HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC CỦA CÁC QUỐC GIA TRONG KHỐI ASEAN<br />
GỒM: 1.HÌNH THỨC CHÍNH THỂ<br />
2. HÌNH THỨC CẤU TRÚC<br />
<br />
I. Hình thức chính thể<br />
*Hình thức cộng hòa gồm các quốc gia:Philipines, Singapore, Myanmar, Indonesia, Dongtimor<br />
Trong đó:<br />
+ Philipines và Indonesia theo chế độ cộng hòa tổng thống<br />
+ Singapore, Myanmar và Dongtimor theo chế độ cộng hòa đại nghị.<br />
1. Nội dung chi tiết<br />
Indonesia: là quốc gia có số dân theo Hồi giáo đông nhất thế giới; tuy nhiên trong Hiến pháp<br />
Indonesia không hề đề cập tới tôn giáo này (do vậy không thể coi Indonesia là một quốc gia Hồi giáo<br />
giống như các nước Tây Á và Bắc Phi). Indonesia theo thể chế cộng hòa với một bộ máy lập pháp và tổng<br />
thống do dân bầu.<br />
<br />
Thể chế Nhà nước:<br />
- Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống (đồng thời là người đứng đầu Chính phủ).<br />
- Quốc hội: Hội đồng Hiệp thương nhân dân (MPR) là cơ quan quyền lực cao nhất của<br />
Inđônêxia, có 678 đại biểu trong đó 550 là đại biểu Hội đồng Đại biểu Nhân dân (DPR, tức Hạ<br />
viện) và 128 đại biểu Hội đồng Đại biểu Địa phương (DPD, tức Thượng viện). DPR là cơ quan<br />
quyền lực nhất trong ngành lập pháp In-đô-nê-xi-a, có chức năng xây dựng và giám sát thực hiện<br />
các bộ luật; thông qua các chương trình và chính sách của Chính phủ; phê chuẩn các chức danh<br />
Đại sứ, Tư lệnh cảnh sát quốc gia, Tư lệnh quân đội và Tư lệnh các quân chủng. DPD có chức<br />
năng chủ yếu phản ánh tiếng nói và tăng cường vị thế của địa phương đối với Chính phủ TW, vai<br />
trò hạn chế hơn so với DPR. MPR có 3 chức năng chính: sửa đổi Hiến pháp, làm lễ tuyên thệ<br />
nhậm chức cho Tổng thống và Phó Tổng thống được bầu, thực hiện quá trình luận tội chống lại<br />
Tổng thống. Tuy nhiên, hiện nay vai trò MPR đã giảm đi nhiều so với trước.<br />
- Cơ chế bầu cử: Các đại biểu MPR, Tổng thống và Phó Tổng thống được bầu trực tiếp 5 năm<br />
một lần (tổng tuyển cử bầu các thành viên MPR trước, sau đó đến bầu Tổng thống và Phó Tổng<br />
thống).<br />
- Hệ thống tư pháp bao gồm Toà án, công tố, kiểm sát theo mô hình Nhà nước Cộng hoà.<br />
Philippines: có một chính phủ dân chủ theo mô hình cộng hòa lập hiến với một tổng thống.<br />
Philippines là một quốc gia đơn nhất. Có một số nỗ lực nhằm biến chính quyền thành một chính quyền<br />
liên bang đơn viện hay nghị viện kể từ thời Ramos tổng thống đóng vai trò là nguyên thủ quốc gia và<br />
nguyên thủ chính phủ, cũng như là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Tổng thống được bầu theo hình<br />
thức phổ thông đầu phiếu với nhiệm kì 6 năm,trong thời gian đó tổng thống sẽ bổ nhiệm và điều khiển nội<br />
các. Đại hội Philippines hay còn được gọi Quốc hội Philippines là cơ quan lập pháp quốc gia của Cộng<br />
hòa Philippines. Đại hội là cơ quan lưỡng viện gồm Thượng viện và Hạ viện.,Thượng viện gồm 24<br />
Tiến Hoàng ( TDT LAW)<br />
<br />
Page 1<br />
<br />
thượng nghị sĩ, một nửa lại được bầu trong 3 năm. Mỗi thượng nghị sĩ có nhiệm kỳ 6 năm.Các thượng<br />
nghị sĩ được bầu bởi cử tri và không đại diện cho khu vực địa lý.<br />
Hạ viện tối đa là 250 hạ nghị sĩ. Có 2 dạng hạ nghị sĩ: khu vực và nhóm. Các vị đại biểu sẽ đại diện cho<br />
khu vực bầu cử trên khắp cả nước.Tất cả các tỉnh có ít nhất 1 khu vực bầu cử. Một số thành phố cũng có<br />
khu vực bầu cử riêng, sắp xếp có 2 hay nhiều đại biểu.<br />
Quyền hạn của Đại hội:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Quyền bổ nhiệm;<br />
Quyền hành động như Hội đồng Lập hiến; (Hạ viện và Thượng viện tổ chức họp chung)<br />
Quyền buộc tội; (ban đầu nghi vấn quyền của Hạ viện, và xét xử quyền của Thượng viện)<br />
Quyền phê chuẩn hiệp ước; (chỉ có thượng viện)<br />
Quyền tuyên bố chiến tranh; (Hạ viện và Thượng viện tổ chức họp chung)<br />
Quyền ân xá;<br />
Quyền hành động như Ban vận động bỏ phiếu Tổng thống/ Phó tổng thống; (bằng cách lập ủy ban<br />
chung thuộc đại hội vận động)<br />
Quyền bất tuân lệnh;<br />
Quyền hỗn hợp;<br />
Quyền ủy thác;<br />
Quyền ngân sách;<br />
Quyền thuế;<br />
Quyền tư pháp được trao cho Tối cao pháp viện, bao gồm một Chánh án tối cao và 14 thẩm phán.<br />
Họ đều do tổng thống bổ nhiệm từ danh sách cho Hội đồng Tư pháp và Luật sư đề trình.<br />
<br />
Singgapore: là một nước Cộng hòa nghị viện nhất viện theo hệ thống Westminster (Hệ thống<br />
Westminster là hệ thống nhà nước dân chủ nghị viện theo mô hình chính trị và thể chế Đại nghị của<br />
Vương quốc Anh. Thuật ngữ này xuất phát từ Cung điện Westminster, nơi đặt Nghị viện Anh.)đại diện<br />
cho các khu vực bầu cử. Hiến pháp của quốc gia thiết lập hệ thống chính trị dân chủ đại diện Quyền hành<br />
pháp thuộc về Nội các, do thủ tướng lãnh đạo và ở một mức độ thấp hơn rất nhiều là tổng thống. Tổng<br />
thống được bầu thông qua phổ thông đầu phiếu và có quyền phủ quyết đối với một tập hợp cụ thể các<br />
quyết định hành pháp, như sử dụng dự trữ quốc gia và bổ nhiệm các thẩm phán song vai trò đó phần lớn<br />
mang tính lễ nghi. Tổng thống có thể phục vụ tối đa hai nhiệm kỳ 5 năm liên tiếp.Cơ quan đại diện cao<br />
nhất ở cấp quốc gia là Hội nghị Hiệp thương Nhân dân (MPR).Các chức năng chính của cơ quan này là<br />
hỗ trợ và sửa đổi hiến pháp, chứng nhận tổng thống nhậm chức, chính thức hoá các khuôn khổ của chính<br />
sách quốc gia.Cơ quan này có quyền buộc tội tổng thống.Quốc hội đóng vai trò là nhánh lập pháp của<br />
chính phủ. Các thành viên của Quốc hội gồm có các thành viên đắc cử, phi tuyển khu và được chỉ<br />
định.Các thành viên đắc cử được bầu vào Quốc hội trên cơ sở "đa số ghế" và đại diện cho các khu vực<br />
bầu cử có một hoặc nhóm đại diện.<br />
Về hành chính: Mi-an-ma theo thể chế Liên Bang với 7 bang và 7 Khu hành chính (tương đương bang).<br />
-Về chính trị: Cơ quan quyền lực cao nhất hiện nay là Hội đồng Hoà bình và Phát triển Quốc gia (SPDC)<br />
do Thống tướng Than Xuề làm Chủ tịch. Tại các Bang, Khu hành chính và các cấp chính quyền địa<br />
phương đều có Hội đồng Hoà bình và Phát triển địa phương.<br />
- Đứng đầu Chính phủ Mi-an-ma là Thủ tướng Aung San Suu Kyi.<br />
- Quốc hội Mi-an-ma được bầu năm 1990 với 485 đại biểu. Từ 1993, Đại hội Quốc dân được triệu tập lần<br />
đầu tiên bao gồm các đại biểu trúng cử trong cuộc Tuyển cử 1990 để dự thảo Hiến pháp mới. Năm 1996,<br />
Tiến Hoàng ( TDT LAW)<br />
<br />
Page 2<br />
<br />
NLD tuyên bố tẩy chay Đại hội Quốc dân do chính quyền không trao quyền theo kết quả cuộc bầu cử<br />
1990.<br />
- Ngày 17/5/2004, Đại hội Quốc dân đã được triệu tập lần thứ hai nhằm soạn thảo Hiến pháp mới với<br />
1088 đại biểu tham dự bao gồm các thành phần trong xã hội, các đảng phái, vv… các đảng đối lập không<br />
tham dự. Ngày 17/2/2005, Chính quyền Mi-an-ma đã triệu tập Đại hội Quốc dân giai đoạn 2 với sự tham<br />
dự của 1086 đại biểu.Đại hội đã diễn ra suôn sẻ, song thực chất vẫn không nhận được sự ủng hộ của đại<br />
diện các đảng đối lập cũng như của dư luận bên ngoài.<br />
- Ngày 5/12/2005, Đại hội Quốc dân Mi-an-ma đã khai mạc kỳ họp Đại hội Quốc dân lần này dự kiến kéo<br />
dài 40-50 ngày. Nội dung của Đại hội lần này là: (1) Những nguyên tắc cơ bản chi tiết trong quá trình dự<br />
thảo việc chia sẻ quyền lập pháp và hành pháp; (2) Những nguyên tắc cơ bản chi tiết về vai trò của các<br />
lực lượng vũ trang.<br />
- Đại hội Quốc dân mở lại vào ngày 18/7/2007, kết thúc vào tháng 9/2007. Phiên họp xác định những chi<br />
tiết cuối cùng của bản hiến pháp, bao gồm các điều khoản về bầu cử, các đảng phái chính trị, quốc kỳ và<br />
quốc ca. Tháng 02/2008, Chính phủ Mianma thông báo sẽ tiến hành trưng cầu dân ý bản Hiến pháp mới<br />
vào ngày 10/5/2008 và cuộc bầu cử theo Hiến pháp mới sẽ được tổ chức vào năm 2010.<br />
- Hiến pháp: Hiến pháp do tướng Ne Win lập ra vào tháng 01/1974 đã bị bãi bỏ vào tháng 9/1988. Dự<br />
thảo Hiến pháp mới được hoàn thành vào tháng 2/2008.Ngày 10/5 và 24/5, Mianma tổ chức trưng cầu dân<br />
ý Hiến pháp mới. Ngày 26/5/2008, Ủy ban Trưng cầu dân ý tuyên bố Hiến pháp mới đã được thông qua<br />
với 27 triệu 288 nghìn 100 người tham gia bỏ phiếu, đạt 98% trong đó có gần 93% phiếu thuận.<br />
Ngày 8 tháng 11 năm 2015, hàng chục triệu người dân Myanmar đã đi bỏ phiếu với kỳ vọng vào tương lai<br />
trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên kể từ năm 1990. Kết quả cuộc bầu cử được công bố cụ thể vào sáng<br />
ngày 10 tháng 11 năm 2015. Ước tính khoảng 10.000 quan sát viên đã có mặt theo dõi tiến trình bầu cử<br />
tại Myanmar. Chính phủ triển khai hơn 40.000 cảnh sát đặc nhiệm giám sát các điểm bầu cử. Rất nhiều<br />
chợ, nhà hàng ở Yangon đóng cửa để đảm bảo an toàn. Chiều ngày 10 tháng 11 năm 2015, bà Aung San<br />
Suu Kyi, lãnh đạo đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) Myanmar tuyên bố đảng của bà giành<br />
khoảng 75% trong tổng số ghế Quốc hội. Trong đó, NLD có 96 ghế, bao gồm 49 ghế hạ viện. Đảng Đoàn<br />
kết phát triển liên bang (USDP) cầm quyền chỉ có 3 ghế hạ viện. Dù đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi<br />
giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lịch sử hôm 8/11, quân đội Myanmar vẫn nắm giữ không ít vị trí<br />
lãnh đạo quan trọng trong hệ thống chính trị nước này. Bên cạnh việc đưa các cựu quan chức cấp cao<br />
trong đảng cầm quyền vào nắm giữ những vị trí ở Nội các, quân đội Myanmar còn tự trao cho mình<br />
quyền lực hiến pháp để gây ảnh hưởng với chính phủ của bất cứ ai được bầu lên làm Tổng thống. Thậm<br />
chí, trong trường hợp khẩn cấp, một cơ quan chuyên trách do quân đội chỉ huy còn có thể giành lại quyền<br />
quản lý đất nước.Hơn nữa, hiến pháp Mynamar hiện thời không cho phép bà Suu Kyi được giữ chức<br />
Tổng thống.<br />
Dongtimor theo mô hình nhà nước cộng hoà:<br />
Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống (nhiệm kỳ 5 năm, mặc dù theo Hiến pháp 22/3/2002 Tổng thống chỉ<br />
đóng vai trò là biểu tượng quốc gia nhưng vẫn có quyền phủ quyết, giải tán quốc hội và tổ chức tổng<br />
tuyển cử).<br />
- Người đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng<br />
- Tên gọi Chính phủ: Hội đồng Bộ trưởng<br />
-Cơ quan lập pháp ở Đông Timor: Nghị viện Quốc gia hay Parlamento Nacional<br />
Hiến pháp Đông Timor phỏng theo Bồ Đào Nha<br />
Sau bầu cử 30/8/2001, Quốc hội lập hiến Ti-mo Lét-xtê chuyển thành Quốc hội đầu tiên của Ti-mo Létxtê, cơ quan quyền lực cao nhất gồm 88 đại biểu (nhiệm kỳ 5 năm). Hiện nay, số lượng đại biểu Quốc hội<br />
(nhiệm kỳ 2007-2012) giảm xuống còn 65 người (Fretilin chiếm 21 ghế; đảng CNRT 18 ghế; đảng Dân<br />
Tiến Hoàng ( TDT LAW)<br />
<br />
Page 3<br />
<br />
chủ xã hội và Hiệp hội những người dân chủ xã hội Ti-mo Lét-xtê 11 ghế; đảng Dân chủ 8 ghế; đảng<br />
Thống nhất quốc gia 3 ghế; đảng Liên minh Dân chủ và đảng Thống nhất quốc gia vì kháng chiến của Timo Lét-xtê, mỗi đảng 2 ghế)<br />
- Hệ thống Toà án, công tố, kiểm soát theo mô hình Nhà nước Cộng hoà.<br />
3. Địa giới hành chính và phân cấp quản lý: được chia thành 13 tỉnh, 65 quận, thị.<br />
4. Các Đảng phái chính trị:<br />
Năm 1974, Thống đốc Bồ Đào Nha tại Ti-mo Lét-xtê cho phép thành lập các đảng phái chính trị. Lúc đó<br />
5 đảng đã được thành lập gồm 3 đảng chính là Liên minh Dân chủ Timor (UDT), Hiệp hội dân chủ hoà<br />
bình dân Timor (APODETI), Mặt trận cách mạng vì một Ti-mo Lét-xtê độc lập (FRETILIN). Ngoài ra<br />
còn có đảng Lao động (TRABALHISTA).<br />
Trong một thời gian dài, UDT, APODETI, FRETILIN mâu thuẫn nhau về chủ trương chính trị cho Ti-mo<br />
Lét-xtê. Vào những năm 70, UDT là đảng bảo thủ được khoảng 10% số dân ủng hộ và chủ trương gắn<br />
chặt quan hệ với Bồ Đào Nha. APODETI là một đảng rất nhỏ chỉ được khoảng 5% dân chúng ủng hộ và<br />
chủ trương sát nhập Ti-mo Lét-xtê vào In-đô-nê-xi-a. FRETILIN là một đảng cánh tả đại diện cho nhiều<br />
tầng lớp, quan điểm khác nhau nên khuynh hướng chính trị trong đảng rất phức tạp. Đảng này được<br />
khoảng 60% dân số ủng hộ, chủ trương độc lập ngay cho Ti-mo Lét-xtê và chống việc sát nhập vào In-đônê-xi-a.<br />
Trong kỳ bầu cử Quốc hội ngày 30/6/2007, có 14 đảng chính trị tham gia, chia thành nhiều phe phái,<br />
trong đó 7 đảng và liên minh các đảng có ghế trong Quốc hội mới (65 ghế).<br />
2. So sánh các điểm giống và khác nhau:<br />
* Hình thức Cộng hòa Tổng thống:<br />
- Điểm giống nhau:<br />
Các chế độ tổng thống là những chế độ mà có một chính trị gia được bầu duy nhất làm đại diện<br />
cho cả nước và nhiệm kỳ của người đó không phụ thuộc vào sự ủng hộ của nhánh lập pháp. tổng thống có<br />
thể nắm trong tay những quyền sau : quyền bổ nhiệm, kiểm soát cuộc họp nội các, quyền phủ quyết,<br />
quyền phủ quyết những vấn đề thuộc ngành dọc, quyền [trong trường hợp-ND] khẩn cấp, kiểm soát chính<br />
sách đối ngoại, quyền đối với việc thành lập chính phủ, và quyền giải tán cơ quan hành pháp. Ngoài danh<br />
sách các quyền lực trên của tổng thống, còn có một cách khác để thảo luận hoặc phân loại những hệ thống<br />
đó.Nói như vậy nhưng có lẽ sẽ có ích hơn khi tập trung vào bốn đặc điểm chính của các chế độ tổng<br />
thống để có thể sử dụng nhằm phân biệt các loại chính quyền hành pháp.<br />
<br />
Tiến Hoàng ( TDT LAW)<br />
<br />
Page 4<br />
<br />
-Điểm khác nhau:<br />
PHILIPINES<br />
+Tư pháp<br />
Hệ thống pháp luật của Philippines dựa trên cơ sở truyền thống án lệ (common law). Tổ chức bộ máy Nhà<br />
nước của Phillippines giống với mô hình tổ chức bộ máy Nhà nước của Hoa Kỳ. Quyền lực Nhà nước<br />
được phân chia theo học thuyết tam quyền phân lập. Đứng đầu cơ quan hành pháp là Tổng thống do nhân<br />
dân bầu ra. Quốc hội chịu trách nhiệm lập pháp còn tư pháp được giao cho Toà án.<br />
Chia làm 3 cấp tòa án, có thêm tòa sharia ở phía Nam Mindanao. Tòa tối cao gồm 1 chánh án và 14 phó<br />
chánh án được quốc hội lựa chọn với nhiệm kì suốt đời. 13 tòa khu vực (thủ đô và 12 khu vực)<br />
+)Lập pháp<br />
2 viện: thượng hạ được dân bầu ra với nhiệm kì 6 năm. Là cơ quan ban hành luật pháp được thông qua<br />
nếu có trên 2/3 quốc hội đồng ý. Hạ viện có nhiệm kì 3 năm, thượng viện có nhiệm kì 6 năm nhưng cứ 3<br />
năm lại ½ thượng nghị sĩ được bầu lại.<br />
+)Hành pháp<br />
Đứng đầu là tổng thống do dân bầu ra, có quyền chỉ định bộ trưởng, giúp việc cho tổng thống, còn là tổng<br />
tư lệnh quân đội, thành lập chính sách, đề hướng ngoại giao<br />
INDONESIA<br />
+)Tư pháp<br />
Hệ thống pháp luật của Indonesia rất phức tạp vì nó chịu ảnh hưởng bởi truyền thống pháp luật án lệ<br />
(common law), truyền thống pháp luật dân sự (civil law) và truyền thống pháp luật Indonesia. Bộ máy<br />
Nhà nước của Indonesia được tổ chức theo mô hình cộng hoà tổng thống, có sự phân chia giữa quyền lập<br />
pháp, hành pháp và tư pháp. Các cơ quan pháp luật của Indonesia bao gồm: Bộ Tư pháp và nhân quyền,<br />
Cơ quan Cải cách pháp luật, Cơ quan Công tố và Toà án.<br />
Bộ tư pháp và nhân quyền, có 20 tòa án cấp cao, 1 tối cao và các tòa án chuyên biệt công tố.<br />
+) Lập pháp<br />
Hội nghị hiệp thương nhân dân gồm: Hội đồng đại diện khu vực và Hợp đồng đại diện nhân dân nhiệm kì<br />
5 năm.<br />
+) Hành pháp<br />
Tổng thống có 2 nhiệm kì 5 năm à kiêm tổng tư lệnh<br />
<br />
* Hình thức Cộng hòa Đại nghị<br />
Tiến Hoàng ( TDT LAW)<br />
<br />
Page 5<br />
<br />