Giáo trình Lý thuyết kế toán (Ngành: Lập trình máy tính - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận
lượt xem 0
download
Giáo trình "Lý thuyết kế toán (Ngành: Lập trình máy tính - Trình độ: Trung cấp)" gồm có 6 chương như sau: Chương 1: Vai trò, chức năng, đối tượng và phương pháp hạch toán kế toán; Chương 2: Phương pháp chứng từ kế toán; Chương 3: Phương pháp tài khoản kế toán; Chương 4: Phương pháp tính giá và kế toán các quá trình kinh tế chủ yếu; Chương 5: Phương pháp tổng hợp - cân đối kế toán; Chương 6: Sổ kế toán và hình thức kế toán. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Lý thuyết kế toán (Ngành: Lập trình máy tính - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận
- TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - KỸ THUẬT BÌNH THUẬN GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: LÝ THUYẾT KẾ TOÁN NGÀNH: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số:…./QĐ-TC .ngày….tháng…năm 202… của Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận) Bình Thuận, năm 2023 (Lưu hành nội bộ)
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- THAM GIA BIÊN SOẠN 1. …………………………………………………………………………… 2. …………………………………………………………………………… 3. …………………………………………………………………………… 4. …………………………………………………………………………… 5. …………………………………………………………………………… 6. …………………………………………………………………………… 7. …………………………………………………………………………… Bình Thuận, ngày tháng năm 202 3
- MỤC LỤC Trang Chương I: Vai trò, chức năng, đối tượng và phương pháp hạch toán kế toán __________________________________________________________________11 Chương II: Phương pháp chứng từ kế toán ___________________________ 15 Chương III: Phương pháp tài khoản kế toán ___________________________ 20 Chương IV: Phương pháp tổng hợp – Cân đối kế toán __________________ 25 Chương V: Phương pháp tính giá và kế toán các quá trình kinh tế chủ yếu _________________________________________________________________ 29 Chương VI: Sổ kế toán và các hình thức sổ kế toán _____________________ 41 4
- CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Lý thuyết toán Mã số môn học: MH 13 Thời gian thực hiện môn học: 60 giờ (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 28 giờ; Kiểm tra: 02 giờ). I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC: - Vị trí: Lý thuyết kế toán là môn cơ sở nghề được bố trí giảng dạy trước các môn chuyên ngành. - Tính chất: Là môn học cơ sở thực hiện các môn học liên quan đến kế toán. Môn học này khái quát những lý thuyết cơ bản về kế toán trong doanh nghiệp II. MỤC TIÊU MÔN HỌC: - Về kiến thức: + Trình bày được những kiến thức cơ bản của lĩnh vực kế toán: Khái niệm, đặc điểm, nhiệm vụ, yêu cầu, nguyên tắc, đối tượng của kế toán. + Phân loại được đối tượng, tài khoản kế toán; tài sản của đơn vị kế toán và hệ thống phương pháp kế toán. - Về kỹ năng: + Sử dụng được các phương pháp kế toán để thực hành ghi chép các hoạt động chủ yếu trong đơn vị kế toán. + Vận dụng được những kiến thức đã học vào nghiên cứu môn học chuyên môn nghề và ứng dụng có hiệu quả vào hoạt động thực tiễn sau này. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có ý thức tích cực, chủ động trong quá trình học tập. + Tuân thủ những yêu cầu về phẩm chất của nghề kế toán là trung thực, chính xác, khoa học. III. NỘI DUNG MÔN HỌC: 1. Chương trình khung: 5
- Thời gian học tập (giờ) Học kỳ Mã Tên môn học Tín Trong đó TT MH/ Tổng /mô đun chỉ Thi/ 1 2 3 4 MĐ số Lý Thực Kiểm thuyết hành tra I. Các môn học chung 15 316 116 184 16 151 165 0 0 MH 1 Giáo dục chính trị 2 30 15 13 2 30 01 MH 2 Pháp luật 1 15 9 5 1 15 02 MH 3 Giáo dục thể chất 1 30 4 24 2 30 03 MH Giáo dục quốc 4 2 45 21 21 3 45 04 phòng - An ninh MH 5 Tin học 2 45 15 29 1 45 05 MH 6 Tiếng Anh 4 90 30 56 4 90 06 Giáo dục sức khỏe MH sinh sản, sức khỏe 7 1 16 7 9 0 16 07 tình dục và phòng chống HIV/AIDS MH 8 Kỹ năng mềm 2 45 15 27 3 45 08 19 II. Các môn học/ mô đun cơ sở 13 285 105 168 12 90 0 0 5 MH 9 Soạn thảo văn bản 2 45 15 28 2 45 09 MH 10 Luật kinh tế 2 45 15 28 2 45 10 MH Nguyên lý thống 11 2 45 15 28 2 45 11 kê MH 12 Kinh tế vi mô 2 45 15 28 2 45 12 MH 13 Lý thuyết kế toán 3 60 30 28 2 60 13 MH 14 Thuế 2 45 15 28 2 45 14 III. Các môn học/mô đun 16 31 43 29 915 105 788 22 0 chuyên môn 5 5 5 MĐ Kế toán doanh 15 4 90 30 56 4 90 15 nghiệp 1 MH Tài chính doanh 16 3 75 15 58 2 75 16 nghiệp 6
- Thời gian học tập (giờ) Học kỳ Mã Tên môn học Tín Trong đó TT MH/ Tổng /mô đun chỉ Thi/ 1 2 3 4 MĐ số Lý Thực Kiểm thuyết hành tra MĐ Kế toán doanh 17 3 75 15 58 2 75 17 nghiệp 2 MH 18 Kế toán thuế 2 45 15 28 2 45 18 MĐ 19 Tin học kế toán 3 75 15 58 2 75 19 MĐ Thực hành kế toán 12 20 4 120 0 116 4 20 doanh nghiệp 0 MĐ Thực tập nghề 36 21 8 360 0 356 4 21 nghiệp 0 MĐ Báo cáo tài chính 22 2 75 15 58 2 75 22 căn bản IV. Các môn học/mô đun tự 5 105 45 56 4 45 0 60 0 chọn IV.1. Các mô đun chuyên môn (Học sinh chọn 1 trong 2 3 60 30 28 2 0 0 60 0 môn) MH Kế toán hành chính 3 60 30 28 2 60 23 sự nghiệp 23 MH Kế toán xây dựng 3 60 30 28 2 60 24 IV.2. Các mô đun cơ sở (Học sinh chọn 1 trong 3 2 45 15 28 2 45 0 0 0 môn) MH Lý thuyết tài chính 2 45 15 28 2 45 25 tiền tệ MH 24 Marketing căn bản 2 45 15 28 2 45 26 MH Quản trị doanh 2 45 15 28 2 45 27 nghiệp 162 39 42 37 43 Tổng cộng 62 371 1196 54 1 1 0 5 5 Chương trình chi tiết môn học 7
- 2. Chương trình chi tiết môn học Thời gian (giờ) Số Tên chương, mục Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành tra Chương 1: Vai trò, chức năng, đối 1 tượng và phương pháp hạch toán kế 4 3 1 0 toán 1. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của hạch toán kế toán 2. Một số khái niệm và nguyên tắc kế toán 3. Đối tượng của hạch toán kế toán 4. Phương pháp hạch toán kế toán Chương 2: Phương pháp chứng từ kế 2 4 3 1 0 toán 1. Khái niệm, ý nghĩa của phương pháp chứng từ kế toán 2. Các loại chứng từ kế toán 3. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán 4. Kiểm kê Chương 3: Phương pháp tài khoản kế 3 19 8 10 1 toán 1. Khái niệm, ý nghĩa của phương pháp tài khoản kế toán 2. Tài khoản kế toán 3. Cách ghi chép vào tài khoản 4. Kiểm tra số liệu ghi chép trên tài khoản kế toán 5. Phân loại tài khoản kế toán 6. Hệ thống tài khoản kế toán 7. Kiểm tra Chương 4: Phương pháp tính giá và kế 4 21 9 12 0 toán các quá trình kinh tế chủ yếu 1. Phương pháp tính giá 2. Kế toán các quá trình kinh tế chủ yếu Chương 5: Phương pháp tổng hợp - cân 5 9 4 4 1 đối kế toán 1. Khái niệm, ý nghĩa của phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán 2. Hệ thống bảng tổng hợp – cân đối kế toán 3. Những công việc chuẩn bị trước khi lập các Bảng tổng hợp – cân đối kế toán 4. Bảng cân đối kế toán 5. Kiểm tra 8
- Thời gian (giờ) Số Tên chương, mục Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành tra Chương 6: Sổ kế toán và hình thức kế 6 3 3 0 0 toán 1. Sổ kế toán 2. Hình thức kế toán Tổng cộng 60 30 28 2 IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔN HỌC: 1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết 2. Trang thiết bị máy móc: máy tính, máy chiếu, bảng 3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Giáo trình, đề cương, giáo án, tạp chí, sách, báo, văn bản pháp luật. 4. Các điều kiện khác: Câu hỏi, bài tập thảo luận, bộ ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Lý thuyết kế toán. V. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ: 1. Nội dung: - Kiến thức: Trình bày được các phương pháp kế toán: chứng từ, tài khoản, tính giá, tổng hợp - cân đối. - Kỹ năng: Phân loại được tài khoản kế toán, định khoản; thực hiện được kế toán các quá trình kinh tế chủ yếu. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: kiểm soát được quá trình thực hiện, chính xác, khách quan. 2. Phương pháp: - Đánh giá trong quá trình học: Chương trình môn học Lý thuyết kế toán có 01 cột kiểm tra thường xuyên và 01 cột kiểm tra định kỳ qua các hình thức: Tự luận hoặc trắc nghiệm. - Đánh giá kết thúc môn học: Kiểm tra theo hình thức: Tự luận và trắc nghiệm. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔN HỌC 1. Phạm vi áp dụng môn học: Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho các nghề thuộc lĩnh vực đào tạo kinh doanh và quản lý ở cấp trình độ trung cấp. 2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học: 9
- - Đối với giáo viên, giảng viên: giảng dạy Lý thuyết kết hợp với bài tập trên lớp. Trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy. - Đối với người học: Tham gia đầy đủ các buổi học, chủ động tích cực trong học tập. 3. Những trọng tâm cần chú ý: - Trình bày nguyên tắc phản ánh vào tài khoản - Định khoản được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh - Tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm - Kết chuyển doanh thu, chi phí xác định kết quả kinh doanh 4. Tài liệu tham khảo: - Chế độ kế toán doanh nghiệp - Chuẩn mực kế toán - Luật kế toán - Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 22/12/2014 Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp - Đoàn Xuân Tiên (2014), Giáo trình lý thuyết hạch toán kế toán, NXB Tài chính. - Đồng Thị Vân Hồng (2018), Giáo trình lý thuyết hạch toán kế toán, NXB lao động. - Trần Thị Kim Anh (2012), Giáo trình Nguyên lý Kế toán, NXB Thống kê. - Trần Văn Thuận (2021), Nguyên lý kế toán, NXB ĐH Kinh tế quốc dân. - Phan Thanh Hải (2018), Nguyên lý kế toán - Tóm tắt lý thuyết và Bài tập, NXB Đà Nẵng. - TS. Phan Đức Dũng, Ngân hàng đề thi câu hỏi trắc nghiệm và bài tập tổng hợp nguyên lý kế toán, NXB Thống kê, 2009./. 10
- CHƯƠNG I: VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN I. VAI TRÒ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA HTKT: 1. Hạch toán kế toán và tính tất yếu khách quan: Khi có sự tồn tại của nền sản xuất xã hội thì tất yếu có hạch toán kế toán. Khi nền sản xuất xã hội ngày càng phát triển, của cải vật chất tạo ra càng nhiều, còn người không thể dùng trí nhớ hoặc dùng những phương pháp ghi nhận đơn giản để thu nhận thông tin và điều chỉnh hoạt động. Đây là điều kiện tất yếu cho HTKT ra đời và phát triển. HTKT vừa thu thập lại vừa cung cấp thông tin về các đối tượng của kế toán thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, để theo dõi, và để có những chính sách hợp lí, phù hợp cho sự phát triển của đất nước 2. Vai trò của HTKT trong nền kinh tế thị trường: - Thu thập và cung cấp thông tin về số hiện có và tình hình luân chuyển từng loại tài sản cũng như tổng số tài sản của đđơn vị. - Thu thập và cung cấp thông tin về toàn bộ hoạt đđộng kinh tế tài chính của đđơn vị nhằm đđảm bảo sức cạnh tranh trên thị trường. - Thu thập và cung cấp thông tin để đánh giá việc thực hiện các nguyên tắc HTKT. - Cung cấp tài liệu đđể thực hiện việc kiểm tra nội bộ và kiểm tra kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền - Giúp Nhà nước theo dõi, tổng hợp số liệu các thành phần kinh tế, các DN,các ngành sản xuất,… đđể có chính sách, quyết định về kinh tế phối hợp với sự phát triển của đđất nước, 3. Chức năng, nhiệm vụ của HTKT: 3.1 Chức năng: HTKT có hai chức năng đó là chức năng thông tin và chức năng kiểm tra 3.2 Nhiệm vụ của kế toán: - Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán. - Kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản. - Phân tích thông tin, số liệu của kế toán, tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính của đơn vị. 11
- - Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật. 4. Phân loại HTKT: a. Căn cứ vào đối tượng sử dụng thông tin: - Kế toán tài chính - Kế toán quản trị b. Căn cứ vào mức độ khái quát: - Kế toán tổng hợp - Kế toán chi tiết c. Căn cứ vào cách ghi chép: - Kế toán đơn - Kế toán kép II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN: 1. Một số khái niệm: - Khái niệm tổ chức kinh doanh: - Khái niệm đồng bạc cố định: - Khái niệm về kỳ thời gian: 2. Những nguyên tắc kế toán: - Hoạt động liên tục. - Nguyên tắc trị giá (giá gốc): - Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: - Nguyên tắc phù hợp: - Nguyên tắc khách quan: - Nguyên tắc nhất quán: - Nguyên tắc công khai: - Nguyên tắc thận trọng: - Nguyên tắc trọng yếu: - Nguyên tắc rạch ròi giữa 2 niên độ: - Nguyên tắc lưỡng diện hay nguyên tắc kế toán kép: III. ĐỐI TƯỢNG HTKT: 1. Đối tượng chung của HTKT: Kế toán quan sát, đo lường, tính toán, ghi chép và phản ánh tài sản của doanh nghiệp biểu hiện bằng tiền, tức là vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, vốn kinh doanh là đối tượng của kế toán. 12
- Ngoài thước đo bằng tiền, kế toán còn sử dụng thước đo bằng hiện vật như cái, chiếc, mét, ... và thước đo lao động như ngày, giờ, ... 2. Biểu hiện cụ thể của đối tượng HTKT: a. Phân theo hình thái biểu hiện và tính chất luân chuyển: - Tài sản cố định - Tài sản lưu động b. Phân theo nguồn hình thành: - Nguồn vốn chủ sở hữu - Nợ phải trả. c. Phân loại theo kết cấu: * Ta có thể chia các đối tượng kế toán trong các đơn vị thành như sau: a. Đối tượng kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, hành chính sự nghiệp, hoạt động của đơn vị, tổ chức có sử dụng kinh phí nhà nước Tiền, vật tư, tài sản cố định Nguồn kinh phí, quỹ Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán Thu, chi và sử lý chênh lệch thu, chi họat động Đầu tư tài chính, tín dụng nhà nước …. b. Đối tượng kế toán thuộc hoạt động của đơn vị, tổ chức không sử dụng kinh phí, ngân sách của nhà nước Tiền, vật tư, tài sản cố định Nguồn kinh phí, quỹ Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán Thu, chi và sử lý chênh lệch thu, chi họat động ….. c. Đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh Tài sản cố định, tài sản lưu động Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu Các khoản doanh thu, chi phí kinh doanh, chi phí khác và thu nhập khác Thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước …. 13
- d. Đối tượng kế toán thuộc hoạt động ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính Các khoản đầu tư tài chính, tín dụng Các khoản thanh tóan trong và ngoài đơn vị Các khoản cam kết, bảo lãnh, các giấy tờ có giá trị Từ những đối tượng trên chúng ta có phương trình kế toán cơ bản, nó sẽ theo suốt chúng ta trong quá trình học và làm việc kế toán, đó là: Giá trị tài sản = Nguồn vốn = Nguồn vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả IV. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN: Kế toán có bốn phương pháp HT, và nay cũng là nội dung những chương tiếp theo chúng ta phải nghiện cứu: - PP chứng từ kế toán - PP tài khoản kế toán - PP tính giá - PP tổng hợp cân đối 14
- CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN I. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP CHỨNG TỪ KT: 1. Khái niệm chứng từ kế toán: Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Lập chứng từ kế toán là phương pháp của kế toán dùng để ghi nhận nghiệp vụ kinh tế tài chính tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian, theo địa điểm phát sinh nghiệp vụ bằng giấy tờ hoặc mang tin theo quy định của pháp luật. Ví dụ: 2.Ý nghĩa của PP chứng từ: - Thu nhận được thông tin một cách kịp thời, nhanh chóng phục vụ cho việc quản lý, điều hành từng nghiệp vụ một cách có hiệu quả. - Cung cấp số liệu ghi sổ kế toán và thông tin kinh tế. - Thực hiện chức năng kiểm tra các hoạt động kinh tế tài chính. II. CÁC LOẠI CHỨNG TỪ KT: 1. Tác dụng của chứng từ: Tác dụng của chứng từ biểu hiện qua những đặc điểm sau: - Lập chứng từ kế toán là khởi điểm của tổ chức công tác kế toán và xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị. Không có chứng từ sẽ không thực hiện được công tác kế toán. - Lập chứng từ kế toán là nhằm ghi nhận nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành, đảm bảo tính chất hợp lệ, hợp pháp của nghiệp vụ. - Lập chứng từ kế toán là nhằm tạo ra căn cứ để kế toán ghi sổ nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Lập chứng từ kế toán là nhằm ghi nhận đơn vị và cá nhân chịu trách nhiệm đối với nghiệp vụ phát sinh trước pháp luật. 2. Tính chất pháp lý của chứng từ kế toán: - Chứng từ kế toán là căn cứ pháp lý chứng minh cho số liệu kế toán. - Chứng từ kế toán là căn cứ để kiểm tra việc thi hành mệnh lệnh sản xuất kinh doanh, tính hợp pháp của nghiệp vụ, phát hiện các vi phạm pháp luật, hành vi tham ô, lãng phí. - Chứng từ kế toán là căn cứ để cơ quan tư pháp giải quyết các khiếu nại, khiếu tố. 15
- - Chứng từ kế toán là căn cứ để thực hiện và kiểm tra tình hình nộp thuế. - Chứng từ kế toán là căn cứ xác định các đơn vị và cá nhân phải chịu trách nhiệm về nghiệp vụ đã phát sinh. 3. Phân loại chứng từ kế toán: a. Phân loại theo vật mang thông tin: Chứng từ kế toán bao gồm: Chứng từ bằng giấy. Chứng từ điện tử. b. Phân loại theo nội dung kinh tế: Chứng từ kế toán bao gồm: Chứng từ về lao động, tiền lương. Chứng từ về hàng tồn kho. Chứng từ bán hàng. Chứng từ tiền mặt. Chứng từ tiền gửi NH. Chứng từ về tài sản cố định. c. Phân loại theo tính chất pháp lý: Chứng từ kế toán bao gồm: - Chứng từ bắc buộc - Chứng từ hướng dẫn d. Phân loại theo công dụng: Chứng từ kế toán bao gồm: - Chứng từ gốc: o Chứng từ mệnh lệnh: o Chứng từ chấp hành: o Chứng từ liên hợp: - Chứng từ ghi sổ Mẫu chứng từ ghi sổ như sau: CHỨNG TỪ GHI SỔ Số ........ Ngày ....... tháng ....... năm ....... Tài khoản Số tiền Trích yếu Ghi nợ Ghi có Ghi nợ Ghi có Kèm theo ...... chứng từ gốc. Kế toán trưởng Người lập (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 16
- 4. Nội dung chứng từ kế toán: Chứng từ kế toán vừa là căn cứ pháp lý, vừa là phương tiện ghi nhận thông tin, do đó bất kỳ chứng từ kế toán nào cũng phải có đầy đủ các nội dung quy định như sau: - Tên và số hiệu của chứng từ kế toán. - Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán. - Tên và địa chỉ của đơn vị và cá nhân lập chứng từ kế toán. - Tên và địa chỉ của đơn vị và cá nhân nhận chứng từ kế toán. - Nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. - Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số. Riêng tổng số tiền của chứng từ kế toán phải ghi bằng chữ. - Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán. III. TỔ CHỨC LẬP VÀ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ: 1. Tổ chức lập chứng từ kế toán: Kế toán trưởng doanh nghiệp là người chịu trách nhiệm tổ chức việc lập chứng từ kế toán ở tất cả các bộ phận của đơn vị và quy định thời gian luân chuyển trên cơ sở chế độ về chứng từ kế toán do Bộ Tài Chính quy định. Chứng từ gốc do đơn vị lập hoặc nhận từ bên ngoài đều phải chuyển đến phòng kế toán của đơn vị. 2. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán: Khi nhận được chứng từ kế toán, nhân viên kế toán phải xử lý theo những trình tự sau: - Kiểm tra chứng từ kế toán. Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ các chỉ tiêu phản ánh trên chứng từ. Kiểm ta tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh. Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ. Kiểm tra việc chấp hành hệ thống kiểm soát nội bộ. - Hoàn chỉnh chứng từ kế toán. Sau khi kiểm tra, nhân viên kế toán thực hiện việc tính giá trên chứng từ và ghi chép định khoản để hoàn thiện chứng từ. Các chứng từ kế toán đã được kiểm tra và hoàn chỉnh sẽ được dùng làm căn cứ ghi vào sổ kế toán. 17
- - Tổ chức luân chuyển chứng từ: Chứng từ kế toán được lập ở nhiều bộ phận trong đơn vị, do đó nó phải được tổ chức luân chuyển giữa các bộ phận có liên quan và trong nội bộ phòng kế toán để kiểm tra và ghi sổ kế toán. - Lưu trữ – bảo quản chứng từ kế toán. IV. KIỂM KÊ: 1. Khái niệm: Để đảm bảo cho số liệu kế toán chính xác, ngoài việc tổ chức tốt chứng từ, kế toán còn phải thực hiện việc kiểm kê để kiểm tra tài sản hiện có, đối chiếu giữa sổ sách kế toán và thực tế để phát hiện kịp thời những hiện tượng, nguyên nhân gây chênh lệch và điều chỉnh số kế toán cho phù hợp với thực tế. Theo khoản 2 điều 30 của luật kế toán có quy định: đơn vị kế toán phải kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau: a. Cuối kỳ kế toán năm, trước khi lập báo cáo tài chính. b. Chia, tách, hợp nhất, sát nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản hoặc bán, cho thuê doanh nghiệp. c. Chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp. d. Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. e. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. 2. Các loại kiểm kê: - Theo phạm vi và đối tượng kiểm kê thì có thể thựchiện kiểm kê toàn bộ và kiểm kê từng phần. Kiểm kê toàn bộ Kiểm kê từng phần - Theo thời gian: có thể tiến hành kiểm kê định kỳ hoặc kiểm kê bất thường (đột xuất). Kiểm kê định kỳ Kiểm kê bất thường 3. Phương pháp tiến hành kiểm kê: a. Kiểm kê hiện vật: Phương pháp kiểm kê hiện vật là việc cân, đo, đong, đếm tại chỗ đối với các hiện vật được kiểm kê. Khi kiểm kê phải có mặt những người bảo quản hiện vật cùng tham gia. Phải tiến hành đồng thời ở các địa điểm cần kiểm kê và theo một trình tự hợp lý tránh trùng hoặc sai sót. 18
- b. Kiểm kê tiền mặt, các chứng từ có giá trị như tiền và các chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu). Kiểm kê tiền mặt phải tiến hành toàn bộ cả tiền mặt và các loại chứng từ có giá trị như tiền (séc, tem, bưu điện,...) c. Kiểm kê tiền gởi ngân hàng và các khoản thanh toán: Kiểm kê tiền gởi ngân hàng và các khoản thanh toán bằng phương pháp đối chiếu số dư của từng tài khoản giữa sổ kế toán của doanh nghiệp với sổ của ngân hàng hoặc đơn vị có quan hệ thanh toán. 4. Vai trò của kế toán trong kiểm kê: - Trước khi kiểm kê, căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị để đề ra phương hướng và phạm vi kiểm kê, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho người làm công tác kiểm kê, khóa sổ kế toán đúng thời điểm kiểm kê. - Trong khi kiểm kê, kế toán phải kiểm tra việc ghi chép trong kiểm kê, tham gia tổng hợp số liệu kiểm kê, để đối chiếu số liệu kiểm kê với số liệu ghi trong sổ kế toán để phát hiện các khoản chênh lệch thừa thiếu. - Sau khi kiểm kê hoàn thành, kế toán phải căn cứ vào kết quả kiểm kê và ý kiến giải quyết khoản chênh lệch mà tiến hành điều chỉnh sổ kế toán cho phù hợp với số liệu kiểm kê. 19
- CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN I. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị được thông tin và kiểm tra bằng phương pháp chứng từ kế toán. Để hệ thống hoá, tổng hợp thông tin theo từng đối tượng kế toán, HTKT sử dụng phương pháp tài khoản kế toán. Phương pháp tài khoản kế toán là phương pháp kế toán phân loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo yêu cầu phản ánh và giám đốc một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống số hiện có và tình hình biến động của từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn, cũng như các quá trình sản xuất kinh doanh khác nhau trong doanh nghiệp (theo từng đối tượng cụ thể). II. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN: 1. Khái niệm: Tài khoản là nội dung của phương pháp tài khoản kế toán dùng để phản ánh thường xuyên, liên tục và có hệ thống các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo từng đối tượng kế toán cụ thể. Một số đặc điểm của phương thức tài khoản: - Về hình thức - Về nội dung - Về chức năng 2. Kết cấu của tài khoản: Bên trái tài khoản gọi là bên Nợ (Debit). Bên phải tài khoản gọi là bên Có (Credit). Tài khoản kế toán có mẫu như sau: Tài khoản ....... Chứng từ TK Số tiền Ngà Trích yếu đối Ghi chú Số Nợ Có y ứng 1. Số dư đầu tháng 2. Số phát sihn trong tháng 3. Số dư cuối tháng Để đơn giản trong việc nghiên cứu, tài khoản được ký hiệu dưới dạng chữ T 3. Nội dung và kết cấu chung một số loại tài khoản kế toánchủ yếu: 3.1 Tài khoản phản ánh giá trị tài sản. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Lý thuyết kế toán - ĐH kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
129 p | 218 | 65
-
Giáo trình Lý thuyết kế toán: Phần 1
98 p | 130 | 21
-
Giáo trình Lý thuyết kế toán: Phần 2
67 p | 102 | 15
-
Giáo trình Lý thuyết kế toán (Nghề: Kế toán tin học - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
103 p | 13 | 7
-
Giáo trình Lý thuyết kế toán (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
52 p | 23 | 7
-
Giáo trình Lý thuyết kế toán (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
51 p | 26 | 7
-
Giáo trình Lý thuyết kế toán (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
51 p | 27 | 7
-
Giáo trình Lý thuyết kế toán (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
52 p | 31 | 6
-
Giáo trình Lý thuyết kế toán (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
34 p | 31 | 6
-
Giáo trình Lý thuyết kế toán (Nghề: Kế toán - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
202 p | 83 | 5
-
Giáo trình Lý thuyết kế toán (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Trung cấp) - CĐ GTVT Trung ương I
96 p | 87 | 5
-
Giáo trình Lý thuyết kế toán (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Nghề An Giang
114 p | 35 | 5
-
Giáo trình Lý thuyết kế toán (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
238 p | 10 | 4
-
Giáo trình Lý thuyết kế toán (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
126 p | 12 | 4
-
Giáo trình Lý thuyết kế toán (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp
94 p | 45 | 4
-
Giáo trình Lý thuyết kế toán (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I
62 p | 25 | 4
-
Giáo trình Lý thuyết kế toán (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
96 p | 6 | 2
-
Giáo trình Lý thuyết kế toán (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
96 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn