KẾ TOÁN CHI PHÍ
lượt xem 226
download
Chi phí của HĐ bao gồm chi phí liên quan đến HĐ trong suốt giai đoạn kể từ khi ký hợp đồng cho đến khi kết thúc hợp đồng. Các chi phí liên quan trực tiếp đến hợp đồng phát sinh trong quá trình đàm phán hợp đồng cũng được coi là một phần chi phí của hợp đồng nếu chúng có thể xác định riêng rẽ, có thể ước tính một cách đáng tin cậy và có nhiều khả năng là HĐ sẽ được ký kết....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: KẾ TOÁN CHI PHÍ
- KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG PHẦN 1. QUY ĐỊNH KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU HĐXD THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN 15: 1.1. Quy định kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng. Nội dung chi phí hợp đồng xây dựng. 1.1.1. Chi phí của HĐ bao gồm chi phí liên quan đến HĐ trong suốt giai đoạn kể từ khi ký hợp đồng cho đến khi kết thúc hợp đồng. Các chi phí liên quan trực tiếp đến hợp đồng phát sinh trong quá trình đàm phán hợp đồng cũng được coi là một phần chi phí của hợp đồng nếu chúng có thể xác định riêng rẽ, có thể ước tính một cách đáng tin cậy và có nhiều khả năng là HĐ sẽ được ký kết. Chi phí của HĐXD bao gồm: a) Chi phí liên quan trực tiếp đến từng HĐ; Chi phí này bao gồm: - Chi phí nhân công tại công trường, bao gồm cả chi phí giám sát công trình. - Chi phí nguyên vật liệu, bao gồm cả thiết bị cho công trình. - Khấu hao máy móc, thiết bị và các tài sản cố định khác sử dụng để thực hiện hợp đồng. - Chi phí vận chuyển, lắp đặt, tháo dỡ máy móc, thiết bị và nguyên liệu , vật liệu đến và đi khỏi công trình - Chi phí thuê nhà xưởng, máy móc, thiết bị để thực hiện hợp đồng - Chi phí thiết kế và trợ giúp kỹ thuật liên quan trực tiếp đến hợp đồng. - Chi phí dự tính để sửa chữa và bảo hành công trình.
- - Các chi phí liên quan trực tiếp khác. Chi phí liên quan của từng HĐ sẽ được giảm khi có các khoản thu nhập khác không bao gồm trong doanh thu của hợp đồng. Các khoản thu nhập khác không bao gồm trong doanh thu của hợp đồng như: thu từ việc bán nguyên vật liệu thừa, thu thanh lý máy móc, thiết bị thi công khi kết thúc hợp dồng… b) Chi phí chung liên quan đến hoạt động của các HĐXD và có thể phân bổ cho từng hợp đồng. Khi một HĐXD liên quan đến xây dựng một số tài sản và việc xây dựng mỗi tài sản được coi là một hợp đồng riêng rẽ thì các chi phí liên quan đến xây dựng tất cả các tài sản này, nếu có thể phân bổ được cho từng hợp đồng riêng rẽ thì được gọi là chi phí chung liên quan đến hoạt động của các hợp đồng. Việc xây dựng mỗi tài sản trong một HĐXD liên quan đến nhiều tài sản được coi là một hợp đồng riêng rẽ khi HĐXD liên quan đến nhiều hợp đồng thỏa mãn đồng thời 3 điều kiện : - Có thiết kế dự toán được xác định riêng rẽ cho thừng tài sản và mỗi tài sản có thể hoạt động độc lập, - Mỗi tài sản có thể đàm phán riêng với từng nhà thầu và khách hàng có thể chấp thuận hoặc từ chối phần hợp đồng liên quan đến từng tài sản. - Có thể xác định được chi phí, doanh thu liên quan đến đến từng tài sản. Chi phí chung liên quan đến hoạt động của các HĐXD và có thể phân bổ cho từng hợp đồng, bao gồm: - Chi phí bảo hiểm,
- - Chi phí thiết kế và trợ giúp kỹ thuật không liên quan trực tiếp đến một hợp đồng cụ thể, - Chi phí quản lý chung trong xây dựng. - Chi phí đi vay nếu khoản chi phí đi vay này thỏa mãn các điều kiện về vốn hóa chi phí đi vay được quy định trong chuẩn mực kế toán 16. Các chi phí trên được phân bổ cho từng hợp đồng riêng rẽ theo các tiêu thức thích hợp một cách có hệ thống theo tỷ lệ hợp lý và được áp dụng thống nhất cho tất cả các chi phí có các đặc điểm tương tự. Việc phân bổ cần dựa trên mức thông thường của hoạt động xây dựng. c) Các chi phí khác có thể thu lại từ khách hàng theo các điều khoản của hợp đồng như chi phí giải phóng mặt bằng , chi phí triển khai mà khách hàng phải trả lại cho nhà thầu đã được quy định trong hợp đồng. Chi phí không được tính vào chi phí của hợp đồng: Chi phí không thuộc các khoản chi phí được trình bày ở mục a), - b), c). - Chi phí không liên quan đến hợp đồng hay không thể phân bổ cho HĐXD như: chi phí quản lý hành chính chung, chi phí nghiên cứu triển khai mà hợp đồng không quy định khách hàng phải trả cho nhà thầu, chi phí bán hàng, khấu hao máy móc,thiết bị, TSCĐ khác không sử dụng cho HĐXD. - Chi phí phát sinh trong quá trình đàm phán hợp đồng đã được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi chúng phát sinh thì không được coi chi phí của HĐXD khi HĐ được ký kết vào thời kỳ tiếp sau.
- 1.1.2. Nội dung doanh thu HĐXD. Doanh thu HĐXD được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được. Doanh thu của HĐXD là tổng các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động xây dựng của doanh nghiệp. Doanh thu của HĐXD bao gồm: a) Doanh thu ban đầu được ghi trong hợp đồng và b) Các khoản tăng, giảm khi thực hiện HĐ, các khoản tiền thưởng và các khoản thanh toán khác nếu các khoản này có khả năng làm thay đổi doanh thu, và có thể xác định được một cách đáng tin cậy. Việc xác định doanh thu HĐXD chịu sự tác động của nhiều yếu tố không chắc chắn vì chúng tùy thuộc vào các sự kiện xảy ra trong tương lai và việc ước tính thường phải sửa đổi khi các sự kiện đó phát sinh và những yếu tố không chắc chắn dược giải quyết. Vì vậy, doanh thu của hợp đồng có thể tăng hay giảm ở từng thời kỳ, ví dụ: - Nhà thầu và khách hàng có thể đồng ý với nhau về các thay đổi và các yêu cầu làm tăng hoặc giảm doanh thu của HĐ trong kỳ tiếp theo so với HĐ được chấp thuận lần đầu tiên. - Doanh thu đã được thỏa thuận trong hợp đồng với giá cố định có thể tăng lên do giá cả tăng lên. - Doanh thu theo hợp đồng có thể bị giảm do nhà thầu không thực hiện đúng tiến độ hoặc không đảm bảo chất lượng xây dựng theo thỏa thuận trong hợp đồng. - Khi hợp đồng với giá cố định quy định mức giá cố định cho một đơn vị sản phẩm hoàn thành thì doanh thu theo hợp đồng sẽ tăng hoặc giảm khi khối lượng sản phẩm hoàn thành tăng hoặc giảm.
- Khoản tiền thưởng là các khoản phụ thêm trả cho nhà thầu nếu nhà thầu thực hiện hợp đồng đạt hay vượt mức yêu cầu. Khoản tiền thưởng được tính vào doanh thu hợp đồng xây dựng khi: • Chắc chắn đạt hoặc vượt mức một số tiêu chuẩn cụ thể đã được ghi trong hợp đồng, và • Khoản tiền thưởng được xác định một cách đáng tin cậy. Một khoản thanh toán khác mà nhà thầu thu được từ khách hàng hay một bên khác để bù đắp cho các khoản chi phí không bao gồm trong giá HĐ. Ví dụ: Sự chậm trễ do khách hàng gây nên Sai sót trong các chỉ tiêu kỹ thuật hoặc thiết kế và các tranh chấp về các thay đổi trong việc thực hiện hợp đồng. …. Việc xác định doanh thu tăng thêm từ các khoản thanh toán trên còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố không chắc chắn và thường phụ thuộc vào kết quả của nhiều cuộc đàm phán. Do đó, các khoản thanh toán khác chỉ được tính vào doanh thu của HĐXD khi: • Các cuộc thỏa thuận đã đạt được kết quả là khách hàng sẽ chấp thuận bồi thường. • Khoản thanh toán khác được khách hàng chấp nhận bồi thường và có thể xác định được một cách đáng tin cậy. 1.2. Ghi nhận chi phí, doanh thu HĐXD . • Doanh thu và chi phí của HĐXD được ghi nhận theo hai trường hợp sau:
- Trường hợp HĐXD quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến a) độ kế hoạch: Khi kết quả thực hiện HĐXD được ước tính một cách đáng tin cậy, thì doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành do nhà thầu tự xác định vào ngày lập báo cáo tài chính mà không phụ thuộc vào hóa đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch đã lập hay chưa và số tiền ghi trên hóa đơn là bao nhiêu. Trường hợp HĐXD quy định nhà thầu được thanh toán theo giá b) trị khối lượng thực hiện: Khi kết quả thực hiện HĐXD được xác định một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận, thì doanh thu và chi phí liên quan đến HĐ được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận trong kỳ được phản ánh trên hóa đơn đã lập. Khi loại bỏ được các yếu tố không chắc chắn liên quan đến việc ước tính một cách đáng tin cậy kết quả thực hiện hợp đồng thì doanh thu và chi phí có liên quan tới HĐXD sẽ được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành. Do có nhiều loại HĐXD khác nhau nên chuẩn mực có quy định riêng về việc ghi nhận doanh thu, chi phí cho từng loại hợp đồng: • Đối với HĐXD với giá cố định, kết quả của HĐ được ước tính một cách đáng tin cậy khi đồng thời thỏa mãn 4 điều kiện sau: (1) Tổng doanh thu của HĐ tính toán được một cách đáng tin cậy, (2) Doanh nghiệp thu được lợi ích kinh tế từ hợp đồng, (3) Chi phí để hoàn thành hợp đồngvà phần công việc đã hoàn thành tại thời điểm lập báo cáo tài chính được tính toán một cách đáng tin cậy,
- (4) Các khoản chi phí liên quan đến HĐ có thể xác định được rõ ràng và tính toán được một cách đáng tin cậy để tổng chi phí thực tế của hợp đồng có thể so sánh được với tổng dự toán. • Đối với HĐXD với chi phí phụ thêm, kết quả của hợp đồng được ước tính một cách đáng tin cậy khi đồng thời thỏa mãn hai điều kiện: (1) Doanh nghiệp thu được lợi ích kinh tế từ hợp đồng, (2) Các khoản chi phí liên quan đến HĐ có thể được xác định được rõ ràng và có thể tính toán được một cách đáng tin cậy. Phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành: Phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng làm cơ sở xác định doanh thu có thể xác định được bằng nhiều cách khác nhau. Doanh nghiệp cần sử dụng phương pháp tính toán thích hợp để xác định phần công việc đã hoàn thành. Tùy thuộc vào bản chất của hợp đồng, có thể áp dụng 1 trong 3 phương pháp sau: - Tỷ lệ phần trăm giữa chi phí đã phát sinh của phần công việc đã hoàn thành tại một thời điểm so với tổng chi phí dự toán của HĐXD: Khi thực hiện phương pháp này, những chi phí liên quan tới phần công việc đã hoàn thành sẽ được tính vào chi phí cho tới thời điểm đó. Những chi phí không được tính vào phần công việc đã hoàn thành của HĐXD gồm chi phí liên quan tới các hoạt động tương lai của HĐXD như chi phí vận chuyển nguyên vật liệu tới địa điểm xây dựng, các khoản tạm ứng cho nhà thầu phụ trước khi công việc của hợp đồng phụ được hoàn thành. - Đánh giá công việc đã hoàn thành.
- - Tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng xây lắp đã hoàn thành so với tổng khối lượng xây lắp phải hoàn thành của hợp đồng. Trong trường hợp này, doanh thu và chi phí được ghi nhận theo phần công việc đã hoàn thành của HĐ (phương pháp tỷ lệ phần trăm hoàn thành). Theo phương pháp này, doanh thu được xác định phù hợp với chi phí đã phát sinh của khối lượng công việc đã hoàn thành thể hiện trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Và doanh thu, chi phí của HĐ được ghi nhận trong bao cáo kết quả hoạt động kinh doanh là doanh thu và chi phí của phần công việc đã hoàn thành trong kỳ báo cáo. Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở lũy kế từ khi khởi công đến cuối mỗi kỳ kế toán đối với các ước tính về doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng. • Trường hợp kết quả thực hiện HĐXD không thể ước tính được một cách đáng tin cậy: Nếu doanh nghiệp có thể thu hồi được những khoản chi phí của hợp đồng đã bỏ ra thì doanh thu của hợp đồng được ghi nhận chỉ tới mức các chi phí đã bỏ ra có khả năng thu hồi. Khi kết quả thực hiện HĐ không thể ước tính được một cách đáng tin cậy thì không một khoản lợi nhuận nào được ghi nhận kể cả khi tổng chi phí thực hiện hợp đồng có thể vượt quá doanh thu của hợp đồng. Trường hợp này thì tổng lợi nhuận của công trình sẽ được thể hiện trong báo cáo kết quả kinh doanh của kỳ kế toán năm mà công trình hoàn thành. Các chi phí liên quan đến hợp đồng không thể thu hồi phải được ghi nhận ngay là chi phí trong kỳ đối với các trường hợp: - Không đủ điều kiện về mặt pháp lý để tiếp tục thực hiện hợp đồng,
- Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng còn tùy thuộc vào - kết quả xử lý các đơn kiện hoặc các ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, - HĐ có liên quan tới tài sản có khả năng bị trưng thu hoặc tịch thu, - Hợp đồng mà khách hàng không thể thực thi nghĩa vụ của họ, - Hợp đồng mà nhà thầu không thể hoàn thành hoặc không thể thực thi theo nghĩa vụ quy định trong hợp đồng. PHẦN 2. KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU HĐXD THEO CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HIỆN HÀNH. 2.1. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 2.1.1. Các chứng từ sử dụng. +Bảng thanh toán tiền lương +Hợp đồng giao khoán +Phiếu nhập kho. +Phiếu xuất kho . +Bảng phân bổ NL,VL,CCDC +Biên bản thanh lý nhiệm thu hợp đồng giao khoán +Một số chứng từ khác. 2.1.2. Vận dụng TKKT. 2.1.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nội dung và quy định hạch toán: • Chí phí vật liệu trực tiếp xây lắp là những chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ các cấu kiện các bộ phận kết cấu công trình, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực thể công trình xây lắp hoặc giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắp như : sắt thép, xi măng, gạch, gỗ cát, đá, sỏi, tấm xi măng đã đúc sẵn, kèo sắt, cốp pha, đà giáo … nó không bao gồm vật liệu, nhiên liệu sử dụng cho máy thi công và sử dụng
- cho quản lý đội công trình. Chi phí vật liệu thường chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm xây lắp. Trong hạch toán chi phí vật liệu trực tiếp, kế toán phải tôn trọng những quy định có tính nguyên tắc sau: - Vật liệu sử dụng cho việc xây dựng hạng mục công trình nào thì tính trực tiếp cho công trình hạng mục đó trên cơ sở có các chứng từ gốc liên quan, theo số lượng thực tế đã sử dụng và theo giá thực tế xuất kho . - Cuối kì hạch toán hoặc khi công trình hoàn thành phải tiến hành kiểm kê số vật liệu chưa sử dụng hết ở các công trình, đồng thời phải hạch toán đúng số liệu thu hồi nếu có theo từng đối tượng công trình. - Trong điều kiện vật liệu sử dụng cho việc xây dựng nhiều hạng mục công trình thì kế toán áp dụng phương pháp phân bổ để tính chi phí trực tiếp cho từng đối tượng hạng mục công trình theo tiêu thức hợp lý; Theo định mức tiêu hao, chi phí vật liệu trực tiếp theo dự toán … * Kế toán phải sử dụng triệt để hệ thống định mức tiêu hao vật liệu áp dụng trong xây dựng cơ bản và phải tác động tích cực để không ngừng hoàn thiện hệ thống định mức đó. Để phản ánh các chi phí nguyên liệu,vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp. Kế toán sử dụng TK621-Chi phí nguyên vật liệu vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình, từng khối lượng xây lắp các giai đoạn quy ước đạt điểm dừng kỹ thuật có dự toán riêng. Đối với công trình lắp máy, các thiết bị do chủ đầu tư bàn giao đưa vào lắp đặt không phản ánh ở tài khoản này . • Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu: - Khi xuất vật liệu sử dụng cho các công trình, hạng mục công trình kế toán ghi theo giá thực tế, ghi: Nợ TK621 Chi phí vật liệu trực tiếp.
- Nguyên liệu vật liệu Có TK152 Trường hợp vật liệu mua về sử dụng ngay cho các công trình, hạng mục công trình thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, ghi: Nợ TK621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nợ TK133 Thuế GTGT được khấu trừ Có Tk331hoặc TK 111,112 Trường hợp mua vật liệu xây dựng sử dụng ngay cho các công trình hạng mục công trình thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp, ghi. Nợ Tk621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có Tk331 hoặc Tk111,112 - Trường hợp DNXL giao khoán cho đơn vị trực thuộc không tổ chức hạch toán kế toán riêng. Khi DNXL tạm ứng tiền hay cho đơn vị nhận khoán, ghi Nợ Tk141-Tạm ứng 1413-Tạm ứng CP giao khoán nội bộ Có TK 111,152,… - Khi quyết toán tạm ứng về giá trị khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ hoàn thành đã bàn giao đã được duyệt thì ghi riêng phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Nợ TK621 Chi phí NVL trự tiếp(theo giá chưa có thueeGTGT Nợ TK133 thuế GTGT được khấu trừ CóTk141-Tạm ứng -1413-số tạm ứng về chi phí vật liệu hoặc thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, ghi: Nợ Tk621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo giá có thuế GTGT Có Tk141 Tạm ứng -1413
- - Trường hợp số vật liệu xuất ra không sử dụng hết cho hoạt động xây lắp, cuối kỳ nhập lại kho, ghi: Nợ Tk152 Nguyên liệu ,vật liệu Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có Tk 621 Nếu không nhập lại kho mà ghi tiếp tục cho kỳ sau, ghi âm: Nợ Tk 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nguyên liệu vật liệu Có TK152 - Cuối kỳ hạch toán, kết chuyển có NVL trực tiếp, ghi: Nợ TK154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang-1541 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp . Có Tk621 Sơ đồ kế toán: TK 621 ( CF NVL TT ) TK 152 TK 152 NK do sử dụng không hết Xuất NVL sử dụng TK 154 TK 111, 112, 331 Cuối kỳ kết chuyển Xuất sử dụng ngay TK 133 TK 141 Quyết toán tạm ứng 2.1.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. Nội dung và quy định hach toán. • Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, tiền công phải trả cho số ngày công lao động của công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công tác
- xây lắp, công nhân thực hiện xây lắp, công nhân phục vụ xây lắp kể cả công nhân vận chuyển, bốc dỡ vật liệu trong phạm vi mặc bằng thi công và công nhân chuẩn bị, kết thúc thu dọn hiện trường thi công, không phân biệt công nhân trong danh sách hay thuê ngoài. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp của hoạt động xây lắp, phải tôn trọng những quy định sau : Tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì phải hạch toán trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó trên cơ sở các chứng từ gốc về lao động và tiền lương. Trong điều kiện sản xuất xây lắp không cho phép tính trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình thì kế toán phải phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng theo tiền lương định mức hay giá công trình định mức . Các khoản trích theo tiền lương của công nhân trực tiếp xây lắp như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính vào chi phí sản xuất chung của hoạt động xây lắp. Để phản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động xây lắp, sản xuất sản phẩm công nghiệp, cung cấp dịch vụ, kế toán sử dụng TK 622 “chi phí nhân công trực tiếp”. Chi phí lao động trực tiếp bao gồm các khoản phải trả cho lao động trực tiếp thuộc doanh nghiệp quản lí và lao động thuê ngoài theo từng loại công việc. • Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Căn cứ vào tính tiền lương phải trả cho công nhân xây lắp ghi: - Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Phải trả cho người lao động Có TK 334: TK 3341 Phải trả người lao động TK 3342: Phải trả người lao động khác.
- Trường hợp tạm ứng để thực hiện giá trị khoán để xây lắp nội bộ (đơn vị nhận khoán không tổ chức hạch toán kế toán riêng). Khi bạn quyết toán tạm ứng về giá trị khối lượng xây lắp đã hoàn thành bàn giao được duyệt thì riêng phần chi phí nhân công trực tiếp sẽ ghi: Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Có tài khoản 141: Tạm ứng Cuối kì kế toán, tính phân bổ và kết chuyển chi phí phân công trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình theo phương pháp trực tiếp hoạc phân bổ gián tiếp ghi: Nợ TK 154: chi phí sản xuất kinh doanh dử dang. chi phí nhân công trực tiếp Có TK 6228: 2.1.2.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công • Nội dung và quy định hạch toán Máy thi công là các loại xe máy chạy bằng động lực như điện, xăng dầu, khí nén ... được sử dụng trực tiếp để thi công xây lắp các công trình như. Máy trộn bê tông cần cẩu, máy đào xúc đất, máy ủi máy đóng cọc, ô
- tô vận chuyển đất đá ở công trường … các loại phương tiện thi công này DN có thể tự trang bị hoặc mua ngoài. Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ các chi phí về vật liệu ,nhân công, chi phí khác có liên quan đến sử dụng máy thi công và được chia thành 2 loại; chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời . Chi phí thường xuyên: Là chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng máy thi công, được tính thẳng vào giá thành ca máy như; Tiền lương của công nhân trực tiếp điều khiển hay phụ xe máy, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu dùng cho xe máy thi công, khấu hao và sửa chữa thường xuyên xe máy thi công, tiền thuê xe máy thi công … Chi phí tạm thời: Là những chi phí phải phân bổ dần theo thời gian sử dụng máy thi công như : Chi phí tháo lắp vận chuyển, chạy thử máy thi công khi di chuyển từ công trường này đến công trường khác, chi phí về xây dựng tháo dỡ những công trình tạm thời loại bỏ như lều lán …Phục vụ cho sử dụng máy thi công. Những chi phí này có thể phân bổ dần hoặc trích trước theo kế hoạch cho nhiều kỳ. Kế toán sử dụng máy thi công cần phải thi công những quy định sau . + Hạch toán sử dụng máy thi công phải phù hợp với hình thức quản lý sử dụng máy thi công của DN thông thường có 2 hình thức quản lý, sử dụng máy thi công: Tổ chức đội máy thi công riêng biệt chuyên thực hiện các khối lượng thi công bằng máy hoặc giao máy thi công cho các đội, xí nghiệp xây lắp. Nếu DNXL tổ chức đội máy thi công riêng thì tuỳ thuộc vào đội máy tổ chức kế toán riêng hay không mà chi phí sử dụng máy thi công được hạch toán phù hợp . - Tính toán phân bổ chi phí sử dụng máy thi công cho các đối tượng sử dụng công trình hạng mục công trình phải dựa trên cơ sở giá thành một
- giờ /máy hoặc giá thành một ca/máy hoặc một khối lượng công việc thi công bằng máy hoàn thành . Tài khoản này để sử dụng để tập hợp và phân bổ chi phí sừ dụng máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp, kế toán sử dụng TK623”chi phí sử dụng máy thi công”Tài khoản này chỉ sử dụng để hạch toán chi phí sử dụng máy thi công đối với trưòng hợp DNthục hiện xâu lắp công trình theo phương thức thi công hỗ hợp vừa thi công thủ công vứa thi công bằng máy. Không hạch toán vào tài khoản các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,kinh phí công đoàn của công nhân sử dụng máy thi công. TK623 có 6 TK cấp 2: TK6231 chi phí nhân công chi phí vật liệu Tk6232 chi phí dụng cụ Tk6233 chi phí khấu hao máy thi công Tk6234 chi phí dịch vụ mua ngoài Tk6237 Chi phí khác bằng tiền TK6238 Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu: • Trường hợp DNXL không tổ chức đội máy thi công riêng biệt . 1) Căn cứ vào bảng tiền lương ,tiền công phải trả cho công nhân điều khiển máy ,phục vụ máy thi công ,ghi; Nợ Tk623 Chi phí sử dụng máy thi công -6231 Phải trả ngưòi lao động Có Tk334 2) Khi xuất kho ,hoặc mua vật liệu ,nhiên liệu công cụ dụng cụ sử dụng cho máy thi công, ghi: Nợ Tk623 Chi phí sủ dụng máy thi công-6231,6233
- Nợ Tk 133 Nếu được khấu trừ thuế giá trị gia tăng Có TK152,153,142,111,112,331 3) Khấu hao xe máy ghi : Nợ TK623 Chi phí sử dụng máy thi công -6234 Có Tk 214- Hao mòn TSCĐ 4) Các chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh có liên quan đến sử dụng máy ti công như: Điện, nước tiền thuê ngoài sửa chữa máy thi công …ghi: Nợ TK623- Chi phí sủ dụng máy thi công -6237 Nợ Tk133 Nếu được khấu trừ thuế GTGT Có TK 331,111,112. 5) Các chi phí khác bằng tiền có liên quan đến sử dụng máy thi công ghi Nợ 623-chi phí sủ dụng máy thi công 6238 Có 111,112 6) Trường hợp tạm ứng chi phí sủ dụng máy để thực hiên khoán xây lắp nội bộ khi bản quyết toán tạm ứng về giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành đã bàn giao được duyệt, chi phí sử dụng máy thi công được ghi Nợ 623 Chi phí sử dụng máy thi công Nợ 133 Thuế GTGT được khấu trừ nếu có Có 141Tạm ứng -1431tạm ứng chi phí giao khoán xây lắp nội bộ 7) Cuối kì kế toán phân bổ hoặc kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào từng công trình hoặc hạng mục công trình ghi: Nợ 154-1541 Có 623 Trường hợp DNXL có đội máy thi công riêng biệt: 1) Các chi phí có liên quan đến hoạt động của đội máy thi công ghi: Nợ 621,622,627 Có 152,153,334,111,112,331,214…
- 2) Cuối kì kế toán kết chuyển chi phí NVL trực tiếp chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cảu đội máy thi công để tính giá thành một ca máy hay một đơn vị khối lượng mà máy thi công đã hoàn thành ghi: Nợ 154 (đội máy thi công) Có 621,622,627 3a) Nếu đội máy thi công không tổ chức kế toán riêng mà được coi như một bộ phận sản suất phụ thực hiện cung cấp lao vụ máy thi công cho các đơn vị xây lắp khi có nhu cầu thi công bằng máy thì chi phí sử dụng máy thi công do đội máy cung cấp ghi: Nợ 623 chi phí sử dụng máy thi công Có 154 chi tiết cho đội máy thi công 3b) Nếu có tổ chức kế toán riêng ở đội máy thi công và thực hiện theo phương thức bán lao vụ máy cho các đơn vị xây lắp có nhu cầu thi công bằng máy theo gía bán nội bộ về ca máy hay khối lượng máy đã hoàn thành. Quan hệ giữa đội máy thi công với DNXL được coi là quan hệ thanh toán trong nội bộ doanh nghiệp, được tiến hành hạch toán như sau : Kế toán đội máy thi công ghi: Các chi phí có liên quan đến hoạt động của đội máy thi công ghi: Nợ 621,622,627 Có 152,153,334,111,112,331,214… Cuối kì kế toán kết chuyển chi phí NVL trực tiếp chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cảu đội máy thi công để tính giá thành một ca máy hay một đơn vị khối lượng mà máy thi công đã hoàn thành ghi: Nợ 154 (đội máy thi công) Có 621,622,627
- *Khi được doanh nghiệp thanh toán về số ca hay khối lượng máy đã hoàn thành ghi: Nợ 111,112,1368 Có 512 Doanh thu nội bộ Có 333 *Kết chuyển tổng giá thành thực tế về số ca hay khối lượng máy đã cung cấp ghi: Nợ 632 Giá vốn hàng bán Có 154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang DNXL ghi: *Khi nhận số ca hay khối lượng máy thi công đã hoàn thành do đội máy thi công đã bàn giao ghi: Nợ 623 chi phí sử dụng máy thi công Nợ 133 nếu được khấu trừ thuế GTGT Có 111,112,336 Cuối kì kế toán kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào đối tượng tập hợp chi phí sản xuất xây lắp ghi: Nợ 154 chi phí SXKD dở dang (1541_xây lắp) Có 623 chi phí sủ dụng máy thi công - 6231 Trường hợp DNXL thuê ngoài ca máy thi công: - Khi thuê máy thi công số tiền p g hỉa trả cho đơn vị cho thuê theo hợp đồng thuê, ghi: Nợ 623 chi phí sử dụng máy thi công-6238 Nợ 133 nếu được khấu trừ thuế GTGT Có 111, 112, 331 Cuối kì kế toán kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào đối tượng tập hợp chi phí sản xuất xây lắp ghi:
- Nợ 154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (1541_xây lắp ) Có 623 chi phí sử dụng máy thi công-623 2.1.2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung của hoạt động xây lắp: Nội dung và quy định hạch toán: • Chi phí sản xuất chung của hoạt động xây lắp là những chi phí có liên quan đến việc tổ chức phục vụ và quản lý thi công của các đội xây lắp ở các công trường xây dựng . Chi phí sản xuất chung là chi phí tổng hợp bao gồm nhiều khoản chi phí khác nhau thường có mối quan hệ gián tiếp với các đối tượng xây lắp như tiền lương nhân viên quản lý đội xây dựng khoản trích bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế , kinh phí công đoàn được tính theo tỉ lệ quy định trên tiền lương của công nhân trực tiếp xây lắp công nhân sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động của đội và những chi phí khác liên quan đến hoạt động chung của đội xây lắp Kế toán chi phí sản xuất chung cần tôn trọng những quy định sau - Phải tổ chức hạch toán chi phí sản xuất chung theo từng công trình hạng mục công trình đồng thời phải chi tiết theo các điều khoản quy định. - Thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất chung - Khi thực hiện khoán chi phí sản xuất chung cho các đội xây dựng thì phải quản lý tốt chi phí đã giao khoán từ chối không thanh toán cho các đội nhận khoán số chi phí sản xuất chung ngoài dự toán bất hợp lý. - Trường hợp chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiếu đối tượng xây lắp khác nhau kế toán phải tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đồi tượng có liên quan theo tiêu thức hợp lý như chi phí nhân công trục tiếp hoặc chi phí sản xuất chung theo dự toán … • Tài khoản sử dụng:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kế toán chi phí - Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán chi phí
14 p | 251 | 50
-
Bài giảng Kế toán chi phí - Chương 4: Kế toán CPSX và tính GT theo CP thực tế kết hợp CP ước tính
14 p | 341 | 39
-
Bài giảng Kế toán chi phí - Chương 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế kết hợp với ước tính (estimated cost)
13 p | 376 | 21
-
Bài giảng Kế toán chi phí: Chương 3 - Đại học Mở TP.HCM
29 p | 141 | 17
-
Bài giảng Kế toán chi phí - Chương 2: Phân bổ chi phí và hệ thống tính giá thành theo đơn đặt hàng
53 p | 11 | 4
-
Bài giảng Kế toán chi phí: Chương 5 - ThS Bùi Quốc Khánh
113 p | 5 | 3
-
Bài giảng Kế toán chi phí - Chương 3: Hệ thống tính giá thành theo quá trình sản xuất
63 p | 15 | 3
-
Bài giảng Kế toán chi phí - Chương 1: Giới thiệu về kế toán chi phí
78 p | 7 | 3
-
Bài giảng Kế toán chi phí: Phần 1 - ThS. Phan Thị Thu Hà
48 p | 6 | 3
-
Bài giảng Kế toán chi phí: Phần 2 - ThS. Phan Thị Thu Hà
25 p | 8 | 2
-
Bài giảng Kế toán chi phí: Chương 4 - ThS Bùi Quốc Khánh
141 p | 5 | 2
-
Bài giảng Kế toán chi phí: Chương 2 - ThS Bùi Quốc Khánh
60 p | 6 | 2
-
Bài giảng Kế toán chi phí - Chương 5: Các mô hình kế toán chi phí
136 p | 8 | 2
-
Bài giảng Kế toán chi phí - Chương 4: Giá thành định mức và đánh giá thành quả
68 p | 5 | 2
-
Xây dựng nội dung kế toán chi phí môi trường trong chương trình đào tạo ngành kế toán – kiểm toán
4 p | 5 | 1
-
Bài giảng Kế toán chi phí: Chương 6 - ThS Bùi Quốc Khánh
87 p | 8 | 1
-
Kinh nghiệm giảng dạy môn học Kế toán chi phí
4 p | 3 | 1
-
Giáo trình Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
40 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn