Gợi ý cách tổ chức trò chơi tập cho trẻ
lượt xem 64
download
- Giúp trẻ mở rộng thêm nội dung chơi: + Chào hỏi khi em đến chơi. + Chơi trò chơi “ú oà” với em. + Mời em ăn trái cây. - Tập cho em chơi với vật tưởng tượng: làm động tác giả bộ bóc vỏ chuối, vỏ quýt, vỏ mãng cầu …. - Khuyến khích trẻ tự tìm kiếm những “món ăn” có thể mời búp bê.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Gợi ý cách tổ chức trò chơi tập cho trẻ
- TRÒ CHƠI -TẬP 1 MỜI EM BÚP BÊ Ở CHƠI 1. Mục đích: - Giúp trẻ mở rộng thêm nội dung chơi: + Chào hỏi khi em đến chơi. + Chơi trò chơi “ú oà” với em. + Mời em ăn trái cây. - Tập cho em chơi với vật tưởng tượng: làm động tác giả bộ bóc vỏ chuối, vỏ quýt, vỏ mãng cầu …. - Khuyến khích trẻ tự tìm kiếm những “món ăn” có thể mời búp bê. 2. Chuẩn bị: - Một Búp bê (Búp bê lạ, có thể mượn của lớp khác). - Một số đồ chơi – trái cây (loại có vỏ và không có vỏ), kẹo…. cô để sẵn trên bàn bên phòng ăn và ở một số góc chơi ăn uống. 3. Cách tổ chức: Cô từ phòng ngoài vào, bế Búp bê trên tay và nói với trẻ: “Các em bé ơi lại đây xem ai đến thăm lớp mình nè!”. Khi đã có 5-7 trẻ ở bên, cô nói: - Búp bê chào chị Vân, anh Khoa (và những trẻ khác đứng bên)…Rồi đề nghị trẻ trò chuyện với Búp bê: Chào em “Búp bê” ; hỏi: “Em Búp bê tên gì? Sáng ai đưa em đi học? Em có thích chơi trò chơi “ú oà” không?” Cô cùng trẻ chơi “ú oà” với Búp bê. Sau 2-3 lần chơi, cô nói:
- - Búp bê khen các anh chị chơi trò chơi hay quá, Búp bê thích ở lại lớp mình, các anh các chị có chịu không? Đợi để trẻ trả lời, sau đó cô hỏi: “Mình rủ em ở chơi, vậy có gì mời em không?”. Trẻ sẽ kể ra những thứ có thể mời Búp bê. Sau đó cô đề nghị trẻ đi lấy. Cô để trẻ tự đi kiếm trong lớp và mang lại mời Búp bê. Cô để trẻ mời Búp bê tất cả thức ăn mà trẻ tìm thấy. Lưu ý nhắc trẻ nói: “Mời em ăn táo/đu đủ…” khi đưa đồ ăn cho Búp bê. Sẽ nảy sinh tình huống trẻ đem các thứ lại, trong đó có trái cây. Khi trẻ đưa trái cây cô nói “Trái (chuối) này ngon lắm, em bé thích lắm nhưng Búp bê mời các anh chị bóc vỏ cho em ăn”. Nếu trẻ bỡ ngỡ, cố làm động tác bóc vỏ rồi đưa cho trẻ mời Búp bê. Tiếp tục như vậy, cô cùng trẻ chơi bóc vỏ 2-3 loại trái cây nữa mời Búp bê và làm bộ “cùng ăn” với Búp bê. Trò chơi kết thúc bằng việc mời em ngồi chơi để các anh chị tập thể dục.
- TRÒ CHƠI -TẬP 2 TÌM THÌA XÚC CHÁO CHO EM 1. Mục đích: - Tập cho trẻ dùng vật thay thế: mảnh gỗ làm thìa xúc cháo. - Khuyến khích trò chuyện với Búp bê khi chơi. 2. Chuẩn bị: Một Búp bê, chén “cháo”, 1 số mảnh gỗ dẹp kích thước tương đương thìa nhỏ. 3. Cách tổ chức: Cô cùng cháu chơi với Búp bê: chào Búp bê, hỏi Búp bê tên gì? Sáng ai đưa Búp bê đi học? Búp bê đã ăn sáng chưa? - Cô nói với trẻ: “Mọi lần Búp bê vẫn ăn sáng ở nhà nhưng hôm nay Búp bê muốn đến chơi lớp mình nên chưa kịp ăn gì. Mình mời em ăn cháo nhé!”. Cô đưa chén “cháo” ra và xuýt xoa “Ôi cháo ngon quá lại nóng nữa, ai thổi hộ em nào!”. Cô để vài ba trẻ làm bộ thổi, sau đó đưa cho 1 trẻ khác và hỏi “Con xem cháo nguội chưa để xúc cho em ăn” (cháo đã nguội). Cô làm bộ nhìn quanh tìm thìa nhưng không có. Cô nói: “Không có thìa xúc cháo cho em rồi. Làm sao xúc cho em đây?” Hướng về phía trẻ, cô đề nghị: “Các bé đi tìm thìa giúp cô nào”! Trẻ sẽ chạy lại các góc chơi tìm thìa nhưng trước đó cô đã cất hết. Một lúc sau cô đưa mảnh gỗ ra và nói: “Mình lấy mảnh gỗ này làm thìa nhé, các bé chịu không?”. Trong khi trẻ bày tỏ ý kiến của mình, cô sử dụng mảnh gỗ làm thìa xúc
- cháo cho Búp bê. Cô đưa “thìa” để trẻ cùng tham gia xúc cháo cho Búp bê. (Có thể chuẩn bị trước nhiều mảnh gỗ tương tự để trẻ dùng). Cô khuyến khích trẻ vừa xúc cho Búp bê vừa trò chuyện với Búp bê, khen Búp bê ăn giỏi, không ngậm, hỏi Búp bê ăn có ngon không? …. Với tình huống “Em đã ăn hết cháo”- Cô làm bộ đưa chén cho trẻ xem và đồng tình - Kết thúc trò chơi xúc cháo cho em. Cô yêu cầu trẻ “để thìa bẩn vào chậu để đem đi rửa. Cùng trẻ rủ Búp bê tiếp tục trò chơi vận động cùng cả lớp.
- TRÒ CHƠI – TẬP 3 ĐEO YẾM CHO EM 1. Mục đích: Giúp trẻ mở rộng nội dung trò chơi “Cho bé ăn”: Đeo yếm cho Búp bê trước khi ăn; khuyến khích trẻ thể hiện thái độ đối với em: - Nói nhẹ nhàng với em Búp bê : “Em đeo yếm, để đồ ăn không dây ra áo nhé!” - Vuốt ngực, xoa đầu em Búp bê 2. Chuẩn bị: Búp bê hoặc con giống (quen thuộc) và yếm ăn. Búp bê và yếm có số lượng bằng số trẻ tham gia chơi. Yếm ăn có vòng đeo, không phải buộc dây, để yếm trong khay che kín gần nơi chơi, trẻ không nhìn thấy. 3. Cách tổ chức: Nhóm trẻ cùng cô ngồi xung quanh bàn nhỏ. Cô đưa tình huống “Em đói bụng, cho em ăn cháo”. Trẻ chạy đi lấy chén, muỗng đồ chơi. Sau khi giúp trẻ bày chén, muỗng ra bàn, cô làm bộ nghe Búp bê nói thầm, rồi quay lại hỏi trẻ: “Các em Búp bê nói là sợ cháo dính ra áo. Làm sao bây giờ?”. Để trẻ tự do nói. Một lát sau cô bảo: “Đúng rồi, phải có yếm đeo cho em nữa chứ. Các anh chị giúp cô tìm yếm cho em đi!”. Để trẻ chạy quanh tìm kiếm, chừng 1 phút sau cô đặt khay yếm lên bàn và nói: “Cô Lan đem yếm cho các em đây rồi! Để cô và các anh chị đeo yếm cho em nhé!”. Cô cũng cầm 1 cái đeo cho Búp bê. Vừa làm cô vừa vuốt ngực Búp bê và nói: “Em đeo yếm để đồ ăn không dây ra áo nhé!. Trong khi trẻ làm, cô khen ngợi khuyến khích: “Chị/anh ….giỏi quá. Đeo yếm để đồ ăn không dây ra áo em bé”.
- Cô khen các em bé đeo yếm đẹp và cùng các cháu tiếp tục trò chơi “Cho Búp bê ăn”. Có thể tổ chức vào cuối giờ chơi sáng hoặc sau bữa xế với nhóm trẻ 5-7 cháu. TRÒ CHƠI -TẬP 4 CHĂM EM BỆNH 1. Mục đích: - Phát triển nội dung trò chơi: + Kích thích trẻ thực hiện hành động chơi trong tình huống “em sốt”: sờ trán xem em có nóng không; tiêm thuốc (giả bộ vén áo, làm động tác tiêm, làm động tác day vào chỗ tiêm….) + Lôi cuốn trẻ vào trò chơi với xúc cảm âu yếm, lo lắng; khuyến khích trẻ hỏi han Búp bê : “Em còn mệt không?”…. - Tiếp tục tập cho em chơi với tình huống tưởng tượng: “Em nóng, em bị sốt”. 2. Chuẩn bị: Một Búp bê hoặc 1 thú nhồi bông cỡ lớn: 1 ống tiêm, 1 giường Búp bê. 3. Cách tổ chức: Cô bế Búp bê trên tay và nói : “Các bé xem ai đến lớp mình vậy? A, chào em bé!”.
- Cô nhắc trẻ chào Búp bê, cho trẻ bắt tay Búp bê và nói: “Búp bê chào các chị, chào các anh …. Các anh chị đang làm gì vậy?” (Cô cùng trẻ trả lời: Tập thể dục/ chơi trò chơi). Cô: “Ui dà, sao tự nhiên em bé nóng quá, sờ trán thử coi em có sốt không?” (Cô làm bộ sờ trán Búp bê vẻ mặt lo lắng) - “Trán em nóng quá”- Cô nói tiếp: “Bé Hoa ơi, con sờ trán xem em có nóng không?” Cô tạo điều kiện để trẻ sờ trán Búp bê và khuyến khích trẻ nói: “Em nóng”. Một lúc sau cô nhìn Búp bê nói: “Trán em nóng, em sốt rồi, tội nghiệp em quá!” - Quay sang hỏi trẻ: Làm sao bây giờ? Mình tiêm thuốc cho em hết nóng nhé!”. Cô nhờ 1 cô giáo khác đưa cho mình ống tiêm. Cầm ống tiêm, cô nói với trẻ: “Cô tiêm cho em hết nóng nhé! Tiêm vào đâu?” (để nhiều trẻ trả lời). Cô nhờ 1 bé bế Búp bê (chọn bé ít chịu tham gia chơi) cô vừa làm các động tác vén tay áo Búp bê vừa nói chậm rãi với Búp bê : “Búp bê ngoan nào để các anh chị tiêm cho em hết bệnh nhé! Không đau đâu em đừng sợ” - Cô bế Búp bê để trẻ làm bộ tiêm thuốc. Cô hỏi trẻ: “Em bé có khóc không? Em bé giỏi lắm, không khóc nhè đâu”; “Xong rồi, cô xoa cho em bé hết đau nhé!” Cô làm bộ day vào chỗ tiêm, trẻ làm theo. Để trẻ sờ trán xem Búp bê còn nóng không, khuyến khích trẻ hỏi: “Em còn mệt không?”. Cô cùng trẻ đặt Búp bê vào giường cho em nghỉ. Ghi chú: trò chơi - tập này có thể thực hiện vào thời gian đón trẻ, thể dục sáng hoặc chiều, sau giấc ngủ trưa.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GỢI Ý TƯỞNG CHO TRẺ TRONG HOẠT ĐỘNG PHÒNG THỂ DỤC
5 p | 233 | 57
-
Giáo án tuần 14 bài Tập đọc: Câu chuyện bó đũa - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
6 p | 661 | 37
-
Bài 10: Cảm nghĩ trong đêm thanh tịnh (Tĩnh dạ tứ) - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
9 p | 732 | 30
-
Giáo án tuần 13 bài Tập đọc: Há miệng chờ sung - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
4 p | 325 | 29
-
Giáo án bài 5: Từ Hán Việt - Ngữ văn 7 - GV.T.T.Chi
6 p | 388 | 24
-
Bài 5: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
8 p | 492 | 21
-
Giúp trẻ biết chơi theo nhóm.
6 p | 150 | 16
-
Bài 4: Đại từ - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
5 p | 448 | 15
-
Bài 8: Bạn đến chơi nhà - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
9 p | 309 | 11
-
Bài 4: Những câu hát châm biếm - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
5 p | 208 | 10
-
Bài 1: Liên kết trong văn bản - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
8 p | 276 | 9
-
Bài 9: Từ đồng Nghĩa - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
9 p | 355 | 9
-
Bài 8: Chữa lỗi về quan hệ từ - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
9 p | 293 | 7
-
Bài 9: Cách lập ý của bài văn biểu cảm - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
9 p | 285 | 6
-
Bài 8: Viết bài tập làm văn số 2 - Văn biểu cảm - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
9 p | 190 | 4
-
Bài 5: Trả bài tập làm văn số 1 - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
8 p | 184 | 4
-
Giải bài tập Vai trò, đặc điểm các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp - Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp SGK Địa lí 10
5 p | 110 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn