Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam
lượt xem 3
download
Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam với mục đích để sử dụng trong chương trình HIV, đồng thời mong muốn sử dụng phương pháp tiếp cận này cho hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cho các nhân viên y tế và các cơ sở lâm sàng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam
- Đào tạo và Hỗ trợ lâm sàng trực tuyến (E-Mentoring) Hướng dẫn thực hiện tại Việt Nam HAIVN Hà Nội, Việt Nam tháng 1, 2015 phiên bản 1.0
- Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam Mục lục I. TỔNG QUAN .................................................................................................................................... 4 II. ĐÀO TẠO VÀ HỖ TRỢ LÂM SÀNG TRỰC TUYẾN LÀ GÌ?.................................................. 5 III. 10 BƯỚC ĐỂ THỰC HIỆN MỘT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ HỖ TRỢ LÂM SÀNG TRỰC TUYẾN ......................................................................................................................... 7 Giai đoạn 1: Chuẩn bị ................................................................................................................................ 7 Bước 1: Đảm bảo sự tham gia của đơn vị chủ quản ................................................................................. 7 Bước 2: Lựa chọn người tham gia và các đơn vị tham gia..................................................................... 8 Bước 3: Xác định nhu cầu nhân sự .................................................................................................................. 9 Bước 4: Thiết bị CNTT và cài đặt .................................................................................................................. 11 Giai đoạn 2: Thực hiện ........................................................................................................................... 12 Bước 5: Xây dựng kế hoạch triển khai chương trình và chương trình giảng dạy..................... 12 Bước 6: Xây dựng chương trình và các công cụ khi triển khai ......................................................... 13 Bước 7: Tổ chức Hội thảo định hướng cho người tham gia............................................................... 14 Bước 8: Tổ chức thực hiện các buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến .............................. 15 Giai đoạn 3: Theo dõi và báo cáo ........................................................................................................ 19 Bước 9: Công nhận các buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến là một hoạt động Đào tạo liên tục (CME) ....................................................................................................................................................... 19 Bước 10: Theo dõi, đánh giá và liên tục cải tiến chương trình ......................................................... 19 IV. KẾT LUẬN ................................................................................................................................... 20 V. TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ ĐỌC THÊM ................................................................................ 21 VI. PHỤ LỤC...................................................................................................................................... 22 Phụ lục A: Danh mục thiết bị cần mua sắm ..................................................................................... 22 Phụ lục B: Mẫu kế hoạch và chủ đề của chương trình đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến............................................................................................................................................................. 24 Phụ lục C: Các công cụ và biểu mẫu.................................................................................................... 25 1. Hướng dẫn kết nối ......................................................................................................................................... 26 2. Mẫu thư mời bằng email ............................................................................................................................. 28 3. Mẫu email tóm tắt buổi hướng dẫn lâm sàng ..................................................................................... 29 4. Mẫu trình bày ca bệnh (Dạng word)....................................................................................................... 30 5. Mẫu trình bày ca bệnh (Dạng PowerPoint) ......................................................................................... 32 6. Những việc cần làm và không nên làm trong quá trình hướng dẫn một buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến .................................................................................................................................... 33 7. Những việc cần làm và không nên làm trong khi tham gia một buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến .................................................................................................................................................... 34 Phụ lục D: Mẫu lượng giá sau buổi hướng dẫn lâm sàng........................................................... 35 GHI CHÚ ............................................................................................................................................ 36 2
- Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam Dự án này do Kế hoạch Cứu trợ Khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về Phòng chống HIV/AIDS (PEPFAR) hỗ trợ thông qua Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) theo các điều khoản của Thỏa thuận Hợp tác số 1U2GGH001140-01 3
- Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam I. TỔNG QUAN Việt Nam đã đạt được những thanh tựu đáng kể trong việc mở rộng các dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV, con số từ dưới 1.000 người được điều trị năm 2005 đã tăng lên trên 85.000 năm 2014. Gần đây Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên tại Châu Á áp dụng mục tiêu của Chương trình Phối hợp phòng chống AIDS của Liên hợp quốc (UNAIDS) đề ra. Đó là 90% người nhiễm được chẩn đoán, 90% số người được chuẩn đoán được điều trị, và 90% người được điều trị có tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện (90-90-90) vào năm 2020. Để đạt được mục tiêu đầy tham vọng này đòi hỏi nhiều nỗ lực, bao gồm việc tiếp tục mở rộng các dịch vụ điều trị, giảm mất dấu và cải thiện chất lượng chăm sóc. Để đạt và duy trì những nỗ lực này, việc tăng cường năng lực cho hệ thống quốc gia về hỗ trợ kỹ thuật (HTKT) chăm sóc và điều trị HIV là vô cùng cần thiết. Hệ thống hiện tại ở Việt Nam còn nhiểu vấn đề tồn tại, bao gồm việc quá phụ thuộc vào các tổ chức quốc tế và các chuyên gia tuyến trung ương, thiếu sự điều phối giữa các cán bộ HTKT và thiếu mô hình thống nhất hay phương pháp tiếp cận HTKT. Tại Việt Nam, các tuyến trên trong hệ thống y tế được giao nhiệm vụ HTKT và đào tạo cho tuyến dưới. Tuy nhiên, cán bộ HTKT phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm việc thiếu thời gian và nguồn lực cũng như các ưu tiên quan trọng khác về thời gian và chuyên môn của cán bộ HTKT. Đặc biệt việc HTKT tại chỗ rất tốn kém về nguồn lực, điều này khiến số lượng các chuyên gia kỹ thuật ít ỏi làm việc tại các trung tâm chuyên khoa gặp khó khăn trong việc hỗ trợ nhân viên y tế trên toàn quốc. Để giải quyết những thách thức này, HAIVN đã xây dựng mô hình HTKT cho Việt Nam dựa trên mô hình do Dự án ECHOTM thuộc Đại học New Mexico, Hoa Kỳ phát triển. Trong mô hình này, thuật ngữ Đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến (E-mentoring) được dùng để chỉ việc các chuyên gia thực hiện việc đào tạo và hướng dẫn thảo luận ca bệnh và chăm sóc lâm sàng dựa vào hệ thống chăm sóc; tư vấn hỗ trợ lâm sàng cho các ca bệnh khó theo hướng dẫn điều trị HIV tại Việt Nam; hướng dẫn nhân viên y tế triển khai các hoạt động CTCL; giảng bài lý thuyết trực tuyến; và phổ biến, cập nhật các hướng dẫn và chính sách. Tài liệu hướng dẫn do HAIVN biên soạn để các bệnh viện hoặc cơ sở giảng dạy mong muốn sử dụng phương pháp tiếp cận này cho hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cho các nhân viên y tế và các cơ sở lâm sàng. Hướng dẫn bao gồm giới thiệu phương pháp tiếp cận, hướng dẫn từng bước cách thiết lập và vận hành một chương trình Đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến, các biểu mẫu của các công cụ triển khai và đánh giá. Mục đích chính của tài liệu hướng dẫn đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến này là để sử dụng trong chương trình HIV, tuy nhiên phương pháp tiếp cận trong hướng dẫn này có thể dễ dàng chuyển giao và điều chỉnh để phù hợp với các bệnh và chương trình khác. 4
- Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam II. ĐÀO TẠO VÀ HỖ TRỢ LÂM SÀNG TRỰC TUYẾN LÀ GÌ? Đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến là mô hình được điều chỉnh cho Việt Nam từ một dự án do Khoa Nội, Trung tâm Khoa học Sức khỏe thuộc Đại học New Mexico xây dựng. Dự án có tên là Tăng cường đầu ra chương trình Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng hay gọi tắt là Dự án ECHO, được xây dựng như một phương pháp tiếp cận đổi mới nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc lâm sàng chất lượng cao đối với các bệnh mạn tính phức tạp cho các nhóm đối tượng sống ở vùng nông thôn và nghèo thông qua chương trình nâng cao năng lực cho các bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu (BS CSSKBĐ) và các nhân viên y tế địa phương. Dự án ECHO sử dụng công nghệ trực tuyến từ xa qua video để quy tụ các BS CSSKBĐ tại cộng đồng và các chuyên gia đa ngành từ trường y khoa, trung tâm y tế nhằm mục đích đồng quản lý bệnh nhân của các BS CSSKBĐ. Mô hình này tăng cường kiến thức và năng lực cho người tham gia thông qua ba con đường chính: (1) đồng quản lý bệnh nhân theo suốt quá trình với sự tham gia của các chuyên gia địa phương và học qua ca bệnh, (2) cơ hội học hỏi lẫn nhau giữa các BS CSSKBĐ tại cộng đồng trong cùng điều kiện làm việc và (3) các bài giảng ngắn với các chủ đề liên quan tới thảo luận ca bệnh. Nhận ra những lợi ích tiềm năng của mô hình ECHO trong bối cảnh Việt Nam và HAIVN đã điều chỉnh mô hình để các trung tâm chuyên khoa tại Việt Nam có thể sử dụng mô hình này để đào tạo, hướng dẫn và HTKT cho các cán bộ chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV tại địa phương. Như trong Dự án ECHO, Đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến nhằm mục đích nâng cao năng lực cho cán bộ y tế thông qua việc học từ các ca bệnh, học từ các học viên và học từ các bài giảng lý thuyết ngắn. Đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến giống như hình thức hướng dẫn lâm sàng truyền thống ‘một thầy – một trò’ nhưng thay thế việc tương tác trực tiếp tại chỗ bằng giao tiếp thông qua công nghệ hội thảo video giữa các thành viên trong Hình 1; adapted from Sanjeev Arora, M.D., University of New Mexico một nhóm lớn hơn. Tương tự với việc học từ xa, loại hình đào tạo lý thuyết qua mạng, Đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến có rất nhiều lợi thế so với hướng dẫn lâm sàng truyền thống, bao gồm chi phí thấp hơn, giảm thời gian gián đoạn công việc của cả người hướng dẫn và học viên; và rút ngắn cách biệt về chuyên môn cho những người đang làm việc tại những 5
- Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam vùng sâu vùng xa. Thêm vào đó, phương pháp tiếp cận này cho phép các học viên từ nhiều địa phương khác nhau có thể kết nối đồng thời với các chuyên gia tại đầu cầu trung tâm, cho phép họ chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau giữa các học viên đến từ các đơn vị lâm sàng khác (Hình 1). Chương trình Đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến đòi hỏi việc thành lập mạng lưới các đơn vị lâm sàng tham gia kết nối với đầu cầu trung tâm tại một cơ sở, nơi có các chuyên gia và hướng dẫn viên có chuyên môn sâu. Các đơn vị tham dự được yêu cầu chuẩn bị các ca bệnh lâm sàng để thảo luận theo mẫu qui định. Việc đào tạo và hướng dẫn sẽ do các hướng dẫn viên được chỉ định từ đơn vị đầu ngành thực hiện dựa trên hướng dẫn lâm sàng của Việt Nam và các chuẩn mực quốc tế. Ngoài chăm sóc lâm sàng, chương trình Đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến cũng có thể tập trung vào việc hướng dẫn các hoạt động cải thiện chất lượng. Trong các chương trình này, các đơn vị tham dự cũng sẽ trình bày các dự án cải thiện chất lượng đang diễn ra tại đơn vị mình và chia sẻ với mạng lưới các bài học kinh nghiệm, thành công và thách thức. Trong mô hình điển hình, mỗi buổi kéo dài hai tiếng và được tổ chức hai lần trong một tháng. Mỗi buổi khuyến khích từ 5-25 đơn vị tham gia. Các buổi sẽ bao gồm một bài giảng lý thuyết ngắn từ 10-15 phút do một thành viên của nhóm hướng dẫn hoặc một giảng viên thỉnh giảng đảm nhiệm. 60 phút tiếp đó sẽ dành cho các đơn vị tham dự trình bày ca bệnh và thảo luận do các hướng dẫn viên chủ trì. 15 phút cuối dành để tổng kết và trả lời các câu hỏi. Các buổi thảo luận nhóm định kỳ theo kế hoạch có thể được bổ sung bằng các buổi chỉ gồm nhóm hướng dẫn và một đơn vị lâm sàng hoặc cá nhân trên cơ sở quý một lần hoặc theo nhu cầu. Các buối thảo luận riêng này có thể bao gồm hội chẩn các ca bệnh khẩn cấp và thảo luận chuyên sâu về kết quả đo lường chất lượng, những lỗ hổng về chất lượng hiện tại của các dự án cải thiện chất lượng tại phòng khám tuân theo quy trình của Chương trình CTCL Quốc gia. 6
- Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam III. 10 BƯỚC ĐỂ THỰC HIỆN MỘT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ HỖ TRỢ LÂM SÀNG TRỰC TUYẾN Việc lập kế hoạch kỹ càng, đầu tư phù hợp về nguồn nhân lực và tài chính, cân nhắc các biện pháp khuyến khích người tham gia, cũng như việc liên tục giám sát và đánh giá đóng vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của bất kỳ chương trình đào tạo hay hướng dẫn nào. Trong tài liệu hướng dẫn này, chúng tôi đưa ra 10 bước và các bộ công cụ bao gồm các mẫu biểu cần thiết để hỗ trợ các đơn vị triển khai thực hiện chương trình Đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến. 10 bước này có thể chia làm 3 giai đoạn hoạt động: giai đoạn chuẩn bị, thực hiện và theo dõi. Giai đoạn 1: Chuẩn bị Bước 1: Đảm bảo sự tham gia của đơn vị chủ quản Một chương trình Đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến thành công đòi hỏi phải có sự tham gia của các lãnh đạo cơ quan và có ít nhất một cá nhân thuộc đơn vị triển khai hiểu và tin tưởng mạnh mẽ vào mô hình, có thể vận động để mô hình được chấp nhận như một công cụ nhằm hỗ trợ kỹ thuật cho các tuyến dưới. Để có được sự tham gia của lãnh đạo cần phải có cơ sở lý luận vững chắc về các lợi ích tiềm năng của mô hình xuất phát từ lập trường của đơn vị. Những lợi ích này bao gồm: (1) tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại cho cán bộ, (2) năng lực của đơn vị trong việc hoàn thành nhiệm vụ đào tạo cho các tuyến dưới, (3) khả năng nhân rộng mô hình đối với các bệnh khác, 7
- Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam (4) khả năng sử dụng mô hình để tổ chức và cung cấp chứng chỉ đào tạo liên tục cho cán bộ y tế (CME); và (5) khả năng sử dụng mạng lưới sẵn để hỗ trợ công tác chuyển tuyến HAIVN hoặc các dự án quốc tế khác có thể hỗ trợ chi phí ban đầu để xây dựng hệ thống, tuy nhiên cần có sự hỗ trợ của đơn vị chủ quản để duy trì chương trình lâu dài và bền vững. Bước 2: Lựa chọn người tham gia và các đơn vị tham gia Trong đa số trường hợp, việc lựa chọn thanh viên và đơn vị phù hợp tham gia chương trình là điều hiển nhiên. Việc lựa chọn này có thể dựa vào các mối quan hệ chính thức hoặc không chính thức đã thiết lập trước đó, hoặc có thể liên quan tới việc phân công nhiệm vụ của Bộ Y tế. Đơn vị chủ quản có thể tuyển chọn những thanh viên tiềm năng tham gia thông qua một khóa tập huấn nào đó do đơn vị tổ chức, hoặc trong quá trình cán bộ hỗ trợ kỹ thuật quốc gia tham gia tập huấn tại tỉnh hoặc quận huyện. Việc cung cấp chứng chỉ đào tạo liên tục hoặc một vài thiết bị công nghệ thông tin (CNTT) như webcam hoặc micro có thể có tác dụng khuyến khích các thanh viên tham gia. 8
- Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam Bước 3: Xác định nhu cầu nhân sự Việc triển khai một chương trình đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến đòi hỏi đơn vị chủ quản phải cam kết giành thời gian và nhân sự cho dự án. Yêu cầu nhân sự và mô tả tóm tắt công việc cho đầu cầu trung tâm được liệt kê dưới đây. Vai trò của HAIVN hoặc các cơ quan hỗ trợ kỹ thuật khác cũng được đề cập sau đây. Trưởng chương trình: Là Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Trưởng khoa - người được cơ quan bổ nhiệm và giữ trọng trách chính trong việc triển khai và duy trì tính bền vững lâu dài của dự án. (Trưởng chương trình cũng có thể là trưởng nhóm hỗ trợ kỹ thuật). Trưởng nhóm hỗ trợ kỹ thuật: Là bác sĩ lâm sàng có trình độ chuyên môn sâu trong lĩnh vực trọng tâm của chương trình đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến (ví dụ như HIV). Trưởng nhóm HTKT nên có ít nhất 5 năm kinh nghiệm lâm sàng và có kinh nghiệm trong HTKT lâm sàng và/hoặc cải thiện chất lượng cũng như có khả năng điều hành giỏi. Trưởng nhóm HTKT cần được đồng nghiệp công nhận như là một giáo viên tốt. Trưởng nhóm HTKT sẽ điều hành các buổi đào tạo hoặc HTKT trực tuyến, tham gia giảng các bài giảng lý thuyết ngắn, chia sẻ hướng dẫn, nguồn lực, bằng chứng và đưa ra các tư vấn lâm sàng và hướng dẫn các học viên. Các cán bộ hỗ trợ kỹ thuật lâm sàng khác (tùy chọn, và khi cần thiết): Là chuyên gia trong các lĩnh vực lâm sàng cụ thể và sẽ được mời tham gia vào từng buổi HTKT trực tuyến cụ thể để giảng bài trong lĩnh vực chuyên môn của họ và/hoặc có thể hỗ trợ trưởng nhóm HTKT trong các buổi thảo luận hoặc giảng dạy dựa vào các ca bệnh cụ thể. Ví dụ, trong một buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến về HIV, sẽ có một chuyên gia về viêm gan hoặc một chuyên gia về các gây nghiện/Methadone được mời tham gia hỗ trợ. Cán bộ hỗ trợ CNTT: là 1 nhân viên CNTT của cơ quan, có khả năng giải quyết và khắc phục sự cố của thiết bị, đường truyền và có thể HTKT về tin học cho các người tham gia. Cán bộ hỗ trợ CNTT này phải có mặt trong tất cả các buổi đạo tạo và hỗ trợ trực tuyến và sử dụng thông thạo phần mềm Zoom. Cán bộ điều phối: Là bác sĩ, điều dưỡng hoặc một nhân viên bất kỳ nào của đơn vị có trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức, và chuẩn bị cho mỗi buổi HTKT trực tuyến. Cán bộ điều phối sẽ liên lạc thường xuyên với các đầu cầu tham dự, thu thập và tổng hợp các ca bệnh trước mỗi buổi HTKT trực tuyến, hỗ trợ trưởng nhóm HTKT chuẩn bị bài giảng lý thuyết, tóm tắt những điểm chính khi buổi HTKT kết thúc, và theo dõi tần suất tham gia của các tham dự viện bằng cách nhập thông tin vào cơ sở dữ liệu. Đối tác quốc tế (ví dụ như HAIVN): Có thể hỗ trợ cán bộ điều phối (khi cần) trong việc lập kế hoạch, chuẩn bị cho buổi HTKT và thu thập dữ liệu. Có thể hỗ trợ trưởng nhóm trong việc giảng dạy và cung cấp các tài liệu hướng dẫn, bài báo và các tài liệu dựa trên 9
- Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam bằng chứng liên quan tới các khuyến cáo đã đưa ra trong buổi đào tạo và hỗ trợ trực tuyến. 10
- Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam Bước 4: Thiết bị CNTT và cài đặt Lý tưởng nhất là có một phòng họp chuyên biệt cho các buổi đào tạo và HTKT trực tuyến và được trang bị hệ thống hội thảo trực tuyến qua màn hình video. Các thiết bị và cách cài đặt được đề xuất dưới đây cùng với bảng giá có trong phụ lục A. Máy tính bàn hoặc máy tính xách tay (laptop) với cấu hình tối thiểu như sau: o CPU Intel Core i5 o RAM 4GB o HDD 160gb-320gb o Card VGA rời 512MB Màn hình hiển thị lớn o LCD TV; 42 inches hoặc lớn hơn; và/hoặc o Máy chiều cùng với màn chiếu Webcam, loa phòng họp và microphone (xem thêm giới thiệu về thiết bị tất- cả-trong-một) o Webcam có độ phân giải 1080p HD o Microphone đa hướng để bàn o Loa tích hợp Đường truyền Internet ADSL o Băng thông tối thiểu 4MB Phần mềm o Phần mềm hội thảo trực tuyến công nghệ đám mây (đề xuất tham khảo trang Zoom.us) 11
- Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam Giai đoạn 2: Thực hiện Bước 5: Xây dựng kế hoạch triển khai chương trình và chương trình giảng dạy Lịch chương trình có các ngày cụ thể với các chủ đề nhất định cho ít nhất 6 tháng nên được lập trước khi thực hiện chương trình. Chủ đề cho bài giảng lý thuyết có thể được lựa chọn dựa trên kết quả đánh giá nhu cầu, yêu cầu của các người tham gia, hoặc ý kiến chuyên gia của các trung tâm chuyên khoa. Các chuyên gia chuyên ngành có thể được mời để giảng bài lý thuyết ngắn khi cần thiết. Nếu có thể thì nên sắp xếp nội dung bài giảng lý thuyết phù hợp với các vấn đề của ca bệnh được trình bày. Lịch mẫu chương trình đào tạo và hỗ trợ lâm sàng 6 tháng có thể tham khảo ở Phụ lục B trong tài liệu hướng dẫn này. 12
- Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam Bước 6: Xây dựng chương trình và các công cụ khi triển khai Dưới đây là ví dụ chương trình cụ thể của một buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến. Cần thực hiện đúng theo lịch buổi đào tạo và hỗ trợ trực tuyến đã xây dựng để các người tham gia tham gia chương trình đầy đủ. Thời gian Nội dung Người phụ trách 14:00 - 14:05 Chào mừng và giới thiệu chung Cán bộ điều phối 14:05 – 14:15 Cập nhật tình hình các ca bệnh đã được thảo Trưởng nhóm luận trong buổi HTKT trước HTKT 14:15 - 15:15 Thảo luận ca bệnh và tư vấn Trưởng nhóm HTKT 15:15 - 15:30 Bài giảng lý thuyết Trưởng nhóm HTKT Chuyên gia được mời 15:30 - 15:45 Câu hỏi và trả lời Trưởng nhóm HTKT 15:45 - 15:50 Người tham gia hoàn thành Phiếu đánh giá Cán bộ điều phối 15:50 – 16:00 Tóm tắt và phát biểu kết thúc Cán bộ điều phối Để tổ chức một buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến thành công và suôn sẻ cần có một loạt các công cụ và biểu mẫu. Xin tham khảo bộ công cụ mẫu này trong Phụ lục C. 1. Hướng dẫn cách kết nối 2. Mẫu thư mời tham dự 3. Mẫu email tóm tắt sau mỗi buổi 4. Mẫu trình bày ca bệnh (Dạng văn bản) 5. Mẫu trình bày ca bệnh (Dạng PowerPoint) 6. Những việc nên làm và không nên làm trong quá trình hướng dẫn một buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến 7. Những việc nên làm và không nên làm trong khi tham gia một buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến 13
- Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam Bước 7: Tổ chức Hội thảo định hướng cho người tham gia Trước khi khởi động Chương trình đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến hoặc khi có đầu cầu mới tham dự, nên tổ chức một hội thảo giới thiệu hoặc định hướng cho người tham gia. Mục tiêu của hội thảo này là để giới thiệu cho các đầu cầu tham gia mới làm quen với mô hình đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến, hướng dẫn cách sử dụng công nghệ, thu thập thông tin liên lạc cần thiết bao gồm địa chỉ email và số điện thoại di động, giới thiệu chương trình trực tuyến, và giúp các đầu cầu làm quen với mẫu trình bày ca bệnh. Hội thảo này cũng là cơ hội cho các trưởng nhóm HTKT lâm sàng tại đầu cầu trung tâm làm quen với những người tham gia, biết được nhu cầu học tập của họ cũng như mong đợi của họ về chương trình. Dưới đây là chương trình mẫu cho buổi hội thảo giới thiệu. Ví dụ mẫu về chương trình hội thảo giới thiệu Chương trình đào tạo và hỗ trợ trực tuyến Thời gian Nội dung Người phụ trách 13:30 – 14:00 Đăng kí; thu thập thông tin liên hệ 14:00 – 14:15 Chào mừng và giới thiệu các thành viên hội thảo 14:15 – 14:30 Khai mạc hội thảo 14:30 – 15:00 Giới thiệu chương trình đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến 15:00 – 15:15 Giải lao 15:15 – 15:45 Trình diễn công nghệ và phần mềm về hỗ trợ trực tuyến 15:45 – 16:00 Giới thiệu mẫu trình bày ca bệnh, và quy trình chuẩn bị 1 ca bệnh vào để thảo luận 16:00 – 16:15 Giới thiệu chương trình một buổi sinh hoạt trực tuyến, lịch cả năm và chương trình giảng lý thuyết 16:15 – 16:45 Thảo luận, Hỏi và trả lời 16:45 – 17:00 Bế mạc 14
- Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam Bước 8: Tổ chức thực hiện các buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến Xem bảng dưới đây để nắm được những bước chi tiết trong chuẩn bị và điều hành các buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến. Một vài lời khuyên về việc điều hành các buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến sẽ được trình bày trong phụ lục C. Nội dung Thời gian Phụ trách 1 Trước buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến 1.1 Mời đại biểu tham dự Gửi email mời tham dự buổi đạo tạo và hỗ trợ lâm Cán bộ điều sàng có đính kèm các thông tin sau: phối - Hướng dẫn “Cách kết nối” 1-2 tuần trước - Mẫu chuẩn bị ca bệnh để trình bày, thảo luận buổi đào tạo và - Những điều nên làm và không nên làm trong hỗ trợ lâm sàng khi tham gia một buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến 1.2 1 tuần trước buổi Cán bộ điều Chuẩn bị các bài trình ca bệnh cho buổi đào tạo và đào tạo và hỗ trợ phối hỗ trợ lâm sàng trực tuyến lâm sàng 1 tuần trước buổi Cán bộ điều Liên lạc với các PKNT để tập hợp các ca bệnh để đào tạo và hỗ trợ thảo luận phối lâm sàng Chọn những ca bệnh hay nhất để thảo luận trong Cán bộ điều buổi (khoảng 5 ca trong 1 buổi thảo luận) phối Theo đúng chủ đề của buổi hỗ trợ lâm sàng 1 tuần trước buổi Minh họa cho những điểm giảng dạy chính đào tạo và hỗ trợ lâm sàng Có các minh họa điển hình; không nên quá phức tạp hoặc bất thường. Rà soát và hoàn thiện các ca được lựa chọn Cán bộ điều - Đảm bảo các trường hợp được chuẩn bị theo 3 ngày trước buổi phối mẫu qui định đào tạo và hỗ trợ - Bỏ bớt những thông tin không cần thiết lâm sàng - Yêu cầu cung cấp thêm thông tin như là kết quả xét nghiệm hoặc X-Quang nếu thấy cần 1.3 Hoàn chỉnh các tài liệu 3 ngày trước buổi Chuẩn bị chương trình buổi hỗ trợ lâm sàng (xem Cán bộ điều đào tạo và hỗ trợ Mẫu chương trình) phối lâm sàng Hoàn chỉnh bài trình bày mẫu dạng PowerPoint 1 ngày trước buổi Cán bộ điều với những nội dung sau (theo thứ tự như sau): đào tạo và hỗ trợ phối Chương trình buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng lâm sàng 15
- Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam Thảo luận ca bệnh (theo thứ tự của chương trình) Tóm tắt những điểm chính của buổi thảo luận Lượng giá Thông báo ngày và chủ đề của buổi đào tạo và hỗ trợ trực tuyến kế tiếp 2 Trong ngày đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến 2.1 Nhắc người tham gia về buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến Nhắc người tham gia bằng tin nhắn SMS và email; với chi tiết: Buổi sáng của Chủ đề của buổi đào tạo và hỗ trợ Cán bộ điều ngày đào tạo và Thời gian phối hỗ trợ lâm sàng Mã số truy cập và tham gia buổi đào tạo và hỗ trợ 2.2 Chuẩn bị phần cứng và phần mềm Chuẩn bị 02 máy tính chủ có kết nối internet: 1 giờ trước buổi 01 máy vi tính cho Cán bộ điều phối đào tạo và hỗ trợ Cán bộ CNTT 01 máy vi tính cho nhân viên hỗ trợ CNTT lâm sàng 1 giờ trước buổi Cán bộ CNTT Kết nối micro, camera với máy vi tính chủ và kiểm đào tạo và hỗ trợ tra thử xem các trang thiệt bị có hoạt động không? lâm sàng 1 giờ trước buổi Cán bộ CNTT Chuẩn bị USB 3G để dự phòng trong trường hợp có đào tạo và hỗ trợ sự cố về đường truyền internet lâm sàng 2.3 Chuẩn bị tài liệu cho buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng 1 giờ trước buổi Cán bộ CNTT In sẵn bài trình bày PowerPoint. đào tạo và hỗ trợ lâm sàng 1 giờ trước buổi Cán bộ CNTT Gửi bài trình bày PowerPoint cho các thành viên đào tạo và hỗ trợ trong ban tổ chức lâm sàng 1 giờ trước buổi Chuẩn bị và đặt các hướng dẫn quốc gia và những Cán bộ CNTT đào tạo và hỗ trợ tài liệu tham khảo khác trên bàn họp. lâm sàng Mở bài trình bày PowerPoint đã hoàn chỉnh và các 1 giờ trước buổi Cán bộ CNTT files cần thiết khác (kết quả xét nghiệm, X- đào tạo và hỗ trợ Quang…) trong máy vi tính chủ và tắt tất cả các lâm sàng files khác không cần thiết. 2.4 Bắt đầu buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng 16
- Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam 1 giờ trước buổi Cán bộ CNTT Kết nối Zoom 60 phút trước giờ bắt đầu buổi đào đào tạo và hỗ trợ tạo và hỗ trợ lâm sàng Hỗ trợ đại biểu tham dự đăng nhập vào Zoom để Cán bộ CNTT tham dự buổi đào tạo và hỗ trợ Hướng dẫn đại biểu tham dự đánh máy tên của 1 giờ trước buổi PKNT/tỉnh khi đăng nhập đào tạo và hỗ trợ lâm sàng Hướng dẫn đại biểu mới tham dự cách sử dụng các công cụ của Zoom (hộp chat, tắt microphone, v.v.) 1 giờ trước buổi Cán bộ CNTT Thu thập email và số điện thoại của những người đào tạo và hỗ trợ mới tham gia và lưu vào trong danh sách mời lâm sàng Nhắc các đơn vị tham dự báo cáo số người tham 1 giờ trước buổi Cán bộ CNTT gia tại đơn vị trong thời gian làm lượng giá sau đào tạo và hỗ trợ buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng Nhấn nút thu âm để ghi lại bài trình bày. Vì sự Ngay trước buổi Cán bộ CNTT riêng tư của bệnh nhân – không thu âm phần đào tạo và hỗ trợ trình bày ca bệnh lâm sàng 3 Buổi đào tạo và hỗ trợ trực tuyến 3.1 Điều hành buổi đào tạo và hỗ trợ trực tuyến Theo chương Giới thiệu các tỉnh/đơn vị và người tham dự bắt Trưởng trình đã thống đầu từ ban tổ chức nhóm HTKT nhất Theo chương Trưởng Giới thiệu chương trình buổi đào tạo và hỗ trợ trình đã thống nhóm HTKT nhất Theo chương Trưởng Giới thiệu báo cáo viên và chủ đề trình bày trình đã thống nhóm HTKT nhất Mời đại biểu trình bày các ca bệnh để thảo luận Theo chương Trưởng Điều phối thảo luận ngắn trình đã thống nhóm HTKT nhất Tóm tắt ca bệnh và đưa ra khuyến nghị Đề nghị báo cáo viên có lời phát biểu tóm lược trước khi qua ca bệnh khác Theo chương Trưởng trình đã thống nhóm HTKT Báo cáo viên trình bày một bài lý thuyết 15 phút nhất hoặc chuyên gia được mời Theo chương Kết luận và đưa ra các ý kiến bình luận, và các Trưởng trình đã thống điểm quan trọng cần lưu ý sau buổi thảo luận. nhóm HTKT nhất 3.2 Báo cáo và đánh giá 17
- Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam Theo chương Đề nghị đại biểu làm bài lượng giá sau buổi đào tạo Cán bộ điều trình đã thống và hỗ trợ trong đường link khảo sát trực tuyến phối nhất Theo chương Cán bộ điều Báo cáo kết quả lượng giá trình đã thống phối nhất 3.3 Theo chương Cán bộ điều Kết thúc buổi đào tạo và hỗ trợ trực tuyến trình đã thống phối nhất Theo chương Cán bộ điều Thông báo ngày và chủ đề cho buổi đào tạo và hỗ trình đã thống phối trợ trực tuyến kế tiếp nhất Theo chương Cán bộ điều Đưa ra nhận xét kết thúc buổi đào tạo và hỗ trợ trình đã thống phối trực tuyến nhất 4 Sau buổi đào tạo và hỗ trợ trực tuyến 4.1 Tóm tắt buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến Gửi email cám ơn (xem mẫu) đến đại biểu đã tham gia buổi đào tạo và hỗ trợ. Bao gồm: Đường Link dẫn đến bài khảo sát sau buổi đào tạo 1 ngày sau buổi Cán bộ điều và hỗ trợ trên mạng internet đào tạo và hỗ trợ phối lâm sàng Slides của bài giảng lý thuyết Tóm tắt các điểm chính để dạy thêm 4.2 Nhập liệu 1 ngày sau buổi Nhập các dữ liệu yêu cầu M&E vào cơ sở dữ liệu đào tạo và hỗ trợ Cán bộ CNTT lâm sàng 4.3 Hoàn chỉnh việc thu hình và âm thanh của bài giảng lý thuyết Kiểm tra đoạn thu âm và ghi hình của buổi đào tạo 1 ngày sau buổi và hỗ trợ, lưu lại và tải lên trang web cho mọi đào tạo và hỗ trợ Cán bộ CNTT người xem lâm sàng 18
- Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam Giai đoạn 3: Theo dõi và báo cáo Bước 9: Công nhận các buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến là một hoạt động Đào tạo liên tục (CME) Tạo điều kiện và khuyến khích các đầu cầu vệ tinh tham gia là một nhân tố quyết định thành công và sự bền vững của Chương trình đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến. Theo Luật Khám chữa bệnh và Thông tư số 22/2013/TT-BYT, các nhân viên Y tế Việt Nam phải hoàn thành 24 giờ CME mỗi năm. Vì vậy các đơn vị cần xem xét, cân nhắc việc lồng ghép chương trình đạo tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến vào chương trình giảng dạy vào kế hoạch đào tạo liên tục dành cho cán bộ y tế của đơn vị mình. Bước 10: Theo dõi, đánh giá và liên tục cải tiến chương trình Việc thu thập dữ liệu về chương trình phục vụ cho công tác giám sát và đánh giá là rất quan trọng. Dữ liệu số lượng người tham gia, số lượng các đầu cầu tham gia, và số lượng các tỉnh tham gia mỗi buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng cần được thu thập và cấp nhật thường xuyên. Sau mỗi buổi, các người tham gia được yêu cầu hoàn thành bảng khảo sát đánh giá buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến ngắn. Các đánh giá sâu hơn nên được thực hiện 6-12 tháng/một lần để đánh giá về tác động của chương trình, chuẩn bị cho kế hoạch chương trình năm tiếp theo và đưa ra lập kế hoạch điều chỉnh và cải thiện chương trình. Xin tham khảo mẫu đánh giá sau buổi đào tạo và hỗ trợ trực tuyến ở Phụ lục D. 19
- Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam IV. KẾT LUẬN Việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật trong chăm sóc và điều trị HIV đóng một vai trò vô cùng quan trọng cho sự thành công của Chương trình Quốc gia về HIV/AIDS tại Việt Nam. Mô hình hỗ trợ kỹ thuật tại chỗ, theo mô hình truyền thống khá tốn kém về nguồn lực và khó để duy trì trong dài hạn. Đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến là phương pháp tiếp cận mới, sử dụng mạng internet để nâng cao năng lực cho các cán bộ y tế thông qua việc dạy và học dựa trên ca bệnh, học hỏi lẫn nhau từ các đồng nghiệp các bài giảng lý thuyết ngắn. Trong hướng dẫn này, chúng tôi đã giới thiệu mô hình đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật trực tuyến với các hướng dẫn chi tiết, cụ thể từng bước về cách thức tổ chức và thực hiện một chương trình. Ngoài ra, chúng tôi cũng cung cấp các bộ công cụ và tài liệu mẫu để thực hiện. Chúng tôi hy vọng rằng bằng việc phổ biến tài liệu hướng dẫn thực hiện này tới các cơ quan, tổ chức đào tạo trên cả nước, HAIVN có thể hỗ trợ phát triển các mô hình mang tính sáng tạo và bền vững cho công tác đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật tại Việt Nam. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương trình đào tạo cử nhân kỹ thuật xét nghiệm
19 p | 436 | 88
-
Châm cứu học part 1
31 p | 244 | 79
-
Bài giảng Tiêm an toàn vì sự an toàn của người tiêm, người được tiêm và cộng đồng - Nguyễn Bích Lưu
36 p | 629 | 62
-
Phẫu thuật miệng part 1
23 p | 159 | 32
-
Bộ tài liệu chương trình đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới - Quyển 1: Chương trình đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới - Phần 2
54 p | 87 | 14
-
Bộ tài liệu đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới - Quyển 1: Chương trình đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới (Phần 1)
36 p | 67 | 9
-
Một số giải pháp nâng cao sự thỏa mãn công việc của nhân viên y tế: Tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai
7 p | 85 | 8
-
Tài liệu đào tạo liên tục quản lý chất lượng bệnh viện: Phần 2
73 p | 63 | 7
-
Chương trình đào tạo giảng viên lâm sàng
20 p | 117 | 7
-
Tài liệu đào tạo liên tục An toàn người bệnh - PGS. Lương Ngọc Khuê
135 p | 59 | 5
-
Một số yêu cầu nâng cao năng lực thực hành cho sinh viên Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh
9 p | 43 | 4
-
Thực trạng hiện tại và những thách thức trong việc chẩn đoán U Lympho không HODGKIN theo phân loại WHO 2016
11 p | 73 | 3
-
Chương trình đào tạo Người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho Điều dưỡng viên mới: Bài 1 - Tổng quan về Chương trình đào tạo Người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho Điều dưỡng viên mới
25 p | 15 | 3
-
Nhu cầu đào tạo về ứng phó với biến đổi khí hậu: Góc nhìn của nhân viên và lãnh đạo y tế tại Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2021-2022
9 p | 9 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn