Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp sử dụng đàn Organ Keyboard trong dạy thực hành Âm nhạc THCS
lượt xem 10
download
Điểm mới của đề tài là từ thực tế giảng dạy âm nhạc nhiều năm và những kinh nghiệm trong đệm hát cho học sinh trên đàn Organ bản thân đã gặp nhiều khó khăn nên đã tìm hiểu và nghiên cứu khá nhiều giáo trình đệm hát tuy nhiên đây là đề tài đầu tiên hướng dẫn cụ thể các bước tiến hành để đệm một bài hát trong chương trình SGK Âm nhạc và hướng dẫn cách chọn Style, Voice, Tone phù hợp cho một số bài hát.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp sử dụng đàn Organ Keyboard trong dạy thực hành Âm nhạc THCS
- Phương pháp sử dụng đàn Organ Keyboard trong dạy thực hành Âm nhạc THCS I.PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lí do chon đề tài: Thực hành âm nhạc (hát và tập đọc nhạc) là hai phân môn quan trọng nhất và chiếm thời lượng nhiều nhất trong chương trình âm nhạc bậc trung học cơ sở. Những bài hát đựơc sử dụng trong chương trình học được lựa chọn kĩ, phù hợp với tâm lý lứa tưổi của các em, đồng thời cũng mang tính giáo dục cao, phong phú về thể loại như: Dân ca Việt Nam Dân ca nước ngoài Các ca khúc mang âm hưởng dân ca Dạy âm nhạc nói chung và phân môn học hát nói riêng chính là nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục văn hoá âm nhạc cho học sinh đồng thời hướng các em vào dòng âm nhạc chính thống. Tuy nhiên trên thực tế, phân môn học hát cũng chính là phân môn mà giáo viên xem nhẹ nhất. Nhẹ ở đây chính là phương pháp dạy của giáo viên: Chỉ cần thuộc giai điệu và truyền khẩu lại cho học sinh. Mở băng đĩa nhạc và cho học sinh hát theo mà không biết rằng để bắt chước hát theo băng đĩa đối với tầm tuổi các em là rất khó (tầm giọng, cách xử lí kỉ thuật đã qua chỉnh sữa) và thái độ học của học sinh: Chỉ cần nghe và bắt chước lại (không có tính sáng tạo) Có thể tự tập ở nhà (không có sự cộng đồng, thiếu hoạt động nhóm, chủ quan) chính vì thế dễ gây cho học sinh cảm giác nhàm chán. Như chúng ta đã biết hoạt động dạy học là hoạt động tương tác giữa người dạy và người học, có sự phản hồi và đặc biệt chú trọng đến hoạt động của người học, dạy âm nhạc mà đặc biệt là dạy hát thì sự phản hồi và hoạt động của người học chiếm hơn 70% thời lượng tiết dạy, thời gian còn lại là tổng hợp tất cả các phương pháp, phương tiện, thủ thuật của người dạy nhằm truyền thông tin đến người học. Trong giảng dạy âm nhạc, đàn Organ keyboard chính là phương tiện dạy học không thể thiếu, mang tính chất “thành bại” đối với tiết dạy thực hành âm nhạc. Trên thực tế tại các trường phổ thông, việc sử dụng nhạc cụ để đệm cho học sinh trong tiết học âm nhạc là rất hạn hữu, Phương tiện chủ yếu để giảng dạy là đĩa nhạc mẫu, máy nghe nhạc, hoặc nhạc midi được chuẩn bị trước. Một số tiết học có sử dụng công nghệ thông tin thì phần âm nhạc cũng được cài sẵn trên máy tính… Xét ở Năm học 2019 2020 1
- Phương pháp sử dụng đàn Organ Keyboard trong dạy thực hành Âm nhạc THCS bình diện tổng thể thì những cách thực hiện như trên rất tiện lợi cho giáo viên. Tuy nhiên, theo nhìn nhận ở góc độ chuyên môn, việc giáo viên không chọn cách đệm đàn trực tiếp tại lớp sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng giảng dạy, làm mất đi sinh khí, giá trị nghệ thuật và hứng thú học tập của học sinh. Hiện nay đàn organ keyboard đã trở nên thông dụng, hầu như tất cả các trường đều đã được trang cấp và nó cũng là một trong những đồ dùng dạy học có giá trị lớn, chính vì vậy, bản thân tôi mạnh dạn đưa ra mọt số kinh nghiệm khi sử dụng đàn ocgan kyeboad mà bản thân đã được tích luỹ trong quá trình học tập và giảng dạy. 2.Điểm mới của đề tài: Từ thực tế giảng dạy âm nhạc nhiều năm và những kinh nghiệm trong đệm hát cho học sinh trên đàn Organ bản thân đã gặp nhiều khó khăn nên đã tìm hiểu và nghiên cứu khá nhiều giáo trình đệm hát tuy nhiên đây là đề tài đầu tiên hướng dẫn cụ thể các bước tiến hành để đệm một bài hát trong chương trình SGK Âm nhạc và hướng dẫn cách chọn Style, Voice, Tone phù hợp cho một số bài hát. Năm học 2019 2020 2
- Phương pháp sử dụng đàn Organ Keyboard trong dạy thực hành Âm nhạc THCS II.PHẦN NỘI DUNG 1.Thực trạng Như trên đã đề cập,phân môn học hát nếu không giảng dạy đúng phương pháp sẽ tạo cho học sinh các thói quen khó sữa chữa như: học vẹt chỉ thuộc lời, giai điệu chỉ cảm nhận sơ sài, hát chênh tone, không đúng cao độ trong bản nhạc…nhìn nhận một cách đúng đắn thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị hiếu thẩm mỹ và năng lực cảm thụ âm nhạc và văn hoá âm nhạc của các em sau này. Bản thân tôi đang công tác tại trường trung học cơ sở vùng khó khăn và đã có thời gian giảng dạy ở nhiều trường trên địa bàn huyện, chính vì vậy tôi phần nào hiểu được việc dạy và học bộ môn âm nhạc. Ngoài ra, trong quá trình tham gia sinh hoạt chuyên môn liên trường do phòng giáo dục đào tạo tổ chức, tôi cũng nhận thấy rằng: nhiều giáo viên chưa tự tin đệm đàn trước học sinh, phần lớn tỏ ra lúng túng khi học sinh hát sai nhịp hoặc cao độ nhưng không biết phải làm thế nào để điều chỉnh. Một phần do thực tế ít, mặt khác do giáo viên chưa tìm hiểu được tính năng và hiệu quả sử dụng đàn organ keyboard trực tiếp. Qua thực tế giảng dạy tại nhà trường trong các năm học trước bản thân tôi đã tiến hành làm những bài kiểm tra thực hành nhỏ với hai nhóm học sinh có học lực như nhau: Nhóm 1: cho các em tự tập bài hát thông qua băng đĩa nhạc, trình bày bài hát không có sự hổ trợ của đàn Organ Nhóm 2: Các em tập theo phần giai điệu được đánh trên đàn, trình bày bài hát theo phần đệm của đàn Organ Kết quả: Nhóm 1: Chênh cao độ, không giử được nhịp bài hát, vội nhịp Trình bày bài hát thiếu tự tin. Nhóm 2: Đúng cao độ, hát đúng theo nhịp của bài hát, ít lỡ nhịp Năm học 2019 2020 3
- Phương pháp sử dụng đàn Organ Keyboard trong dạy thực hành Âm nhạc THCS Trình bày bài hát tự tin hơn. Từ đó kết quả thực hành âm nhạc của nhóm 1 thấp hơn . Với kết quả như vậy thì bản thân thấy rằng chưa phát huy hết khả năng học tập và thực hành âm nhạc của các em, mục tiêu trong chuẩn kiến thức kĩ năng môn học là chưa đạt. Đồng thời giáo viên cũng mất rất nhiều thời gian và công sức hơn trong việc truyền đạt kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh. 2. Giải pháp thực hiện: Với thực tế đó, tôi mạnh dạn đưa ra một số phương pháp khai thác tính năng nhạc cụ Organ Keyboard nhằm nâng cao kỉ năng thực hành âm nhạc cho học sinh đồng: thay đổi cách nghĩ, cách học của học sinh; thay đổi cách dạy của giáo viên; giúp một số giáo viên chưa có kinh nghiệm trong việc sử dụng đàn Organ keyboard tự tin hơn trong quá trình giảng dạy của mình. Theo tôi, để giảng dạy một tiết học mang “tính nhạc” đúng nghĩa đòi hỏi người giáo viên phải bỏ ra một thời gian nghiên cứu khá dài( tập bài hát, tập đệm bài, tìm hợp âm…). Ở đây tôi sẽ đưa ra một số bước tiến hành công tác chuẩn bị cho một tiết dạy có sử dụng đàn Organkeyboard. 2.1.Xác định được tính chất trưởng thứ của bài hát hoặc tập đọc nhạc. Đối với những bài hát trong chương trình âm nhạc bậc trung học cơ sở thì tính chất trưởng thứ bài hát củng tương đối rõ ràng. Mỗi bài hát được tác giả viết ở một giọng chủ cụ thể: hoặc trưởng, hoặc thứ, li điệu từ trưởng sang thứ, li điệu từ thứ sang trưởng. Xác định chính xác giọng của bài hát để chúng ta tìm ra hợp âm đầu tiên cho phần tay trái, các chủ âm cần đệm cho phần tay phải (nội dung này nằm trong phần nhạc lí Âm nhạc 8: Giọng song song, giọng cùng tên, thứ tự xuất hiện các dấu thăng giáng ở hóa biểu) có thể tham khảo thêm Bảng tổng hợp các giọng trưởng và giọng thứ từ không đến bốn dấu hóa (SGK Âm nhạc và Mĩ thuật 8. Tr 69) Một số bài hát có li điệu cần lưu ý: Tiếng chuông và ngon cờ (Âm nhạc 6): Từ Dmoll sang Ddur Tuổi đời mênh mông (Âm nhạc 8): Từ Ddur sang Dmoll Nụ cười (Âm nhạc 9): Từ Cdur sang Cmoll Năm học 2019 2020 4
- Phương pháp sử dụng đàn Organ Keyboard trong dạy thực hành Âm nhạc THCS 2.2.Xác định nhịp và chọn Style (điệu) cho bài hát Một loại nhịp có thể sử dụng nhiều điệu khác nhau, do đó chúng ta căn cứ vào âm hình tiết tấu chủ đạo, tính chất và kết hợp với nhịp của bài hát để chọn điệu trên đàn Organ. Về cơ bản thì: Loại nhịp 2/2; 2/4; 2/8 người ta thường sử dụng điệu March, Disco; Polka, Country 2/4…; Loại nhịp 3/2; 3/4; 3/8 thường sử dụng điệu Valse, Boston…; Loại nhịp 4/2; 4/4; 4/8 thì dùng điệu March, Polka, Chachacha, Rumba, Beat…; Loại nhịp 6/4; 6/8 thường sử dụng điệu Slowrock, Ballad, Valse… Lưu ý trong phần Style của đàn người ta thường phân chia theo nhóm các điệu ví dụ như nhóm Latin, Disco, Beat, Dance......và các nhóm có tiết tấu khá giống nhau vậy nên chúng ta chỉ chọn những điệu nào có tiết tấu rõ ràng nhất cho học sinh dễ nghe, dễ đếm nhịp như: Bsanova, Chachacha, Disco, Polka, March, Beat, Waltz, Pop...... 2.3.Chọn tone (tông) nhạc cho học sinh. Trong quá trình đệm đàn thì chọn điệu nhạc (Style) và tông nhạc là khó nhất, nó đòi hỏi người giáo phải có kinh nghiệm nhiều năm đệm đàn mới có thể thực hiện được. Tuy nhiên giảng dạy âm nhạc ở trường trung học cơ sở thì không đời hỏi giáo viên phải thể hiện như người nghệ sĩ khi đệm hát. Đối với người đệm đàn chuyên nghiệp, khi nghe giọng nói của người trình bày bài hát họ có thể bắt tông chính xác. Còn đối với người giáo viên chúng ta phải căn cứ vào bản nhạc trong sách giáo khoa có thể xác định được tông bài hát cho học sinh. Đối với học sinh khối 6, 7 thì nốt cao nhất các em có thể hát được là nốt rê thăng (rê2) Đối với học sinh khối 8, 9 thì nốt cao nhất của các em có thể hát được là nốt đô thăng (đô2) Chúng ta sử dụng một chức năng rất hiêu quả để hạ thấp cao độ nhưng vẫn giữ nguyên cấu trúc của giọng bài hát đó là chức năng Transpose Ví dụ: Dmoll khi transpose+2 thành Mmoll nhưng vẫn giữ nguyên cấu trúc hợp âm của Dmoll. Khi sử dụng chức năng này chúng ta không cần tập đánh bài hát ở giọng mới nhưng vẫn đảm bảo được tầm giọng cho học sinh mà chúng ta đã xác định. 2.4. Chọn tiếng Năm học 2019 2020 5
- Phương pháp sử dụng đàn Organ Keyboard trong dạy thực hành Âm nhạc THCS Vì là tiết dạy nên chúng ta không nhất thiết phải tìm tiếng cho phù hợp mà chủ yếu là phải rõ, to. Không nên dùng những tiếng dễ bị nhoè như: Strings, choir ahs …Bởi vì làm cho học sinh khó nhận biết . 2.5. Chọn tốc độ (Tempo) Căn cứ vào tính chất của bài để ta lựa chọn tốc độ cho phù hợp với từng thể loại bài hát. Sau khi đã lựa chọn những thông số kĩ thuật trên chúng ta sẽ lưu lại trên kênh của đàn. Đàn Organ keyboard cho phép ta lưu lại một hoặc nhiều kênh (tuỳ từng model đàn). Đối với đàn Casio: Bấm giữ phím(store) sau đó bấm tiếp phím (track) Lần lượt thao tác như vậy đối với những kênh khác Đối với đàn Yamaha Bấm giữ phím(Memo ry) sau đó bấm tiếp phím(Track) Lần lượt thao tác như vậy đối với những kênh khác 2.6. Dạo nhạc. (Intro) Cách đơn giản nhất để dạo nhạc cho học sinh hát chính là sử dụng ngay phần Intro sẵn của đàn.Tuy nhiên dễ gây cảm giác nhàm chán cho học sinh khi có nhiều bài cùng sử dụng chung một Style. Một cách khác là chúng ta sử dụng phần điệp khúc của bài hát làm phần dạo nhạc (Intro) cho bài hát. Cách này không gây cho học sinh cảm giác nhàm chán mà ngược lại sẽ làm cho các em tự tin hơn khi trình bày bài hát. Không nên cho học sinh tập hát với phần đệm có sẵn ,vì trong quá tình thực hiện bài hát học sinh có thể hát sai nhịp .tiết tấu ,cao độ… (thường xuyên xảy ra) giáo viên rất mất thời gian vì phải hát lại từ đầu.Do những model đàn cũ đều không có chức năng Pause (tạm dừng) vi vậy tốt hơn hết giáo viên nên đệm đàn trực tiếp cho học sinh thực hiện, chỉ sử dụng phần đệm máy thu sẳn khi học sinh đã thực hiện tốt bài hát hoặc tập đọc nhạc. Đối với những bài viết ở giọng la trưởng(A) hoặc rê trưởng(D)… giáo viên nên dịch giọng về đô trưởng(C) hoặc son trưởng(G). Đối với những bài viết ở giọng si thứ(Bm) hoặc đô thứ (Cm)…giáo viên nên nên dịch về giọng la thứ (Am) hoặc rê thứ (Dm), từ đó sẽ tạo nhiều thuận lợi cho giáo viên khi đệm hát (do ít sử dụng nhiều dấu hóa). Ngoài chức năng đệm hát hoặc độc tấu, đàn organ keyboard có thể sử dụng để dạy một số tiết âm nhạc thường thức rất hiệu quả. Năm học 2019 2020 6
- Phương pháp sử dụng đàn Organ Keyboard trong dạy thực hành Âm nhạc THCS Ví dụ: Tiết 26 Âm nhạc 6. Sơ lược về một số dụng cụ phổ biến. Giới thiệu đàn nhị, chúng ta cho học sinh nghe tiếng đàn Violin (đã được reverb, effect) Đàn tranh, cho nghe tiếng đàn Kôto . Đàn bầu, cho nghe tiếng đàn guitar Bass (đã được reverb, effect)… Tiết 6 Âm nhạc 7.Giới thiệu về một số nhạc cụ phương Tây… Giới thiệu đàn dương cầm,chúng ta cho học sinh nghe đàn Piano… Sau đây là một số gợi ý khi chọn tông , điệu,tốc độ cho một số bài hát trong chương trình âm nhạc bậc trung học cơ sở: Âm nhạc 6: Tên bài hát Style Tempo Tone Transpose 1.Tiếng chuông và ngọn cờ. Polka 100 Dm 2 2.Vui bước trên đường xa. Polka 90 Cdur 3 3.Hành khúc tới trường March 100 Cdur 2 4. Đi cấy Chachacha 100 Gdur 5. Niềm vui của em Popballade 70 Emoll 2 6.Ngày đầu tiên đi học Waltz 100 Cdur 2 7.Tia nắng hạt mưa 16beat 90 Emoll 4 Âm nhạc7: Tên bài hát Style Tempo Tone Transpose 1. Mái trường mến yêu Beat ballad 65 Emoll 2 2.Lý cây đa Rap 90 Cdur 4 3.Chúng em cần hoà bình Polka 110 Fdur 4.Khúc hát chim sơn ca 16 beat 100 Emoll 5. Đi cắt lúa Bosanova 130 Cdur 1 6.Khúc hát bốn mùa Waltz 115 Gdur 3 ContryPop 120 Dmoll 2 7.Cachiusa ContryPop 115 Ddur 8.Tiếng ve gọi hè: Các gợi ý trên đây chỉ mang tính tương đối, tùy thuộc vào trình độ của người dạy để lựa chọn các Style hay hơn và tùy theo loại đàn để chọn Tempo cho phù hợp. Năm học 2019 2020 7
- Phương pháp sử dụng đàn Organ Keyboard trong dạy thực hành Âm nhạc THCS 3.Kết quả đạt được: Những tiết dạy giáo viên khai thác tốt các tính năng của đàn Organ sẽ đem lại những lợi ích sau: Về phía học sinh: qua tiến hành khảo sát 10 học sinh bất kì lớp 7B, cho các em lần lượt trình bày bài hát Đi cắt lúa, (Dân ca Hơre) theo 3 nội dung là: Tập hát không có phần nhạc đệm, tập theo phần nhạc đệm được sử dụng trên máy, tập hát theo phần đệm đàn của giáo viên. Kết quả như sau: Tổn Tập hát chay Tập hát theo băng Tập hát theo đàn g số đĩa Đúng Tự tin, thể Đúng nhịp, Tự tin, Đúng nhịp, Tự tin, nhịp, cao hiện sắc cao độ thể hiện cao độ thể hiện độ thái sắc thái sắc thái 10 03 02 05 05 07 07 Về phía giáo viên: Giảm được thời gian tập bài ở nhà. Không cần phải hát mẫu nhiều cho học sinh Chủ động về thời gian cho các khâu dạy học Kết quả trên cho thấy rằng: Các em sẽ dễ dàng giữ được nhịp và cao độ bài hát khi tập hát theo đàn, các em càng tự tin hơn khi thể hiện sắc thái bài hát khi giáo viên trực tiếp đệm đàn, giáo viên chủ động về thời gian, dễ dàng sữa sai cho học sinh, điều đó tạo cho tôi động lực mạnh dạn áp dụng các phương pháp khai thác đồ dùng dạy học vào giảng dạy trong những năm học tới đồng thời chia sẽ một số kinh nghiệm cho đồng nghiệp. 4. Bài học kinh nghiệm Trong thực tế dạy học, bản thân tôi đã áp dụng các phương pháp như trên, đã nỗ lực rất nhiều trong việc tìm hiểu và tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn như: sách báo, internet…và cả quá trình luyện tập nghiêm túc của bản thân qua đó đã rút ra được một số kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy như sau: Người giáo viên cần làm chủ các phương tiện dạy học, phương pháp dạy học theo đặc trưng bộ môn, sử dụng thành thạo các thiết bị dạy học trước khi lên lớp. Năm học 2019 2020 8
- Phương pháp sử dụng đàn Organ Keyboard trong dạy thực hành Âm nhạc THCS Luôn rèn luyện các kĩ năng cần thiết để có khả năng thị phạm sinh động gây ấn tượng tốt ban đầu cho học sinh. Với đặc trưng của môn học âm nhạc, hãy để các em tự nhiên tiếp cận tri thức, rèn luyện kĩ năng một cách đầy hứng thú, say mê và trong mắt các em người giáo viên phải như một “ca sĩ” một “nhạc công”, người “bạn diễn”. Xác định rõ mục tiêu giáo dục âm nhạc trong nhà trường phổ thông không phải để đào tạo các em thành những con người làm công tác âm nhạc chuyên nghiệp mà thông qua các bài hát, bài giảng nhằm hình thành cho các em các kĩ năng âm nhạc phổ thông, biết yêu quý cái hay cái đẹp. III. KẾT LUẬN 1.Ý nghĩa của đề tài Chúng ta biết rằng, việc sử dụng các phương pháp dạy học, khai thác có hiệu quả đồ dùng dạy học khả năng thị phạm của người thầy trước học sinh là rất quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực âm nhạc thì khả năng này cần phải đề cao. Một khi người dạy làm chủ được phương tiện dạy học chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao cho tiết dạy, chủ động trong quá trình dạy học, kích thích được sự hưng phấn cho các em và tiết học Năm học 2019 2020 9
- Phương pháp sử dụng đàn Organ Keyboard trong dạy thực hành Âm nhạc THCS sẽ sôi nổi hơn nhiều. Chính từ điều này, chúng ta sẽ phát huy tối đa khả năng của học sinh, thu hút các em tham gia vào hoạt động học một cách tích cực hơn, dần hình thành tư duy độc lập, tự chủ động trong học tập Trên đây là một số kinh nghiệm còn mang tính cá nhân, chưa được thẩm định và áp dụng rộng rãi, tuy nhiên tôi tin rằng, nếu giáo viên áp dụng phương pháp như trên để chuẩn bị cho bài dạy của mình chắc chắn sẽ nâng cao được tay nghề, vững vàng hơn trong quá trình đệm hát, mà xa hơn có thể tự đệm một chương trình văn nghệ của trường, của lớp. 2. Kiến nghị đề xuất Về phía nhà trường: Cần xây dựng những phòng học chức năng chuyên biệt, đầy đủ phương tiện phục vụ giảng dạy âm nhạc đồng thời yêu cầu giáo viên phải phát huy khả năng làm chủ phương tiện dạy học của mình trong từng tiết dạy. Tạo điều kiện cho giáo viên được học học trao đổi kinh nghiệm với các trường bạn thông qua các hoạt động như sinh hoạt chuyên môn liên trường Về phía giáo viên: Cần có sự đầu tư nghiêm túc cho công tác tự bồi dưỡng chuyên môn, xác định rõ ràng rằng: để dạy tốt một tiết âm nhạc không thể thiếu đồ dùng dạy học Rất mong được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo nhằm tạo điều kiện cho bản thân tôi cũng như nhiều giáo viên khác tận tâm tận lực với nghề, góp phần thúc đẩy mục tiêu “ giáo dục toàn diện” mà toàn ngành đang phấn đấu. Ngày 10 tháng 05 năm 2015 PHẦN PHỤ LỤC 1.Tài liệu tham khảo SGK Ân nhạc và Mĩ thuật 6. SGK Ân nhạc và Mĩ thuật 7. SGK Ân nhạc và Mĩ thuật 8. SGK Ân nhạc và Mĩ thuật 9. Năm học 2019 2020 10
- Phương pháp sử dụng đàn Organ Keyboard trong dạy thực hành Âm nhạc THCS Giảng nhạc (Nguyễn Thị Nhung) Sách Giáo khoa Hòa âm (NXB VHNT 1963) 2. Mục lục tổng quát I.Phần mở đầu ………………………………..trang 12 1. Lí do chọn đề tài 2. Điểm mới của đề tài II.Phần nội dung………………………………trang 3 trang 08 1. Thực trạng 2. Các giải pháp 3. Kết quả đạt được 4. Bài học kinh nghiệm III.Phần kết luận………………………………trang 09 1. Ý nghĩa của đề tài 2. Kiến nghị và đề xuất Năm học 2019 2020 11
- Phương pháp sử dụng đàn Organ Keyboard trong dạy thực hành Âm nhạc THCS Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ XẾP LOẠI Đánh giá xếp loại của HĐSP trường THCS Hưng Thủy ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Xếp loại:…………….. Hưng Thủy, ngày…..tháng…..năm 2015 TM/HĐTĐ Trường THCS Hưng Thủy Hiệu trưởng Đánh giá xếp loại của HĐKHGD phòng Giáo dục và Đào tạo Lệ Thủy ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Năm học 2019 2020 12
- Phương pháp sử dụng đàn Organ Keyboard trong dạy thực hành Âm nhạc THCS Một số mẫu INTRO tham khảo: Năm học 2019 2020 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Các phương pháp dạy tiết ôn tập đạt hiệu quả trong môn Địa lý THCS
17 p | 344 | 50
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đổi mới phương pháp quản lý hồ sơ sổ sách trong trường THCS
16 p | 340 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp vận dụng kiến thức tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Lịch sử - Địa lí 6 ở trường THCS
25 p | 24 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một vài kinh nghiệm sử dụng phương pháp trò chơi vào tiết luyện tập môn Hóa học ở trường THCS
24 p | 169 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp gây hứng thú tập luyện thể dục thể thao cho học sinh THCS
18 p | 81 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp huấn luyện học sinh giỏi môn chạy nhanh
17 p | 73 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp làm bài nghị luận văn học lớp 9
15 p | 26 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp dạy học trực quan và việc vận dụng kênh hình trong dạy học Sinh học 7 ở trường THCS
19 p | 31 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp tập luyện nhằm nâng cao thành tích môn nhảy xa cho học sinh nữ lớp 9
18 p | 86 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp nhận biết các chất vô cơ
36 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học môn Hóa học ở trường THCS
15 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp dạy học, khai thác chất nhạc trong thơ cho học sinh Trung học cơ sở
12 p | 9 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp giảng dạy và huấn luyện chạy cự li trung bình, dài ở trường THCS
17 p | 43 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp dạy một bài ngữ pháp dễ hiểu
14 p | 18 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp dạy một bài viết hiệu quả
15 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp giải bài tập Nhiệt học 8
15 p | 18 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp giới thiệu ngữ liệu mới đạt hiệu quả cao
19 p | 36 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp giảng dạy bài âm nhạc thường thức lớp 6: Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến
10 p | 41 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn