A. Soạn bài Người liên lạc nhỏ
1. Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?
Trả lời: Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ làm giao liên, dẫn đường bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới.
2. Vì sao bác cán bộ phải đóng vai ông già Nùng ?
Trả lời : Bác cán bộ phải đóng vai ông già Nùng vì vùng này là vùng người Nùng, bác cán bộ phải làm như vậy để che mắt địch.
3. Cách đi đường của hai bác cháu như thê nào ?
Trả lời : Cách đi đường của hai bác cháu được bố trí như sau : Kim Đồng đi trước, ông ké lững thững đi sau. Gặp điều gì đáng ngờ, người trước làm hiệu, người sau tránh vào ven đường.
4. Hãy tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch.
Trả lời : Sau đây là các chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng : Gặp địch, Kim Đồng không hề sợ hãi mà vẫn thản nhiên huýt sáo làm hiệu. Khi giặc hỏi, Kim Đồng nhanh trí trả lời ngay: "Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm". Kim Đồng đã lừa địch bằng cách quay lại gọi: "Già ơi ! Ta đi thôi ! về nhà cháu còn xa lắm đấy !" Sự mưu trí ấy làm cho giặc tưởng rằng đó chính là thầy mo thật.
Nội dung: Kim Đồng là một liên lạc mưu trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cách mạng.
B. Kể chuyện bài Người liên lạc nhỏ
Dựa vào các tranh, kể lại toàn bộ câu chuyện Người liên lạc nhỏ:
Tranh 1: Hôm ấy, Kim Đồng được giao cho một nhiệm vụ mới. Đó là việc phải dẫn đường cho ông ké cách mạng đến địa điểm mới và phải bảo đảm sự an toàn cho ông. Thế là hai ông cháu lên đường. Cháu đi trước, thấy có gì đáng ngờ thì làm hiệu để ông đi phía sau tránh vào rừng núi ở hai bên lối đi.
Tranh 2: Hai ông cháu đang đi chợt nhìn thấy từ xa có một toán lính Tây đang ngược chiều tiến lại. Kim Đồng thản nhiên huýt sáo. Ông ké đi sau hiểu ý tránh vào sau một tảng đá lớn ở ven đường. Nhưng bọn lính đã kịp trông thấy ông già. Chúng kêu ầm lên và chạy lại. Ông ké bình tĩnh ngồi xuống tảng đá như một người mệt đang nghỉ chân.
Tranh 3: Bọn lính thấy cậu bé liền hỏi một cách xoi mói : Bé con đi đâu mà sớm thế ?" Kim Đồng vẫn rất bình tĩnh trả lời : Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm". Rồi Kim Đồng quay lại gọi ông thầy mo" đang ngồi nghỉ chân cùng đi tiếp để kịp về nhà.
Tranh 4 : Thế là ông cháu lại ung dung đi qua trước mặt bọn giặc. Chúng có mắt mà đúng như mù. Nhờ sự can đảm và nhanh trí, Kim Đồng đã bảo vệ an toàn cho ông già cán bộ. Rừng núi xung quanh như cùng bừng lên chia vui với hai ông cháu.
C. Chính tả bài Người liên lạc nhỏ
1. Nghe - Viết: NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ (trích)
- Tìm tên riêng trong bài chính tả.
• Trong bài chính tả có các tên riêng : Đức Thanh, Kim Đồng, Nùng, Hà Quảng (Đức Thanh, Kim Đồng là tên riêng của người, Nùng là tên riêng của một dân tộc ở miền núi, Hà Quảng là tên của một địa phương).
- Nhắc lại cách viết các tên riêng đó :
• Các tên riêng đó đều phải viết hoa.
2. Điền vào chỗ trống ay hay ây ?
- cây sậy, chày giã gạo
- dạy học, ngủ dậy
- số bảy, đòn bẩy
3. Điền vào chỗ trống :
a) l hay n ?
Trưa nay bà mệt phải nằm
Thương bà cháu đã giành phần nấu cơm Bà cười vừa nát vừa thơm
Sao bà ăn được nhiều hơn mọi lần ?
Ghi chú : Cơm thơm ở đây chính là cơm nấu vụng bị cháy khét.
b) i hay iê ?
Kiến xuống suối tìm nước uống. Chẳng may, sóng trào lên cuốn kiến đi và suýt nữa thì dìm nó chết đuối. Chim gáy thấy thế liền thả cành cây xuống suối cho kiến. Kiến bám chặt vào cành cây, thoát hiểm.
Để tham khảo toàn bộ nội dung của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập tài khoản trên trang TaiLieu.Vn để tải tài liệu về máy. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài tập của bài học trước và bài học tiếp theo:
>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài tập bài Cửa Tùng SGK Tiếng Việt 3
>> Bài sau: Hướng dẫn giải bài tập bài Nhớ Việt Bắc SGK Tiếng Việt 3