176 / NHIEÀU TAÙC GIAÛ<br />
<br />
VÕ VĂN KIỆT – NGƯỜI HỌC TRÒ XUẤT SẮC<br />
CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
1. TRỌN CUỘC ĐỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG<br />
<br />
Ông sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở vùng<br />
châu thổ sông Cửu Long, sớm dấn thân vào con đường cách<br />
mạng từ khi còn rất trẻ. Nhắc đến tên ông, người ta sẽ nghĩ<br />
ngay đến một người cộng sản trung kiên, người lãnh đạo<br />
tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam. Đặc biệt, với<br />
những cống hiến xuất sắc, sáng tạo trong thời kỳ đổi mới,<br />
ông đã góp phần quan trọng đưa đất nước thoát khỏi khủng<br />
hoảng, ổn định và vững bước trên con đường hội nhập và<br />
phát triển. Ông là Võ Văn Kiệt, cố Thủ tướng Chính phủ<br />
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.<br />
Trải qua gần 70 năm, từ những ngày lăn lộn với<br />
phong trào cách mạng ở quê hương Vĩnh Long cho đến<br />
khi giữ cương vị cao nhất của Chính phủ, cuộc đời của cố<br />
Thủ tướng Võ Văn Kiệt gắn liền với những chặng đường<br />
đấu tranh đầy hy sinh gian khổ nhưng rất đỗi oanh liệt, vẻ<br />
vang của Đảng.<br />
<br />
Những chiến sĩ cách mạng trung kiên / 177<br />
<br />
NGƯỜI CỘNG SẢN ƯU TÚ<br />
<br />
Phan Văn Hòa - (tên khai sinh của ông Võ Văn Kiệt),<br />
sinh ra và lớn lên ở xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, Vĩnh<br />
Long - một vùng đất giàu truyền thống cách mạng, yêu<br />
nước, chống giặc ngoại xâm. Ngay khi thực dân Pháp xâm<br />
lược nước ta, đông đảo các nghĩa binh trong phong trào<br />
kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Vĩnh Long<br />
đã đứng lên đấu tranh kiên cường. Tiếp thu tinh thần yêu<br />
nước và truyền thống đấu tranh bất khuất của quê hương,<br />
Phan Văn Hòa đã sớm hình thành tư tưởng yêu nước và<br />
hướng về cách mạng. Được các chiến sĩ cách mạng đàn anh<br />
dìu dắt, năm 1938, khi mới 16 tuổi, Phan Văn Hòa đã tham<br />
gia hoạt động cách mạng trong phong trào Thanh niên phản<br />
đế. Đến tháng 11-1939, ông được kết nạp vào Đảng Cộng<br />
sản Đông Dương, làm Bí thư chi bộ, Huyện ủy viên huyện<br />
Vũng Liêm và tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ở<br />
Vĩnh Long.<br />
Dưới sự phân công của Đảng, ông luôn hoàn thành<br />
xuất sắc nhiệm vụ, lập được nhiều công lớn. Từ năm 1973<br />
đến khi giải phóng hoàn toàn miền Nam, ông được phân<br />
công giữ nhiều chức vụ quan trọng khác như: Ủy viên<br />
Thường vụ Trung ương Cục miền Nam, Ủy viên trong Đảng<br />
ủy đặc biệt của chiến dịch Hồ Chí Minh. Cùng với các đồng<br />
chí trong Đảng ủy chiến dịch, ông đã lãnh đạo quân và dân<br />
ta làm nên chiến thắng oanh liệt trong chiến dịch Hồ Chí<br />
Minh lịch sử, hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam,<br />
thống nhất đất nước.<br />
<br />
178 / NHIEÀU TAÙC GIAÛ<br />
<br />
Những năm tháng hoạt động gắn bó, đồng cam cộng<br />
khổ với nhân dân, ông luôn tỏ rõ là người có năng lực “thiên<br />
phú” về hoạt động thực tiễn, có phương pháp vận động,<br />
tuyên truyền cảm hóa, thu phục lòng người. Ông đã trở<br />
thành người lãnh đạo tin cậy đối với nhân dân, được dân<br />
hết lòng che chở. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, trên bất cứ<br />
cương vị nào ông cũng tỏ rõ tinh thần kiên trung cách mạng,<br />
tỏ rõ bản lĩnh, trí tuệ sáng tạo và trên hết là tấm gương suốt<br />
đời phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, vì sự nghiệp cách<br />
mạng, sẵn sàng hy sinh…<br />
SỐNG MÃI VỚI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
Trong thời gian đầu sau giải phóng, bên cạnh những<br />
thuận lợi cùng khí thế hồ hởi, phấn khởi sau chiến thắng lịch<br />
sử, Ủy ban Quân quản và Ban Chấp hành Đảng bộ thành<br />
phố phải vượt qua những khó khăn thách thức mới. Trên<br />
cương vị là Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh ông<br />
luôn trăn trở tìm mọi cách đưa “con thuyền thành phố” vượt<br />
qua thác ghềnh nguy hiểm. Ông cùng Ban Thường vụ Thành<br />
ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo một cách chặt chẽ, năng động, sáng<br />
tạo trong xử lý hàng loạt vấn đề ở mọi lĩnh vực kinh tế - xã<br />
hội, an ninh trật tự. Ông đã dành thời gian đi sâu, đi sát cơ<br />
sở, lắng nghe ý kiến của các giám đốc, thư ký công đoàn và<br />
công nhân các xí nghiệp, ý kiến của nông dân, văn nghệ sĩ,<br />
trí thức… kể cả những ý kiến khác biệt.<br />
Các ban tham mưu về kinh tế của Thành ủy và cán bộ<br />
nghiên cứu Văn phòng Thành ủy lúc bấy giờ cho rằng hầu<br />
<br />
Những chiến sĩ cách mạng trung kiên / 179<br />
<br />
như mỗi ngày ông Võ Văn Kiệt đều đưa ra sáng kiến mới,<br />
ý tưởng mới mang tính đột phá, mở lối thoát để khắc phục<br />
khó khăn của mô hình kinh tế cũ. Từ hoạt động thực tiễn,<br />
ông nhận thấy kinh tế thành phố không thể tách rời với các<br />
tỉnh đồng bằng Nam Bộ và miền Đông Nam Bộ, Nam Trung<br />
Bộ, Tây nguyên… Tách thành phố ra khỏi khu vực cả nước<br />
sẽ làm cho Thành phố và khu vực yếu đi; sức của cả nước sụt<br />
giảm. Chính từ nhận thức đó, đồng chí Võ Văn Kiệt với tư<br />
cách là Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy<br />
đã chỉ đạo tổ chức và chủ trì những cuộc họp với bí thư các<br />
tỉnh trong vùng để bàn biện pháp tháo gỡ bế tắc trong đời<br />
sống kinh tế - xã hội.<br />
Hơn 15 năm là người đứng đầu Đảng bộ Sài Gòn - Gia<br />
Định – Thành phố Hồ Chí Minh trong kháng chiến cũng<br />
như trong hòa bình, đồng chí Sáu Dân - Võ Văn Kiệt đã để<br />
lại những dấu ấn rất sâu đậm trong lòng Đảng bộ và quân<br />
dân Sài Gòn - Gia Định – Thành phố Hồ Chí Minh bằng<br />
những cống hiến to lớn được ghi đậm trong Lịch sử Đảng bộ<br />
Thành phố Hồ Chí Minh. Thời đồng chí làm Bí thư Thành<br />
ủy đã đưa thành phố trở thành địa bàn nổi tiếng năng động,<br />
đổi mới có hiệu quả. Ông luôn là con người của thực tiễn,<br />
của hành động - hành động trên cở sở tư duy thực tiễn phù<br />
hợp quy luật, năng động sáng tạo như một bản năng vốn có.<br />
Nói đi đôi với làm, thấy đúng và thấy có lợi cho cách mạng,<br />
cho dân, cho nước thì cương quyết làm, làm đến nơi đến<br />
chốn và chịu trách nhiệm với cấp trên, dù có trái với chủ<br />
trương lúc bấy giờ - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy<br />
<br />
180 / NHIEÀU TAÙC GIAÛ<br />
<br />
Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải nhận định. Chính<br />
những chủ trương, chính sách do đồng chí Võ Văn Kiệt tổ<br />
chức nghiên cứu từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, rồi<br />
đưa ra thi hành thí điểm, tiến hành tổng kết đã trở thành<br />
những bước đột phá, những căn cứ thực tiễn quan trọng góp<br />
phần hình thành tư duy và đường lối đổi mới sau này.<br />
Hơn nửa thế kỷ kể từ ngày đặt chân đến Thành phố<br />
Hồ Chí Minh và vĩnh viễn yên nghỉ nơi đây, ông mãi mãi<br />
sống trong ký ức của Đảng bộ, của các tầng lớp nhân dân và<br />
lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định – Thành phố Hồ Chí<br />
Minh.<br />
2. DẤU ẤN TRÊN NHỮNG CÔNG TRÌNH THẾ KỶ<br />
<br />
Đồng chí Võ Văn Kiệt được ghi nhận, đánh giá là một<br />
trong những người đi đầu trong công cuộc đổi mới ở Việt<br />
Nam kể từ năm 1986, là “tổng công trình sư” nhiều dự án táo<br />
bạo của thời kỳ đổi mới. Những công trình như đường dây<br />
tải điện 500kv Bắc- Nam, các công trình thủy điện Thác Mơ,<br />
Yaly, Hàm Thuận - Đami, cầu Mỹ Thuận, Nhà máy lọc dầu<br />
Dung Quất… đã ghi đậm dấu ấn của người lãnh đạo quyết<br />
đoán, tài năng Võ Văn Kiệt.<br />
TỪ CHUYỆN “XÉ RÀO”<br />
<br />
Cho đến bây giờ, người dân Thành phố Hồ Chí Minh<br />
vẫn quen thuộc với những từ “tháo gỡ”, “cởi trói”, “xé rào”<br />
mà người Bí thư Thành ủy khéo léo áp dụng trong những<br />
<br />