Hoạt động truyền dạy nghệ thuật cồng chiêng trong trường học và thanh thiếu niên ở tỉnh Gia Lai
lượt xem 2
download
Bài viết "Hoạt động truyền dạy nghệ thuật cồng chiêng trong trường học và thanh thiếu niên ở tỉnh Gia Lai" trình bày về việc truyền dạy cồng chiêng trong trường học và thanh thiếu niên ở tỉnh Gia Lai được quan tâm, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, làm hồi sinh nhiều sinh hoạt văn hóa gắn với cồng chiêng trong vùng đồng bào các dân tộc tại chỗ tỉnh Gia Lai. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hoạt động truyền dạy nghệ thuật cồng chiêng trong trường học và thanh thiếu niên ở tỉnh Gia Lai
- HOẠT ĐỘNG TRUYỀN DẠY NGHỆ THUẬT CỒNG CHIÊNG TRONG TRƯỜNG HỌC VÀ THANH THIẾU NIÊN Ở TỈNH GIA LAI TS. Nguyễn Thị Kim Vân67* Tóm tắt Cư dân tại chỗ của tỉnh Gia Lai gồm 2 dân tộc Bahnar và Jrai - chủ nhân của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Từ khi được di sản văn hóa này được UNESCO vinh danh (tháng 11-2005), việc truyền dạy nghệ thuật cồng chiêng trong trường học và thanh thiếu nhi ở tỉnh Gia Lai đã được quan tâm. Cái được lớn nhất mà Gia Lai đã làm được sau gần hai mươi năm di sản được công nhận là khơi dậy mạnh mẽ ý thức của cộng đồng các dân tộc trong tỉnh, nhất là trong thế hệ trẻ về giá trị của di sản văn hóa cồng chiêng, từ đó, có nhiều học sinh và thanh, thiếu niên đến với sinh hoạt văn hóa có sử dụng cồng chiêng, góp phần làm cho tỉnh có thêm hàng trăm đội cồng chiêng mới, trong đó có nhiều đội cồng chiêng thanh thiếu nhi. Đây là một tín hiệu vui trong hoạt động đưa di sản văn hóa cồng chiêng đến với thế hệ trẻ các dân tộc Bahnar, Jrai nói riêng, cư dân tại chỗ Tây Nguyên nói chung. Gia Lai có 44 dân tộc68 cùng chung sống. Cũng như các tỉnh Tây Nguyên, cư dân Gia Lai gồm 2 bộ phận: cư dân tại chỗ (cũng có người viết là dân tộc bản địa) và cư dân mới nhập cư. Cư dân tại chỗ của tỉnh Gia Lai gồm 2 dân tộc Bahnar69 và Jrai70. Cả người Bahnar và Jrai đều là những dân tộc có số dân đứng đầu trong các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ của họ ở Tây Nguyên71 - chủ nhân của không gian văn hóa cồng chiêng. Từ khi được di sản văn hóa này được UNESCO vinh danh (tháng 11-2005), việc truyền dạy cồng chiêng trong trường học và thanh thiếu niên ở tỉnh Gia Lai được quan tâm, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, làm hồi sinh nhiều sinh hoạt văn hóa gắn với cồng chiêng trong vùng đồng bào các dân tộc tại chỗ tỉnh Gia Lai. 1. Cồng chiêng trong đời sống tinh thần của người Bahnar, Jrai và nguy cơ mai một đã từng 67 TS. Ủy viên Thường vụ Liên hiệp các hội Khoa học - Kỹ thuật tỉnh Gia Lai; nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh Gia Lai. 68 Tổng cục thống kê (2020), Kết quả toàn bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Nhà xuất bản Thống kê, tr. 156-158. 69 Tên dân tộc này có nhiều cách viết khác nhau: Ba-na, Ba Na, Bahnar, Bơhnar... Ở các tỉnh Bắc Tây Nguyên, đồng bào xác nhận cách viết tộc danh của mình là Bahnar. Tại Quyết định số 30/2011/QĐ-UBND ngày 28/10/2011, UBND tỉnh Gia Lai cũng đã xác định tộc danh này. 70 Tên dân tộc này có nhiều cách viết khác nhau: Gia-rai, Gia Rai, Jrai, Jơrai, Jarai… Ở Gia Lai đồng bào xác định cách viết tộc danh của mình là Jrai. Tại Quyết định số 30/2011/QĐ-UBND ngày 28/10/2011, UBND tỉnh Gia Lai cũng đã xác định tộc danh này. 71 Các dân tộc thuộc nhóm ngữ hệ Môn - Khmer ở Tây Nguyên gồm: Bahnar, Xơ Đăng, Giẻ Triêng, Brâu, Rơmăm, Mnông, Cơ Ho, Mạ. Các dân tộc thuộc nhóm ngữ hệ Malayo - Polinesia ở Tây Nguyên gồm: Jrai, Ê Đê, Chu Ru. Năm 2019, cả nước có 513.930 người Jrai thì Tây Nguyên có 506.372 người. Riêng ở tỉnh Gia Lai, dân tộc Jrai có 439.738 người (chiếm 86,84% trong tổng số người Jrai ở Tây Nguyên). Cũng trong năm này, cả nước có 286.910 người Bahnar, thì ở Tây Nguyên có 258.723 người. Riêng tỉnh Gia Lai có 189.367 người (chiếm 73,19% trong tổng số người Bahnar ở Tây Nguyên). Các số liệu ở đây được dẫn từ: Tổng cục thống kê (2020), đd. 293
- 1.1. Cồng chiêng trong đời sống tinh thần của người Bahnar, Jrai72 Trên thực tế, cồng chiêng không chỉ có trong văn hóa của cư dân tại chỗ Tây Nguyên, ở miền Trung Việt Nam mà còn phổ biến ở nhiều vùng trong cả nước như Việt Bắc, Tây Bắc, và cả trong người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ...; nhiều quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Lào, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Indonexia... nhưng cho đến đầu thế kỷ XXI này, thì không phải ở đâu cồng chiêng cũng có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của con người như với cư dân tại chỗ Tây Nguyên nói chung, người Bahnar và Jrai nói riêng. Sự phổ biến của cồng chiêng trong tất cả các tộc người ở Tây Nguyên cho thấy cồng chiêng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của đồng bào. Nó có mặt trong hầu hết các nghi lễ của cá nhân, của từng gia đình, cộng đồng và cả trong những lễ hội suốt một mùa trồng tỉa của cư dân nông nghiệp. Ở vùng Ayun Pa, Yang Pơtao Apui (thường được dịch là vua Lửa) đã tồn tại hơn nửa thiên niên kỷ với khả năng có thể "gọi mưa, trừ hạn" trong niềm tin của một bộ phận người Jrai, Bahnar, Ê Đê cũng sử dụng cồng chiêng như một phương tiện để giao tiếp với thần linh, đặc biệt là lễ cầu mưa. Vai trò của cồng chiêng trong lễ / lễ hội gần như vai trò của khói nhang trong lễ / lễ hội của người Việt.Âm thanh cồng chiêng vang xa chính là phương tiện giúp con người giao tiếp với thân linh; âm thanh cồng chiêng cũng đồng thời là phương tiện nhanh nhất để chuyển tải thông tin giữa các buôn làng. Chỉ cần nghe tiếng chiêng, những người trong làng, trong vùng sẽ hiểu rằng ở phía có tiếng chiêng đang diễn ra điều gì để chuẩn bị đến chia buồn hoặc chung vui. Đối với người Jrai, khi nghe bài Trong hor (Chơkar trong hor) đánh bằng chiêng Aráp, âm điệu buồn, mọi người đều biết nơi có tiếng chiêng vừa có người từ giã cõi đời; Nghe bài Chok kơ mơnuih djai đánh bằng chiêng aráp, có âm điệu buồn là biết người chết chuẩn bị được đưa từ nhà sàn xuống đất để khiêng ra khu nhà mồ; Bài Chok kơ arăng đánh bằng chiêng aráp là bài tiễn đưa người chết, nghe bài này đồng bào biết người chết đang trên đường được đưa đến khu nhà mồ, lần thứ 2 nghe lại bài này cho biết việc chôn cất đã xong; Bài Anong thuach âm tiết vui tươi đánh bằng chiêng aráp chỉ có trong lễ bỏ mả; Bài Iâo tui dra ju\ chỉ đánh khi bỏ mả, với âm điệu vui, thay lời mời gọi thanh niên, người già đến mừng người chết được về đoàn tụ với ông bà ở "làng atâu"; Còn bài Kơ dja đánh bằng chiêng tơnăh thì cho biết phía có tiếng chiêng đang có lễ hội vui... Để một bộ cồng chiêng trở thành linh khí phải trải qua nhiều công đoạn: khi thợ đúc đồng người Việt làm ra những chiếc cồng chiêng là mới hình thành được "phần xác" của cồng chiêng, mới tạo ra những "lá đồng" đơn thuần có hình dáng cồng chiêng - có thể coi đây chỉ là bước làm xong ngôi nhà cho thần chiêng trú ngụ. Việc mang lại "phần hồn" cho cồng chiêng thì phải do chính các dân tộc sử dụng cồng chiêng thực hiện. Sau khi mua cồng chiêng của người Việt về, những thợ chỉnh chiêng chuyên nghiệp của từng tộc người sẽ gò chỉnh lại để từng chiếc cồng chiêng có được âm thanh theo yêu cầu thang âm trong biên chế của mỗi bộ chiêng. Công việc chỉnh sửa cồng chiêng (đồng bào quen gọi là "lên dây chiêng") nhằm mang lại những âm thanh “chuẩn” cho các bộ chiêng hiện rất ít người làm được. Người Tây Nguyên 72 Nguyễn Thị Kim Vân, Đến với lịch sử văn hóa Bắc Tây Nguyên, Nxb Đà Nẵng, 2007 294
- tin rằng chỉ có những người được "Yàng (thần) cho âm thanh" của cồng chiêng mới làm được nghề này và thường “cha truyền con nối”. Mỗi khi bắt tay vào gò chỉnh một bộ cồng chiêng, người thợ thường thực hiện một nghi lễ cúng yang và mong yang cho họ có những âm thanh cần thiết. Hoàn thành việc đem lại thang âm "chuẩn" cho bộ chiêng, chủ nhân của nó phải thực hiện một lễ hiến sinh để gọi hồn chiêng vào trong những lá chiêng. Từ đây cồng chiêng mới trở thành một linh khí thật sự. Đồng bào tin rằng vật hiến sinh càng lớn (bò, trâu) thì thần chiêng càng linh thiêng, khả năng giao tiếp với thế giới thần linh càng cao. Tuy nhiên đồng bào lại cũng tin rằng, không phải ai có cồng chiêng cũng được thần linh phù hộ như nhau mà còn tùy thuộc vào việc thần chiêng có hợp với gia chủ hay không; hồn của gia chủ có đủ mạnh để chế ngự, thậm chí điều khiển được thần chiêng hay không. Đó cũng là lý do có gia đình phải bán đi những bộ chiêng rất quý với giá rẻ. Thông thường, mỗi bộ cồng chiêng của người Tây Nguyên có 2 phần: phần tiết tấu được thể hiện bằng những chiếc cồng (có núm); phần giai điệu được thể hiện bằng những chiếc chiêng (không có núm). Ngoài ra, biên chế đủ để thể hiện âm nhạc cồng chiêng còn có lục lạc, chũm chọe, đôi khi có thêm cả trống. Một số tộc người ở Tây Nguyên còn biên chế các loại cồng chiêng thành những bộ có tên gọi riêng để phục vụ cho những công việc, những lễ hội cụ thể. Người Jrai ở khu vực Ayun Pa, Krông Pa (Gia Lai) thường sử dụng mỗi loại chiêng vào những nghi lễ có cùng tính chất (sẽ trình bày ở phần sau). Với chức năng một linh khí, cồng chiêng cần có môi trường văn hóa để tồn tại. Môi trường văn hóa ấy bao gồm cả môi trường tín ngưỡng; môi trường thiên nhiên; môi trường dân trí... và lòng tự tôn dân tộc. Chỉ có niềm tin mới làm cho người ta thật sự trân trọng những phương tiện giúp chuyển tải ý nguyện của con người đến thần linh. Mặt khác, việc giao tiếp với thần linh cũng cần có một không gian phù hợp. Đồng bào không thể cúng yang và đánh chiêng giữa dòng xe cộ tấp nập, ồn ào; lễ bỏ mả sẽ kém phần linh thiêng nếu nghĩa địa của làng không đủ thanh tịnh, thâm u; cư dân trong vùng ảnh hưởng của Pơtao Apui đã không còn làm lễ cầu mưa vì một năm người Jrai ở Ayun Pa có thể làm 3 vụ lúa do có nước tưới từ công trình thủy lợi Ayun Hạ... Và đồng bào Tây Nguyên cũng không thể hết lòng với cồng chiêng nói riêng, di sản văn hóa cổ truyền của dân tộc nói chung nếu lòng tự hào dân tộc không được tiếp tục khơi nguồn... 1.2. Không gian văn hóa cồng chiêng – nguy cơ mai một Những người quan tâm đến văn hóa cồng chiêng, âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên đều dễ dàng nhận thấy nguy cơ mai một qua sự suy giảm nhanh chóng về số lượng cồng chiêng ở các tỉnh Tây Nguyên. Ở thời điểm năm 1980, tỉnh Gia Lai - Kon Tum có hàng chục ngàn bộ cồng chiêng, con số cồng chiêng của mỗi làng đến hàng chục bộ, không ít gia đình giàu cất giữ trong nhà trên dưới 10 bộ cồng chiêng. Nhưng đến năm 2004, số lượng cồng chiêng của tỉnh Gia Lai chỉ còn 5.117 bộ. Tỉnh Lâm Đồng còn 3.113 bộ. Ở Đắk Lắk trong vòng 10 năm, từ 1982 đến 1992 mất đi 5.325 bộ cồng chiêng và 10 năm tiếp đó, từ năm 1993 - 2003, tỉnh 295
- này tiếp tục bị mất 850 bộ73. Trong những thập niên ấy, "Chảy máu cồng chiêng" trở thành cụm từ phổ biến nhất khi người ta bàn về cồng chiêng Tây Nguyên. Sự suy giảm về số lượng cồng chiêng cũng đồng nghĩa với những sinh hoạt cộng đồng, gia đình gắn với cồng chiêng dần thưa vắng. Hay nói một cách chính xác hơn, do những nghi lễ truyền thống của gia đình, cộng đồng thưa vắng dần làm cho người ta không còn cần đến cồng chiêng - linh khí quan trọng trong những cuộc "giao tiếp" giữa con người với các thần linh. Cồng chiêng mất đi, những bài chiêng cổ cũng "theo" người già sang "thế giới ông - bà", thang âm của những dàn chiêng cổ cứ thế đi dần vào quên lãng. Từ một vài bộ cồng chiêng được chỉnh sửa để có thang âm của âm nhạc phương tây, treo lên thành giàn, cho một người biểu diễn như những nhạc cụ gõ thông thường, phong trào cải tiến cồng chiêng lan dần khắp các cao nguyên của người Jrai, Bahnar, Xơ đăng, Ê đê, Mơnông… trong suốt thập niên 90 của thế kỷ XX. Đây cũng là khoảng thời gian cồng chiêng chỉ còn là tiếc nuối của những người già. Có lần ghé thăm một gia đình người Jrai ở bôn Ama Djơng, thị xã Ayun Pa, thấy trong nhà chỉ còn duy nhất một chiếc sa lớn trong bộ chiêng Kơđơ - một loại cồng chiêng vốn rất quý của dân tộc này, tôi hỏi cụ bà chủ nhà về những chiếc còn lại, cụ buồn rầu trả lời "con mình bán hết rồi, mình phải giữ lại một chiếc để khi chết đi thì úp vào ngực". Đối với đám thanh niên, khi nói chuyện đánh cồng chiêng, họ nghiễm nhiên coi đó là việc của những người già, của lớp người "lạc hậu". 2. Hoạt động truyền dạy nghệ thuật cồng chiêng trong trường học và thanh thiếu niên ở tỉnh Gia Lai – những tín hiệu vui 2.1. Hoạt động truyền dạy nghệ thuật cồng chiêng trong trường học Sau khi không gian văn hóa cồng chiêng được vinh danh, hoạt động truyền dạy nghệ thuật cồng chiêng trong trường học ở tỉnh Gia Lai đã được quan tâm. Với mục tiêu đưa âm nhạc cồng chiêng đến với thế hệ trẻ Gia Lai, góp phần bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, từ năm 2010, Sở VHTTDL tỉnh Gia Lai đã mở các lớp chỉnh chiêng - tạc tượng tại Trường Trung cấp Văn hóa – nghệ thuật (nay đã được sáp nhập vào Trường Cao đẳng Gia Lai) cho 34 nghệ nhân. Đứng lớp truyền dạy cho thế hệ trẻ người Bahnar và Jrai là các nghệ nhân có uy tín như Nay Phai, Đinh Đi... Kết thúc khóa học, các học viên có thể tự chỉnh được chiêng Aráp (chiêng cổ) ở những mức độ âm thanh chuẩn khác nhau. Từ kinh nghiệm và tài liệu của lớp 2010 do Sở VHTTDL chủ trì, năm 2011, nội dung này được Sở VHTTDL giao cho Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh và Du lịch chủ trì thực hiện từ ngày 5 - 15/9/2011. Tham gia lớp học có tổng số 34 học viên, trong đó có 13 người dân tộc Bahnar và 21 người dân tộc Jrai ở các huyện, thị, thành phố trong tỉnh. Từ đây, phong trào truyền dạy di sản văn hóa cồng chiêng ngày càng lan rộng. Ở hệ thống trường học, Trường Trung cấp Văn hóa-Nghệ thuật Gia Lai đã từng bước đưa cồng chiêng vào giảng dạy trong chương trình đào tạo dành cho các lớp nghệ thuật như: âm nhạc, 73Viện Văn hóa - Thông tin, Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Nxb Thế giới - HN 2006, tr. 52. 296
- múa, nhạc cụ và là môn tự chọn đối với các lớp nghiệp vụ: quản lý văn hóa, văn hóa du lịch. Ngoài ra, Trường cũng đã được UBND tỉnh giao thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh về truyền dạy cồng chiêng. Trong hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú, việc truyền dạy cồng chiêng cho học sinh cũng được quan tâm. Đến năm học 2020-2021, tỉnh Gia Lai có 17 trường phổ thông dân tộc nội trú và 25 trường phổ thông dân tộc bán trú. Trong số này, có 2 trường cấp THPT với 26 lớp và 838 học sinh, quy mô đào tạo mỗi trường là 430 học sinh/năm; 15 trường THCS dân tộc nội trú cấp huyện với 95 lớp, 3.068 học sinh, trong đó có 9 trường quy mô đào tạo 150 học sinh/năm, 6 trường có quy mô đào tạo 300 học sinh/năm74. Hầu hết, học sinh của các trường phổ thông dân tộc nội trú và phổ thông dân tộc bán trú đều là người dân tộc Bahnar và Jrai – chủ nhân của không gian văn hóa cồng chiêng, vì vậy mà từ năm 2006, hầu hết các trường phổ thông Dân tộc nội trú của tỉnh đều tổ chức những sinh hoạt gắn với cồng chiêng để giáo viên và học sinh có điều kiện tham gia vào những hoạt động văn hóa này. Nhiều trường đã mời các nghệ nhân có uy tín trong tỉnh về truyền dạy cồng chiêng cho học sinh, điển hình như: - Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Mang Yang (khu vực người Bahnar) là đơn vị trường học sớm đưa bộ môn công chiêng vào dạy ngoại khóa cho các em học sinh từ lớp 6 đến lớp 9. Nhà trường đã mời nghệ nhân Nay Phai đến dạy cồng chiêng cho học sinh, rồi hình thành đội cồng chiêng của trường. Để các em có điều kiện trải nghiệm di sản nghệ thuật này, Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Mang Yang còn tổ chức nhiều cuộc giao lưu văn hóa cồng chiêng với các làng Bahnar trên địa bàn; tham dự liên hoan cấp huyện, cấp tỉnh. - Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Đak Pơ (khu vực người Bahnar) được thành lập năm 2006. Ngay từ khi mới ra đời, nhà trường đã trang bị một bộ cồng chiêng và khuyến khích học sinh sau giờ học trên lớp thì đem chiêng ra đánh. Những học sinh người Bahnar biết đánh cồng chiêng đã hướng dẫn kỹ thuật cho các bạn có cùng đam mê. Từ đó, đội cồng chiêng của nhà trường đã được thành lập. Năm 2018, ngành Văn hóa - Thông tin huyện đã mời những nghệ nhân giỏi về trường truyền dạy cồng chiêng cho học sinh nam trong thời gian 2 tháng. Thời gian luyện tập của các em là từ 17 giờ đến 18 giờ 30 phút hằng ngày. Các em nam được các học những kỹ năng cơ bản về cách cầm dùi, đánh cồng chiêng, nắm được giai điệu và diễn tấu cồng chiêng. Các học sinh nữ được dạy múa xoang. Đến nay, Trường có 5 lớp với tổng số 150 học sinh, trong số này có 45 em thuộc các lớp từ khối 6 - 9 đã tham gia đội cồng chiêng của nhà trường (25 học sinh nam đánh trống, đánh cồng chiêng; 20 học sinh nữ múa xoang)75. - Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Ia Pa (khu vực người Jrai): Từ năm 2018, nhà trường đã phối hợp với phòng Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện; Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Gia Lai mời nghệ nhân ưu tú Nay Phai về dạy cồng chiêng cho một lớp gồm 32 học viên. Ở lớp học này, các em yêu thích cồng chiêng được học các kỹ năng diễn 74 Mộc Trà (2021), Gia Lai: Giao ban các trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú, Báo Gia Lai Online, ngày 29/4/2021. Truy cập ngày 2/4/2024. 75 Ngọc Minh (2024), Ngân vang tiếng cồng chiêng ở Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Đak Pơ, Báo Gia Lai Online, ngày 3/03/2024. Truy cập ngày 2/4/2024. 297
- tấu cồng chiêng trong lễ hội. Từ lớp "hạt giống" này, em Nay Co (nam, học sinh lớp 7) đã tự tin đánh được các bài chiêng: Mừng lúa mới, Đi hái rau rừng, Hơ Rang lên rẫy, nhịp chiêng ngày mùa… Đến nay, 2 thầy giáo, cùng một số học sinh của trường như Nay Co, Rmah H’Lan (nữ, học sinh lớp 8)… là những người tích cực dạy lại cồng chiêng và múa xoang cho các bạn cùng trường. Nhà trường hy vọng, với những nỗ lực này, sẽ có thêm nhiều học sinh biết đánh cồng chiêng và nhảy những bài nhạc truyền thống của dân tộc mình76. Ngoài hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, một số trường tiểu học ở các vùng đồng bào dân tộc Bahnar, Jrai sống tập trung trên địa bàn tỉnh cũng từng bước đưa bộ môn cồng chiêng vào dạy ngoại khóa cho học sinh. 2.2. Lan tỏa nghệ thuật cồng chiêng trong thanh thiếu niên Nhận thấy rõ trách nhiệm của ngành, từ năm 2006, Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Kbang đã mời nghệ nhân dân gian Đinh Viêu về nhà văn hóa huyện truyền dạy cách đánh cồng chiêng, chỉnh chiêng cho thanh thiếu nhi. Mô hình này được ngành Văn hóa – Thể thao và Du lịch rút kinh nghiệm và nhân rộng ra các huyện, cụm xã vùng đồng bào Jrai, Bahnar trên toàn tỉnh, tạo cơ hội để các nghệ nhân truyền dạy di sản cho các thế hệ tiếp nối. Ngày 14/07/2012 Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Kbang đã tổ chức Liên hoan nghệ thuật cồng chiêng thanh-thiếu niên huyện Kbang lần thứ I tại Làng Stơr, xã Tơ Tung. Tham dự liên hoan có có hơn 350 nghệ nhân, đến từ thị trấn Kbang và các xã: Nghĩa An, Kông Bla, Kông Lơng Khơng và Tơ Tung. Trong phần thi, mỗi đoàn bắt buộc phải biểu diễn 02 bài chiêng, với tổng thời lượng 25 phút. Từ nguồn kinh phí sự nghiệp học công nghệ tỉnh, ngày 11/5/2012 của Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa đã có Quyết định số 673/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án ứng dụng khoa học công nghệ năm 2012 trên địa bàn huyện Đak Đoa, giao cho phòng Văn hóa và Thông tin huyện triển khai thực hiện dự án chuyển giao kỹ thuật dạy đánh cồng chiêng cho thanh, thiếu niên đồng bào Bahnar và Jrai tại hai xã GLar và Hà Bầu trong thời gian 1 tháng. Các hoạt động nhằm truyền dạy và bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng cũng được tổ chức Đoàn thanh niên của tỉnh quan tâm. Đến năm 2023, Tỉnh Đoàn-Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai đã phối hợp với các đơn vị, địa phương, tổ chức được 6 cuộc Liên hoan cồng chiêng, hát dân ca và diễn tấu nhạc cụ dân tộc thanh thiếu nhi tỉnh Gia Lai (chu kỳ 2 năm/ lần). Liên hoan Cồng chiêng thanh thiếu niên toàn tỉnh Gia Lai lần thứ V (năm 2021) thu hút hơn 500 diễn viên thanh thiếu niên đến từ của 13 huyện, thị xã và thành phố. Các đội cồng chiêng thanh thiếu niên đã mang đến liên hoan những sắc màu riêng mang đặc trưng văn hóa từng vùng, từng dân tộc, từng nhóm địa phương. Các đội đã tái hiện nghi lễ cầu mùa, mừng lúa mới, mừng chiến thắng, lễ bỏ mả… Trong các đội cồng chiêng, có những bạn nhỏ chỉ từ 5 -7 tuổi nhưng đã có khả năng trình diễn nhuần nhuyễn các động tác múa trống, đánh chiêng, di chuyển đẹp mắt trong các vòng xoang truyền thống. 76 Phạm Hoàng (2018), Gia Lai đưa cồng chiêng vào trường học, Báo Gia Lai Online, ngày 7/7/2018. Truy cập ngày 2/4/2024 298
- Như vậy, sau khi Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO vinh danh, việc truyền dạy nghệ thuật cồng chiêng trong trường học và thanh thiếu nhi ở tỉnh Gia Lai. Cái được lớn nhất mà Gia Lai đã làm được sau gần hai mươi năm di sản được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là: đã khơi dậy mạnh mẽ ý thức của cộng đồng các dân tộc trong tỉnh, nhất là trong thế hệ trẻ, về giá trị của di sản văn hóa cồng chiêng. Từ đó, tỉnh có thêm hàng trăm đội cồng chiêng mới, trong số này, có nhiều đội cồng chiêng thanh thiếu nhi, đây là một tín hiệu vui trong hoạt động đưa di sản văn hóa cồng chiêng đến với thế hệ trẻ các dân tộc Bahnar, Jrai nói riêng, cư dân tại chỗ Tây Nguyên nói chung. Danh mục tài liệu tham khảo Phạm Hoàng (2018), Gia Lai đưa cồng chiêng vào trường học, Báo Gia Lai Online, ngày 7/7/2018. Truy cập ngày 2/4/2024 Ngọc Minh (2024), Ngân vang tiếng cồng chiêng ở Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Đak Pơ, Báo Gia Lai Online, ngày 3/03/2024. Truy cập ngày 2/4/2024. Mộc Trà (2021), Gia Lai: Giao ban các trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú, Báo Gia Lai Online, ngày 29/4/2021. Truy cập ngày 2/4/2024. Tổng cục thống kê (2020), Kết quả toàn bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Nhà xuất bản Thống kê. Nguyễn Thị Kim Vân (2007), Đến với lịch sử văn hóa Bắc Tây Nguyên, Nxb Đà Nẵng. Viện Văn hóa - Thông tin, Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Nxb Thế giới - HN 2006. 299
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hệ thống triết ly kinh doanh cà phê Trung Nguyên
40 p | 918 | 339
-
Những nguyên tắc của công việc biên tập
5 p | 442 | 163
-
Gíao án môn ghi nhanh
14 p | 409 | 146
-
Những nguyên tắc của công việc biên tập
4 p | 279 | 69
-
Tài liệu môn xuất bản
5 p | 135 | 35
-
PHÓNG VIÊN KINH TẾ-NGHỀ NHIỀU HỆ LỤY
3 p | 108 | 19
-
Lễ hội Núi Voi tại Hải Phòng
1 p | 241 | 16
-
Đổi mới hoạt động thư viện và công tác ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Phần 1
114 p | 58 | 9
-
Truyện ngắn - Tôi nói gì khi nói về chạy bộ: Phần 2
148 p | 59 | 8
-
Vận dụng mô hình dạy học kết hợp (blended learning) trong dạy học sinh học ở trường trung học phổ thông
11 p | 51 | 4
-
Bước ngoặt trong hoạt động xuất bản học thuật của thế giới
3 p | 10 | 3
-
Dạy trẻ mầm non sử dụng nguyên vật liệu mở trong hoạt động tạo hình
3 p | 17 | 2
-
Khơi dậy tình yêu di sản văn hóa trong trường phổ thông và đại học
6 p | 9 | 2
-
Cần có những tư duy mới trong công tác đào tạo vốn âm nhạc dân tộc cổ truyền
6 p | 2 | 1
-
Thử nêu một cách hiểu về hò khoan Nam Trung Bộ qua một số sách sưu tầm, nghiên cứu ca dao - dân ca
5 p | 3 | 1
-
Dân ca nghi lễ trong đám cưới truyền thống của người Khơ Me Nam Bộ
6 p | 4 | 1
-
Một số đặc điểm của múa dân gian (Tạp chí Văn hoá dân gian Số 3 - 2006)
5 p | 10 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn