhiều nước châu Á, châu Mỹ và dần dần trở thành phổ biến trên thế giới. 17
- Bµi gi¶ng NghiÖp vô Ngo¹i giao TrÞnh Lª Anh - Ngoại giao thế giới sau Chiến tranh thế giới II đến nay Chiến tranh thế giới II kết thúc, sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa đã hỗ trợ, thúc đẩy phong trào độc lập dân tộc phát triển, hàng trăm quốc gia ở châu Á, châu Phi và Mỹ latinh giành được độc lập. Quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia độc lập có chủ quyền không ngừng đựoc mở rộng trên khắp thế giới. Để hỗ trợ cho quan hệ ngoại giao giữa các nước được bình đẳng và thuận lợi, các nước và cÁc tổ chức quốc tế, đặc biệt là LHQ đã cho ra đời hàng loạt công ước về lễ tân ngoại giao mang tính phÁp lý, được hầu hết các nước thành viên LHQ công nhận và thực hiện. Các công ước này liên tục đựoc bổ sung, cụ thể hoá cho phù hợp với đời sống quốc tế hiện đại. Mục đích của các công ước là nhằm bảo vệ quyền lợi và an toàn cho các phái đoàn ngoại giao và các tổ chức quốc tế đang làm việc ở nước sở tại. Trên cơ sở đó, quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế ngày càng được hoàn chỉnh, hệ thống hoá và phát triển. - Về các cơ quan đại diện ngoại giao thường trú ở nước ngoài Vào thế kỷ XV, đô thị Firenze đã phái một sứ giả thường trú tại Milan (Italia) với chức danh "diễn thuyết gia thường trú" có nhiệm vụ tương tự như nhiệm vụ của đại sứ ngày nay. Theo V.A.Dôrin, mặc dù các đại diện ngoại giao thường trú của nước ngoài bắt đầu có từ thế kỷ XVI (không phải thế kỷ XV) nhưng đó thường mới chỉ là các "quốc vụ khanh", "ngoại vụ" bên cạnh nguyên thủ quốc gia đẻ phụ trách các công việc đối ngoại, chứ chưa có cơ quan đại diện ngoại giao thường trực. Chỉ tới thế kỷ XVIII thì cơ quan đại diện thường trực mới bắt đầu hình thành. Đến thế kỷ XIX, những cơ quan thường trực như vậy đã được thành lập ở nhiều quốc gia có quan hệ với nhau và tới thế kỷ XX thì các cơ quan này đã trở nên khá mạnh, mang tính chuyên nghiệp và là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ hệ thống lãnh đạo của Nhà nước. 18
- Bµi gi¶ng NghiÖp vô Ngo¹i giao TrÞnh Lª Anh 2.1.3. Sự ra đời của điều ước quốc tế về quan hệ ngoại giao Do quan hệ bang giao ngày càng mở rộng, các mối quan hệ giữa các quốc gia ngày càng đa dạng, phức tạp và xuất hiện nhiều vấn đề mới. Do đó, các nước phải cùng nhau giải quyết các vấn đề chung trong quan hệ quốc tế, bởi vì các tập quán quốc tế và các tập quán quốc gia không còn đủ "sức" để điều hành các mối quan hệ này. Yêu cầu đó dẫn tới việc các hiệp định, hiệp ước quốc tế về quan hệ ngoại giao lần lượt ra đời, lúc đầu còn sơ sài, càng về sau, các hiệp ước, hiệp định này càng được chi tiết hoá và hệ thống hoá. Hiệp ước 1250 giữa Anh và Đế quốc La Mã thần thánh đã có ý nghĩa nhất định: đây là lần đầu tiên các quốc gia cam kết lập các đại sứ quán thường trú. Hiệp ước Westphalie (1648) đã xác định hình thức các đại sứ quán và qui định những nguyên tắc về mối quan hệ thường xuyên giữa các quốc gia. Hiệp ước Tilzitt (1807) giữa Pháp và Nga hoàng về vấn đề đại sứ, công sứ và các phái viên của chính phủ được xây dựng trên nguyên tắc hỗ tương, bình đẳng. Hiệp ước Viên (1815) quy định nhiệm vụ và quyền hạn của các đại diện ngoại giao. Đây là quy tắc công pháp quốc tế và thực tiễn ngoại giao được các nước chấp nhận, là quy tắc đầu tiên quy định rõ ràng vị trí đứng đầu đoàn ngoại giao và chế độ công tác của các đại diện ngoại giao. Hiêp ước quy định ngôi thứ ngoại giao gồm ba cấp: đại sứ, đại sứ toà thánh được bổ nhiệm bên cạnh nguyên thủ quốc gia; phái viên đặc biệt, công sứ toàn quyền được bổ nhiệm bên cạnh nguyên thủ quốc gia; đại biện được bổ nhiệm bên cạnh bộ trưởng ngoại giao. Nghị định thư Aix - La Chapelle (1818) chi tiết hoá quyền hạn và chức năng của các đại diện ngoại giao. 19
- Bµi gi¶ng NghiÖp vô Ngo¹i giao TrÞnh Lª Anh Công ước Viên (1961) về quan hệ ngoại giao là công ước tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh nhất. Đến năm 1988, đã có trên 150 nước công nhận tham gia Công ước. Năm 1980, Việt Nam tuyên bố tham gia Công ước với hai điều bảo lưu về nọi dung. 2.2. Ngoại giao Việt Nam Dân tộc Việt Nam trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, luôn luôn mong muốn bang giao hữu nghị với các nước láng giềng. Từ thời dựng nước đến nay, nền ngoại giao Việt Nam luôn luôn thể hiện truyền thóng tốt đẹp đó. Sử sách Việt Nam đã ghi lại công lao của dân tộc và các anh hùng dân tộc, trong đó, rất nhiều người vừa giỏi đánh giặc, vừa giỏi ngoại giao. Trên lĩnh vực ngoại giao, họ tỏ rõ là những người kiệt xuất, thông minh, tài trí, mưu lược song toàn, đã bảo vệ nền độc lập và vẹn toàn lãnh thổ của đất nước. - Thời tiền Lê (980 - 1009) Tháng 7/980, nhà Tống đem quân xâm lược Đại Việt. Sau khi lên ngôi, Lê hoàn, một mặt, tích cực chuẩn bị lực lượng để đánh đuổi ngoại xâm, nhưng mặt khác, vẫn sai sứ đưa thư cầu hoà. Vua Tống đòi Dương Vân Nga và con là Đinh toàn sang chầu thiên triều. Không thể chấp nhận điều kiện đó, Lê Hoàn buộc phải đánh trả để bảo vệ đất nước. "Ông đã tái tạo một Bạch Đằng, sáng tạo một Chi Lăng, thăng lợi cả hai mặt trận thuỷ, bộ, giết tướng giặc Hầu Nhân Bảo, diệt quá nửa quân Tống, buộc vua Tống phải xuống chiếu lui quân"1. Đại thắng chống quân xâm lược nhà Tống năm 981 mở đầu một kỷ nguyên Đại Việt độc lập thoát khỏi ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Sau đó, Đại Việt ra sức xây dựng đất nước, chuẩn bị chống trả quân xâm lược. Về đối nội, xây dựng kinh tế, củng cố đát nước; về đối ngoại, thi hành chính sách 1 Các triều đại Việt Nam, NXB Thanh niên, Hà Nội, 1993, tr.64 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Quản trị chất lượng dịch vụ du lịch: Phần 2 - Phạm Đình Thọ (chủ biên)
115 p | 1070 | 413
-
Kỹ thuật nghiệp vụ - Công nghệ Du lịch
314 p | 317 | 139
-
Giáo trình quản trị du lịch lữ hành - Chương 4
8 p | 290 | 66
-
Nghi thức đón tiếp ngoại giao- Lưu ý chào hỏi
30 p | 297 | 66
-
Bài giảng Nghiệp vụ lễ tân - Bài 4: Nghiệp vụ lễ tân ngoại giao
13 p | 250 | 52
-
Khu du lịch Buôn Đôn - ĐăkLăk
40 p | 240 | 46
-
Bài giảng Nghiệp vụ lễ tân - Bài 1: Nghiệp vụ ngoại giao
29 p | 185 | 45
-
Bài giảng Nghiệp vụ lễ tân - Bài 5: Ngôi thứ và xếp chỗ ngoại giao
23 p | 198 | 38
-
Bài giảng Nghiệp vụ lễ tân - Bài 2: Các hình thức ngoại giao
11 p | 140 | 33
-
Bài giảng: Chiêu đãi ngoại giao
15 p | 261 | 29
-
Giáo trình Lý thuyết nghiệp vụ nhà hàng: Phần 2 - CĐ Du lịch Hà Nội
80 p | 94 | 26
-
Bài giảng Nghiệp vụ lễ tân - Bài 3: Quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao
19 p | 161 | 24
-
Đề cương chi tiết Nghiệp vụ lễ tân ngoại giao
9 p | 230 | 18
-
Giáo trình Ngoại ngữ chuyên ngành (Nghề: Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn - Trung cấp): Phần 2 - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ
65 p | 58 | 8
-
Giáo trình Ngoại ngữ chuyên ngành (Nghề: Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn - Trung cấp): Phần 1 - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ
68 p | 46 | 7
-
Giáo trình Nghiệp vụ thanh toán (Nghề: Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn
46 p | 24 | 5
-
Giáo trình Lễ tân ngoại giao (Ngành: Quản trị khách sạn – Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
58 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn