
Kế hoạch bài dạy Giáo dục thể chất 5 - Chủ đề: Gia đình đầm ấm (Sách Kết nối tri thức)
lượt xem 1
download

Kế hoạch bài dạy Giáo dục thể chất 5 - Chủ đề: Gia đình đầm ấm (Sách Kết nối tri thức) được biên soạn nhằm giúp học sinh thể hiện được trách nhiệm, lòng biết ơn của mình với các thành viên trong gia đình bằng thái độ, lời nói, việc làm cụ thể; biết tạo bầu không khí vui vẻ, đầm ấm trong gia đình;... Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kế hoạch bài dạy Giáo dục thể chất 5 - Chủ đề: Gia đình đầm ấm (Sách Kết nối tri thức)
- CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH ĐẦM ẤM Mục tiêu ‒ Thể hiện được trách nhiệm, lòng biết ơn của mình với các thành viên trong gia đình bằng thái độ, lời nói, việc làm cụ thể. ‒ Biết tạo bầu không khí vui vẻ, đầm ấm trong gia đình. ‒ Phát triển các năng lực, phẩm chất: + Năng lực chung: năng lực giao tiếp với các thành viên trong gia đình, năng lực giải quyết các vấn đề nảy sinh trong gia đình phù hợp với lứa tuổi; + Năng lực đặc thù: năng lực thiết kế và tổ chức các hoạt động để thể hiện lòng biết ơn các thành viên trong gia đình, qua đó tạo bầu không khí vui vẻ, đầm ấm; + Phẩm chất: có trách nhiệm với gia đình, biết ơn những người thân trong gia đình. TUẦN 17 TRÁCH NHIỆM CỦA EM TRONG GIA ĐÌNH yêu cầu cần đạt HS tìm hiểu được về trách nhiệm của mình với các thành viên trong gia đình và thể hiện trách nhiệm đó bằng thái độ, lời nói, việc làm cụ thể. KHÔNG GIAN SƯ PHẠM Trong lớp học, bàn ghế kê thành dãy hoặc theo nhóm. PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG VÀ HỌC LIỆU ‒ GV chuẩn bị: + Bộ thẻ Gia đình em. + Làn nhựa, lẵng mây để HS chơi trò chơi Đi chợ. + Một số tranh ảnh, tư liệu về trách nhiệm của HS đối với gia đình. ‒ HS chuẩn bị: + Nhớ lại những lời nói, thái độ, việc bản thân đã làm để thể hiện trách nhiệm với gia đình. + Suy nghĩ về cách thể hiện trách nhiệm với gia đình. 94
- GỢI Ý CÁC BƯỚC HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG Chơi trò chơi Đi chợ Mục tiêu: ‒ Tạo không khí vui vẻ trong lớp học. ‒ Giới thiệu chủ đề trải nghiệm mới. Tổ chức hoạt động: Hoạt động Sản phẩm/ Hoạt động của GV của HS Kết quả cần đạt ‒ GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi: ‒ HS lắng nghe HS chơi nhiệt + Tên trò chơi: Đi chợ. GV hướng dẫn tình, vui vẻ và + Cách chơi: cách chơi. nhận ra ý nghĩa của trò chơi. • Cả lớp đứng thành vòng tròn. Một HS sắm vai ‒ HS chơi thử “người đi chợ”, tay cầm chiếc giỏ (làn), vừa chạy theo sự hướng quanh vòng tròn, vừa hô “Đi chợ! Đi chợ!”. dẫn của GV. • Khi các bạn đứng ở vòng tròn hỏi: “Mua gì? Mua gì?” thì “người đi chợ” phải nói được một món đồ mua về phù hợp với sở thích, nhu cầu của người thân trong gia đình. VD: “Mua rau cho mẹ”; “Mua cam cho bà” hoặc “Mua báo cho ông”;… • Sau khi nói được tên các món đồ, “người đi chợ” trao giỏ lại cho một bạn khác đứng ở vòng tròn. Bạn vừa nhận được giỏ sẽ tiếp tục sắm vai “người đi chợ” để mua đồ cho người thân trong gia đình mình. ‒ GV tổ chức cho HS chơi thử 1 ‒ 2 lần. GV tổ chức cho HS chính thức chơi. Có thể chơi HS chính thức theo nhóm, nếu lớp đông HS. chơi dưới sự giám sát của GV. GV tổ chức cho HS thảo luận sau khi chơi: HS thảo luận ‒ Cảm xúc của em khi được đi chợ mua thứ đồ yêu lớp theo các thích cho người thân trong gia đình. câu hỏi GV ‒ Theo em, người thân trong gia đình sẽ cảm thấy như đưa ra. thế nào khi nhận được những món đồ từ các em? ‒ Việc chúng ta mua đồ tặng người thân thể hiện điều gì? GV chuyển ý giới thiệu chủ đề. 95
- 2. KHÁM PHÁ – TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ Tìm hiểu về trách nhiệm của em trong gia đình Mục tiêu: HS xác định được trách nhiệm của bản thân và cách thể hiện trách nhiệm của mình với gia đình. Tổ chức hoạt động: Sản phẩm/ Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kết quả cần đạt GV giao nhiệm vụ cho HS nhớ lại và chia HS lắng nghe GV giao HS thể hiện sẻ với các bạn trong nhóm về những thái nhiệm vụ. được trách nhiệm độ, lời nói, việc bản thân đã làm để thể của bản thân với hiện trách nhiệm với gia đình. gia đình. GV tổ chức cho HS chia sẻ trong nhóm. ‒ HS nhớ lại những thái độ, lời nói, việc mà bản thân đã làm để thể hiện trách nhiệm với gia đình. ‒ HS chia sẻ với các bạn trong nhóm. GV mời mỗi nhóm một HS lên chia sẻ Mỗi nhóm cử một HS trước lớp. lên chia sẻ trước lớp. GV tổng kết lại một số kinh nghiệm HS đã chia sẻ. GV tiếp tục giao nhiệm vụ cho HS thảo Các nhóm HS thảo luận luận nhóm để xác định những cách thể về thực hiện nhiệm vụ hiện trách nhiệm với gia đình theo gợi ý ở được giao và ghi kết quả trang 48, SGK. ra tờ giấy khổ lớn. ‒ GV lần lượt mời đại diện của ba nhóm ‒ Lần lượt ba nhóm lên lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp: trình bày, mỗi nhóm Nhóm (1) trình bày về cách thể hiện trách trình bày về một nội nhiệm với người thân; Nhóm (2) trình bày dung theo yêu cầu của về cách thể hiện trách nhiệm với công việc GV. gia đình; Nhóm (3) trình bày về cách thể ‒ Sau mỗi phần trình bày hiện trách nhiệm với các hoạt động chung của một nhóm, cả lớp sẽ của gia đình. thảo luận, nhận xét, bổ ‒ GV tổ chức cho cả lớp thảo luận chung. sung. Kết luận: Những cách thể hiện trách HS lắng nghe và ghi nhớ nhiệm của em với gia đình: những cách thể hiện ‒ Đối với người thân trong gia đình: trách nhiệm với gia đình. Yêu thương người thân; lễ phép với ông bà, 96
- cha mẹ, anh chị; nhường nhịn em nhỏ; quan tâm, chăm sóc người thân, nhất là những lúc đau ốm, khó khăn. ‒ Đối với công việc gia đình: Tự giác nhận làm và cố gắng làm tốt những công việc gia đình phù hợp với khả năng của bản thân. ‒ Đối với các hoạt động chung của gia đình: Tự giác tham gia vào các khâu: đề xuất ý tưởng, chuẩn bị, thực hiện hoạt động phù hợp với khả năng của bản thân và hoàn thành tốt những phần việc đảm nhận. 3. MỞ RỘNG VÀ TỔNG KẾT ‒ THỰC HÀNH, HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Xác định việc làm thể hiện trách nhiệm với gia đình Mục tiêu: HS xác định được những việc làm thể hiện trách nhiệm với gia đình trong các tranh ở trang 48, SGK. Tổ chức hoạt động: Sản phẩm/ Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kết quả cần đạt GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận HS lắng nghe GV giao Mỗi nhóm HS nhóm, quan sát tranh 48, SGK và nêu nhiệm vụ luyện tập. có sản phẩm những việc làm thể hiện trách nhiệm với là kết quả thảo gia đình trong mỗi tranh. luận, được ghi Lưu ý: GV cũng có thể đưa thêm một số trên giấy về nội tranh khác để HS thảo luận, trong đó có dung các tranh. cả tranh dương tính và tranh âm tính để HS phân biệt. GV tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ. HS thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ được giao. ‒ GV tổ chức cho các nhóm trình bày kết ‒ Đại diện mỗi nhóm quả thảo luận: Mỗi nhóm trình bày ý kiến trình bày nhận xét về về một tranh. một tranh. ‒ Yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét, bổ ‒ Cả lớp lắng nghe và sung. nhận xét, bổ sung ý kiến. 97
- Kết luận: Việc làm thể hiện trách nhiệm HS lắng nghe và đối với gia đình trong mỗi tranh: chiếu ý kiến của thầy ‒ Tranh 1: Thể hiện trách nhiệm với gia cô với ý kiến của nhóm đình qua việc lễ phép và quan tâm chăm mình. sóc bà. ‒ Tranh 2: Thể hiện trách nhiệm với gia đình qua việc quét dọn nhà cửa. ‒ Tranh 3: Thể hiện trách nhiệm với gia đình qua việc chăm sóc, yêu thương em nhỏ. ‒ Tranh 4: Thể hiện trách nhiệm với gia đình qua việc tham gia chúc mừng sinh nhật bố. 4. VẬN DỤNG ‒ Thực hiện những thái độ, lời nói, việc làm phù hợp để thể hiện trách nhiệm với gia đình. ‒ Ghi lại kết quả, cảm xúc của bản thân khi thể hiện những thái độ, lời nói, việc làm đó. THỂ HIỆN TRÁCH NHIỆM VỚI GIA ĐÌNH yêu cầu cần đạt HS chia sẻ được những thái độ, lời nói, việc làm đã thực hiện và lập được kế hoạch thực hiện việc làm thể hiện trách nhiệm với gia đình. KHÔNG GIAN SƯ PHẠM Trong lớp học, bàn ghế kê thành dãy hoặc theo nhóm. PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG VÀ HỌC LIỆU GV và HS chuẩn bị những tấm bìa màu, bút màu. GỢI Ý CÁC BƯỚC HOẠT ĐỘNG 1. HOẠT ĐỘNG TỔNG KẾT TUẦN GV tổng kết các hoạt động trong tuần và dự kiến hoạt động tuần sau. 2. PHẢN HỒI KẾT QUẢ VẬN DỤNG Chia sẻ kết quả thể hiện trách nhiệm với gia đình Mục tiêu: HS chia sẻ được những thái độ, lời nói, việc làm bản thân đã thực hiện trong tuần để thể hiện trách nhiệm với gia đình và cảm xúc khi thể hiện. 98
- Tổ chức hoạt động: Sản phẩm/ Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kết quả cần đạt GV yêu cầu HS chia sẻ theo cặp hoặc theo HS lắng nghe GV giao ‒ Tất cả HS đều nhóm nhỏ về những thái độ, lời nói, việc nhiệm vụ. được chia sẻ làm em đã thực hiện trong tuần để thể hiện trong nhóm/ trách nhiệm với gia đình và cảm xúc của theo cặp. em khi thể hiện trách nhiệm của mình. ‒ Một số HS GV tổ chức cho HS chia sẻ theo cặp/ theo HS chia sẻ kết quả vận được chia sẻ nhóm. dụng theo cặp hoặc theo trước lớp. nhóm. ‒ Các chia sẻ GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. ‒ Mỗi nhóm cử một HS phải cụ thể, lên chia sẻ trước lớp. chân thực, dựa ‒ Cả lớp lắng nghe và trên những thái nhận xét. độ, lời nói, việc Kết luận: làm HS đã thực ‒ GV tổng kết kết quả thực hiện trách hiện. nhiệm với gia đình của HS. ‒ Khen những HS đã thực hiện tốt và nhắc nhở, động viên những HS khác cần cố gắng hơn. 3. THỰC HÀNH Lập kế hoạch thực hiện việc làm thể hiện trách nhiệm với gia đình Mục tiêu: HS xây dựng được kế hoạch thực hiện việc làm thể hiện trách nhiệm với gia đình Tổ chức hoạt động: Sản phẩm/ Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kết quả cần đạt ‒ GV giao nhiệm vụ cho HS nghiên HS lắng nghe GV giao nhiệm ‒ Mỗi HS đều cứu ví dụ minh hoạ trong SGK và vụ luyện tập. xây dựng được lập kế hoạch thực hiện những việc một bản kế làm thể hiện trách nhiệm với gia hoạch thực hiện đình. trách nhiệm của ‒ Hướng dẫn HS cách lập kế hoạch: bản thân với gia + Xác định những việc em cần làm; đình. + Xác định thời gian và cách thức thực hiện mỗi việc làm; 99
- + Điền các thông tin vào bản kế ‒ Kế hoạch phải hoạch. đảm bảo yêu ‒ Lưu ý: GV có thể chuẩn bị bổ sung cầu: phù hợp với 1‒ 2 kế hoạch cụ thể để minh hoạ khả năng thực tế thêm cho HS. của HS, phù hợp với hoàn cảnh GV tổ chức cho HS xây dựng ‒ HS tham khảo ví dụ về kế gia đình HS và kế hoạch cá nhân. hoạch thực hiện trách nhiệm phải khả thi. với gia đình và những gợi ý của GV. ‒ Tiến hành xây dựng kế hoạch cá nhân về thực hiện việc làm thể hiện trách nhiệm với gia đình. GV tổ chức cho HS trình bày kế ‒ HS chia sẻ kế hoạch đã lập hoạch đã xây dựng và đề nghị cả theo nhóm. lớp nhận xét. ‒ GV mời mỗi nhóm cử một bạn chia sẻ trước lớp. ‒ Cả lớp lắng nghe và nhận xét. GV nhận xét chung về các bản kế HS hoàn thiện bản kế hoạch hoạch của HS. theo góp ý của GV và các bạn trong nhóm. 4. VẬN DỤNG ‒ Chia sẻ với người thân về kế hoạch thực hiện trách nhiệm với gia đình của em. ‒ Nhờ người thân cổ vũ trong quá trình thực hiện kế hoạch. ‒ Thực hiện bản kế hoạch đã xây dựng. ‒ Ghi lại kết quả và cảm xúc khi thực hiện. TUẦN 18 BIẾT ƠN NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH yêu cầu cần đạt HS thể hiện được lòng biết ơn của mình với các thành viên trong gia đình bằng thái độ, lời nói, việc làm cụ thể. 100
- KHÔNG GIAN SƯ PHẠM ‒ Trong lớp học, bàn ghế kê thành dãy hoặc theo nhóm. ‒ Ngoài sân trường (để chơi trò chơi). PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG VÀ HỌC LIỆU ‒ GV chuẩn bị: + Tư liệu về lòng biết ơn những người thân trong gia đình. + Không gian đủ rộng để chơi trò chơi “Vòng tay gia đình”. + Các cách thể hiện lòng biết ơn những người thân trong gia đình. ‒ HS chuẩn bị: Các tấm bìa trắng dùng ghi những việc dự định làm để bày tỏ lòng biết ơn với những người thân trong gia đình. GỢI Ý CÁC BƯỚC HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG Chơi trò chơi Vòng tay gia đình Mục tiêu: ‒ Tạo không khí vui vẻ trong lớp học. ‒ Giới thiệu chủ đề trải nghiệm mới. Tổ chức hoạt động: Sản phẩm/ Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kết quả cần đạt ‒ GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi: ‒ HS lắng nghe GV HS chơi nhiệt + Tên trò chơi: Vòng tay gia đình. phổ biến. tình, vui vẻ và + Cách chơi: ‒ HS chơi thử theo sự nhận ra ý nghĩa Cả lớp đứng thành vòng tròn. Cứ ba bạn đứng hướng dẫn của GV. của trò chơi. cạnh nhau tạo thành một gia đình. Bạn ở giữa là “con”, hai bạn đứng hai bên là “cha” và “mẹ”. Hai bạn là “cha”, “mẹ” nắm tay nhau giơ cao tạo thành một mái nhà che chở cho “con” đứng ở giữa. Khi quản trò hô “An toàn!”, các bạn sắm vai “con” sẽ tự do nhảy múa, vui đùa trong vòng tròn. Khi quản trò hô “Nguy hiểm!” thì các “con” phải chạy ngay về “nhà” của mình. Ngay sau khi “con” đã chạy vào nhà thì “cha mẹ” phải hạ ngay tay xuống, tạo thành một lá chắn để bảo vệ “con” khỏi nguy hiểm. ‒ GV tổ chức cho HS chơi thử 1 ‒ 2 lần. 101
- GV tổ chức cho HS chính thức chơi. Có thể HS chính thức chơi chơi theo nhóm, nếu lớp đông HS. dưới sự giám sát của GV. GV tổ chức cho HS thảo luận sau khi chơi: HS thảo luận theo các ‒ Cảm xúc của em khi được “bố, mẹ” che chở, câu hỏi GV đưa ra. bảo vệ khi gặp nguy hiểm? ‒ Em rút ra được điều gì sau khi chơi? GV chuyển ý giới thiệu chủ đề. 2. KHÁM PHÁ – TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ Chia sẻ về lòng biết ơn của em với người thân Mục tiêu: HS chia sẻ được về lòng biết ơn với người thân trong gia đình. Tổ chức hoạt động: Sản phẩm/ Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kết quả cần đạt GV giao nhiệm vụ cho HS làm HS lắng nghe GV giao nhiệm vụ. ‒ Mỗi HS đều việc nhóm: được chia sẻ ‒ Kể về những điều tốt đẹp mà trong nhóm. người thân trong gia đình mang ‒ Một số HS lại cho em. được chia sẻ ‒ Nêu những thái độ, lời nói, việc trước lớp. làm của em để thể hiện lòng biết ‒ Chia sẻ của HS ơn với người thân. phải chân thực, GV tổ chức cho HS thực hiện HS làm việc nhóm, chia sẻ với nhau cụ thể. nhiệm vụ. về lòng biết ơn của mỗi người đối với người thân và những thái độ, lời nói, việc làm để thể hiện lòng biết ơn đó. GV mời mỗi nhóm một HS chia ‒ Một số HS chia sẻ trước lớp. sẻ trước lớp. ‒ Cả lớp lắng nghe và nhận xét. Kết luận: ‒ Những người thân trong gia đình luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc, dành cho các em những điều tốt đẹp nhất. 102
- ‒ Chúng ta cần biết ơn người thân và thể hiện lòng biết ơn ấy bằng những thái độ, lời nói, việc làm cụ thể, thiết thực trong cuộc sống hằng ngày. Xác định cách thể hiện lòng biết ơn người thân trong gia đình Mục tiêu: HS xác định được những cách thể hiện lòng biết ơn những người thân trong gia đình. Tổ chức hoạt động: Sản phẩm/ Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kết quả cần đạt GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS lắng nghe GV giao nhiệm vụ. ‒ Tất cả HS đều thảo luận và ghi ra tờ giấy khổ lớn tham gia thảo những thái độ, lời nói, việc làm luận nhóm. thể hiện lòng biết ơn với người ‒ Mỗi nhóm đều thân trong gia đình. có sản phẩm là GV tổ chức cho HS thực hiện ‒ HS làm việc nhóm thực hiện bản ghi kết quả nhiệm vụ. nhiệm vụ được giao. thảo luận, trong ‒ Kết quả thảo luận nhóm cần đó xác định được ghi trên giấy A0 và có thể được những trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy. thái độ, lời nói, ‒ GV yêu cầu các nhóm trưng bày ‒ Các nhóm trưng bày kết quả việc làm thể kết quả thảo luận và mời đại diện thảo luận. hiện lòng biết một nhóm trình bày. ‒ Đại diện một nhóm trình bày. ơn với người ‒ Tổ chức cho cả lớp nhận xét kết ‒ Cả lớp lắng nghe và bổ sung thân trong gia quả làm việc của các nhóm. đình. ý kiến. Kết luận: Có nhiều cách để thể hiện lòng biết ơn với những người thân trong gia đình: ‒ Qua lời nói: yêu thương, động viên, an ủi, chúc mừng, nhẹ nhàng,… ‒ Qua thái độ: quan tâm, chia sẻ, lễ phép, ân cần, chu đáo, vui vẻ,… ‒ Qua việc làm: Chào hỏi, chúc mừng, gửi thiệp mừng, tặng quà người thân nhân sinh nhật, lễ, Tết 103
- hoặc những dịp đặc biệt; hỏi han, động viên, an ủi, giúp đỡ người thân khi ốm đau hoặc gặp khó khăn;… 3. MỞ RỘNG VÀ TỔNG KẾT ‒ THỰC HÀNH, HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Viết những việc em dự định làm để thể hiện lòng biết ơn người thân trong gia đình Mục tiêu: HS dự định và viết ra được những việc làm cụ thể sẽ thực hiện trong thời gian tới để bày tỏ lòng biết ơn với mỗi thành viên trong gia đình. Tổ chức hoạt động: Sản phẩm/ Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kết quả cần đạt ‒ GV giao nhiệm vụ cho HS HS lắng nghe GV giao nhiệm ‒ Mỗi HS phải ghi được suy nghĩ và viết ra các tấm bìa vụ. những việc dự định những việc làm cụ thể sẽ thực làm để bày tỏ lòng biết hiện trong thời gian tới để bày ơn đối với ít nhất một tỏ lòng biết ơn với mỗi thành thành viên trong gia đình. viên trong gia đình. ‒ Những việc HS dự ‒ Lưu ý HS: Cần ghi những định làm để thể hiện việc làm cụ thể, phù hợp với lòng biết ơn người thân khả năng của bản thân và sở cần cụ thể, phù hợp với thích của người thân. khả năng của bản thân và GV tổ chức cho HS thực hiện ‒ HS suy nghĩ và viết ra tấm hợp với sở thích, mong nhiệm vụ. bìa những việc làm cụ thể muốn của người thân. định thực hiện trong thời gian tới để bày tỏ lòng biết ơn với một thành viên trong gia đình. ‒ HS dán những tấm bìa của mình lên bảng theo nhóm. GV mời một số HS lên chia sẻ ‒ Một số HS lên chia sẻ nội trước lớp. dung những tấm bìa trước lớp. ‒ Cả lớp lắng nghe và nêu nhận xét. 104
- Kết luận: ‒ GV nhận xét chung về những việc dự định làm của HS. ‒ Khen các em đã có những việc làm có ý nghĩa để thể hiện lòng biết ơn đối với người thân trong gia đình. 4. VẬN DỤNG ‒ HS thực hiện những việc em dự định làm để bày tỏ lòng biết ơn người thân. ‒ Ghi lại kết quả và cảm xúc của em khi thực hiện những việc làm đó. THỂ HIỆN LÒNG BIẾT ƠN VỚI NGƯỜI THÂN yêu cầu cần đạt HS chia sẻ được những việc đã làm để thể hiện lòng biết ơn người thân và làm được một món quà nhỏ để tặng người thân. KHÔNG GIAN SƯ PHẠM Trong lớp học, bàn ghế kê thành dãy hoặc theo nhóm. PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG VÀ HỌC LIỆU ‒ GV chuẩn bị: Một số gợi ý về những món quà nhỏ và cách làm chúng để hướng dẫn HS có thể tự làm quà tặng. ‒ HS chuẩn bị: Nguyên vật liệu cần thiết để làm món quà tặng người thân. GỢI Ý CÁC BƯỚC HOẠT ĐỘNG 1. HOẠT ĐỘNG TỔNG KẾT TUẦN GV tổng kết các hoạt động trong tuần và dự kiến hoạt động tuần sau. 2. PHẢN HỒI KẾT QUẢ VẬN DỤNG Chia sẻ những việc em đã làm để thể hiện lòng biết ơn người thân Mục tiêu: HS chia sẻ được những việc đã làm để thể hiện lòng biết ơn người thân và cảm xúc khi thực hiện. 105
- Tổ chức hoạt động: Sản phẩm/ Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kết quả cần đạt GV yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm HS lắng nghe GV giao nhiệm vụ. ‒Tất cả HS đều về những việc đã làm để thể hiện được chia sẻ lòng biết ơn người thân và cảm xúc trong nhóm. khi thực hiện. ‒ Những chia GV tổ chức cho HS thực hiện HS chia sẻ trong nhóm theo nội sẻ của HS phải nhiệm vụ. dung GV đã yêu cầu. chân thực, cụ GV mời mỗi nhóm 1‒ 2 HS chia sẻ ‒ Một số HS chia sẻ trước lớp về thể. với cả lớp. những việc đã làm để thể hiện lòng biết ơn người thân và cảm xúc khi thực hiện. ‒ Cả lớp lắng nghe và nhận xét. Kết luận: Các em đã làm được nhiều việc có ý nghĩa để thể hiện lòng biết ơn người thân. Việc thực hiện những việc làm đó đã mang lại cho cả người thân và các em niềm vui, sự ấm áp. 3. THỰC HÀNH Làm món quà nhỏ để bày tỏ lòng biết ơn người thân Mục tiêu: HS làm được một món quà nhỏ để bày tỏ lòng biết ơn người thân. Tổ chức hoạt động: Sản phẩm/ Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kết quả cần đạt ‒ GV giao nhiệm vụ cho HS suy nghĩ, lựa HS lắng nghe GV giao ‒ Tất cả HS chọn ý tưởng và làm một món quà nhỏ để nhiệm vụ. đều làm được tặng người thân sao cho phù hợp với sở một món quà thích của người thân và phù hợp với khả cho người thân năng thực tế của em. trong gia đình, ‒ GV có thể gợi ý cho HS một số món quà dù hoàn thiện đơn giản mà có ý nghĩa như: hay chưa hoàn + Quà cho ông bà: quạt giấy, quạt nan, hộp thiện. đựng tăm, hộp đựng thuốc, hộp đựng trầu cau, chặn giấy, thiệp chúc Tết, thiệp chúc thọ, thư cảm ơn,… 106
- + Quà cho bố mẹ: thiệp chúc mừng sinh ‒ Những món nhật, thiệp chúc mừng ngày cưới, thư cảm quà cần thể hiện ơn, hộp đựng danh thiếp, hộp đựng bút, được lòng biết sách, kẹp tóc cho mẹ, bút viết cho bố, video ơn đối với người clip tự làm,… thân; phù hợp + Quà cho anh chị em: sách thiếu nhi, đồ với khả năng chơi làm từ vật liệu tái chế, hộp đựng bút, thực tế của HS tranh vẽ,… và phù hợp với GV tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ. HS suy nghĩ, lựa chọn sở thích, mong ý tưởng và thực hiện muốn của người ý tưởng với sự cố vấn, thân. hướng dẫn cách làm của GV. GV tổ chức cho HS giới thiệu sản phẩm. HS giới thiệu sản phẩm của bản thân trong nhóm/ trước lớp. GV nhận xét các sản phẩm của HS và hướng HS lắng nghe GV dẫn một số HS cách hoàn thiện sản phẩm hướng dẫn. nếu các em chưa hoàn thành. 4. VẬN DỤNG ‒ Tiếp tục hoàn thiện món quà, nếu chưa hoàn thành. ‒ Tặng quà và nói lời cảm ơn người thân trong gia đình. TUẦN 19 GIA ĐÌNH LÀ TỔ ẤM yêu cầu cần đạt HS biết tạo bầu không khí vui vẻ, đầm ấm trong gia đình bằng những hoạt động chuẩn bị đón tết Nguyên đán. KHÔNG GIAN SƯ PHẠM Trong lớp học, bàn ghế kê thành dãy hoặc theo nhóm. PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG VÀ HỌC LIỆU ‒ GV chuẩn bị: + Những bài thơ, bài hát về mùa xuân, về ngày Tết. 107
- + Ví dụ về những khoảng thời gian, những điều tạo nên bầu không khí vui vẻ, đầm ấm trong gia đình. + Ví dụ về các hoạt động chuẩn bị đón Tết và kế hoạch đón Tết cùng gia đình. ‒ HS chuẩn bị: + Các tiết mục văn nghệ về mùa xuân và ngày Tết. + Nhớ lại những khoảng thời gian vui vẻ, đầm ấm trong gia đình mình và những điều tạo nên bầu không khí tuyệt vời đó GỢI Ý CÁC BƯỚC HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG Tham gia trình diễn các tiết mục văn nghệ về mùa xuân và ngày Tết Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, sôi nổi trong lớp học Tổ chức hoạt động: Sản phẩm/ Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kết quả cần đạt ‒ HS trình diễn các tiết mục hát, múa, đọc thơ về chủ đề mùa Xuân và Tết đã được chuẩn bị. ‒ HS chia sẻ cảm xúc khi tham gia/ xem trình diễn các tiết mục văn nghệ về chủ đề. GV giới thiệu nội dung trải nghiệm tuần mới. 2. KHÁM PHÁ – TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ Tìm hiểu về những điều tạo nên không khí vui vẻ, đầm ấm trong gia đình Mục tiêu: ‒ HS chia sẻ được về những khoảng thời gian vui vẻ, đầm ấm của gia đình mình. ‒ Chỉ ra được những điều tạo nên không khí vui vẻ, đầm ấm trong gia đình. Tổ chức hoạt động: Sản phẩm/ Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kết quả cần đạt GV giao nhiệm vụ cho HS nhớ lại và chia HS lắng nghe GV giao Mỗi nhóm đều sẻ trong nhóm về những khoảng thời nhiệm vụ. phải có sản phẩm gian vui vẻ, đầm ấm của gia đình mình. là bản ghi kết quả GV tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ. HS chia sẻ trong nhóm làm việc nhóm, về những khoảng thời trên đó nêu được gian vui vẻ, đầm ấm của một số ý tưởng gia đình mình. tạo nên bầu không khí vui vẻ, đầm ấm trong gia đình. 108
- GV tổng hợp lại những khoảng thời HS lắng nghe. gian vui vẻ, đầm ấm của các gia đình HS và tiếp tục giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm về những điều tạo nên không khí vui vẻ, đầm ấm trong gia đình. GV tổ chức cho HS làm việc nhóm. HS thảo luận nhóm giải quyết nhiệm vụ được giao. Có thể sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn”. GV yêu cầu đại diện một nhóm trình ‒ Các nhóm trình bày kết bày kết quả; Các nhóm khác lắng nghe quả thảo luận. và bổ sung ý kiến. ‒ Đại diện một nhóm trình bày trước lóp. ‒ Các nhóm khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung. Kết luận: Những điều tạo nên bầu không khí vui vẻ, đầm ấm trong gia đình: ‒ Những lời nói, cử chỉ, hành động yêu thương, quan tâm, chăm sóc, động viên, an ủi, hỗ trợ nhau. ‒ Những câu chuyện vui vẻ, hài hước. ‒ Những món quà tự làm đầy ắp tình yêu thương. ‒ Những thông tin vui về kết quả học tập, lao động của các thành viên trong gia đình. ‒ Những hoạt động cùng nhau thực hiện: cùng ngồi xem ti vi; cùng trò chuyện, ôn lại những kỉ niệm của gia đình; cùng chuẩn bị bữa ăn, dọn dẹp nhà cửa; cùng chuẩn bị đón Tết; cùng đi chúc Tết, cùng đi du lịch, đi dã ngoại, xem biểu diễn nghệ thuật, xem thi đấu thể thao;… 109
- 3. MỞ RỘNG VÀ TỔNG KẾT ‒ THỰC HÀNH, HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Lập kế hoạch hoạt động cùng gia đình chuẩn bị đón Tết Mục tiêu: HS lập được kế hoạch cùng gia đình đón Tết phù hợp với truyền thống, điều kiện thực tế của gia đình, với khả năng của bản thân và với truyền thống văn hoá địa phương. Tổ chức hoạt động: Sản phẩm/ Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kết quả cần đạt ‒ GV giao nhiệm vụ cho HS lựa chọn một HS lắng nghe GV giao HS lập được kế số hoạt động chuẩn bị đón Tết mà các em nhiệm vụ. hoạch cùng gia có thể tham gia cùng gia đình và lập kế đình đón Tết. hoạch đón Tết cùng gia đình. ‒ Ngoài các hoạt động đã được gợi ý trong SGK, GV có thể gợi thêm cho HS một số hoạt động khác như: cùng lau dọn bàn thờ, cùng chuẩn bị phong bao lì xì, chuẩn bị thiệp chúc Tết họ hàng, cùng đi mua sắm Tết, cùng trồng cây cảnh, trồng hoa đón Tết,… GV tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ. HS lựa chọn các hoạt động phù hợp và lập kế hoạch thực hiện các hoạt động đó để đón Tết cùng gia đình. GV tổ chức cho HS trình bày kế hoạch đã ‒ HS chia sẻ kế hoạch trong xây dựng. nhóm. ‒ Một số HS chia sẻ trước lớp. ‒ Cả lớp lắng nghe, nhận xét và góp ý. GV nhận xét chung về các bản kế hoạch HS hoàn thiện kế hoạch đón Tết cùng gia đình của HS và chỉ ra theo góp ý của thầy cô và một số điểm các em cần điều chỉnh, bổ các bạn. sung thêm. 4. VẬN DỤNG – Trao đổi với người thân về kế hoạch đón Tết cùng gia đình và hoàn thiện bản kế hoạch. ‒ Cùng gia đình thực hiện hoạt động chuẩn bị đón Tết theo kế hoạch đã xây dựng. ‒ Trao đổi với người thân về trang phục gia đình mình sẽ mặc trong dịp Tết. 110
- VUN ĐẮP TÌNH CẢM GIA ĐÌNH yêu cầu cần đạt HS chia sẻ được kế hoạch chuẩn bị đón Tết của gia đình mình. KHÔNG GIAN SƯ PHẠM Trong lớp học, bàn ghế kê thành dãy hoặc theo nhóm. PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG VÀ HỌC LIỆU HS chuẩn bị: Kế hoạch đón Tết cùng gia đình đã xây dựng. GỢI Ý CÁC BƯỚC HOẠT ĐỘNG 1. HOẠT ĐỘNG TỔNG KẾT TUẦN GV tổng kết các hoạt động trong tuần và dự kiến hoạt động tuần sau. 2. PHẢN HỒI KẾT QUẢ VẬN DỤNG Chia sẻ kế hoạch chuẩn bị đón Tết của gia đình em Mục tiêu: Chia sẻ được với bạn về những hoạt động em đã thực hiện cùng gia đình để chuẩn bị đón Tết theo kế hoạch đã lập và trang phục mà em và gia đình lựa chọn để mặc trong dịp Tết. Tổ chức hoạt động: Sản phẩm/ Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kết quả cần đạt GV yêu cầu HS chia sẻ trong HS lắng nghe GV giao ‒ Mọi HS đều phải được nhóm về những hoạt động em nhiệm vụ. chia sẻ trong nhóm về đã thực hiện cùng gia đình những hoạt động em đã chuẩn bị đón Tết, về trang phục thực hiện để chuẩn bị mà em và gia đình lựa chọn để mặc trong dịp Tết. đón Tết cùng gia đình; về cảm xúc của em khi GV tổ chức cho HS thực hiện HS chia sẻ trong nhóm về thực hiện; về trang phục nhiệm vụ. về những hoạt động em đã mà em và gia đình lựa thực hiện cùng gia đình chọn để mặc trong dịp chuẩn bị đón Tết: Tết. ‒ Những hoạt động, việc làm cụ thể của em. 111
- ‒ Biểu cảm của người thân ‒ Chia sẻ của HS phải khi cùng em hoàn thiện kế chân thực, cụ thể. hoạch. ‒ Để giới thiệu về trang ‒ Giới thiệu trang phục mà phục gia đình mình sẽ gia đình em sẽ mặc khi đi mặc trong dịp Tết, HS chúc Tết. có thể dùng lời kể/ ảnh GV mời mỗi nhóm 1 ‒ 2 HS ‒ Một số HS chia sẻ trước chụp/ video clip hoặc chia sẻ trước lớp. lớp. trực tiếp mang trang ‒ HS trình diễn “Thời trang phục diện Tết của bản Tết”, nếu có điều kiện. thân đến lớp để tham gia Kết luận: GV nhận xét chung trình diễn “Thời trang và chúc mừng HS đã thực hiện Tết”. được những hoạt động ý nghĩa để cùng gia đình đón Tết vui vẻ, đầm ấm. 3. VẬN DỤNG ‒ Chuẩn bị các sản phẩm hoặc dịch vụ để tham gia Hội chợ Xuân gây Quỹ Nhân ái. – Mời người thân trong gia đình đến tham gia hội chợ. TUẦN 20 NGÀY CUỐI TUẦN VUI VẺ, ĐẦM ẤM yêu cầu cần đạt HS biết tạo bầu không khí vui vẻ, đầm ấm trong gia đình bằng những hoạt động thiết thực trong những ngày cuối tuần. KHÔNG GIAN SƯ PHẠM Trong lớp học, bàn ghế kê thành dãy hoặc theo nhóm. PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG VÀ HỌC LIỆU ‒ GV chuẩn bị: + Các tranh ảnh, video minh hoạ cho hoạt động ngày cuối tuần tạo bầu không khí vui vẻ, đầm ấm trong gia đình và kế hoạch tổ chức các hoạt động này. + Những khó khăn HS có thể gặp phải từ phía người thân khi mời họ cùng thực hiện hoạt động ngày cuối tuần. + Cách thuyết phục người thân cùng tham gia thực hiện hoạt động ngày cuối tuần. 112
- + Giấy A1, A0, bút dạ, băng dính hai mặt để HS ghi và trưng bày kết quả thảo luận nhóm. ‒ HS chuẩn bị: Nhớ lại các hoạt động vào ngày cuối tuần của gia đình mình. GỢI Ý CÁC BƯỚC HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG Chơi trò chơi Gia đình Mục tiêu: ‒ Tạo không khí vui vẻ trong lớp học. ‒ Giới thiệu chủ đề trải nghiệm mới. Tổ chức hoạt động: Sản phẩm/ Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kết quả cần đạt ‒ GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn ‒ HS lắng nghe GV phổ HS chơi nhiệt cách chơi: biến cách chơi. tình, vui vẻ và + Tên trò chơi: Gia đình. ‒ HS chơi thử theo sự nhận ra ý nghĩa + Cách chơi: hướng dẫn của GV. của trò chơi. • Cả lớp đứng thành vòng tròn. Quản trò đứng giữa vòng tròn. • Khi quản trò hô “Gia đình!” lần thứ nhất thì tất cả các bạn phải hô “Yêu thương!” và dùng các ngón trỏ và ngón cái tạo thành hình quả tim. • Khi quản trò hô “Gia đình” lần thứ hai thì tất cả các bạn phải hô “Trách nhiệm!” và cùng nắm tay nhau giơ lên cao. • Khi quản trò hô “Gia đình” lần thứ ba thì tất cả các bạn phải hô “Đầm ấm!” và quàng hai tay khoác vai nhau, đung đưa người sang phải rồi sang trái. • Khi quản trò hô “Gia đình” lần thứ tư thì tất cả các bạn phải hô “Vui vẻ!” và nhảy lên, giơ cao hai cánh tay, bàn tay vẫy vẫy. Ai hô và làm động tác sai quy định sẽ phải bước ra ngoài, không được chơi tiếp. ‒ GV tổ chức cho HS chơi thử 1 ‒ 2 lần. 113

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kế hoạch bài dạy Chủ nhiệm lớp 2: Sinh hoạt lớp
3 p |
2724 |
58
-
Kế hoạch bài dạy Toán 4: Hình thoi
6 p |
133 |
10
-
Giáo án môn Giáo dục thể chất lớp 8 (Sách Chân trời sáng tạo)
47 p |
47 |
6
-
Báo cáo sáng kiến: Một số giải pháp để xây dựng tốt kế hoạch bài dạy, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, cấp tiểu học
16 p |
20 |
2
-
Bài thu hoạch Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Tiểu học: Module 13 - Kỹ năng lập kế hoạch bài học theo hướng dạy học tích cực
8 p |
12 |
2
-
Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM lớp 6 - Chủ đề 4: Chất tạo màu tự nhiên (Tiết 3+4)
6 p |
4 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM lớp 6 - Chủ đề 5: Sản xuất nước sạch (Tiết 1+2)
8 p |
6 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM lớp 6 - Chủ đề 5: Sản xuất nước sạch (Tiết 3+4)
5 p |
11 |
1
-
Kế hoạch bài dạy STEM - Chuyên đề Toán lớp 10: Bất đẳng thức Cô-si
10 p |
6 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 4 - Chủ đề 3: Mái trường (Sách Cánh diều)
16 p |
3 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM lớp 6 - Chủ đề 4: Chất tạo màu tự nhiên (Tiết 1+2)
5 p |
10 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM lớp 6 - Chủ đề 3: Quạt điện thông minh (Tiết 3+4)
5 p |
10 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM lớp 6 - Chủ đề 3: Quạt điện thông minh (Tiết 1+2)
4 p |
4 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM lớp 6 - Chủ đề 2: Ánh sáng và lá phổi xanh (Tiết 3+4)
5 p |
5 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM lớp 6 - Chủ đề 2: Ánh sáng và lá phổi xanh (Tiết 1+2)
14 p |
12 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM lớp 6 - Chủ đề 1: Cân chính xác (Tiết 3+4)
6 p |
8 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM lớp 6 - Chủ đề 1: Cân chính xác (Tiết 1+2)
6 p |
9 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 4 - Chủ đề 8: Biết ơn thầy cô (Sách Cánh diều)
15 p |
5 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
