intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HUYẾT HỌC

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

722
lượt xem
149
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguyên tắc: Máu lấy ra khỏi cơ thể, chống đông với tỷ lệ chung, cho vào ống thủy tinh dài chia vạch (tùy phương pháp). Để thẳng đứng, sau một thời gian hồng cầu sẽ lắng xuống để lại lớp huyết tương ở trên. Kết quả sẽ là chiều cao của cột huyết tương đọc sau 1 giờ và 2 giờ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HUYẾT HỌC

  1. HUYẾT HỌC
  2. KỸ THUẬT ĐO TỐC ĐỘ MÁU LẮNG (VSS) 1 - Nguyên tắc: Máu lấy ra khỏi cơ thể, chống đông với tỷ lệ chung, cho vào ống thủy tinh dài chia vạch (tùy phương pháp). Để thẳng đứng, sau một thời gian hồng cầu sẽ lắng xuống để lại lớp huyết tương ở trên. Kết quả sẽ là chiều cao của cột huyết tương đọc sau 1 giờ và 2 giờ. 2 - Phương pháp Pachenkop 2.1 - chuẩn bị: - Giá và ống Pachenkop Ống có 100 vạch (0 ->100) - Phương tiện lấy máu mao mạch. - Đồng hồ, ống nghiệm đường kính 1 cm - Dung dịch chống đông Natrixitrat 3.8% 2.2 - Tiến hành: - Tráng ống Pachenkop bằng dung dịch chống đông. - Hút dung dịch chống đông Natrixitrat 3,8% đến vạch P (50) - Thổi vào ống nghiệm nhỏ, khô, sạch. - Lắc đều để dung dịch láng xung quanh đáy ống nghiệm. - Lấy máu mao mạch (hoặc tĩnh mạch) - Hút 2 lần máu đến vạch K, thổi vào ống nghiệm đã chứa Natrixitrat 3,8%. - Cuối cùng hút hỗn dịch máu đã chống đông sau mỗi lần thổi máu vào. - Lau máu dính ngoài thành ống. - Cắm lên giá thẳng đứng. - Để yên. - Sau 1 giờ: đọc cột huyết tương ở trên (từ vạch 0 đến vạch hồng cầu lắng) - Sau 2 giờ: lại đọc tiếp cột huyết tương ở trên (kể từ vạch 0 đến vạch hồng cầu lắng xuống) Ví dụ: + Sau 1 giờ: hồng cầu lắng xuống vạch 5mm + Sau 2 giờ: Hồng cầu lắng xuống vạch 11 mm 3 - Phương pháp Westergreenn 3.1 - Chuẩn bị - Giá và ống Westergreenn (200 vạch từ 0-200) - Phương tiện lấy máu tĩnh mạch. - Đồng hồ, ống nghiệm đường kính 1 cm - Dung dịch chống đông Natrixitrat 3.8% 3.2 - Tiến hành - (Đánh dấu ống nghiệm cùng loại mức 2ml) - Cho vào ống nghiệm 0,4ml dung dịch Natrixitrat 3,8% - Lấy máu tĩnh mạch. - Cho tiếp vào ống nghiệm số máu để hoàn thành 2ml hỗn dịch máu và chống đông (Tỷ lệ 1/5) - Lắc nhẹ nhàng cho đều. - Dùng ống Westergreenn hút hổn dịch máu đến vạch 0. - Lau máu dính xung quanh ống. - Cắm lên giá Westergreen thẳng đứng. - Theo dõi đồng hồ, sau 1 giờ, 2 giờ đọc cột huyết tương như phương pháp trên. - Ghi kết quả sau 1 giờ và 2 giờ.
  3. 4 - Kết quả - Bình thường: Phương pháp Pachenkop Westergreenn 1h 2h 1h 2h Nam giới 1-10 mm 7-15 mm 3-5 mm 7-10 mm Nữ giới 2-13 mm 12-17 mm 4-7 mm 12-16 mm - Tốc độ lắng máu tăng trong nhiều nguyên nhân nhưng thường tăng rất cao trong bệnh lao, thấp khớp, u tủy… - Đối với những bệnh nhân thiếu máu: tốc độ lắng máu ít giá trị. Chú ý: + Nhiệt độ cao (≥ + 230C) làm máu lắng tăng. + Không nên ngâm những ống đo máu lắng trong dung dịch kiềm, acid hoặc cồn để rửa.
  4. KỸ THUẬT ĐO THỂ TÍCH KHỐI HỒNG CẦU (Hct) 1 - Nguyên tắc Tính thể tích khối hồng cầu là tình tỉ lệ phần trăm (%) giữa khối hồng cầu và máu toàn phần hoặc biểu thị bằng lít/lít (l/l) khi máu đã được chống đông và dùng lực li tâm làm hồng càu lắng xuống thành 1 khối khỏi huyết tương. 2 - Phương pháp Wintrobe 2.1 Chuẩn bị: + Dụng cụ và hóa chất: - Ống đo Wintrobe (có vạch từ 0 - 100) - Pipet đầu dài - Ống nghiệm nhỏ chứa sẵn chất chống đông khô (EDTA hoặc Wintrobe) - Máy li tâm - Phương tiện lấy máu tĩnh mạch. + Bệnh nhân: để lấy máu tĩnh mạch. 2.2 Tiến hành - Trong ống nghiệm có chất chống đông khô đã được chuẩn bị trước (bằng 5 giọt dung dịch EDTA hoặc Wintrobe để ở nhiệt độ 560C cho bay hơi còn để lại cặn): - Lấy 5 ml máu bệnh nhân từ tĩnh mạch cho vào ống nghiệm. - Lắc nhẹ nhàng bằng cách: dùng bông mỡ bịt miệng ống rồi nghiêng ống nghiệm lên xuống 10 lần - Dùng pipet đầu dài mao dẫn hoặc kim dài hút máu trên cho từ từ vào ống Wintrobe đến vạch 100 (Chú ý: Không được có bọt khí) - Cân ống li tâm đối xứng trước khi đặt vào máy. - Li tâm 3000 vòng/phút trong 30 phút (nếu tốc độ dưới 3000 vòng/phút kết quả sẽ sai) - Đọc kết quả Vạch số tương ứng với bề mặt lớp hồng cầu ở dưới là tỉ lệ % của thể tích hồng cầu. Ví dụ bên: Hematocrit là 47% - Chú ý: Trên thực tế, muốn chính xác, sau khi có kết quả trên ta phải trừ đi 5% các khe hở giữa các hồng cầu. Kết quả thực sẽ là 47 - (47x5%) = 44,65% = 0,44 l/l 3 - Phương pháp vi lượng 3.1 Chuẩn bị + Dụng cụ: - Máy li tâm vi lượng tốc độ 10.000 vòng/phút - Thước đo kèm theo máy - Ống li tâm vi lượng chuẩn hóa 75mm thủng hai đầu - Chất gắn đặc biệt - Phương tiện lấy máu mao mạch. + Hóa chất: Chất chống đông Heparin nguyên chất + Bênh nhân: để lấy máu mao mạch 3.2 Tiến hành: - Tráng ống li tâm vi lượng bằng Heparin, thổi sạch. - Lấy máu mao mạch, dùng từ giọt máu thứ 2. - Nghiêng ống mao dẫn 45-600 cho máu dẫn vào ống (không được có bọt khí) đến cách đầu kia khoảng 2cm
  5. - Gắn đầu ống li tâm bằng chất gắn đặc biệt. - Đặt ống mao dẫn vào khung máy li tâm (chú ý ống li tâm đối xứng cần phải cân bằng) - Đầu ống gắn sáp quay ra ngoài. - Li tâm 10.000 vòng/phút trong 5 phút. - Lấy ra đọc kết quả trên thước đo kèm theo máy. - Tính kết quả thực cũng phải trừ đi 5%. 4 - Nhận xét kết quả: - Kết quả bình thường theo tổ chức Y tế thế giới: + Trẻ em đủ tháng: 44% = 0,44 l/l + Trẻ em 3 tháng: = 0,32 l/l + Trẻ em 1 tuổi: = 0,36 l/l + Trẻ em 10 tuổi: = 0,38 l/l + Phụ nữ không có thai: = 0,38 l/l + Phụ nữ có thai: 0,40 l/l + Nam giới = 0,40 l/l - Kết quả thay đổi: + Tăng trong: Mất nước, ứ nước trong tế bào, mất huyết tương, đa hồng cầu. + Giảm trong: Thiếu máu, suy dinh dưỡng.
  6. KỸ THUẬT LÀM XÉT NGHIỆM MÁU CHẢY - MÁU ĐÔNG I - XÉT NGHIỆM THỜI GIAN MÁU CHẢY (MC) 1 - Phương pháp Duke Đo thời gian máu chảy ra từ lúc chích rạch kim vào vùng giữa dái tai cho đến khi máu ngừng chảy * Chuẩn bị: - Dụng cụ: + Kim chủng có mũi chích >= 2mm + Bông tẩm ete + Giấy thấm (hoặc bông thấm). + Đồng hồ bấm giây + Lam kính - Bệnh nhân: Bộc lộ vùng dái tai (tháo vòng tai: nếu có) * Tiến hành: - Sát khuẩn vùng dái tai bằng bông tẩm ete. - Để 1 phút, đỡ dái tai bằng 1 lam kính. - Chích (rạch) vào vùng giữa dái tai rộng 2mm, sâu 2mm thật gọn bằng kim chủng (tới khi chạm vào lam kính có tiếng “cách”) - Bấm đồng hồ ngay. - Hứng giọt máu bằng miếng giấy thấm đến khi máu không chảy nữa (thường cứ 30 giây hứng 1 lần); không chạm vào vết chích. - Bấm đồng hồ dừng lại, được thời gian máu chảy. * Kết quả: - Bình thường: Thời gian máu chảy: 2 đến 4 phút 30 giây. - Trên 5 phút là máu chảy kéo dài, cần kiểm tra lại tai bên kia hoặc làm phương pháp Ivy. - Chú ý: Những bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc có Axit Axetyl Salixylic (Aspirin) cũng làm máu chảy kéo dài. 1 - Phương pháp Duke Đo thời gian máu chảy từ 3 điểm chích ở cẳng tay với một áp suất không thay đổi và liên tục. * Chuẩn bị: - Dụng cụ: + Kim chủng có mũi chích >= 2mm + Bông tẩm ete + Giấy thấm (hoặc bông thấm). + Đồng hồ bấm giây + Lam kính + Băng huyết áp - Bệnh nhân: + Bộc lộ vùng cánh tay và cẳng tay. + Nằm tại giường hoặc ngồi để tay lên bàn. * Tiến hành: - Đặt băng huyết áp ở cánh tay, bơm giữ áp suất 40mm Hg - Khử khuẩn bằng bông tẩm ete ở mặt trước cẳng tay (vùng không có mạch máu, không có lông). - Sau 1-2 phút, chích 2-3 điểm (độ sâu 2mm, rộng 2mm) cách nhau ít nhất 2cm. - Bấm đồng hồ. - Thấm giọt máu ở mỗi điểm chích như phương pháp Duke. - Ghi kết quả thời gian máu chay ở mỗi điểm chích rồi tính thời gian trung bình cộng. * Kết quả:
  7. -Theo phương pháp này, thời gian máu chảy cũng chỉ từ 1 đến 4 phút. II - XÉT NGHIỆM THỜI GIAN MÁU ĐÔNG 1 - Phương pháp Leewhite Đó là thời gian để máu tĩnh mạch đông thành khối trong ống thủy tinh (phương pháp này chính xác hơn). * Chuẩn bị - Dụng cụ, hóa chất: + Bơm, kim tiêm hoặc kim lấy máu vô khuẩn, khô. + 2 ống nghiệm đường kính 1 cm đã được tráng nước muối 0.9% 3 lần, dốc cho chảy hết nước. + Bông tẩm cồn hoặc ete + Nồi cách thủy điện 370C (hoặc 1 xoong nước ấm 370C) - Bệnh nhân: Chuẩn bị bệnh nhân lấy máu tĩnh mạch. * Tiến hành: - Lấy máu tĩnh mạch bằng động tác nhanh gọn (dùng bơm tiêm hoặc kim lấy máu) - Bấm đồng hồ ngay sau khi máu chảy vào bơm tiêm hoặc ống nghiệm. - Cho máu vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 1,5 - 2 ml. - Đặt ống đó vào nồi cách thủy (phần máu thấp hơn phần nước). - Sau đó cứ 30 giây nghiêng 1 lần đến khi máu đông hoàn toàn (dốc ngược ống, khối máu đông không chảy xuống được). - Tiếp tục quan sát sang ống II như cách làm ở ống I. - Ghi kết quả sau thời gian đông ở ống II. * Kết quả: - Thời gian máu đông bình thường: 8 - 12 phút. - Thời gian máu đông kéo dài: khi trên 12 phút. (Nếu tren 15 phút là thời gian máu đông kéo dài rõ rệt - bất thường). - Thời gian máu đông ngắn lại: không có ý nghĩa thực tế. 2 - Phương pháp Milian Phương pháp này không hoàn chỉnh, chỉ làm khi: - Không lấy được máu tĩnh mạch. - Trẻ em rất nhỏ tuổi. * Chuẩn bị + Phương tiện lấy máu mao mạch. + Lam kính, hộp petri, đồng hồ bấm giây. * Bệnh nhân: - Chọn vị trí lấy máu mao mạch: đầu ngón tay 3,4 (người lớn) hoặc ở gót chân, đầu ngón chân cái (đối với trẻ em nhỏ) * Tiến hành: - Lấy máu mao mạch. - Bỏ giọt đầu, lấy từ giọt thứ 2. - Nhỏ vào 2 lam kính, mỗi lam 1 giọt máu to, đường kính 1 cm - Bấm đồng hồ. - Đậy nắp hộp Petri lên 2 lam máu. - Sau 3 phút cư 30 giây sau đó, thử xem sự xuất hiện sợi huyết trên lam kính 1 bằng đầu nhọn của kim chích hoặc đầu móc của Pipet Pastuer đến khi cục máu đã thành khối có sợi huyết chắc. - Xem sang lam kính 2 với cách trên, cũng cứ 30 giây 1 lần
  8. - Khi giọt 2 (lam 2) đông chắc: bấm đồng hồ dừng lại, ghi kết quả máu đông. * Kết quả: - Bình thường thời gian máu đông phương pháp này là: 4-8 phút. - Thời gian máu đông kéo dài: Khi trên 10 phút. (Cần thử nghiệm cùng phương pháp với máu người chứng khỏe mạnh bình thường). - Ngoài ra: Phương pháp này còn phụ thuộc vào nhiệt độ phòng thí nghiệm nên kết quả có thể thay đổi. III - XÉT NGHIỆM THỜI GIAN CO CỤC MÁU VÀ THỜI GIAN TAN CỤC MÁU - Thường người ta hay sử dụng lại 2 ống máu đông trên tiếp tục để lại nồi cách thủy theo dõi tiếp hiện tượng co cục máu. - Hoặc chuẩn bị và lấy máu tương tự tron cách làm máu đông phương pháp ống nhiệm. - Để ở nồi cách thủy 370C: 4 giờ. - Đọc kết quả: Cần mô tả - Tiếp tục theo dõi cục máu trong bình cách thủy sau 12 giờ, 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ tới khi ghi được sự tan cục máu hoàn toàn. (Lúc chỉ còn có cặn hồng cầu ở đáy ống). * Kết quả: - Bình thường: + Sau 4 giờ cục máu co hoàn toàn. + Sau 72 giờ cục máu tan hoàn toàn. - Bất thường: + Tả hình thái của cục máu co không hoàn toàn hoặc không co… hoặc vẽ hình lên phiếu xét nghiệm. + Thời gian tan cục máu rút ngắn: tan trong vòng 1-48 giờ. Đặc biệt trong trường hợp tiêu huyết cấp: Cục máu có thể tan trở lại trong vòng 1-4 giờ. (Nguy cơ chảy máu sau mổ, đẻ: nguy hiểm)
  9. KN - KT HỆ THỐNG NHÓM MÁU ABO I - KHÁNG NGUYÊN Ngoài việc phân biệt được 4 nhóm máu chính: A, B, O, AB. Trong nghiên cứu người ta còn phân tích được nhiều nhóm. Nhờ phát hiện thêm kháng thể chống A1 và kháng thể chống H nên đã phát hiện được 6 nhóm: A1, A2, A1B, A2B, B và O). Bảng xác định 6 nhóm máu hệ ABH với huyết thanh mẫu HTM HTM HTM HTM HTM Nhóm (Thực vật) (lươn) (người) (người) (người) máu chống A1 chống H chống A chống B chống AB A1 +++ - ++ - ++ A2 - ++ ++ - ++ A1B +++ - ++ ++ +++ A2B - ++ ++ ++ ++ B - -, ± - +++ ++ O - +++ - - - * Nhóm A: - Nhóm A1: + Cho hồng cầu A1 + kháng thể chống A1 bị ngưng kết mạnh (từ Doluclies Biflurus lectene) + Cho hồng cầu A1 + kháng thể chống A bị ngưng kết vừa (từ huyết thanh người nhóm B) + Cho hồng cầu A1 + kháng thể chống A1 bị ngưng kết mạnh (từ huyết thanh lươn Anguilla-Anguilla) Mà trong huyết thanh A1, A1B có thể có kháng thể tự nhiên chống H. - Nhóm A2: + Cho hồng cầu A2 + kháng thể chống A1 không bị ngưng kết + Cho hồng cầu A2 + kháng thể chống A bị ngưng kết vừa + Cho hồng cầu A2 + kháng thể chống H bị ngưng kết Trong huyết thanh A2, A2B có thể có kháng thể tự nhiên chống A1 Nếu truyền A1 cho A2 có thể xảy ra tai biến (Theo giáo sư B.Q Tuyên và cộng sự ở Việt Nam không thấy có A2) Ngoài ra còn các nhóm khác ít gặp: A3, Ax, Am … * Nhóm B: Ngoài kháng nguyên B, còn có một số người có kháng nguyên B yếu hoặc có kháng nguyên nhóm Bm * Nhóm O: - Trên hồng cầu O không có kháng nguyên A hay B. Chỉ có kháng nguyên H. Do đó: Cho hồng cầu O + kháng thể chống H bị ngưng kết mạnh. - Kháng thể chống H có nhiều trong huyết thanh bò hoặc huyết thanh lươn. * Các nhóm O khác: - Nhóm Oh (nhóm Bombay): nhóm này được phát hiện năm 1952 ở thành phố Bombay (Ấn Độ) Hồng cầu nhóm O này không có kháng nguyên A, B, H do đó không bị ngưng kết với kháng thể chống A, B, H.
  10. Ngược lại trong huyết thanh có cả kháng thể chống A, chống B, chống H, nên nếu truyền máu của người nhóm O bình thường cho Oh sẽ bị tai biến (ở VN chưa gặp nhóm Oh) - Nhóm Ohm: nhóm này cũng rất ít gặp. Hồng cầu nhóm O này không có kháng nguyên A, B, H Trong huyết thanh có kháng thể chống A, chống B nhưng không có kháng thể chống H. * Kháng nguyên H (Chất H): Kháng nguyên H có mặt trên hồng cầu của tất cả các nhóm với tỉ lệ ngược như sơ đồ sau: Sơ đồ thể hiện tỉ lệ tương đối của kháng nguyên A và H Trên các loại kiểu hình (phénotip) hồng cầu A * Kháng nguyên hòa tan trong nước: Người ta cũng tách được những kháng nguyên trên ở trong các dịch: Nước bọt, tinh dịch, huyết tương, nước tiểu… VD: Kháng nguyên A và H ở người nhóm A Kháng nguyên B và H ở người nhóm B Kháng nguyên A, B và H ở người nhóm AB Kháng nguyên H ở người nhóm O * Sự xuất hiện kháng nguyên A, B, H trong đời sống: - Kháng nguyên hệ hồng càu ABO xuất hiện rất sớm từ khi phát triển bào thai. - Sự phát triển kháng nguyên này còn yếu, chỉ được hoàn chỉnh dần sau khi đẻ. Do đó định nhóm máu ở trẻ sơ sinh rất khó xác định. * Di truyền nhóm máu hệ ABO: Kháng nguyên A và B trên hồng cầu của một người phụ thuộc vào hệ thống gen nhiều Alen theo định luật Menden. Kiểu nhóm máu Kiểu gen có thể A A/A hoặc A/O B B/B hoặc B/O O O/O AB A/B Ứng dụng vào y pháp: Có trường hợp khẳng định được, có trường hợp chỉ tương đối Ví dụ 1: Bố AB Mẹ O Nếu con là O thì không tin Ví dụ 2: Bố B Mẹ B Xảy ra 2 trường hợp B.B x BB hoặc B.O |
  11. Con sẽ là B/B hoặc B/O II - KHÁNG THỂ 1 - Kháng thể tự nhiên - Những kháng thể chống A, chống B tự nhiên thường là những kháng thể đủ (hoạt động tốt ở môi trường muối) và ở nhiệt độ lạnh (hoạt động tốt ở 40C). Thường là loại γ.M.Globulin. - Hiệu giá kháng thể thay đổi tùy từng người, từng tuổi: Bình thường hiệu giá kháng thể chống A có thể thay đổi trong khoảng từ 1/64 - 1/512. Còn kháng thể chống B hiệu giá thường thấp chỉ từ 1/16 - 1/64. + Ở trẻ sơ sinh, kháng thể chống A, B rất yếu. Sau đó mới tăng dần lên. + Một số trường hợp bệnh lý giảm hoặc mất γ.Globulin thì hiệu giá giảm rõ 2 - Kháng thể miễn dịch - Hoàn cảnh xuất hiện: Kháng thể này chỉ xuất hiện sau một sự miễn dịch mạnh, do những kháng nguyên cùng loài hay khác loài. + Miễn dịch cùng loài (đồng loại) gặp khi: . Sau khi truyền máu khác nhóm (Ví dụ: A cho O) . Bất đồng nhóm máu mẹ con (Ví dụ: Mẹ O, con A) + Miễn dịch khác loài: Có thể gặp sau khi tiêm một thứ thuốc chứa kháng nguyên có thành phần giống kháng nguyên A hoặc kháng nguyên B. Nhất là các loại vacxin và huyết thanh hoặc các kháng độc tố chống bạch hầu, uốn ván… - Đặc điểm của kháng thể miễn dịch . Thường là những kháng thể thiếu, chỉ phản ứng trong môi trường Albumin, là kháng thể nóng (hoạt động tốt nhất ở 370C) nên chỉ phát hiện được bằng nghiệm pháp Coombs. . Kháng thể miễn dịch thường thuộc loại IgG. . Ở những người nhóm máu O, ngoài kháng thể tự nhiên chống A, chống B, nếu có thêm kháng thể miễn dịch chống A, chống B thì những người nhóm máu O này được gọi là “người có nhóm máu O nguy hiểm”.
  12. KỸ THUẬT ĐỊNH NHÓM MÁU HỒNG CẦU HỆ ABO 1 - Nguyên tắc - Phải định nhóm máu bằng 2 phương pháp + Dùng huyết thanh mẫu chứa kháng thể đặc hiệu đã biết để định loại kháng nguyên của hồng cầu nhờ phản ứng ngưng kết. + Dùng hồng cầu mãu chứa kháng nguyên đặc hiệu đã biết để định loại kháng thể trong huyết thanh nhờ phản ứng ngưng kết. - Nếu làm kỹ thuật trên lam không rõ, phải làm lại trong ống. 2 - Chuẩn bị - Dụng cụ: + Phiến kính hoặc đá men khô, sạch. + Ống nghiệm 1cm khô sạch. + Pipet Pastuer + Máy li tâm + Kính hiển vi + Tủ lạnh. - Hóa chất: + Huyết thanh mẫu nhóm A, nhóm B, nhóm O + Hồng cầu mẫu nhóm A1, B, O + Nước muối 0,9% - Bệnh nhân: Máu (hoặc bệnh nhân): lấy huyết thanh và hồng cầu. 3 - Tiến hành: 3.1 Phương pháp xác định nhóm máu trên đá men, phiến kính. - Đánh dấu trên đá men (phiến kính) - Pha loãng hồng cầu cần định nhóm thành hỗn dịch 10% trong NaCl 0,9% - Làm với huyết thanh mẫu (HTM): + Nhỏ vào các ô huyết thanh mẫu tương ứng lần lượt: 2 giọt HTM tương ứng. (Ô chứng: 2 giọt NaCl 0,9%) + Nhỏ tiếp vào mỗi ô 1 giọt hỗn dịch hồng cầu cần thử 10%. + Trộn đều giữa HTM và hồng cầu ở mỗi ô theo vòng tròn bằng que thủy tinh hoặc đáy tròn ống nghiệm. (Phải rửa que bằng NaCl 0,9% và lau sạch bằng bông sau mỗi lần trộn). + Lắc nghiêng tròn đá men trong 1 đến
  13. Lấy 1 giọt hỗn hợp hồng cầu và huyết thanh xem trên kính hiển vi: + Có nhiều đám lớn hồng cầu trên nền sáng rõ: là ngưng kết. + Có các đám hồng cầu to nhỏ, trên vi trường còn nhiều hồng cầu rời: là ngưng kết yếu. + Tất cả các hồng cầu đều đứng riêng lẻ: là không ngưng kết. + Hồng cầu tạo thành chuỗi: cần thêm vào 1 giọt NaCl 0,9% nếu ngưng kết giả thì hồng cầu sẽ tách ra. - Những trường hợp làm trên lam khó đọc cần phải làm trong ống. 3.1 Phương pháp xác định nhóm máu trong ống nghiệm - Pha loãng hồng cầu cần thử với dung dịch NaCl 0,9% thành 3% - Đánh dấu ống nghiệm - Làm với huyết thanh mẫu (HTM): + Nhỏ lần lượt các HTM A, B, O vào mõi ống tương tứng: 2 giọt + Nhỏ đều vào mỗi ống 1 giọt hỗn dịch hồng cầu 3% (Ô chứng cho 1 giọt HC 3% và 2 giọt NaCl 0,9%) + Lắc đều các ống nghiệm + Li tâm 1000 vòng/phút trong 1 phút. + Đọc ngưng kết trong ống qua gương lõm và kính hiển vi, lắc nhẹ đáy ống. + Ngưng kết (+): hồng cầu tạo thành 1 hay vài khối đặc màu đỏ, nước trong ở trên + Ngưng kết (-): hồng cầu trở lại dạng hỗn dịch ban đầu. - Làm với hồng cầu mẫu (HCM): + Pha các dung dịch hồng cầu mẫu A1, B, O từ 10% thành dạng 3%. + Nhỏ lần lượt các HCM 3% A1, B, O vào các ống tương ứng: mỗi ống 1 giọt (ống chứng: 1 giọt hồng cầu 3% của bênh nhân) + Nhỏ đều vào các ống: 2 giọt huyết thanh cần thử + Lắc đều + Li tâm 1000 vòng/phút trong 1 phút. + Đọc ngưng két với gương lõm và kính hiển vi như trên. 3 - Nhận định kết quả: Tỷ lệ ở người Kết quả Huyết thanh mẫu Hồng cầu mẫu VN Định nhóm (tròn số) HTMA HTMB HTMO HCA1 HCB HCO A 20% - + + - + - B 30% + - + + - - AB 43% + + + - - - O 7% - - - + + -
  14. CHỨC NĂNG SINH LÝ DÒNG HỒNG CẦU 1 - Chức năng sinh lý Hồng cầu là một trong những thành phần hữu hình của máu với vài trò chủ yếu là vận chuyển: + Oxy từ phổi tới tổ chức, tế bào. + Cacbonic từ tổ chức, tế bào tới phổi thải ra ngoài, tính chất này do một Protein phức tạp là huyết sắc tố quyết định. Chính do màu sắc của huyết sắc tố mà máu có màu đỏ. Mỗi giây có tới 10 gram huyết sắc tố qua phổi lấy đi một lượng Oxy đem đi trao đổi với các tổ chức. Hồng cầu là quần thể té bào đông nhất ở máu ngoại vi (≈ 16.1012 hồng cầu/l người lớn bình thường). Mặc dù nó là tế bào đã mất nhân nhưng lại là những tế bào sống đã được biệt hóa cao độ. Để đảm nhận được chức năng trên, nhờ hồng cầu có một số tính chất. - Tính chun giãn dẻo dai: nó có thể biến dạng để rồi trở lại dạng lõm hai mặt. Đó là sự bảo toàn hình thái cần thiết cho duy trì sự sống. - Khi áp suất thẩm thấu của môi trường xung quanh thay đổi, kích thước hồng cầu cũng thay đổi: Ví dụ: + Ở môi trường nhược trương, hồng cầu to ra. + Ở môi trường ưu trương, hồng cầu teo lại. - Khi pH của môi trường thay đổi, kích thước hồng cầu cũng thay đổi. Ở tĩnh mạch pH máu thấp hơn ở động mạch nên hồng cầu trong tĩnh mạch to hơn. - Màng hồng cầu có bán thấm và trao đổi khí. Nó không cho thâm qua một số thành phần như lipit, protit… (chất keo) và các ion dương như Na+, K+. - Hồng cầu là tế bào sống nên có cũng cần phải được cung cấp năng lượng để duy trì đời sống, cấu trúc và chức năng của nó. 2 - Đời sống của hồng cầu: 2.1 - Đo đời sống hồng cầu: Người ta có thể đo được đời sống thực sự của một quần thể hồng cầu ở cùng một lứa tuổi bằng các chất đồng vị phóng xạ như Fe59, Glyxin 14c để gắn vào phần Hem hoặc Globin của huyết sắc tố. Theo phương pháp này, thấy đời sống hồng cầu là 120 ngày, ở phụ nữ thường trung bình 109 ngày, có thể do mất máu kinh nguyệt hàng tháng. 2.2- Quá trình hồng cầu già được biểu hiện bằng - Tỉ trọng tăng lên - Sức bền giảm (tăng tính dễ vỡ) - Giảm diện tích - Độ ngưng kết tăng 2.3 - Nơi tiêu hủy Phần lớn số hồng cầu già bị chết trong các đại thực bào thuộc hệ liên võng nội mô mà chủ yếu là ở tủy xương. Ngoài ra có một số hồng cầu cũng bị chết ngay trong dòng máu. Trong một số bệnh lý, hồng cầu có thể bị các đại thực bào ở gan, lách tiêu diệt. Nếu bị chết ở đó có thể làm cho gan, lách to ra. 2.4 - Quá trình thoái hóa của các hồng cầu chết - Hồng cầu già, chết, sẽ giải phóng ra các huyết sắc tố. Hb tiếp tục thoái hóa qua nhiều giai đoạn để đến sản phầm cuối cùng là: + Urobilin trong nước tiểu. + Stercobilin trong phân. - Trong trường hợp hồng cầu vỡ quá nhiều, quá trình thoái hóa không đến được các sản phẩm cuối cùng nên có thể thay cả những sản phẩm trung gian
  15. Ví dụ: Bilirubin trong nước tiểu - Trung bình mỗi ngày cơ thể hủy đi 1 lượng máu khoảng 40 ml gồm những hồng cầu già và thay thế khoảng 40ml gồm những hồng cầu non ở tủy mới trưởng thành.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2