Huyết áp tăng do thuốc
lượt xem 5
download
Người bệnh tăng huyết áp không chỉ dùng thuốc trị tăng huyết áp mà nhiều lúc còn phải dùng nhiều thuốc khác để chữa các bệnh như người bình thường, từ cảm cúm cho đến các bệnh nặng hơn. Việc dùng thuốc này có thể gây tăng huyết áp một cách bất thường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Huyết áp tăng do thuốc
- Huyết áp tăng do thuốc Người bệnh tăng huyết áp không chỉ dùng thuốc trị tăng huyết áp mà nhiều lúc còn phải dùng nhiều thuốc khác để chữa các bệnh như người bình thường, từ cảm cúm cho đến các bệnh nặng hơn. Việc dùng thuốc này có thể gây tăng huyết áp một cách bất thường.
- Theo Tổ chức Y tế thế giới, huyết áp tốt nhất là 120/80mmHg. Bị tăng huyết áp, hay còn được gọi dân dã là lên tăng xông, khi hai số đó cao hơn 140/90mmHg. Mục tiêu điều trị tăng huyết áp là đưa huyết áp về mức bình thường. Tuy nhiên, ở một số người, việc điều trị được xem là ổn khi chỉ số ở mức cao hơn, như với người trung niên hoặc có bệnh đái tháo đường, huyết áp cần đưa về dưới 130/85mmHg, hoặc ở người từ 60 tuổi trở lên, cần đưa về dưới 140/90mmHg.
- Không chỉ tại ăn quá mặn Đổ thừa cho chế độ ăn quá mặn là cách quen thuộc mà nhiều người khi bị tăng huyết áp hay làm. Vậy nên có rất ít người biết rằng, để cải thiện tình trạng tăng huyết áp thì bớt ăn mặn thôi chưa đủ, bởi những nguyên nhân gây ra thì có nhiều, thậm chí rất nhiều. Điều đặc biệt cần lưu ý đối với người bị tăng huyết áp, bên cạnh dùng thuốc (có khi phải dùng suốt đời) để kiểm soát tốt huyết áp, còn phải quan tâm đến những yếu tố trong cuộc sống có thể ảnh hưởng đến điều trị, làm huyết áp tăng cao hơn trị số cần
- phải đạt được. Như trong chế độ dinh dưỡng, người bệnh không được ăn mặn, tức hạn chế ăn muối (muối natri clorua) vì natri của muối hiện diện nhiều trong cơ thể sẽ giữ nước, làm tăng huyết áp. Nếu là người dư cân béo phì, cần phải có chế độ ăn uống giúp giảm cân, bởi có nhiều nghiên cứu cho thấy những người giảm cân tích cực sẽ giảm được nguy cơ tăng huyết áp. Về chế độ sinh hoạt, người bệnh tăng huyết áp nên tăng vận động thể lực thích hợp, vừa giúp hạ huyết áp vừa giảm nguy cơ bị các bệnh tim mạch và nội khoa khác. Nếu
- hút thuốc lá phải ngưng thói quen xấu này, hạn chế tối đa uống rượu bia, tập thư giãn để chống stress trong cuộc sống. Ngoài ra, như đã nói từ đầu, người bị tăng huyết áp còn phải hết sức cảnh giác với việc sử dụng thuốc vì có những nguy cơ gây tăng huyết áp ẩn chứa trong thành phần của thuốc. Những thuốc đẩy huyết áp lên “Người cao tuổi bệnh tăng huyết
- Dạng thuốc sủi bọt: còn gọi viên sủi, áp tuyệt đối chỉ uống khi hoà tan trong nước. Hai không dùng thuốc loại thông dụng là thuốc giảm đau hạ dạng sủi bọt hay nhiệt trị cảm sốt như Efferalgan, tuỳ tiện dùng Panadol viên sủi… và thuốc bổ cung thuốc trị viêm cấp vitamin, chất khoáng như Berocca, xương khớp vì dễ Supradyn, Tropic… Do luôn chứa tá bị tai biến”. dược rã sinh khí là natri bicarbonat hoặc natri carbonat (khi hoà vào nước sẽ phản ứng với axit citric cũng là tá dược phóng thích khí CO2 gây sủi bọt), cho nên trong thuốc sủi bọt luôn chứa natri (mỗi viên
- có chứa 274 – 460mg natri), có thể gây tăng huyết áp đối với người bị sẵn bệnh lý này và đang kiêng muối. Người cao tuổi đang điều trị tăng huyết áp tuyệt đối không dùng thuốc dạng sủi bọt. Thuốc trị cảm, sổ mũi: các thuốc trị cảm, sổ mũi ngoài dược chất paracetamol thường chứa thêm những chất có tác dụng làm co mạch, chống sung huyết ở niêm mạc mũi như phenylpropanolamin, viết tắt PPA (biệt dược Decolgen fort, Tiffi, Rhumenol N500…) hoặc chứa pseudoephedrin như Actifed, Ameflu… Nhờ chứa chất co
- mạch mà thuốc làm cho hết sổ mũi, nghẹt mũi rất tốt. Nhưng cũng chính vì chứa những chất này mà thuốc có thể làm tăng huyết áp. Để an toàn, người bệnh tăng huyết áp cần phải xem kỹ thành phần của thuốc trị cảm trước khi dùng (nếu chỉ có paracetamol thôi thì không đáng ngại). Nhân sâm, cam thảo cũng hại huyết áp
- Một số thuốc đông y như cam thảo có thể gây tăng huyết áp do tác dụng giữ nước và natri lại trong cơ thể. Đặc biệt nhân sâm, một vị thuốc quý, cũng ẩn chứa
- nguy cơ với huyết áp. Với người bình thường, nhân sâm được xem an toàn nhưng với người bị tăng huyết áp hoặc bị các bệnh tim mạch khác, nhân sâm có thể
- gây tăng huyết áp do có tác dụng kích thích. Ngoài ra do tình trạng lưu hành thuốc đông y giả mạo, thường kết hợp với thuốc tây y là corticoid nhằm đạt các tác dụng:
- Thuốc giảm cân: có một số thuốc trị đau nhức, ăn giảm cân có thể làm tăng huyết áp như được, mập ra… Sibutramin và Ephedra. Sibutramin là nếu dùng lâu thuốc tây y, được chính thức công ngày những nhận điều trị dư cân béo phì. Còn thuốc này sẽ bị Ephedra thực chất là vị thuốc đông y các tác dụng phụ tên ma hoàng, có trong chế phẩm thực nguy hiểm, trong phẩm chức năng dùng để giảm cân đó có tăng huyết thông dụng ở Mỹ, và có thể đã được áp. nhập không chính thức vào nước ta. Cũng cần lưu ý một số thuốc trị cảm có thể chứa
- ephedrin, là dược chất có trong ephedra (ephedrin dùng liều cao để giảm cân và dùng liều thấp để trị nghẹt mũi, sổ mũi giống như pseudoephedrin). Thuốc trị viêm xương khớp: được gọi tên chung là thuốc chống viêm không steroid (viết tắt NSAID). Không chỉ có NSAID cổ điển như Diclofenac, Ibuprofen… mà cả thuốc mới như Celecoxib cũng có thể gây tăng huyết áp. Người cao tuổi thường dễ mắc bệnh viêm xương khớp, nếu có thêm bệnh tăng huyết áp, mà lại dùng tuỳ tiện thuốc NSAID thì dễ bị tai biến nguy hiểm.
- Thuốc là hormon: có hai loại hormon (còn gọi là nội tiết tố do tuyến nội tiết tiết ra) được dùng làm thuốc và nếu dùng lâu dài có thể gây tăng huyết áp là estrogen và glucocorticoid (thường được gọi corticoid). Estrogen là hormon có trong thuốc ngừa thai phối hợp (vừa chứa estrogen và progesteron) và thuốc trị rối loạn do mãn kinh ở phụ nữ. Estrogen không chỉ có nguy cơ tăng huyết áp mà còn gây huyết khối làm thuyên tắc tĩnh mạch. Còn corticoid là tên chung của các thuốc như dexamethason, prednisolon, predison… là thuốc chống viêm, chống dị
- ứng, trị viêm xương khớp, hen suyễn… có thể gây tăng huyết áp do giữ nước và natri lại trong cơ thể.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Chiến lược phối hợp thuốc trong điều trị tăng huyết áp PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn
33 p | 206 | 34
-
Tăng huyết áp, chế độ ăn và cân nặng
5 p | 143 | 21
-
Bài giảng Cập nhật các khuyến cáo về điều trị tăng huyết áp - BS. Đặng Văn Phước
39 p | 143 | 17
-
Bài giảng Phối hợp thuốc trong điều trị tăng huyết áp - PGS.TS. Phạm Nguyễn Vinh
37 p | 132 | 16
-
Bài giảng Thuốc điều trị tăng huyết áp - DS. Lê Vinh Bảo Châu
158 p | 75 | 15
-
Giảm huyết áp với đỗ tương, dầu ăn
3 p | 113 | 12
-
Phối hợp thuốc trong điều trị tăng huyết áp
51 p | 106 | 10
-
Bước đột phá trong điều trị tăng huyết áp 2018 - PGS.TS Trương Quang Bình
34 p | 64 | 9
-
chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp: phần 1
33 p | 99 | 9
-
Bài giảng Tăng huyết áp - TS. BS. Đặng Văn Phước
54 p | 142 | 8
-
Bài giảng Tăng huyết áp kháng trị thuốc hay can thiệp dụng cụ - PGS. TS. BS. Trần Văn Huy
32 p | 33 | 3
-
Nghiên cứu hiệu quả hạ huyết áp của bài thuốc Hạ áp-01 trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát
9 p | 64 | 2
-
Đánh giá hiệu quả điều trị của thuốc hạ huyết áp phối hợp liều cố định ở bệnh nhân tăng huyết áp độ II, độ III
9 p | 19 | 2
-
Kết quả sàng lọc huyết áp ở người từ 18 tuổi trở lên tại Nghệ An: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 5 năm từ 2016-2020
6 p | 4 | 2
-
Bài giảng Tiếp cận điều trị bệnh nhân tăng huyết áp - ThS. BS. Nguyễn Thành Sang
46 p | 5 | 2
-
Điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc vai trò men đậu nành Nattokinase NSK-SD
8 p | 4 | 2
-
Tỉ lệ kiểm soát huyết áp và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định năm 2022
6 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn