Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG SỐNG CỦA BỆNH NHÂN<br />
SAU CẮT TUYẾN TIỀN LIỆT TẬN GỐC QUA NỘI SOI<br />
Vũ Lê Chuyên*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Những biến chứng của bệnh nhân sau phẫu thuật gồm tiểu không kiểm soát, rối loạn cương đã<br />
phần nào làm giảm chất lượng sống. Để hạn chế những nhược điểm này, nhiều cải tiến về kỹ thuật được thực<br />
hiện trong quá trình phẫu thuật. Bài báo cáo này trình bày những kỹ thuật đó và hiệu quả.<br />
Tư liệu và phương pháp: 103 trường hợp ung thư TTL được phẫu thuật nội soi tiền phúc mạc trong thời<br />
gian từ 2004-2012 tại khoa Niệu bệnh viện Bình dân. Các yếu tố thu nhận và phân tích chất lượng sống bao gồm<br />
tỷ lệ thành công, các phương pháp cầm máu đám rối, khâu nối cổ bàng quang niệu đạo, bảo tồn bó mạch thần kinh<br />
cương, tỷ lệ tiểu không kiểm soát, rối loạn cương.<br />
Kết quả: Tỷ lệ thành công của phẫu thuật là 93%, chuyển mổ mở 8 trường hợp. Không có biến chứng quan<br />
trọng hoặc tử vong. Tỷ lệ xì rò kéo dài và kém kiểm soát nước tiểu của nhóm khâu nối mũi liên tục và hai lớp thấp<br />
hơn hẳn. Tỷ lệ dương cương còn thấp so với các tác giả ngoại quốc, nhưng việc bảo tồn thần kinh cương cho kết<br />
quả tốt. Kinh nghiệm phẫu thuật viên đóng vai trò quan trọng trong kết quả phẫu thuật.<br />
Kết luận: Chất lượng sống của bệnh nhân ung thư TTL trải qua phẫu thuật nội soi cắt TTL tận gốc qua nội<br />
soi được đánh giá qua hai tiêu chí: tiểu không kiểm soát và rối loạn cương. Trong loạt nghiên cứu này, sử dụng<br />
dao cắt siêu âm, khậu cầm máu đám rối tĩnh mạch, khâu nối cổ bàng quang niệu đạo hai lớp, bảo tồn bó mạch thần<br />
kinh cương là những biện pháp cải thiện kết quả phẫu thuật và chất lượng sống.<br />
Từ khóa: chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau cắt tiền liệt tuyến do ung thư<br />
<br />
ABSTRACT<br />
QUALITY OF LIFE OF PATIENTS AFTER ENDOSCOPIC RADICAL PROSTATECTOMY<br />
Vu Le Chuyen * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 35 - 41<br />
Introduction: Complications of surgery include urinary incontinence, erectile dysfunction was somewhat<br />
reduced quality of life of prostate cancer patients. To limit this drawback, many technical improvements were<br />
made during surgery. This report presents these technical and performance.<br />
Materials and methods: 103 cases of prostate cancer underwent laparoscopic radiacal prostatectomie from<br />
2004 to 2012 at the Department of Urology Binh dan hospitals. Factors acquisition and analysis of quality of life<br />
including success rate, the method control plexus bleeding, vesico urethral anastomosis, nerve bundles preserve,<br />
urinary incontinence rate, erectile disorder.<br />
Results: The success rate of surgery was 93%, 8 cases transferred to open surgery. No major complication or<br />
death. Rate and long leakage and incontinence in continous and double layer suture were much lower. Erectile<br />
rate was low as compared with foreign authors, but the preservation of erectile nerves gave good results.<br />
Surgeon's experience played an important role in surgical outcome.<br />
Conclusions: Quality of life of cancer patients undergoing laparoscopic radical prostatectomie was assessed<br />
by two criteria: urinary incontinence and erectile dysfunction. In this series, using ultrasonic scappel, controling<br />
venous plexus bleeding, double layer suture of bladder neck to urethra, nerve bundles preserved as were the<br />
* Bệnh viện Bình Dân<br />
Tác giả liên lạc: PGS. TS. Vũ Lê Chuyên<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
, ĐT: 0903840514,<br />
<br />
Email: vulechuyen@hotmail.com<br />
<br />
35<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
measures to improve surgical outcomes and quality of life.<br />
Keywords: Measuring quality of life after radical prostatectomy, Quality of life following radical<br />
prostatectomy.<br />
Trocar còn lại ở phía bên người phụ mổ để hỗ<br />
MỞ ĐẦU<br />
trợ thao tác bằng ống hút hay kẹp kim.<br />
Mổ hở cắt TTL tận gốc do ung thư TTL đã<br />
Bóc tách mặt trước bàng quang và TTL đến<br />
được thực hiện ở bệnh viện Bình Dân từ lâu mặc<br />
cân chậu. Phẫu thuật bắt đầu bằng việc nạo hạch<br />
dù số lượng không nhiều(1,15). Theo đà phát triển<br />
chậu bịt hai bên khi PSA > 10ng/ml. Xẻ cân chậu<br />
của phẫu thuật nội soi ở các nước trên thế giới,<br />
hai bên, bộc lộ đám rối tĩnh mạch Santorini, việc<br />
từ năm 2000, phẫu thuật nội soi ổ bụng về Tiết<br />
cầm máu đám rối này được thực hiện bằng<br />
Niệu đã phát triển khá mạnh tại bệnh viện<br />
nhiều cách:<br />
chúng tôi. Cuối năm 2004, chúng tôi bắt đầu thực<br />
Kẹp clips hoặc khâu cầm máu bằng vicrly<br />
hiện phẫu thuật nội soi ổ bụng để cắt tận gốc<br />
2-0, sau đó cắt cẩn thận đám rối này bằng kéo<br />
TTL. Trong thời gian từ 2004-2012 chúng tôi đã<br />
nội soi không đốt điện để bộc lộ mỏm TTL tiến hành phẫu thuật nội soi ổ bụng cắt TTL tận<br />
niệu đạo.<br />
gốc cho 103 trường hợp ung thư TTL. Những<br />
biến chứng của bệnh nhân sau phẫu thuật gồm<br />
tiểu không kiểm soát, rối loạn cương đã phần<br />
nào làm giảm chất lượng sống. Để hạn chế<br />
những nhược điểm này, nhiều cải tiến về kỹ<br />
thuật được thực hiện trong quá trình phẫu thuật.<br />
Bài báo cáo này trình bày những kỹ thuật đó và<br />
hiệu quả.<br />
<br />
TƯLIỆU -PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
103 trường hợp ung thư TTL được phẫu<br />
thuật nội soi tiền phúc mạc trong thời gian từ<br />
2004-2012 tại khoa Niệu bệnh viện Bình dân.<br />
<br />
Chuẩn bị phẫu thuật<br />
Các bước chỉ định, chẩn đoán và chuẩn bị<br />
bệnh nhân cũng tương tự như mổ mổ. Bệnh<br />
nhân được thông báo sẽ được phẫu thuật nội soi<br />
và khả năng sẽ chuyển mổ mở khi khó khăn<br />
hoặc cần thiết. Bác sĩ gây mê sẽ đánh giá việc<br />
bơm khí CO2 sẽ ảnh hưởng lên thông khí và khí<br />
máu của bệnh nhân<br />
<br />
Tiến hành phẫu thuật<br />
Dùng 4 trocar: 2 trocar 10 mm + 2 trocar 5<br />
mm. Tiến hành đặt trocar đầu tiên (theo kỹ thuật<br />
Hasson) và tạo khoang làm việc bằng cách rạch<br />
da và cân ở rốn, đặt bong bóng bơm hơi tạo<br />
khoang ngoài phúc mạc, sau đó đặt trocar 10 và<br />
camera quan sát. 2 trocars ở hai bên hốc chậu.<br />
<br />
36<br />
<br />
Cầm máu đám rối bằng dao cắt siêu âm.<br />
Cắt ngang 1/2 thành trước niệu đạo, ngay<br />
dưới mỏm TTL, để lộ thông niệu đạo lưu. Cột<br />
chỉ chắc ngang thông Foley để ngăn ngừa bóng<br />
bị xẹp trước khi cắt ngang ống bên dưới chỗ cột<br />
chỉ. Sau đó cắt 1/2 thành sau niệu đạo. Dùng<br />
Allis để gắp đoạn thông Foley có bóng, lôi hơi<br />
chếch về phía đầu để dễ bộc lộ cân Denonviller<br />
cùng với túi tinh và ống dẫn tinh, cẩn thận bộc<br />
lộ, clip và cắt các mạch máu sau – bên cuả TTL.<br />
Sau đó, cắt vòng quanh vùng ranh giới cổ bàng<br />
quang – TTL để cắt bỏ tận gốc TTL. Khâu hẹp cổ<br />
bàng quang bằng 2 mũi bên, sau đó việc nối cổ<br />
bàng quang - niệu đạo được thực hiện bằng các<br />
kỹ thuật sau:<br />
Khâu nối cổ bàng quang niệu đạo bằng 4 đến<br />
6 mũi rời, tất cả đều bằng vicryl 3/0. Thực hiện<br />
trong 53 trường hợp.<br />
Trong 50 trường hợp cuối, chúng tôi áp dụng<br />
mũi khâu liên tục với chỉ có hai đầu kim và trong<br />
30 trường hợp cuối cùng, chúng tôi thực hiện<br />
thêm một lớp khâu thanh mạc bàng quang với<br />
lớp ngoài niệu đạo.<br />
Lưu thông niệu đạo bằng thông Foley 18 F.<br />
Bỏ bệnh phẩm vào túi đựng và lấy ra ngoài. Dẫn<br />
lưu khoang Retzius, rút các trocar và đóng bụng.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
Dẫn lưu vùng chậu được rút khi tổng lượng<br />
dịch chảy ra < 20 ml/ngày. Chụp X-quang cản<br />
quang bọng đái ngược dòng vào ngày 14 hậu<br />
phẫu; nếu không dò thuốc cản quang ra ngoài,<br />
rút thông tiểu và BN xuất viện; ngược lại, nếu dò<br />
nhiều, lưu thông tiểu thêm 1 tuần, sau đó chụp<br />
lại phim.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
cứng nên tiến hành sinh thiết, phát hiện ung thư<br />
TTL. Các trường hợp khác do viêm dính nhiều<br />
vùng chậu nên rất khó khăn trong qua trình<br />
phẫu thuật, kéo dài thời gian phẫu thuật và chảy<br />
máu nhiều, nên phải chuyển mổ hở.<br />
<br />
Lượng máu mất khi mổ<br />
<br />
Tái khám BN sau 1 tháng, 3 tháng và sau đó<br />
mỗi 6 tháng. Trường hợp BN không tới bệnh<br />
viện, gọi điện thoại phỏng vấn. Theo dõi các dấu<br />
hiệu tái phát của ung thư (dựa trên PSA huyết<br />
thanh, DRE), tình trạng tiểu không kiểm soáttiểu khó và tình trạng cương dương vật. So sánh<br />
hiệu quả các phương pháp cầm máu và khâu nối<br />
trên chất lượng sống.<br />
<br />
Lượng máu mất 865.22 +/- 692.564ml, ít nhất<br />
là 150ml, nhiều nhất là 3000ml. Trong số những<br />
trường hợp phẫu thuật thuận lợi thì lượng máu<br />
truyền không quá 1000ml, trong khi đó với 10<br />
trường hợp phẫu thuật trên bệnh nhân có tiền<br />
căn có mổ vùng chậu, bướu to hay thao tác làm<br />
thủng phác mạc thì có tới 8 trường hợp phải<br />
truyền trên 1000ml máu, thậm chí có đến 1<br />
trường hợp cần truyền đến 3000 ml máu.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
Các biến chứng trong và sau mổ<br />
<br />
Thời gian mổ<br />
<br />
- Chúng tôi có 2 trường hợp thủng phúc mạc<br />
trong mổ, không có trường hợp nào tổn thương<br />
các cơ quan lân cận.<br />
<br />
Thời gian mổ là 212.17 +/- 72.861p. Nhanh<br />
nhất là 100 p, lâu nhất là 420p. Trong đó, 9 bệnh<br />
nhân có tiền căn phẫu thuật vùng chậu, bướu<br />
lớn hay thủng phúc mạc lúc mổ, thời gian mổ là<br />
224 +/- 118.659 p, nhanh nhất là 100p, lâu nhất là<br />
420p. Ngược lại, trong số 18 trường hợp không<br />
có tiền căn phẫu thuật vùng chậu, thời gian mổ<br />
trung bình là 208,89 +/- 59.199 phút, nhanh nhất<br />
là 110p, lâu nhất là 208.89p. Dẫn lưu vùng chậu<br />
được rút sau 48 giờ. Có 6 trường hợp dẫn lưu rút<br />
sau 5 ngày vì còn tiết dịch hồng kéo dài.<br />
<br />
Tỷ lệ thành công<br />
Trong 103 trường hợp tiến hành phẫu thuật<br />
có 8 trường hợp phải chuyển mổ hở chiếm tỷ lệ<br />
6,15%. Trong đó, 3 trường hợp chuyển mổ hở vì<br />
lý do bướu lớn có kích thước trên 80gr, 1 trường<br />
hợp bệnh nhân trẻ tuổi 37 tuổi đã được cắt đốt<br />
nội soi bướu TTL cách 5 năm phát hiện ung thư<br />
TTL thể sarcoma biệt hóa kém và được xạ trị +<br />
hoá trị tại BV Ung Bướu, sau đó vì tiểu khó nên<br />
chuyển BV Bình Dân phẫu thuật nội soi cắt mô<br />
bướu còn sót lại. Vì tình trạng viêm dính nhiều<br />
gây chảy máu đáng kể nên được chuyển mổ hở.<br />
Trường hợp còn lại là bệnh nhân đã được phẫu<br />
thuật mở bàng quang lấy sỏi ở tuyến tỉnh, lúc<br />
thám sát cổ bàng quang phát hiện bướu TTL<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
- Tràn khí dưới da xuất hiện trong 12 trường<br />
hợp.<br />
- Bệnh nhân có trung tiện trong vòng 36 giờ.<br />
Chỉ có 2 bệnh nhân trung tiện sau 48 giờ.<br />
- Không có biến chứng tim mạch, hô hấp<br />
hoặc tử vong.<br />
- Rò nước tiểu qua ống dẫn lưu<br />
Nhóm khâu mũi rời<br />
Nhóm khâu mũi liên tục<br />
Nhóm khâu hai lớp<br />
<br />
10 ngày<br />
0%<br />
62%<br />
38%<br />
30%<br />
48%<br />
22%<br />
57%<br />
30%<br />
13%<br />
<br />
- Tình trạng tiểu kiểm soát sau khi rút thông<br />
niệu đạo và theo dõi sau 1 – 3 tháng,6, 12 tháng;<br />
tiêu chuẩn là từ 0 đến 1 tã một ngày:<br />
<br />
Nhóm khâu mũi rời<br />
Nhóm khâu mũi liên tục<br />
Nhóm khâu hai lớp<br />
<br />
6<br />
tháng tháng tháng tháng<br />
30%<br />
47% 60% 85%<br />
52%<br />
90% 92% 98%<br />
87%<br />
90% 97% 100%<br />
<br />
Diễn biến sau mổ<br />
Biểu hiện lâm sàng<br />
Có 12 t/hợp hẹp cổ bàng quang phải tiến<br />
hành nội soi xẻ rộng cổ BQ.<br />
<br />
37<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Các bệnh nhân được chụp X- quang bàng<br />
quang lúc đi tiểu, thấy không có dò thuốc cản<br />
quang ra ngoài, cổ bàng quang rộng rãi, dung<br />
tích bàng quang bình thường và không có trào<br />
ngược bàng quang – niệu quản.<br />
<br />
Rối loạn cương dương sau phẫu thuật<br />
Hầu hết bệnh nhân đều có rối lọan cương sau<br />
phẫu thuật, tình trạng phục hồi cương dương.<br />
Nhóm khâu mũi rời<br />
Nhóm khâu mũi liên tục<br />
Nhóm khâu hai lớp<br />
Nhóm không bảo tồn<br />
Nhóm bảo tồn<br />
<br />
12<br />
tháng<br />
16%<br />
38%<br />
37%<br />
2%<br />
65%<br />
<br />
Theo dõi trị số PSA huyết thanh sau mổ<br />
Tất cả các bệnh nhân đều được theo dõi<br />
PSA sau mổ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12<br />
tháng. Cho đến nay có 22 bệnh nhân có PSA<br />
lớn hơn 0,5 ng/ml, số còn lại, PSA dao động từ<br />
0 đến 0,14 ng/ml.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Chọn lựa bệnh nhân<br />
Dựa vào nguy cơ tử vong do ung thư và<br />
lợi ích mang lại từ phẫu thuật (tức khả năng<br />
khỏi bệnh, không bị tái phát ung thư về<br />
phương diện sinh hóa và lâm sàng). Nguy cơ<br />
tử vong do ung thư tuỳ thuộc bệnh sử tự<br />
nhiên của bệnh và tuổi thọ còn lại của BN;<br />
trong khi lợi ích mang lại từ phẫu thuật tùy<br />
thuộc giai đoạn lâm sàng của bướu, trị số PSA<br />
huyết thanh trước mổ và điểm Gleason sau<br />
mổ(18). Vì thế, phẫu thuật không thích hợp khi<br />
BN ít có khả năng trị khỏi (tức là khi đã có di<br />
căn hạch vùng hoặc di căn xa) và không sống<br />
đủ lâu để tận hưởng lợi ích mang lại từ phẫu<br />
thuật (do tuổi cao hoặc có nhiều bệnh nội khoa<br />
kết hợp). Các khuyến cáo gần đây đều khuyên<br />
chọn BN ≤ 70 tuổi hoặc có đời sống còn lại ≥ 10<br />
năm và bướu còn khu trú trong vỏ bọc(8,7).<br />
Khoảng 40% ung thư TTL được chẩn đoán<br />
lâm sàng còn khu trú trong vỏ bọc thực ra đã<br />
được định giai đoạn bệnh thấp hơn thực tế<br />
<br />
38<br />
<br />
(understaged)(11). Nhiều yếu tố khác nhau đã<br />
được nghiên cứu nhằm tiên đoán giai đoạn bệnh<br />
của ung thư nhưng không có yếu tố nào tự bản<br />
thân tỏ ra thích hợp. Độ nhạy của thăm khám<br />
trực tràng bằng ngón tay trong việc tiên đoán các<br />
ung thư khu trú chỉ khoảng 50%(11) với 22%63%(10) bị xâm lấn ngoài vỏ bọc trên bệnh phẩm<br />
cắt TTL tận gốc. Trị số PSA có tương quan với<br />
tiến triển bệnh nhưng không thể dự đoán giai<br />
đoạn bệnh. 64%(18) BN có PSA < 4 ng/ml, 53%67%(9) BN có PSA 4-10 ng/ml, 31%-56%(9) BN có<br />
PSA 10-20 ng/ml và chỉ 9%(18) BN có PSA > 50<br />
ng/ml có ung thư còn khu trú. Tương tự như<br />
vậy, chỉ < 1% (18) BN có PSA < 4 ng/ml nhưng đến<br />
27% BN có PSA > 50 ng/ml có di căn hạch<br />
lympho. Khi điểm Gleason ≤ 6, 70% BN có ung<br />
thư còn khu trú so với chỉ 34% khi điểm Gleason<br />
≥ 7(18).<br />
Các nghiên cứu đã kết hợp các yếu tố nói<br />
trên nhằm tăng độ chính xác trong tiên đoán giai<br />
đoạn bệnh. Trong đó, mô hình của Partin phổ<br />
biến nhất, dựa vào các thông số trước phẫu thuật<br />
như trị số PSA huyết thanh, Giai đoạn lâm sàng<br />
của bướu (clinical T stage) và điểm số Gleasone)<br />
cho phép tiên đoán khá chính xác giai đoạn bệnh<br />
học của bướu nhằm giúp phẫu thuật viên lựa<br />
chọn phương pháp điều trị phù hợp(9,14,18).<br />
<br />
Phẫu thuật cắt TTL tận gốc kiểu xuôi dòng<br />
(antegrade) hay ngược dòng (từ chóp đến<br />
đáy - retrograde) theo kỹ thuật của PC<br />
Walsh?<br />
Nhiều tác giả trên thế giới dùng kỹ thuật<br />
xuôi dòng. Tác giả Song(9) mô tả các bước phẫu<br />
thuật theo xuôi dòng. Trường hợp cuả các tác giả<br />
B. Bollens, F. Absil, TN. Sinh & TM. Sâm cũng áp<br />
dụng kỹ thuật xuôi dòng(1). Chúng tôi thử áp<br />
dụng kỹ thuật ngược dòng mà chúng tôi đã<br />
quen thuộc khi mổ mở cắt tuyến tiền liệt tận gốc,<br />
với suy nghĩ là các nguyên lý phẫu thuật trong<br />
mổ mở cũng có thể ứng dụng cho phẫu thuật nội<br />
soi ổ bụng. Thực tế cho thấy là chúng tôi đã áp<br />
dụng thành công. Các tác giả người Brazil<br />
Tobias-Machado và cs. (2004) cũng có những<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
nhận định tương tự(10): nhóm này thực hiện 25<br />
trường hợp cắt TTL tận gốc ngược dòng ngả nội<br />
soi ngoài PM, nêu ra những biện luận chứng<br />
minh sự thuận lợi cuả kỹ thuật ngược dòng,<br />
phản bác lại nhận định cuả Raboy - một tác giả<br />
tiên phong cuả cắt TTL tận gốc bằng phẫu thuật<br />
nội soi ngoài PM - rằng kỹ thuật mổ xuôi dòng ít<br />
bị chảy máu hơn ngược dòng.<br />
Nạo hạch chậu 2 bên thường qui trước khi<br />
cắt TTL tận gốc với mục đích đánh giá chính xác<br />
hơn diễn tiến bệnh sau phẫu thuật và có kế<br />
hoạch điều trị hỗ trợ, vì thế cắt lạnh lúc mổ<br />
không đặt ra. Tuy nhiên, việc định giai đoạn<br />
bệnh từ kết quả cắt lạnh có thể huỷ bỏ phẫu<br />
thuật cắt TTL sau đó nếu có di căn hạch, dù tỷ lệ<br />
âm giả có thể tới 30%(9). Cắt lạnh lúc mổ tỏ ra<br />
thích hợp khi BN có những yếu tố tiên lượng<br />
xấu: PSA trước mổ > 10 ng/ml, giai đoạn lâm<br />
sàng T2 hoặc T3 hoặc điểm Gleason cao ≥ 4(6,9).<br />
Chỉ định nạo hạch chậu hiện vẫn chưa thống<br />
nhất. Xác suất di căn hạch chậu có thể xác định<br />
từ giai đoạn lâm sàng, trị số PSA trước mổ và<br />
điểm Gleason theo mô hình Partin và từ đó ra<br />
quyết định xử trí. H Lepor nạo hạch chậu khi<br />
PSA > 10 ng/ml và hoặc điểm Gleason ≥ 7(8,7).<br />
Cầm máu tốt đám rối tĩnh mạch Santorini<br />
(đám rối tĩnh mạch lưng) là khâu quan trọng vì<br />
giúp nhận diện các cấu trúc giải phẫu trọng yếu<br />
(cơ vòng vân niệu đạo, đám rối thần kinh-mạch<br />
máu cương) và giảm biến chứng. Khâu đám rối<br />
tĩnh mạch lưng bằng 2 mũi chữ X và dùng dao<br />
điện cắt giữa 2 mũi chỉ khâu. Khâu tăng cường 2<br />
đầu mặt cắt nếu còn chảy máu. PC Walsh<br />
thường khâu đính đầu xa vào mặt sau khớp mu<br />
vì giúp cố định đám rối tĩnh mạch lưng vào<br />
xương mu và tạo điều kiện bóc tách chóp TTL về<br />
sau tốt hơn(4). Ngoài ra, những kỹ thuật cầm máu<br />
đám rối tĩnh mạch lưng khác cũng đã được mô<br />
tả (kỹ thuật của Myers – Bunching technique,<br />
của Scardino, của Renda và Marievoet…)(4,3,17,16).<br />
Cần lưu ý bảo tồn tối đa cơ vòng vân trong<br />
khi thao tác đám rối tĩnh mạch lưng vì cơ vòng<br />
vân nằm ngay dưới nó.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Phẫu tích chóp TTL có nguy cơ sót lại mô<br />
ung thư ở đầu xa niệu đạo (positive margin<br />
tumor)(4,3,8,7). Chúng tôi không có điều kiện làm<br />
cắt lạnh lúc mổ đầu xa niệu đạo nên không thể<br />
biết nguy cơ này. Để giảm thiểu bờ phẫu thuật<br />
dương tính, một số tác giả đề nghị cắt đám rối<br />
tĩnh mạch lưng cách chóp 15 mm, và cắt niệu<br />
đạo cách chóp 3 mm (tỷ lệ bờ phẫu thuật dương<br />
tính từ 16% đến 46% trước đây giảm còn 11%)(4).<br />
Khi đã cắt qua thành sau niệu đạo và phần<br />
sau cơ vòng vân, tiến hành tìm mặt phẳng bóc<br />
tách giữa TTL và trực tràng trong cân<br />
Denonvillier. Các tác giả đều khuyên không nên<br />
dùng thông Foley kéo TTL về phía trên (phía<br />
bụng) vì có nguy cơ giật đứt cân ra khỏi TTL và<br />
sót mô bướu(4).<br />
Bóc tách 2 mặt sau bên TTL bằng cách luôn<br />
luôn bám sát TTL với hy vọng có thể bảo tồn<br />
đám rối mạch máu-thần kinh cương thể hang.<br />
Chúng tôi chưa có kinh nghiệm trong việc phẫu<br />
tích bảo tồn bó mạch-thần kinh cương thể hang<br />
như các tác giả nước ngoài đã mô tả. Theo H<br />
Lepor, bảo tồn bó mạch-thần kinh cương thể<br />
hang không đặt ra khi ung thư có nguy cơ lan<br />
ngoài vỏ bọc TTL(8,7). Nguy cơ này tỷ lệ với thể<br />
tích u, điểm Gleason và sự xâm lấn quanh thần<br />
kinh trên mẫu sinh thiết. Cụ thể, tác giả sẽ cắt<br />
rộng bó mạch-thần kinh khi sinh thiết 1 bên TTL<br />
có điểm Gleason 6 kèm xâm lấn quanh thần kinh<br />
và chiếm ≥ 50% thể tích u; hoặc có điểm Gleason<br />
7 kèm xâm lấn quanh thần kinh và chiếm ≥ 30%<br />
thể tích u; hoặc có điểm Gleason 8 kèm xâm lấn<br />
quanh thần kinh và chiếm ≥ 10% thể tích u.<br />
Tiếp tục bóc tách cân Denonvillier ra khỏi<br />
ống dẫn tinh, túi tinh.<br />
Khâu lộn niêm mạc cổ bọng đái ra ngoài để<br />
tránh nguy cơ hẹp miệng nối(5,3,17,16). Nếu rộng, cổ<br />
bọng đái sẽ được khâu hẹp ở ½ sau sao cho có<br />
thể đút lọt thông niệu đạo khoảng 30Fr. Chúng<br />
tôi thường khâu nối niệu đạo-bọng đái với 6 mũi<br />
chỉ vicryl 4.O. Số mũi khâu không làm tăng nguy<br />
cơ hẹp miệng nối và không ảnh hưởng tới sự<br />
kiểm soát đi tiểu(5). Trong 50 trường hợp cuối,<br />
chúng tôi áp dụng mũi khâu liên tục với chỉ có<br />
<br />
39<br />
<br />