GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NTACO
lượt xem 28
download
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NTACO Công ty Cổ phần NTACO sẽ chính thức giao dịch. Như vậy, Công ty Cổ phần NTACO đã trở thành công ty thứ 191 niêm yết cổ phiếu trên SGDCK Tp.HCM với mã chứng khoán là ATA. Để giúp quý độc giả có thêm thông tin về công ty, trang Web của SGDCK TP.HCM xin giới thiệu một số nét chính về lịch sử thành lập, quá trình hoạt động và những kết quả kinh doanh đáng chú ý của Công ty Cổ phần NTACO trong những năm qua. Công ty cổ phần...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NTACO
- GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NTACO Ngày 26/08/2009 Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM đã cấp Giấy phép số 100/QĐ- SGDHCM cho phép Công ty Cổ phần NTACO niêm yết cổ phiếu trên SGDCK TP.HCM. Theo kế hoạch ngày 08/09/2009, Công ty Cổ phần NTACO sẽ chính thức giao dịch. Như vậy, Công ty Cổ phần NTACO đã trở thành công ty thứ 191 niêm yết cổ phiếu trên SGDCK Tp.HCM với mã chứng khoán là ATA. Để giúp quý độc giả có thêm thông tin về công ty, trang Web của SGDCK TP.HCM xin giới thiệu một số nét chính về lịch sử thành lập, quá trình hoạt động và những kết quả kinh doanh đáng chú ý của Công ty Cổ phần NTACO trong những năm qua. 1. Giới thiệu sơ lược về công ty: Công ty cổ phần NTACO tiền thân là Công ty TNHH Tuấn Anh được thành lập ngày 15/8/2000 với vốn điều lệ ban đầu là 2,7 tỷ đồng. Đến ngày 11/04/2007, công ty chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần và nâng vốn điều lệ lên 100 tỷ, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5203000066 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh An Giang cấp ngày 11/04/2007 và đăng ký thay đổi lần thứ tư ngày 19/03/2008. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty Cổ phần NTACO tập trung chủ yếu vào nuôi trồng, sản xuất, chế biến và xuất khẩu các loại thủy sản và các loại sản phẩm làm từ thủy sản. Cơ cấu cổ đông: Theo sổ theo dõi cổ đông của Công ty chốt ngày 20/06/2008, công ty có 130 cổ đông với cơ cấu như sau: cổ đông nhà nước không nắm giữ cổ phiếu; cổ đông đặc biệt (cổ đông sáng lập, HĐQT, ban TGĐ, BKS, KTT) nắm giữ 65,28%; cổ đông nước ngoài không nắm giữ cổ phiếu; cổ đông khác nắm giữ phần còn lại. 2. Hoạt động kinh doanh: Các sản phẩm, dịch vụ chính của công ty như sau: Hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty tập trung chủ yếu vào nuôi trồng, sản xuất, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm từ thủy sản mà đặc biệt cụ thể là cá tra, basa, thông qua các sản phẩm phi lê đông lạnh và nhiều sản phẩm khác như cá tra fillet các loại, cá tra nguyên con, cá lăn bột các loại cấp đông, cá tra cắt các dạng lăn bột, cá các loại tẩm gia vị nấu chín tổng hợp, chả cá các loại, xúc xích lạp xưởng cá các loại... Trong đó, doanh thu cá tra fillet các loại chiếm tới 90% doanh thu trung bình hằng năm của công ty.
- Ngoài ra trong quá trình chế biến, công ty còn có một số phụ phẩm khác như: đầu cá, mỡ cá, xương, da cá... Tuy nhiên doanh thu từ các phụ phẩm này thường chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 5% doanh thu trung bình hàng năm của công ty. Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2007 là khoảng 24,69 tỷ đồng, tăng 14,1 tỷ đồng so với năm 2006, tương ứng với tỷ lệ lên đến 133,20%. Kết quả trên cho thấy năm 2007 là bước đột phá về chiến lược phát triển kinh doanh của công ty. Ban lãnh đạo đã mạnh dạn thay đổi cơ cấu mặt hàng từ chỗ chỉ sản xuất các sản phẩm truyền thống sang những mặt hàng có lợi nhuận gộp cao. Cụ thể lợi nhuận trước thuế của sản phẩm cá tra fillet grade 1 trong năm 2007 đạt 12,66 tỷ, chiếm 51,27% tổng lợi nhuận trước thuế, trong năm 2008 tính đến 30/06/2008, lợi nhuận từ mặt hàng này đạt 10,13 tỷ, chiếm 62,06% tổng lợi nhuận trước thuế của công ty. Trong năm 2008, tốc độ gia tăng chi phí của Công ty chỉ ở mức tương đối so với tỷ lệ lạm phát trong năm 2008 là do NTACO đã kiểm soát được chặc chẽ chi phí nghuyên vật liệu đầu vào. Ngoài ra, Công ty đã và đang thực hiện nhiều biện pháp hiệu quả cùng lúc để giảm chi phí sản xuất, tận dụng nguyên vật liệu để tránh hao phí và tối đa hóa năng suất của thiết bị, xây dựng phương án tồn kho nguyên vật liệu hợp lý nên việc tăng giá nguyên vật liệu ảnh hưởng không đáng kể. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007, 2008 và 6 tháng đầu năm 2008 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 6 Tháng Đầu Năm 2009 250.236 363.116 558.599 Tổng tài sản 232.438 385.666 221.442 Doanh thu thuần 24.313 19.694 10.310 Lợi nhuận từ HĐKD 379,139 1.378 799,055 Lợi nhuận khác 24.692 21.073 11.109 Lợi nhuận trước thuế 23.092 19.601 9.920 Lợi nhuận sau thuế Ghi chú: Nguồn Báo cáo tài chính đã kiểm toán các năm 2007, 2008 và quyết toán 6 tháng đầu năm 2009 của NTACO. Trong năm 2007, khi tình hình sản xuất và tiêu thụ của Công ty đã đi vào ổn định, doanh thu và lợi nhuận của Công ty đạt được những kết quả khả quan hơn năm 2006 với mức tăng trưởng doanh thu đạt 57,22% mang lại sự tăng trưởng lợi nhuận sau thuế là 175,45%. Năm 2008, doanh thu thuần của Công ty đạt 385.666.488.246 đồng với lợi nhuận sau thuế là 19.601.838.954 đồng.
- Trình độ công nghệ: Sản phẩm của công ty chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Châu Âu... Để có thể được cấp phép xuất khẩu sang các thị trường này sản phẩm của Công ty phải đạt các tiêu chuẩn BRC, IFS, HACCP. Công ty hiện đang sở hữu hệ thống máy móc đồng bộ toàn bộ cho tất cả các khâu của quá trình sản xuất với số lượng dây chuyền, hệ thống làm lạnh hiện đại và có công suất cao. Máy móc thiết bị thuộc dòng hiện đại từ các nước phát triển như: máy nén lạnh Mycom (Nhật Bản), máy cấp đông Jackstone (Anh), Gunner (Đức) công suất cao, máy mạ băng tái đông... và được cung cấp bởi các nhà sản xuất thiết bị chuyên dụng chế biến, và bảo quản hàng đông lạnh hàng đầu thế giới. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty trong năm báo cáo: • Những nhân tố thuận lợi: - Sở hữu 1 hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, HACCP, BRC ngày càng phát huy hiệu quả tích cực trong nhiều lĩnh vực hoạt động của Công ty. - Xây dựng và phát triển thị trường cả xuất khẩu và trong nước rất tốt. Theo số liệu tài chính của năm 2008, doanh thu từ hoạt động bán hàng trong nước chiếm đến 12% - 15% tổng doanh thu năm 2008. - Trong thời gian tới Công ty sẽ thực hiện 1 quy trình khép kín từ khâu con giống đến kỹ thuật chăn nuôi, thức ăn nhằm đáp ứng nguồn nguyên liệu sạch cho hoạt động sản xuất của Công ty. - Với vị trí địa lý của nhà máyđặt tại vùng nguyên liệu đã giúp cho Công ty tiết kiệm được chi phí liên quan đến nguyên vật liệu, chủ động trong việc thu mua và kiểm soát được chất lượng nguyên liệu. - Hệ thống máy móc hiện đại, hầu hết được đầu tư, mua mới trong năm 2007 – 2008 nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như khối lượng sản xuất. • Những nhân tố khó khăn: - Mọi sự biến động về điều kiện khí hậu, thời tiết, dịch bệnh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nguyên vật liệu và hoạt động sản xuất của Công ty. - Sản phẩm của Công ty chịu sự ảnh hưởng lớn từ những thủ tục nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm ứng với mỗi thị trường khác nhau. - Chi phí nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm.
- 3. Vị thế và triển vọng phát triển của công ty: Mặt dù không phải là một doanh nghiệp thuỷ sản ra đời sớm, nhưng chỉ sau 7 năm hoạt động, NTACO đã định hình được cả tên tuổi lẫn lợi thế của mình. Từ đó đến nay, Công ty đã đạt được những kết quả khả quan và đặt những nền móng vững chắc cho một cuộc bứt phá lâu dài, minh chứng là lợi nhuận trên vốn của công ty năm 2007 đạt trên 23% và trên 19% trong năm 2008. Hiện sản phẩm NTACO đã có mặt trên 30 quốc gia như các nước châu Âu, châu Á, Canada, Mỹ, Mexico, và Trung Đông,... Đối với nguồn nguyên liệu đầu vào của Công ty NTACO, các Công ty chăn nuôi và câu lạc bộ chăn nuôi đã bảo đảm được 30% nguồn nguyên liệu cho năm 2007 và đến tháng 6-2008 đã nâng lên 50%. Ngoài ra, hiện nay công ty đang triển khai chương trình nuôi cá sạch theo SQF nhằm tạo được vùng nguyên liệu đặc thù cho riêng mình, đồng thời tăng lợi nhuận trong chăn nuôi những lúc giá nguyên liệu lên cao. Tại thời điểm này, NTACO là công ty duy nhất ở Việt Nam được chứng nhận làm cá sinh thái do tập đoàn IMO (Institute for Marketelogy) thuộc hệ thống NATURELAND cấp. Ngoài lĩnh vực chính trên, NTACO còn đầu tư vào việc sản xuất, chế biến, kinh doanh thức ăn thủy sản, bao bì carton, sản xuất chế biến dầu cá, bột cá. Đây là những lĩnh vực kinh doanh mở rộng trong chiến lược đa dạng hóa của NTACO, xét trên tổng thể nó có sự tương tác và hỗ trợ rất đắc lực cho những ngành kinh doanh mũi nhọn của NTACO hiện nay. Theo thống kê tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của một vài công ty cùng ngành đang niêm yết trên SGDCK thì NTACO là một trong nhữung công ty có tỷ lệ cao nhất. Có thể nói, NTACO đại diện cho mô hình doanh nghiệp với quy mô vừa nhưng hoạt động có hiệu quả cao và năng động với biến động của thị trường. Để củng cố và nâng tầm thương hiệu, Công ty đã đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất bao bì, 1 xưởng chế biến phụ phẩm, 1 nhà máy chế biến thức ăn thủy sản Việt Thái nhằm tự cung cấp cho hệ thống chăn nuôi của Công ty và tiêu thụ ra thị trường bên ngoài, đồng thời Công ty còn đang triển khai xây dựng 1 nhà máy chế biến dầu cá và bột cá, dự kiến dự án này sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động vào đầu quý III/2009. Song song đó, NTACO còn đầu tư thêm trang thiết bị máy đông IQF, tủ đông để tăng công suất; hoàn chỉnh hạ tầng hệ thống chăn nuôi cá khép kín 30ha tại phường Mỹ Thới, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang; đồng thời triển khai chương trình chăn nuôi tại thành phố Long Xuyên tăng lên 40 ha để nuôi cá sạch theo chương trình SQF. Những dự án trên một lần nữa tái khẳng định,NTACO đã xây dựng một kế hoạch dài hơn cho chặng đường phát triển sắp tới của mình,nhất là khi trở thành một công ty đại chúng.
- 4. Kế hoạch sản xuất kinh doanh, lợi nhuận và cổ tức: Kế họach sản xuất kinh doanh Kế hoạch chiến lược thực hiện trong 03 năm từ 2008 đến 2010 của công ty là nhằm củng cố và phát triển thị trường phân phối sản phẩm và đầu tư vào các dự án quan trọng. Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, trong năm 2008 Công ty đã đầu tư xây dựng vùng nuôi thuỷ sản với diện tích 40ha, sau khi đi vào hoạt động sẽ cung cấp 15.000 tấn cá/năm, đảm bảo 30% - 40% nguyên liệu sạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, từ đó giúp Công ty chủ động trong việc tiến hành các hợp đồng kinh tế có giá trị lớn cũng như công tác bình ổn giá thành sản xuất. Dự án “Xây dựng vùng nuôi trồng thuỷ sản 1 – TC.SQF – NTACO” có vốn đầu tư trên 46 tỷ đồng đã đi vào hoạt động trong quý II/2008. Trong năm 2008 Công ty đã xin giấy phép Dự án thành lập Xí nghiệp chế biến thức ăn thuỷ sản Việt Thái; Dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi thủy sản TC.GAP; Dự án Nhà máy chế biến bột cá – mỡ cá; tổng số vốn đầu tư cho 3 dự án này là trên 166 tỷ đồng. Kế họach lợi nhuận và cổ tức năm 2008 – 2010 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 100.000 100.000 100.000 Vốn điều lệ 450.000 530.000 640.000 Doanh thu thuần 16,90% 17,80% 20,75% Tăng trưởng doanh thu 25.000 30.000 35.000 Lợi nhuận sau thuế 31,60% 20,00% 16,70% Tăng trưởng lợi nhuận 25,00% 30,00% 35,00% Tỷ lệ LNST/Vốn điều lệ (%) 5,55% 5,66% 5,47% Tỷ lệ LNST/Doanh thu thuần (%) 2.000 2.200 2.500 Cố tức (đồng/CP/năm) Nguồn: CTCP NTACO
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh để hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận và cổ tức nêu trên: - Duy trì sản xuất ổn định và kiểm soát chặt chẽ các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm cung ứng cho khách hàng. - Cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng; giao hàng đúng tiến độ, chất lượng sản phẩm cao và bảo đảm chính xác theo hợp đồng. - Quảng bá thương hiệu và sản phẩm trên website và các phương tiện thong tin đại chúng. - Đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng tiềm năng ở những thị trường mới thông qua các hội chợ thủy sản quốc tế. - Đầu tư xây dựng vùng nuôi thủy sản với diện tích 40ha bao gồm 50 hầm và nhà ở công nhân. Sau khi đi vào hoạt động sẽ cung cấp khoảng 15.000 tấn cá/ năm đảm bảo đến 30- 40% nguồn nguyên liệu sạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Từ đó giúp Công ty chủ động trong việc tiến hành các hợp đồng kinh tế có giá trị lớn và cũng như công tác bình ổn giá thành sản xuất. 5. Các nhân tố rủi ro: Trong số các rủi ro đối với các công ty NTACO, những rủi ro có khả năng xảy ra và ảnh hưởng lớn đối với hoạt động kinh doanh của công ty gồm: - Rủi ro về nguồn nguyên vật liệu: Do đặc thù của doanh nghiệp hoạt động chế biến thủy sản là chi phí giá vốn chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu, trong đó chi phí nguyên liệu chính chiếm tỷ trọng chủ yếu. Vì vậy sự biến động của giá nguyên liệu chính sẽ tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Rủi ro về thay đổi yêu cầu của thị trường xuất khẩu: Quy định về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của các thị trường mà Công ty có hợp đồng xuất khẩu như Mỹ, Châu Âu, UEA… là ngày càng khắt khe đối với các tiêu chí về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, yêu cầu chất lượng phải đồng nhất và khả năng truy nguyên nguồn góc sản phẩm. - Rủi ro về cạnh tranh: Đối với việc kinh doanh mặt hàng cá tra, nguồn cung các sản phẩm này cũng đang tăng nhanh do nhu cầu cá nguyên liệu để phục vụ cho chế biến và xuất khẩu thuỷ sản tăng mạnh trong vài năm gần đây khi kim ngạch xuất khẩu trong những năm gần đây tăng bình quân 19%/năm (Nguồn: Báo cáo tổng kết hằng năm của Bộ thuỷ sản). Khi nguồn cung cá tăng sẽ làm giá bán cá thương phẩm giảm, ảnh hưởng đến doanh thu lợi nhuận của Công ty. Ngoài ra, công ty còn gặp rủi ro về các vụ kiện chống phá giá và rủi ro tỷ giá, do doanh thu xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu hằng năm của
- công ty và do công ty phải đối mặt với những biện pháp bảo hộ thị trường nội địa ở các thị trường xuất khẩu, nhất là Mỹ. - Rủi ro về môi trường: Đối với lĩnh vực nuôi trồng – chế biến thuỷ sản, rủi ro ô nhiễm nguồn nước do số đơn vị và hộ nuôi gia tăng nhanh chóng trong khi môi trường nước không được cải tạo khắc phục là có thể xảy ra. Khi đó, hoạt động nuôi trồng chế biến thuỷ sản của Dohaco sẽ chịu ảnh hưởng đáng kể. Ngoài ra, Công ty còn chịu một số rủi ro chung như rủi ro về tình hình kinh tế, luật pháp và các rủi ro tai nạn, mang tính bất khả kháng khác.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giới thiệu về cổ phiếu
40 p | 1139 | 769
-
CHUYÊN ĐỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
67 p | 923 | 379
-
Tìm hiểu về công ty chứng khoán
8 p | 1003 | 324
-
Bài giảng Giới thiệu về kế toán quốc tế
135 p | 471 | 62
-
Bài tập môn lớn phân tích hoạt động kinh doanh: Phân tích tình hình kinh doanh của công ty cổ phần thép Nam Kim
24 p | 141 | 37
-
Giới thiệu về chứng khoán
36 p | 144 | 36
-
Bài thuyết trình: Kiểm toán tiền
46 p | 186 | 25
-
Bài thảo luận môn Kế toán quản trị: Lập dự toán sản xuất kinh doanh năm 2011 của Công ty Genova Jeans
30 p | 116 | 24
-
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN - GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ MẠNG VÀ TRUYỀN THÔNG
10 p | 132 | 16
-
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN - GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GÒ ĐÀNG
8 p | 124 | 11
-
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN - GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ & XÂY DỰNG SAO MAI
10 p | 108 | 10
-
Bài giảng Thị trường chứng khoán - Bùi Nguyên Hoàn
30 p | 106 | 10
-
Bài tập nhóm Tài chính chứng khoán: Công ty cổ phần tập đoàn KIDO (KDC)
29 p | 91 | 10
-
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN - MỘT SỐ NÉT CHÍNH VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHIẾU XẠ AN PHÚ
7 p | 122 | 5
-
Đề tài: Khu nhà ở hỗn hợp cao tầng đô thị sông Đà tại 143 đường Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội do Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà làm chủ đầu tư
8 p | 92 | 5
-
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN - MỘT SỐ NÉT CHÍNH VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN BÀ RỊA
6 p | 121 | 5
-
Bài giảng Quản trị tài chính công ty Đa quốc gia: Chương 2 - ĐH Thương Mại
8 p | 53 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn