intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học môn Vật lý lớp 12 để đổi mới phương pháp dạy học ( Phần 1)

Chia sẻ: Quynh Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

268
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

I. Giới thiệu khái quát phương tiện, thiết bị dạy học môn Vật lí lớp 12 1. Những vấn đề chung về sử dụng phương tiện và thiết bị dạy học vật lí a) Chức năng của thí nghiệm trong dạy học vật lí

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học môn Vật lý lớp 12 để đổi mới phương pháp dạy học ( Phần 1)

  1. Hướng dẫn sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học môn Vật lý lớp 12 để đổi mới phương pháp dạy học ( Phần 1) I. Giới thiệu khái quát phương tiện, thiết bị dạy học môn Vật lí lớp 12 1. Những vấn đề chung về sử dụng phương tiện và thiết bị dạy học vật lí a) Chức năng của thí nghiệm trong dạy học vật lí + Chức năng của thí nghiệm theo quan điểm lí luận nhận thức Theo quan điểm lí luận nhận thức thì thí nghiệm có những chức năng cụ thể sau đây: - Thí nghiệm là phương tiện thu nhận tri thức Thí nghiệm là một phương tiện quan trọng của hoạt động nhận thức của con người, thông qua thí nghiệm con người đã thu nhận được những tri thức khoa học cần thiết nhằm nâng cao năng lực của bản thân để có thể tác động và cải tạo thực tiễn. Trong dạy học thí nghiệm là phương tiện của hoạt động nhận thức của học sinh, nó giúp người học trong việc tìm kiếm và thu nhận kiến thức khoa học cần thiết. - Thí nghiệm là phương tiện kiểm tra tính đúng đắn của những tri thức đã thu nhận
  2. Trong khoa học phương pháp thực nghiệm được coi là “hòn đã thử vàng” của mọi tri thức chân chính. Bởi vậy, có thể nói thí nghiệm có chức năng trong việc kiểm tra tính đúng đắn của tri thức đã thu nhận. - Thí nghiệm là phương tiện để vận dụng tri thức vào thực tiễn Trong quá trình vận dụng kiến thức vào thực tiễn, vào việc thiết kế và chế tạo các thiết bị kỹ thuật, người ta gặp phải những khó khăn nhất định do tính khái quát và trừu tượng của các tri thức cần vận dụng, cũng như bởi tính phức tạp của các thiết bị kỹ thuật cần chế tạo. Trong trường hợp đó thí nghiệm được sử dụng với tư cách là phương tiện thử nghiệm cho việc vận dụng tri thức vào thực tiễn. Chẳng hạn: việc vận dụng kiến thức về lực nâng trong chế tạo máy bay, để có được phương án tối ưu trong việc thiết kế kiểu dáng cánh máy bay người ta đã làm thí nghiệm với với các mô hình máy bay thu nhỏ. Sau đó dựa vào phương pháp tương tự và lý thuyết đồng dạng để chuyển kết quả thu được qua việc nghiên cứu trên mô hình vào các đối tượng thực tế cần chế tạo. - Thí nghiệm là một bộ phận của các phương pháp nhận thức Thí nghiệm luôn đóng một vai trò rất quan trọng trong các phương pháp nhận thức khoa học, chẳng hạn: Đối với phương pháp thực nghiệm, thí nghiệm luôn có mặt ở nhiều khâu khác nhau: làm xuất hiện vấn đề nghiên cứu, kiểm tra tính đúng đắn của các giả thuyết. Trong phương pháp mô hình, thí nghiệm giúp ta thu thập các thông tin về đối tượng gốc làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình. Ngoài ra, đối với mô hình vật chất điều bắt buộc là người ta phải tiến hành các thí nghiệm thực sự với nó. Cuối cùng, nhờ những kết quả của các thí nghiệm được tiến hành trên vật gốc tạo cơ sở để đối chiếu với kết quả thu được từ mô hình, qua đó
  3. để có thể kiểm tra tính đúng đắn của mô hình được xây dựng và chỉ ra giới hạn áp dụng của nó. + Chức năng của thí nghiệm theo quan điểm lý luận dạy học Trong dạy học vật lí thí nghiệm đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, dưới quan điểm lý luận dạy học vai trò đó được thể hiện những mặt sau: - Thí nghiệm có thể được sử dụng trong tất cả các giai đoạn khác nhau của tiến trình dạy học Thí nghiệm vật lí có thể được sử dụng trong tất cả các giai đoạn khác nhau của tiến trình dạy học: đề xuất vấn đề nghiên cứu, giải quyết vấn đề (hình thành kiến thức, kỹ năng mới...), cũng cố kiến thức và kiểm tra đánh giá kiến thức kỹ năng, kỹ xảo của học sinh. - Thí nghiệm góp phần vào việc phát triển toàn diện học sinh Việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học góp phần quan trong vào việc hoàn thiện những phẩm chất và năng lực của học sinh, đưa đến sự phát triển toàn diện cho người học. Trước hết, thí nghiệm là phương tiện nhằm góp phần nâng cao chất lượng kiến thức và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vật lí cho học sinh. Nhờ thí nghiệm học sinh có thể hiểu sâu hơn bản chất vật lí của các hiện tượng, định luật, quá trình... được nghiên cứu và do đó có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh sẽ linh hoạt và hiệu quả hơn. - Thí nghiệm là phương tiện góp phần quan trọng vào việc giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho học sinh.
  4. Qua tiến hành thí nghiệm học sinh có cơ hội trong việc rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo thực hành, góp phần thiết thực vào việc giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho học sinh. Thí nghiệm còn là điều kiện để học sinh rèn luyện những phẩm chất của người lao động mới, như: đức tính cẩn thận, kiên trì, trung thực... - Thí nghiệm là phương tiện kích thích hứng thú học tập của học sinh Thí nghiệm là phương tiện gây hứng thú, là yếu tố kích thích tính tò mò ham hiểu biết của học sinh học tập, nhờ đó làm cho các em tích cực và sáng tạo hơn trong quá trình nhận thức. - Thí nghiệm là phương tiện tổ chức các hình thức hoạt động của học sinh Thí nghiệm là phương tiện tổ chức các hình thức làm việc độc lập hoặc tập thể qua đó góp phần bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức của học sinh. Qua thí nghiệm đòi hỏi học sinh phải làm việc tự lực hoặc phối hợp tập thể, nhờ đó có thể phát huy vai trò cá nhân hoặc tính cộng đồng trách nhiệm trong công việc của các em. - Thí nghiệm vật lí góp phần làm đơn giản hoá các hiện tượng và quá trình vật lí Thí nghiệm vật lí góp phần đơn giản hoá hiện tượng, tạo trực quan sinh động nhằm hỗ trợ cho tư duy trừu tượng của học sinh, giúp cho học sinh tư duy trên những đối tượng cụ thể, những hiện tượng và quá trình đang diễn ra trước mắt họ. Các hiện tượng trong tự nhiên xẩy ra vô cùng phức tạp, có mối quan hệ chằng chịt lấy nhau, do đó không thể cùng một lúc phân biệt những tính chất đặc trưng của từng hiện tượng riêng lẻ, cũng như không thể cùng một lúc phân biệt được ảnh
  5. hưởng của tính chất này lên tính chất khác. Chính nhờ thí nghiệm vật lí đã góp phần làm đơn giản hoá các hiện tượng, làm nổi bật những khía cạnh cần nghiên cứu của từng hiện tượng và quá trình vật lí giúp cho học sinh dễ quan sát, dễ theo dõi và dễ tiếp thu bài. Ngoài ra, thí nghiệm vật lí hiểu theo nghĩa rộng còn là một trong những phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông. Đó là cách thức hoạt động của thầy và trò, giúp cho trò tự chiếm lĩnh kiến thức kỹ năng, kỹ xảo, đặc biệt là kỹ năng, kỹ xảo thực hành. Thêm vào đó, thí nghiệm còn có tác dụng giúp cho việc dạy học vật lí tránh được tính chất giáo điều hình thức đang phổ biến trong dạy học hiện nay. Cuối cùng, thí nghiệm vật lí còn góp phần giúp cho học sinh cũng cố niềm tin khoa học nhằm hình thành thế giới quan duy vật biện chứng cho học sinh. Mặc dù có tác dụng to lớn như vậy nhưng thí nghiệm vẫn chưa chiếm được vị trí xứng đáng trong dạy học vật lí ở trường phổ thông hiện nay. Điều đó, một mặt do sự thiếu thốn về cơ sở vật chất và thiết bị thí nghiệm ở các trường phổ thông. Mặt khác, do thí nghiệm chưa được đưa vào trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Điều đó đã ảnh hưởng đến thái độ của cả người dạy và người học đối với việc sử dụng thí nghiệm trong dạy và học vật lí ở trường phổ thông. Bởi như chúng ta biết thi cử có tác dụng điều chỉnh việc dạy và học: thi thế nào thì dạy và học thế đó. Đồng thời, ở một mức độ nào đó năng lực thực hành vật lí của giáo viên và học sinh cũng có những hạn chế nhất định, đó cũng là một trong những nguyên nhân đưa đến thực trạng trên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2