Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Nghề Kế toán doanh nghiệp): Phần 2 - CĐ nghề Vĩnh Long
lượt xem 7
download
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Nghề Kế toán doanh nghiệp): Phần 2 trang bị cho người học những kiến thức về chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp; doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp và kế hoạch hoá tài chính. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Nghề Kế toán doanh nghiệp): Phần 2 - CĐ nghề Vĩnh Long
- CHƯƠNG 3: CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 1. Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm; - Giải thích được các loại thuế chủ yếu trong doanh nghiệp; - Tính được thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu nhập khẩu thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp và các loại thuế khác; - Lập được kế hoạch giá thành; - Làm được các bài tập tính các loại thuế chủ yếu cho doanh nghiệp, bài tập tính giá thành; - Nghiêm túc khi nghiên cứu; - Cẩn thận, chính xác trong luyện tập; - Tuân thủ theo đúng chế độ tài chính. 2. Nội dung: 2.1. Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp 2.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh Khái niệm Chi phí sản xuất kinh doanh Chi phí sản xuất được định nghĩa theo nhiều phương diện khác nhau: – Chi phí sản xuất là những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá được biểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó : Hao phí lao động sống: là toàn bộ tiền lương, tiền công mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động tham gia sản xuất tạo ra sản phẩm. Hao phí lao động vật hoá: là toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ. Chi phí là những phí tổn tài nguyên, vật chất, lao động và phải phát sinh gắn liền với mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.2. Nội dung chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nội dung gồm 3 khoản Chi phí của hoạt động kinh doanh Chi phí tài chính Chi phí khác 46
- 2.2. Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp 2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh 2.2.1.1.Phân loại theo yếu tố chi phí ( theo nội dung kinh tế ) của chi phí sản xuất Theo qui định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia ra làm 7 yếu tố: Nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ…sử dụng vào sản xuất kinh doanh ( có loại trừ giá trị vật liệu không dùng hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). Riêng đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ không đặt ra khái niệm vật liệu chính do đặc trưng của các ngành này không phải sản xuất ra các sản phẩm hữu hình cụ thể. Nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ ( trừ số không dùng hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). Tiền lương và các khoản phụ cấp của cán bộ công nhân viên: Phản ánh tổng số tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên toàn doanh nghiệp. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn tính theo tỷ lệ quy định. Khấu hao tài sản cố định: Phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố định phải trích trong kỳ của tất cả các tài sản cố định sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ hạch toán. Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh. Chi phí bằng tiền: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên, dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân loại theo cách này còn là cơ sở để cân đối, lập các kế hoạch với nhau như kế hoạch lao động và tiền lương, kế hoạch cung ứng vật tư … là cơ sở tính toán, xác định nhu cầu tiêu hao vật chất của doanh nghiệp. 2.2.1.2.Phân loại theo hoạt động kinh doanh Căn cứ vào sự tham gia của chi phí vào hoạt động sản xuất kinh doanh, toàn bộ chi phí được chia ra làm ba loại: Chi phí sản xuất kinh doanh. Chi phí hoạt động tài chính. Chi phí hoạt động bất thường. Việc phân loại theo hoạt động kinh doanh này giúp cho việc phân định chi phí được chính xác, phục vụ kịp thời cho việc tính giá thành, xác định được chi phí và kết quả của từng loại hoạt động kinh doanh đúng đắn cũng như việc lập báo cáo tài chính nhanh chóng, kịp thời 2.2.1.3 Phân loại theo cách ứng xử của chi phí 47
- Khi đó chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm: Chi phí bất biến: là những chi phí không thay đổi về tổng khối lượng sản phẩm, công việc thay đổi nhưng chi phí cho một đơn vị thay đổi khi khối lượng công việc, sản phẩm thay đổi. Chi phí khả biến: là những chi phí thay đổi về tổng số khi khối lượng sản phẩm, công việc thay đổi như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp…Tuy nhiên chi phí này tính cho một đơn vị khối lượng sản phẩm, công việc không thay đổi khi khối lượng công việc, sản lượng thay đổi. 2.2.1.4. Phân loại theo quan hệ với quá trình sản xuất kinh doanh Theo cách này, chi phí sản xuất bao gồm: Chi phí trực tiếp : là những chi phí từ bản thân chúng có quan hệ trực tiếp với quá trình sản xuất kinh doanh và có thể chuyển trực tiếp cho sản phẩm, dịch vụ hay các đối tượng chịu chi phí. Chi phí gián tiếp: là chi phí chung có liên quan đến nhiều đối tựơng công việc khác nhau, do đó phải phân bổ cho các đối tượng có liên quan theo tiêu thức phân bổ phù hợp. 2.2.1.5. Phân loại theo công dụng kinh tế của chi phí hay phân theo khoản mục chi phí trong giá thành Theo cách phân loại này, căn cứ theo ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành và để tiện cho việc giá thành, toàn bộ chi phí được phân theo khoản mục. Cách phân loại này dựa theo công dụng của chi phí, địa điểm phát sinh của chi phí, nơi gánh chịu chi phí và mức phân bổ chi phí theo từng đối tượng. Cũng như cách phân loại theo yếu tố, số lượng khoản mục chi phí trong giá thành tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức, trình độ quản lý và hạch toán ở mỗi nước, mỗi thời kỳ khác nhau 2.2.2. Giá thành và hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất 1 thành phẩm hoặc thực hiện việc cung ứng 1 dịch vụ. Như vậy chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm đều là chi phí nên có mối quan hệ mật thiết. Giá thành sản phẩm được tính bằng chi phí chia cho số lượng sản phẩm do chi phí đó tạo thành. Căn cứ vào loại chi phí chứa trong giá thành sản phẩm, có 2 loại giá thành: – Giá thành sản xuất: là chi phí sản xuất cần thiết để tạo ra 1 đơn vị sản phẩm được tính trên cơ sở giá vốn hàng bán. học kế toán thực hành ở tphcm – Giá thành toàn bộ: là chi phí sản xuất kinh doanh cần thiết để tạo ra 1 đơn vị sản phẩm. 48
- Chi phí trong giá thành sản phẩm chia thành chi phí cố định và chi phí biến đổi. Hạ giá thành sản phẩm Khái niệm Hạ giá thành sản phẩm là việc tiết kiệm các chi phí bỏ ra để sản xuất sản phẩm mà không làm giảm chất lượng của sản phẩm sản xuất. Thuật ngữ liên quan - Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm nhất định. Phân loại giá thành sản phẩm + Giá thành kế hoạch: Là loại giá thành được xây dựng trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm dựa trên các định mức kinh tế kĩ thuật, và dựa trên số liệu phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của kì trước. + Giá thành thực tế: Là loại giá thành được xây dựng sau khi kết thúc một chu kì sản xuất, hoặc một thời kì sản xuất, được xác định trên cơ sở chi phí thực tế đã chi ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. + Giá thành định mức: Là loại giá thành được tính toán dựa trên cơ sở định mức kinh tế kĩ thuật. + Giá thành sản xuất: Bao gồm những chi phí phát sinh cho việc sản xuất sản phẩm ở phân xưởng. + Giá thành toàn bộ: Bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ý nghĩa Ý nghĩa của việc hạ giá thành sản phẩm bao gồm: - Hạ giá thành sản phẩm là một nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, vì nó tạo ra lợi thế cạnh tranh do việc giảm giá bán sản phẩm. - Hạ giá thành sản phẩm là điều kiện quan trọng để tăng lợi nhuận doanh nghiệp. - Hạ giá thành sản phẩm tạo điều kiện tiết kiệm vốn trong sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh. 2.2.3. Lập kế hoạch giá thành sản phẩm - dịch vụ trong doanh nghiệp 1. Mục đích lập thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ: - Dùng để theo dõi và tính giá thành sản xuất từng loại sản phẩm, dịch vụ trong từng kỳ hạch toán. Mục đích lập, căn cứ và phương pháp lập thẻ tính giá thành sản phẩm,dịch vụ theo mẫu S37-DN ,Thông tư 200- năm 2016 49
- Mẫu số S37-DN Đơn vị:…………………… (Ban hành theo Thông tư số Địa chỉ:………………….. 200/2014/TT-BTC Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM, DỊCH VỤ Tháng ................Năm .................... Tên sản phẩm, dịch vụ Chia ra theo khoản mục Tổng Nguyên Chỉ tiêu số liệu, vật ..... ..... ..... ..... ..... .... .... tiền liệu A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1. Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ 2. Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ 3. Giá thành sản phẩm, dịch vụ trong kỳ 4. Chi phí SXKD dở dang cuốikỳ Ngày..... tháng.... năm....... Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 2. Căn cứ và phương pháp ghi sổ Căn cứ vào Thẻ tính giá thành kỳ trước và sổ chi tiết chi phí SXKD kỳ này để ghi số liệu vào Thẻ tính giá thành, như sau: - Cột A: Ghi tên các chỉ tiêu. - Cột 1: Ghi tổng số tiền của từng chỉ tiêu. - Từ Cột 2 đến Cột 9: Ghi số tiền theo từng khoản mục giá thành. Số liệu ghi ở cột 1 phải bằng tổng số liệu ghi từ cột 2 đến cột 9. - Chỉ tiêu (dòng) “Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ”: Căn cứ vào thẻ tính giá thành kỳ 50
- trước (dòng “chi phí SXKD dở dang cuối kỳ”) để ghi vào chỉ tiêu "Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ" ở các cột phù hợp. - Chỉ tiêu (dòng) “Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ”: Căn cứ vào số liệu phản ánh trên sổ kế toán chi tiết chi phí SXKD để ghi vào chỉ tiêu "Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ" ở các cột phù hợp. - Chỉ tiêu (dòng) "Giá thành sản phẩm, dịch vụ trong kỳ" được xác định như sau: Giá thành Chi phí SXKD Chi phí SXKD Chi phí SXKD = + - sản phẩm dở dang đầu kỳ phát sinh dở dang cuối kỳ - Chỉ tiêu (dòng) "Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ": Căn cứ vào biên bản kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang để ghi vào chỉ tiêu "Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ”. 2.3. Các loại thuế chủ yếu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 2.3.1. Thuế giá trị gia tăng Theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm cuả hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. I/ Hướng dẫn cách tính thuế giá trị gia tăng hàng trong nước 1.Cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. - Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với: cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế. - Giá tính thuế là giá chưa bao gồm VAT. Quy định tại Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài Chính 1.2. Cách tính số thuế GTGT phải nộp: Số thuế GTGT Số thuế GTGT Số thuế GTGT = - đầu vào được phải nộp đầu ra khấu trừ Trong đó: a, Thuế GTGT đầu ra: Tổng số thuế GTGT của hàng Số thuế GTGT đầu ra = hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn GTGT. 51
- Thuế GTGT Giá tính thuế của Thuế suất GTGT ghi trên hóa = hàng hóa, dịch vụ X của hàng hóa, dịch đơn chịu thuế suất vụ Ví dụ: Công ty CP Thiết bị Hoàng Hà bán Tivi LCD 12D với giá chưa thuế là 7.000.000 - chịu thuế suất 10% => Thuế GTGT đầu ra là: 7.000.000 X 10% = 700.000 - Khi lập hoá đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán (trừ trường hợp được phép dùng chứng từ đặc thù), không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hoá đơn, chứng từ. b) Thuế GTGT đầu vào: Tổng số thuế GTGT của hàng Số thuế GTGT đầu vào = hoá, dịch vụ mua vào ghi trên hoá đơn GTGT. Tuy nhiên không phải cứ thuế GTGT của hàng hóa mua nào cũng được khấu trừ, nó phải thỏa mãn điều kiện của Luật thuế GTGT - Tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài. - Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở được căn cứ vào giá đã có thuế và phương pháp tính để xác định giá không có thuế và thuế GTGT đầu vào. Giá thanh toán Giá chưa có thuế = --------------------------------------------------- GTGT 1 + thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (%) Dưới đây là ví dụ về tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Ví dụ: Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 9 của Công ty TNHH TM và DV Nam Long như sau: 1. Ngày 03/09 xuất bán cho công ty TNHH Hoàng Anh Tivi samsung Led 32 inch: 30 chiếc với đơn giá chưa thuế GTGT 10% là: 3.500.000đ/chiếc. 2. Ngày 15/09 xuất bán cho công ty Quang Minh 100 chiếc nồi cơm điện Sharp với đơn giá chưa thuế GTGT 10% là: 890.000đ/chiếc. 52
- 3. Ngày 28/09 mua 20 chiếc Tivi samsung Led 32 icnh, và 120 nồi cơm điện Sharp với giá chưa thuế GTGT như sau: - Tivi samsung Led 32 icnh: 3.200.000đ/chiếc. - Nồi cơm điện Sharp: 780.000đ/chiếc. Chi phí vận chuyển để hàng về nhập kho: 150.000đ, chưa bao gồm thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền mặt. Bài giải: - Số thuế GTGT đầu ra = [(3.500.000 x 30) x 10%] + [( 890.000 x 100) x 10%] = 19.400.000 - Số thuế GTGT đầu vào = [(3.200.000 x 20) x 10%] + [(780.000 x 120) x 10%] + (150.000 x 10%) = 15.775.000 => Số thuế GTGT phải nộp = 19.400.000 – 15.775.000 = 3.625.000đ. II/ Hướng dẫn cách tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu Hướng dẫn cách tính thuế GTGT hàng nhập khẩu theo giá CIF và giá FOB. Công thức tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu được xác định như sau: % thuế Thuế GTGT Giá tính thuế + Thuế nhập suất hàng nhập = x khẩu + Thuế TTĐB (Nếu có) thuế khẩu GTGT Trong đó: - Giá tính thuế: + TH1: Giá tính thuế là giá CIF: là giá mua đã bao gồm cả chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) (người mua không phải trả thêm chi phí nào khác). => Giá tính thuế = Giá CIF + TH2: Giá tính thuế là giá FOB: là giá mua chưa bao gồm chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) (người mua phải trả thêm chi phí vận tải và chi phí bảo hiểm). => Giá tính thuế = Giá FOB + Chi phí vận tải + chi phí bảo hiểm (nếu có). - Thuế nhập khẩu: - Thuế suất thuế nhập khẩu: Thuế suất của mặt hàng chịu thuế quy định trong biểu thuế. (Biểu thuế suất theo Thông tư 173/2014/TT-BTC do bộ tài chính ban hành Ngày 17/11/2014 áp dụng từ ngày 01-01-2015 - Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu: 53
- Thuế TTĐB hàng Giá tính thuế Thuế suất thuế = x nhập khẩu TTĐB TTĐB - Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu - Thuế suất thuế TTĐB: thuế suất của mặt hàng chịu thuế quy định trong biểu thuế. (Biểu thuế suất theo Luật số: 70/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 -Luật thuế tiêu thụ đặc biệt). Ví dụ: Tháng 10 Công ty TNHH Minh Đức nhập khẩu 200 bộ máy điều hoà nhiệt độ National công suất 20.000 BTU, giá hợp đồng theo giá CIF là 200USD/bộ, tỷ giá tính thuế xác định là 20.870 VNĐ/USD. Chưa thanh toán cho người bán. Yêu cầu: Tính thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT phải nộp. Biết rằng thuế nhập khẩu là 35%, thuế TTĐB là 10%, thuế GTGT 10%. Bài giải: - Thuế nhập khẩu phải nộp = (200 x 200 x 20.870) x 35% = 292.180.000đ - Thuế TTĐB: Giá tính thuế = (200x 200 x 20.870) + 292.180.000 = 1.126.980.000 => Thuế TTĐB phải nộp = 1.126.980.000 x 10% = 112.698.000đ - Thuế GTGT phải nộp = (834.800.000 + 292.180.000 + 112.698.000) x 10% = 123.967.800đ => Như Vậy: - Thuế nhập khẩu phải nộp = 292.180.000đ - Thuế TTĐB hàng nhập khẩu phải nộp = 112.698.000đ - Thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp = 123.967.800đ III/ Hướng dẫn cách tính thuế giá trị gia tăng hàng cho, biếu, tặng, trả thay lương, nội bộ Theo khoản 7 điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC (Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2015 /TT-BTC) “b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất). Chi tiết hơn: Theo khoản 9 điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC: “2.4. Sử dụng hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá, dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, cho, biếu, tặng đối với tổ chức kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: 54
- - Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động thì phải lập hoá đơn GTGT (hoặc hoá đơn bán hàng), trên hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hoá đơn xuất bán hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng.” - Về thuế GTGT: + Trước ngày 01/9/2015 : Đơn vị phải tính và nộp thuế GTGT đối với hàng hóa tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ như xuất hàng hóa để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh). + Từ ngày 01/9/2015 : Đơn vị không phải tính và kê khai, nộp thuế GTGT đối với hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh. Ví dụ 1: Công ty sản xuất thiết bị Điện Hưng Phát là DN sản xuất quạt điện, 10/09/2015 Công ty sản xuất thiết bị Điện Hưng Phát xuất 50 sản phẩm quạt điện lắp vào các phân xưởng sản xuất để phục vụ hoạt động kinh doanh của DN. Vậy Công ty sản xuất thiết bị Điện Hưng Phát không phải tính nộp thuế GTGT nhưng phải lập hóa đơn GTGTtheo quy định, trên hóa đơn ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất, thuế GTGT không ghi, gạch chéo. Ví dụ 2: Cơ sở sản xuất hàng may mặc Hoàng Hà có phân xưởng sợi và phân xưởng may. Cơ sở Hoàng Hà xuất sợi thành phẩm từ phân xưởng sợi cho phân xưởng may để tiếp tục quá trình sản xuất thì cơ sở Hoàng Hà không phải tính và nộp thuế GTGT đối với sợi xuất cho phân xưởng may. Ví dụ 3: Công ty cổ phần Xây Dựng Minh Toán tự xây dựng nhà nghỉ giữa ca cho công nhân ở trong khu vực sản xuất kinh doanh. Công ty cổ phần Xây Dựng Minh Toán không có đơn vị, tổ, đội trực thuộc thực hiện hoạt động xây dựng này. Khi hoàn thành, nghiệm thu nhà nghỉ giữa ca, Công ty cổ phần Xây Dựng Minh Toán không phải lập hóa đơn. Thuế GTGT đầu vào hình thành nhà nghỉ giữa ca được kê khai, khấu trừ theo quy định. Ví dụ 4: Công ty TNHH Suối Tiên là doanh nghiệp sản xuất nước uống đóng chai, giá chưa có thuế GTGT 1 chai nước đóng chai trên thị trường là 4.000 đồng. Công ty TNHH Suối Tiên xuất ra 300 chai nước đóng chai để phục vụ trong các cuộc họp công ty thì Công ty TNHH Suối Tiên không phải kê khai, tính thuế GTGT Lưu ý: Hàng cho, biếu, tặng, phải xuất hóa đơn GTGT để tính thuế đầu ra, nhưng không tính vào doanh thu tính thuế khi xác định thuế TNDN. 55
- Hàng trả thay lương phải xuất hóa đơn GTGT và tính thuế đầu ra , doanh thu chịu thuế TNDN như hàng bán bình thường Trường hợp có chênh lệch giữa giá vốn và giá bán của hàng cho, biếu, tặng thì phải hạch toán phần chênh lệch đó vào doanh thu tính thuế TNDN Từ năm 2015, hàng cho biếu tặng không bị khống chế ở mức 15%, nhưng cần phải phù hợp với doanh thu và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp( trước 2015 bị khống chế mức 10-15%)Theo Thông tư 96/2015/TT-BTC ban hành ngày 22/6/2015 Hóa đơn đầu vào của hàng hóa cho biếu tặng được kê khai khấu trừ thuế bình thường Hóa đơn đầu ra của hàng hóa cho biếu, tặng được ghi tên người mua là chính doanh nghiệp mình, và kê khai thuế GTGT đầu ra Những đơn vị nhận hàng cho biếu tặng, được hạch toán tăng thu nhập chịu thuế và được khấu trừ thuế GTGT đầu vào ( nếu có hóa đơn cho biếu tặng, hoặc chứng từ tính thuế đi kèm) KẾT LUẬN: - Khi xuất hàng cho biếu tặng phải lập hóa đơn như bán hàng bình thường. - Giá tính thuế đối với hàng cho, biếu, tặng là GIÁ BÁN hoặc Giá của hàng hóa tương đương - Khi xuất hàng luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất thì không cần phải lập hóa đơn (tức là không phải kê khai), chỉ cần lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Vậy Chi phí quà cho, biếu, tặng khách hàng có được đưa vào chi phí khi tính thuế TNDN không? - Năm 2014 : Chi phí quà cho, biếu, tặng khách hàng không được vượt quá 15% tổng số chi phí được trừ.( Theo điểm 2.21 khoản 2 điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC) - Năm 2015: Chi phí quà cho, biếu, tặng không bị khống chế mức 15% nữa. (Được trừ toàn bộ nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ) Theo khoản 4 điều 1 Luật số 71/2015 /QH13: Các bạn có thể tham khảo thêm Công văn 1778/CT-TTHT ngày 13/02/2015 của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh, cụ thể như sau: Căn cứ quy định trên, trường hợp Công ty sử dụng hàng hóa để biếu, tặng khách hàng thì: 56
- - Khi xuất hàng hoá biếu, tặng, Công ty phải lập hóa đơn GTGT, tính thuế GTGT theo quy định, giá tính thuế GTGT được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm biếu, tặng; - Hàng hoá biếu, tặng không phải quy đổi để tính vào doanh thu tính thuế TNDN. - Chi phí hàng hóa biếu, tặng năm 2015 có hóa đơn chứng từ hợp pháp (nếu hóa đơn mua vào có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên phải thanh toán không dùng tiền mặt) được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN và thuộc khoản chi bị khống chế không vượt quá 15% tổng số chi được trừ theo khoản 2.21 Điều 6 Thông tư số 78/2015 /TT-BTC. - Từ năm 2015 thực hiện theo Luật số 71/2015 /QH13 ngày 26/11/2015 của Quốc hội (tính theo thực tế chi có hóa đơn chứng từ hợp pháp). 2.3.2. Thuế tiêu thụ đặc biệt Thuế tiêu thụ đặc biệt được đánh trên một số hàng hóa dịch vụ không khuyến khích tiêu dùng như rượu, bia, thuốc lá, sòng bạc, kinh doanh vũ trường…Thông tư 05/2012/TT-BTC đã quy định một số điều luật về thuế tiêu thụ đặc biệt trong đó có cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt trong doanh nghiệp. Ở bài viết này, đội ngũ kế toán trưởng của chúng tôi sẽ tổng hợp và hướng dẫn bạn đọc cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất. 1.Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa, dịch vụ Công thức tính thuế tiêu thụ đặc biệt Thuế TTĐB phải nộp = giá tính thuế TTĐB x thuế suất thuế TTĐB 2.Gía tính thuế tiêu thụ đặc biệt với từng mặt hàng a. Đối với hàng hóa sản xuất trong nước Gía tính thuế TTĐB = (giá bán chưa có thuế GTGT – thuế BVMT) / (1+ thuế suất thuế TTĐB) Nếu cơ sở sản xuất bán hàng cho các doanh nghiệp thương mại thì giá bán do cơ sở sản xuất đưa ra nhưng không được thấp hơn 10% giá bán bình quân mà doanh nghiệp thương mại bán ra Nếu giá bán của cơ sở sản xuất thấp hơn giá bán của cơ sở kinh doanh thương mại thì giá tính thuế do cơ quan thuế quyết định b. Đối với hàng nhập khẩu Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu c. Đối với hàng hóa gia công Gía tính thuế TTĐB = Gía bán của cơ sở gia công chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTĐB 57
- d. Đối với hàng hóa chịu thuế TTĐB Gía tính thuế TTĐB = Gía bán chưa có thuế GTGT/ (1+ Thuế suất thuế TTĐB) + Gía trị vỏ bao bì Với mặt hàng bia chai thì khách hàng đặt cược tiền vỏ theo quý, doanh nghiệp và khách hàng phải quyết toán số tiền đặt cược, nếu có số vỏ chai không thu hồi được thì giá trị tương ứng được đưa vào doanh thu tính thuế TTĐB e. Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm Giá tính thuế TTĐB = Giá bán chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTĐB của hàng hóa bán theo phương thức trả tiền một lần, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm f. Đối với hàng hóa, dịch vụ được dùng để biếu tặng, khuyến mại hay tiêu dùng nội bộ Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này hệ thống tài khoản thông tư 200 g. Đối với hàng hóa sản xuất dưới hình thức hợp tác kinh doanh giữa cơ sở sản xuất và cơ sở sở hữu thương hiệu Gía tính thuế TTĐB = Giá bán ra chưa có thuế GTGT của cơ sở sở hữu thương hiệu h. Đối với dịch vụ Giá tính thuế TTĐB= giá cung ứng dịch vụ chưa bao gồm thuế GTGT/(1+thuế suất thuế TTĐB) Giá mua chưa có thuế GTGT (thể Thuế bảo vệ môi trường Giá tính thuế - = hiện trên hóa đơn GTGT) (nếu có) TTĐB 1 + Thuế suất thuế TTĐB Việc khấu trừ tiền thuế tiêu thụ đặc biệt được thực hiện khi kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt và số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp được xác định theo công thức sau: Số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với hàng hóa, nguyên liệu ở Số thuế tiêu thụ đặc biệt khâu nhập khẩu hoặc số thuế Số thuế tiêu thụ đặc của hàng hóa chịu thuế = - tiêu thụ đặc biệt đã trả ở khâu biệt phải nộp tiêu thụ đặc biệt được bán nguyên liệu mua vào tương ứng ra trong kỳ với số hàng hóa được bán ra trong kỳ 2.3.3. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Khái niệm 58
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là sắc thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu trong quan hệ thương mại quốc tế. Vai trò của thuế xuất khẩu, nhập khẩu - Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là công cụ quan trọng của nhà nước để kiểm soát hoạt động ngoại thương. - Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là công cụ bảo hộ sản xuất trong nước. - Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là nguồn thu của ngân sách nhà nước. Đặc điểm của thuế xuất khẩu, nhập khẩu - Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế gián thu. Nhà nước sử dụng thuế xuất khẩu, nhập khẩu để điều chỉnh hoạt động ngoại thương thông qua việc tác động vào cơ cấu giá cả của hàng hóa xuất, nhập khẩu. Vì vậy, thuế xuất khẩu, nhập khẩu là một yếu tố cấu thành trong giá của hàng hóa xuất, nhập khẩu. Người nộp thuế là người thực hiện hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa; người chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng. Việc tăng, giảm thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu sẽ tác động trực tiếp tới giá cả hàng hóa xuất, nhập khẩu, từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu và việc lựa chọn hàng hóa của người tiêu dùng, buộc các nhà sản xuất và nhập khẩu hàng hóa phải điều chỉnh sản xuất kinh doanh của mình cho phù hợp. - Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế gắn liền với hoạt động ngoại thương. Hoạt động ngoại thương giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, tuy nhiên hoạt động này đòi hỏi phải có sự quản lí chặt chẽ của nhà nước. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là một công cụ quan trọng của nhà nước nhằm kiểm soát hoạt động ngoại thương thông qua việc kê khai, kiểm tra, tính thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu. Việc đánh thuế xuất khẩu, nhập khẩu thường căn cứ vào giá trị và chủng loại hàng hóa xuất, nhập khẩu. Giá trị của hàng hóa được xác định làm căn cứ tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu là giá trị cuối cùng của hàng hóa tại cửa khẩu xuất (đối với thuế xuất khẩu) và giá trj của hàng hóa tại cửa hàng nhập khẩu đầu tiên (đối với thuế nhập khẩu). Giá trị tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải phản ánh khách quan, trung thực giá trị giao dịch thực tế của hàng hóa xuất nhập khẩu. - Thuế xuất khẩu, nhập khẩu chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố quốc tế như: sự biến động kinh tế thế giới, xu hướng thương mại quốc tế... Thuế xuất khẩu, nhập khẩu điều chỉnh vào hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia. 59
- Sự biến động của kinh tế thế giới, xu hướng thương mại quốc tế trong từng thời kì sẽ tác động trực tiếp tới hàng hóa xuất, nhập khẩu của các quốc gia, nhất là trong xu thế tự do hóa thương mại, mở cửa và hội nhập kinh tế như hiện nay. Từ đó, các yếu tố quốc tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu từng quốc gia. Để đạt được những mục tiêu đặt ra, đòi hỏi chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải có tính linh hoạt cao, có sự thay đổi phù hợp tùy theo sự biến động của kinh tế thế giới và thương mại quốc tế, ngoài ra chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu còn phải đảm bảo phù hợp với hiệp định cam kết quốc tế mà mỗi quốc gia kí kết, tham gia. 2.3.4. Thuế tài nguyên Thuế tài nguyên là loại thuế gián thu, là số tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp cho Nhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên (nếu tài nguyên này thuộc đối tượng chịu thuế). Theo đó, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân khi khai thác tài nguyên thiên nhiên thì có nghĩa vụ đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế theo quy định. - Riêng với khai thác khoáng sản thì tổ chức, hộ kinh doanh khai thác có trách nhiệm thông báo với cơ quan thuế về phương pháp xác định giá tính thuế đối với từng loại tài nguyên khai thác, kèm theo hồ sơ khai thuế tài nguyên của tháng đầu tiên khai thác. - Hàng tháng phải thực hiện khai thuế đối với toàn bộ sản lượng tài nguyên khai thác trong tháng (theo Điều 9 Thông tư 152/2015/TT-BTC). Theo Điều 2 Thông tư 152/2015/TT-BTC thì đối tượng chịu thuế là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo...của nước Việt Nam quy định, gồm: - Khoáng sản kim loại. - Khoáng sản không kim loại như: Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình; đất làm gạch… - Sản phẩm của rừng tự nhiên, bao gồm các loại thực vật và các loại sản phẩm khác của rừng tự nhiên, trừ động vật và hồi, quế, sa nhân, thảo quả do người nộp thuế trồng tại khu vực rừng tự nhiên được giao khoanh nuôi, bảo vệ. - Hải sản tự nhiên, gồm động vật và thực vật biển. - Nước thiên nhiên, bao gồm: Nước mặt và nước dưới đất; trừ nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và nước biển để làm mát máy. - Yến sào thiên nhiên, trừ yến sào do tổ chức, cá nhân thu được từ hoạt động đầu tư xây dựng nhà để dẫn dụ chim yến tự nhiên về nuôi và khai thác. Ngoài ra, đối tượng chịu thuế còn có tài nguyên thiên nhiên khác do Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Khi nào phải nộp thuế tài nguyên? 60
- Theo Điều 3 Thông tư 152/2015/TT-BTC thì khi tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thiên nhiên thuộc đối tượng chịu thuế thì phải nộp thuế quy định rõ như sau: - Với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản thì người nộp thuế là tổ chức, hộ kinh doanh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép. + Tổ chức (chủ yếu là doanh nghiệp) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép, được phép hợp tác với tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên và có quy định riêng về người nộp thuế thì người nộp thuế được xác định theo văn bản đó. + Tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép, sau đó có văn bản giao cho các đơn vị trực thuộc thực hiện khai thác tài nguyên thì mỗi đơn vị khai thác là người nộp thuế tài nguyên. - Doanh nghiệp khai thác tài nguyên được thành lập trên cơ sở liên doanh thì doanh nghiệp liên doanh là người nộp thuế. - Tổ chức, cá nhân nhận thầu thi công công trình trong quá trình thi công có phát sinh sản lượng tài nguyên mà được phép của cơ quan quản lý nhà nước hoặc không trái quy định của pháp luật khi thực hiện khai thác sử dụng hoặc tiêu thụ thì phải khai, nộp thuế tài nguyên với cơ quan thuế. - Tổ chức, cá nhân sử dụng nước từ công trình thuỷ lợi để phát điện thì là người nộp thuế, không phân biệt nguồn vốn đầu tư công trình thuỷ lợi... - Đối với tài nguyên thiên nhiên cấm khai thác hoặc khai thác trái phép bị bắt giữ, tịch thu thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên và được phép bán ra thì tổ chức được giao bán phải khai, nộp thuế tài nguyên theo từng lần phát sinh. Như vậy, thuế tài nguyên là loại thuế gián thu (người nộp thuế và người chịu thuế không phải là một); khi tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế thì phải nộp thuế. 2.3.5. Thuế thu nhập doanh nghiệp Khi kết thúc một năm dương lịch, các doanh nghiệp cần phải tiến hành quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Đây là thời điểm doanh nghiệp đang phải gấp rút quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Thời gian quy định về việc quyết toán Thuế thu nhập doanh nghiệp là ngày cuối cùng của năm dương lịch. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn sẽ được kéo dài thời gian quyết toán thuế TNDN trong năm tài chính. Cụ thể, thời hạn chậm nhất để các doanh nghiệp thực hiện quyết toán thuế TNDN sau 90 ngày. Kể từ ngày kết thúc năm dương lịch. Điều này đã được quy định rõ ràng ở trong Điểm đ khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT- BTC. 61
- Nếu như ngày cuối cùng của hạn nộp quyết toán thuế TNDN trùng với ngày nghỉ hoặc ngày lễ. Vậy, ngày cuối cùng để nộp quyết toán thuế TNDN sẽ là ngày liền kề sau ngày nghỉ đó. Dựa trên quy định Khoản 4 Điều 8 Thông tư 156/2013/TT-BTC. Vậy nên, ngày cuối cùng để các doanh nghiệp thực hiện quyết toán Thuế TNDN sẽ rơi vào ngày 30/03/2020. Các kế toán viên cần phải nhanh chóng quyết toán thuế để nộp lên trên cơ quan Thuế. Công thức để tính thuế TNDN Các kế toán viên sẽ dựa trên công thức sau để tính Thuế TNDN. Thuế TNDN = Thu nhập để tính thuế x Thuế suất Trong đó, mức thu nhập để tính thuế sẽ được tính như sau: Thu nhập để tính thuế = Mức thu nhập chịu thuế – (thu nhập miễn thuế + khoản lỗ được chuyển) Trong đó, mức thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp sẽ được tính như sau: Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu + Mức chi phí được trừ) + Những khoản thu nhập khác Tính tiền thuế TNDN phải nộp Để tính số tiền thuế TNDN mà doanh nghiệp phải nộp, cần phải làm những bước sau đây: Xác định doanh thu của doanh nghiệp trong năm tài chính 2019 Xác định được những khoản chi phí trừ và những khoản thu nhập khác của doanh nghiệp. Tính mức thu nhập mà doanh nghiệp phải chịu thuế TNDN dựa trên công thức. Xác định rõ ràng những mức thu nhập khác của doanh nghiệp được miễn thuế Xác định những khoản lỗ đã được chuyển kết của doanh nghiệp trong năm tài chính trước. Tính số thuế TNDN mà doanh nghiệp cần phải nộp dựa trên công thức Doanh thu khi tính Thuế thu nhập doanh nghiệp Mức doanh thu mà doanh nghiệp sử dụng để tính mức thu nhập chịu thuế sẽ được xác định dựa vào trong khoản 1 Điều 5 Thông tư 78/2014/TT-BTC. Cụ thể như sau: Doanh thu sử dụng để tính thu nhập chịu thuế chính là toàn bộ số tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ của công ty. Trong đó, đã bao gồm tất cả các khoản phụ thu, tiền trợ giá mà doanh nghiệp đã được hưởng. Những khoản doanh thu này sẽ không phân biệt doanh nghiệp đã thu về được hay chưa. Còn đối với những doanh nghiệp nộp tiền thuế GTGT dựa trên phương pháp khấu trừ thuế GTGT. Doanh thu của những doanh nghiệp này chưa bao gồm cả thuế GTGT. Những khoản chi được trừ khi quyết toán thuế TNDN 62
- Khi quyết toán thuế TNDN, các doanh nghiệp sẽ được trừ những khoản chi nếu như có thể đáp ứng đủ các yêu cầu theo luật. Dựa trên Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi Thông tư 119/2014/TT-BTC và Thông tư 96/2015/TT-BTC. Cụ thể như sau: Các khoản chi của doanh nghiệp có liên quan trực tiếp đến các hoạt động sản xuất, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tất cả những khoản chi của doanh nghiệp đều đảm bảo có đầy đủ hóa đơn và chứng từ theo đúng quy định của pháp luật. Đối với những hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên và không được thanh toán bằng tiền mặt. Những hóa đơn này bắt buộc cần phải có chứng từ thanh toán không sử dụng tiền mặt. Mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp Khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, mức thuế suất TNDN được tính bằng 20%. Quy định trong Điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC. 2.3.6. Các khoản thuế và lệ phí khác Kế toán Các loại thuế khác; Phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp Nhà nước. Ngoài các khoản phải nộp cho Nhà nước như: Thuế giá trị gia tăng; Thuế tiêu thụ đặc biệt; Thuế xuất khẩu, nhập khẩu; Thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế thu nhập các nhân;…. Các Doanh nghiệp còn phát sinh một số khoản phải nộp Nhà nước như: Thuế nhà thầu; Lệ phí trước bạ; Một số phí, lệ phí và các khoản khác. Để hạch toán Kế toán Các loại thuế khác; Phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp Nhà nước, chúng ta sử dụng TK 33382 và TK 3339. – Tài khoản 33382 – Các loại thuế khác: Là TK dùng phản ánh số phải nộp, đã nộp, còn phải nộp các loại thuế khác. DN được chủ động mở các TK cấp 4 chi tiết cho từng loại thuế phù hợp với yêu cầu quản lý. – Tài khoản 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác: Là TK dùng phản ánh số phải nộp, đã nộp và còn phải nộp về các khoản phí, lệ phí, các khoản phải nộp khác cho Nhà nước ngoài các khoản đã ghi vào các tài khoản từ 3331 đến 3338. Tài khoản này còn phản ánh các khoản Nhà nước trợ cấp cho DN (nếu có) như các khoản trợ cấp, trợ giá. 2.4. Thực hành - Phân biệt giữa chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm - Làm các bài tập tính giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ - Làm các bài tập lập kế hoạch giá thành theo yếu tố và theo khoản mục - Làm các bài tập tính thuế 63
- CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp? 2. Trình bày Các loại thuế chủ yếu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ? 3. Bài tập tính giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ? 64
- CHƯƠNG 4: DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP 1. Mục tiêu: - Nhận biết về tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp; - Trình bày được khái niệm về lợi nhuận của doanh nghiệp; - Xác định được nội dung của lợi nhuận trong doanh nghiệp; - Theo dõi được các loại quĩ trong doanh nghiệp; - Xác định và vẽ được đồ thị điểm hoà vốn; - Giải thích được nội dung doanh thu tiêu thụ sản phẩm và các chỉ tiêu về lợi nhuận của doanh nghiệp; - Tính được doanh thu tiêu thu sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp; - Lập được kế hoạch doanh thu tiêu thụ sản phẩm và kế hoạch lợi nhuận của doanh nghiệp; - Làm được các bài tập thực hành về tính doanh thu và tính lợi nhuận cho doanh nghiệp; - Làm được các bài tập thực hành về lập kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp; - Làm được các bài tập về xác định và phân tích điểm hoà vốn; - Làm được các bài tập về xác định đòn bẩy kinh doanh; - Nghiêm túc khi nghiên cứu; - Cẩn thận, chính xác trong luyện tập; - Tuân thủ theo đúng chế độ tài chính; 2. Nội dung: 2.1. Tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 2.1.1. Tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Theo nghĩa hẹp, tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hóa hình thái giá trị của sản phẩm từ hàng sang tiền. Nói cách khác, tiêu thụ sản phẩm là hoạt động trong đó doanh nghiệp bán các sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra cho khách hàng để thu hồi vốn và có lợi nhuận. Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình bao gồm nhiều hoạt động, bắt đầu từ hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm cho đến khi sản phẩm được đưa đến tay người tiêu dùng cuối cùng và cả các dịch vụ sau bán. Sự cần thiết của hoạt động tiêu thụ sản phẩm - Tiêu thụ sản phẩm quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Thông qua tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp mới thu hồi được vốn và có lợi nhuận để tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng. 65
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - GV. Nguyễn Văn Sang
197 p | 953 | 437
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 2: Phần 1
72 p | 519 | 157
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 2: Phần 2
73 p | 422 | 145
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - ThS. Trần Thị Hòa (chủ biên)
89 p | 360 | 84
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - ThS. Trần Thị Hòa (chủ biên)
121 p | 189 | 68
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 1 (2016)
209 p | 100 | 36
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 2 (Nghề: Tài chính doanh nghiệp) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM
115 p | 64 | 12
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Trung cấp) - CĐ GTVT Trung ương I
80 p | 48 | 9
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
98 p | 66 | 7
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 1 (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
89 p | 10 | 6
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 1 (Ngành: Kế toán - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
71 p | 17 | 5
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 2 (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
80 p | 11 | 4
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 1 (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận (2019)
89 p | 6 | 2
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 1 (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận (2019)
179 p | 7 | 1
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 1 (Năm 2001)
80 p | 5 | 1
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 2 (Năm 2001)
82 p | 5 | 1
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 1 (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
145 p | 7 | 1
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Ngành: Lập trình máy tính - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận
166 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn