intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khái niệm và các vấn đề khi xây dựng REDD

Chia sẻ: Thanh Tai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

173
lượt xem
52
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kịch bản tham khảo là gì – chúng ta giảm phát thải từ mức độ nào? R ... Tín chỉ REDD đền đáp cho những cải thiện gia tăng so với kịch bản tham khảo về mặt ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khái niệm và các vấn đề khi xây dựng REDD

  1. Reducing emissions fRom defoRestation and foRest degRadation 102: REDD – Khái niệm và các vấn đề Các khái niệm chính cần được các nước đề cập khi xây dựng chiến lược REDD quốc gia Nguyên tắc chính của REDD rất đơn giản – cần phải giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng. Nếu điều này không diễn ra, sẽ không được hưởng lợi ích hoặc thu nhập. Có một số nhân tố có thể ảnh hưởng tới việc liệu sự giảm phát thải có xảy ra hay không: • Chúng ta xác định rừng như thế nào? Có thể đưa các loại rừng nào vào REDD? • Các kết quả của REDD có thể kéo dài được bao lâu? Liệu mất rừng và suy thoái rừng có tái phát trong tương lai hay không? • Liệu lợi ích từ REDD tại một địa phương có bị triệt tiêu bởi sự gia tăng mất rừng và suy thoái rừng tại địa phương khác hay không? • Liệu các lợi ích của REDD có phát sinh trực tiếp như là kết quả của các nỗ lực, chính sách, dự án REDD, hay là giảm phát thải có được là do các yếu tố khác? • Kịch bản tham khảo là gì – chúng ta giảm phát thải từ mức độ nào?
  2. Chúng ta định nghĩa rừng như thế nào? Các số liệu sau đây phản ánh định nghĩa về rừng như được xác định theo Nghị định thư Kyoto. • Diện tích tối thiểu: 0,05 – 1,00 ha • Tỷ lệ che phủ tầng tán tối thiểu: 10 – 30% • Chiều cao tiềm năng tối thiểu: 2 – 5m • Rừng non có tiềm năng đáp ứng 3 tiêu chí trên • Các diện tích có rừng trước 1990 Việc xác định rừng là rất quan trọng để có thể xác định diện tích nào đủ tiêu chuẩn cho các hoạt động REDD. Tuy nhiên, ví dụ trên cho thấy rằng các định nghĩa có thể làm phát sinh các vấn đề mới. Nếu như chiều cao tiềm năng được xác định ở mức 2 m, thì đất có cấy bụi sẽ được coi là rừng. Các nước khác nhau có thể định nghĩa rừng khác nhau và thậm chí có thể có nhiều định nghĩa khác nhau cho các hệ sinh thái khác nhau. Điều quan trọng là làm sao để các định nghĩa của một nước nhất quán cùng với thời gian. Sự gia tăng Tín chỉ REDD đền đáp cho những cải thiện gia tăng so với kịch bản tham khảo về mặt giảm mất rừng và suy thoái rừng. Điều này có nghĩa là nếu như các nước đã lập kế hoạch hoặc đã thực thi các chiến lược sẽ tạo ra sự giảm phát thải khí nhà kính từ rừng thì sẽ không được đòi hỏi tín chỉ giảm phát thải theo cơ chế REDD quốc tế. Các nước cần phải chứng minh sự gia tăng từ tất cả các hoạt động REDD. Rò rỷ Khi một vùng đất nông nghiệp được chuyển đổi thành rừng thì nó sẽ trở thành một bể chứa carbon với việc chuyển đổi CO2 từ sinh quyển thành carbon chứa trong gỗ và các loại vật chất thực vật khác. Tuy nhiên, cùng lúc đó rừng tại một vùng hoặc một quốc gia khác có thể sẽ bị chặt để tiến hành sản xuất nông nghiệp với quy mô tương tự. Như vậy, sẽ không có lợi ích thuần túy từ diệnn tích rừng mới được tạo ra, xét từ góc độ giảm phát thải khí nhà kính. Điều này được coi là rò rỷ và giảm thiểu và ngăn ngừa rò rỷ là rất quan trọng để đảm bảo rằng REDD và các dự án carbon rừng thực sự làm giảm phát thải carbon. Rò rỷ có thể xảy ra theo các cách khác nhau: • Rò rỷ do hoạt động của con người: người khai thác gỗ dịch chuyển tới các khu rừng khác • Rò rỷ thị trường: Hoạt động REDD bao chiếm đất đai, làm giảm tiềm năng cung cấp đất cho các mục đích sử dụng khác và vì vậy sẽ làm tăng lợi ích tiềm năng trong việc chặt trắng các diện tích rừng khác • Rò rỷ quốc tế: Các công ty khai thác gỗ chuyển sang các nước khác, hoặc các lục địa khác. Các giải pháp: Có thể giảm thiểu rò rỷ thông qua quản lý cảnh quan và một hệ thống kế toán quốc gia. Càng có nhiều nước tham gia vào một chế độ giảm biến đổi khí hậu thì nguy cơ rò rỷ càng thấp. Sự thường xuyên Liệu rừng có thể tích trữ carbon một cách thường xuyên được không? Làm thế nào để chúng ta có thể đảm bảo rằng những cây được giữ lại trong năm nay sẽ “không gặp rìu” trong những năm sau? Các nhà đầu tư vào REDD cần phải được đảm bảo chắc chắn rừng tín chỉ carbon rừng là thường xuyên. Đây là vấn đề lớn cần phải vượt qua khi lưu ý rằng tín chỉ carbon rừng thường đi liền với rủi ro cố hữu - các hoạt động để hấp thụ carbon có thể thất bại do rò rỷ, cháy rừng và sự gia tăng lợi nhuận khi sử dụng đất cho các hoạt động khác.
  3. • Các rủi ro về sinh thái – cháy rừng, thiên tai. • Rủi ro từ chính phủ – sự thay đổi trong chính phủ có thể làm đảo lộn các cam kết từ trước. • Các rủi ro từ phía người có nhu cầu – nếu như giá trị thu được từ việc chuyển đổi đất thành trang trại trồng cây cọ dừa gia tăng thì việc tích trữ carbon sẽ không còn sinh lợi và nhu cầu tín chỉ carbon có thể giảm. Các giải pháp: Có một số cách đảm bảo sự giảm phát thải carbon thường xuyên • Cấp tín chỉ tạm thời có thể hết hạn sau một số năm. • Vùng đệm cho tín chỉ – để dành một số tín chỉ làm bảo hiểm trong trường hợp carbon rừng bị mất trong tương lai • Làm loãng độ rủi ro – giảm thiểu rủi ro bằng cách kết hợp REDD với các hoạt động khác như trồng rừng mới và các dự án sử dụng năng lượng có hiệu quả hơn Đường cơ sở và các mức giảm phát thải tham khảo Để chứng minh rằng phát thải đã giảm, mỗi nước cần xác định trạng thái tham khảo, hay còn gọi là đường cơ sở. C Lượng thực tế Tín chỉ REDDCredits REL Đóng góp Của quốc gia BL t Trục tung = ‘lượng dự trữ carbon rừng’ Lượng thực tế = ‘lượng dự trữ thực sự’ Trục hoành = THỜI GIAN Đường cơ sở (BL): Lượng phát thải CO2 dự đoán trong tương lai từ rừng khi không có các hoạt động REDD. Mức độ phát thải tham khảo (REL): REL quốc gia giống như đường cơ sở, nhưng có tính đếm đến những bất trắc trong dự báo tương lai bằng cách tính thêm cam kết tự nguyện của quốc gia. Tín chỉ REDD được cấp cho giảm phát thải thực tế vượt ra ngoài phạm vi đóng góp tự nguyện của quốc gia nhằm giảm mất rừng và suy thoái rừng. Đường đồ thị chỉ ra rằng tín chỉ thu được từ sự chênh lệch có thể đo đếm được giữa lượng dự trữ thực tế và mức độ phát thải tham khảo.
  4. Khi tính toán đường cơ sở, các nước có thể áp dụng một cách tiếp cận kết hợp với các số liệu lịch sử và mô phỏng phát thải trong tương lai. Sự kết hợp này là rất hữu ích cho các nước có ít hoặc không có số liệu lịch sử từ kết quả điều tra rừng trong quá khứ. Điều đặc biệt quan trọng là các nước phải chọn REL có thể phù hợp trong thời gian lâu dài, bởi vì tốc độ mất rừng bình quân có thể giao động rất lớn trong khung thời gian 2, 5, hoặc thậm chí là 10 năm. Mâu thuẫn có thể phát sinh khi xác định các đường cơ sở bởi vì các chủ thể quốc gia và địa phương có thể khai quá tốc độ mất rừng và suy thoái rừng theo đường cơ sở hiện tại để có được lượng giảm phát thải lớn hơn trong tương lai. Điều quan trọng là làm sao để có được đường cơ sở chuẩn xác; việc phóng đại lượng phát thải theo đường cơ sở có thể hủy hoại những nỗ lực làm giảm thiểu tác dộng của biến đổi khí hậu. Ngược lại, sự tính toán phát thải theo đường cơ sở quá thận trọng sẽ làm cho REDD kém hấp dẫn. Khuyến nghị và các giải pháp • Đường cơ sở phải được xác minh một cách độc lập và giảm sát một cách đầy đủ nhằm có đủ độ tin cậy để được cấp tín chỉ REDD. • Các đường cơ sở cấp vùng hoặc cấp dự án sẽ chuẩn xác hơn và việc duy trì giám sát sẽ đảm bảo mức độ tin cậy cao hơn. supported by: Trung tâm Ðào tạo Lâm nghiệp Cộng đồng khu vực Châu Á và Thái Bình Dương (RECOFTC) PO Box 1111 Đại học Tổng hợp Kasetsart Bangkok 10903, Thái Lan Tel: +66 (0)2 940 5700 Fax: +66 (0)2 561 4880 Email: info@recoftc.org Website: www.recoftc.org
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2