Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
KHẢO SÁT TẦN SUẤT & ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG<br />
CỦA BỆNH NHÂN NGẤT KHI LÀM NGHIỆM PHÁP BÀN NGHIÊNG<br />
Hồ Thượng Dũng*, Ngô Thị Kim*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Cơ sở: Ngất là một triệu chứng thường gặp ở người trẻ lẫn người cao tuổi. Ngất có rất nhiều nguyên<br />
nhân, trong đó nguyên nhân tim mạch chiếm một tỷ lệ đáng kể. Nghiệm pháp bàn nghiêng là một trong những<br />
phương tiện để chẩn đoán nguyên nhân ngất do bệnh lý tim mạch.<br />
Mục tiêu: Khảo sát tần suất và đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân ngất khi làm nghiệm pháp bàn nghiêng.<br />
Phương pháp: Phương pháp nghiên cứu tiền cứu, thống kê mô tả, cắt ngang.<br />
Kết quả: Trong 52 bệnh nhân có 30 bệnh nhân nam (57,69%) và 22 bệnh nhân nữ (42,31%), tuổi trung<br />
bình 42,25 ± 19,94 (15 – 87). Về tiền sử, có 08 bệnh nhân bị ngất 1 lần chiếm tỷ lệ 15,4% và 44 bệnh nhân bị<br />
ngất nhiều lần chiếm tỷ lệ 84,6%. Trong đó, yếu tố khởi phát do đứng lâu có 25 bệnh nhân (48,1%) là cao nhất.<br />
Huyết động trước nghiệm pháp: Nhịp tim trung bình: 80,62 ± 16,80 lần / phút. Huyết áp tâm thu: 103,56 ±<br />
13,83 mmHg. Huyết áp tâm trương: 63,35 ± 09,70 mmHg. Xét riêng nhóm có kết quả dương tính, có 21 trường<br />
chiếm tỷ lệ 40,4 %, trong đó type 1 có 9 trường hợp (17,30%), type 2A chỉ có 1 trường hợp (1,9%), không có<br />
trường hợp nào type 2B, trong khi đó type 3 có 11 trường hợp (21,2%). Có 5 bệnh nhân (23,8%) ngất khi chưa<br />
cần phải dùng thuốc, và 16 bệnh nhân (76,20%) ngất xảy ra trong giai đoạn dùng thuốc (Isuprel hoặc<br />
Nitroglycerine). Huyết động thay đổi trong lúc ngất với mạch: 82,62 ± 16,71 lần/phút (55 – 110), huyết áp tâm<br />
thu: 95,71 ± 07,46 mmHg và huyết áp tâm trương: 63,81± 06,69 mmHg.<br />
Kết luận: Tỷ lệ ngất do qua trung gian thần kinh chiếm tỷ lệ khá cao 40,4%, trong đó yếu tố khởi phát<br />
thường gặp nhất là thường xảy ra khi ở tư thế đứng (66,7%), và đa số bệnh nhân phải dùng thuốc (Isuprel hoặc<br />
Nitroglycerine) trong quá trình thực hiện nghiệm pháp. Trong quá trình thực hiện chúng tôi không ghi nhận có<br />
biến chứng gì đáng kể xảy ra. Đây là nghiệm pháp khá an toàn và nên sử dụng ở tại các cơ sở y tế có điều kiện để<br />
chẩn đoán nguyên nhân gây ngất.<br />
Từ khóa: Ngất, nghiệm pháp bàn nghiêng, NP bàn nghiêng dương tính, tình trạng huyết động.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
SURVEY FREQUENCY & CLINICAL CHARACTERISTICS OF PATIENTS UNDERGOING TILTTABLE TEST<br />
Ho Thuong Dung, Ngo Thi Kim * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 76 82<br />
Background: Fainting is a common symptom in young and elder. Fainting has many causes, including<br />
cardiovascular causes accounted for a significant percentage. Tilt table test is one of the means to diagnose the<br />
cause of syncope due to cardiovascular disease.<br />
Objective: Survey frequency and clinical characteristics of patients undergoing tilt-table test.<br />
Method: The method of prospective, descriptive statistics.<br />
Results: In 52 patients including 30 male patients (57.69%) and 22 female patients (42.31%), mean age<br />
<br />
* Bệnh viện Thống Nhất TP.Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: CN. Ngô Thị Kim<br />
ĐT: 0983223404<br />
<br />
76<br />
<br />
E.mail:bngoc62@gmail.com<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
42.25 ± 19.94 (15-87). Regarding history, 08 patients with one time of syncope only (15.4%), and 44 patients<br />
have had several times of syncope (84.6%). In those, the trigger factors which is long standing in 25 patients<br />
(48.1%) is highest. The hemodynamic status before doing the test: the average heart rate: 80.62 ± 16.80 times /<br />
min. mean of systolic blood pressure: 103.56 ± 13.83 mmHg and diastolic blood pressure: 63.35 ± 09.70 mmHg.<br />
In the positive tilt test group, we had 21 cases (40.4%), including type 1 has 9 cases (17.30%), type 2A only 1<br />
case (1.9%), not any type 2B cases, while type 3 has 11 cases (21.2%). There are 5 patients (23.8%) passed<br />
without need to take medicine, and 16 patients (76.20%) syncope occurs during medicated (Isuprel or<br />
Nitroglycerine). Hemodynamic changes during fainting to the circuit: 82.62 ± 16.71 times / min (55-110),<br />
systolic blood pressure: 95.71 ± 07.46 mmHg and diastolic blood pressure: 63.81 ± 06.69 mmHg.<br />
Conclusion: The rate of the nerve- mediated syncope had high proportion (40.4%), in which the most<br />
commonly trigger is long-standing position (66.7%), and most patients to take medicine (Isuprel or<br />
Nitroglycerine) during the tests are done. During implementation we did not note any significant complications<br />
occurred. This tests are quite safe and should be used at medical facilities to diagnose conditions causes of fainting<br />
Key words: Sycope, Tilt table test, Positive tilt test, Hemodynamic status.<br />
nghiêng bàn đến lúc ngất(5). Những kiểu đáp ứng<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
huyết động lúc ngất được phân chia thành<br />
Ngất là tình trạng mất ý thức thoáng qua do<br />
những nhóm nhỏ theo nghiên cứu quốc tế về<br />
giảm tưới máu não tạm thời có đặc điểm khởi<br />
ngất phó giao cảm (VASIS - vasovagal<br />
phát nhanh, thời gian ngắn, và hồi phục hoàn<br />
international study investigators 1992)(3). Với vai<br />
toàn tự phát. Ngất là triệu chứng thường gặp,<br />
trò là người Điều Dưỡng phải theo dõi huyết áp<br />
chiếm 3-5% tỉ lệ bệnh nhập khoa cấp cứu, 1-3% tỉ<br />
và nhịp tim của bệnh nhân trong suốt quá trình<br />
lệ bệnh nhập viện. Ngất qua trung gian thần kinh<br />
thực hiện nghiệm pháp, chúng tôi tiến hành khảo<br />
(TGTK) là nguyên nhân phổ biến nhất. Ngược<br />
sát những thay đổi huyết động học trong nghiệm<br />
lại, động kinh ít hơn và ngất do rối loạn nhịp<br />
pháp này để sơ bộ đánh giá nguyên nhân gây<br />
thường không phổ biến. Trong một nghiên cứu<br />
ngất.<br />
cho thấy chỉ có 5% người lớn có cơn ngất đầu<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
tiên ở độ tuổi 40. Đa số là đã ghi nhận có cơn ngất<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
ở tuổi thiếu niên và vị thành niên. Cuối cùng,<br />
xuất hiện ngất cao nhất là ở độ tuổi > 65 ở cả nam<br />
Khảo sát tần suất & đặc điểm lâm sàng của<br />
và nữ.<br />
bệnh nhân làm nghiệm pháp bàn nghiêng để<br />
chẩn đoán nguyên nhân ngất tại Khoa Tim mạch<br />
Đánh giá ngất còn gặp nhiều khó khăn và<br />
Cấp cứu và Can thiệp Bệnh viện Thống Nhất.<br />
thách thức. Ngất có thể do nhiều nguyên nhân<br />
khác nhau từ lành tính đến gây tử vong. Xác<br />
Mục tiêu chuyên biệt<br />
định nguyên nhân rất quan trọng trong điều trị<br />
- Khảo sát tần suất của ngất và phân loại type<br />
và tiên lượng. Ngất qua trung gian thần kinh là<br />
trong số bệnh nhân làm nghiệm pháp bàn<br />
nguyên nhân thường gặp. Hiểu biết rõ về bệnh lý<br />
nghiêng.<br />
và điều kiện gây ngất kết hợp với cận lâm sàng<br />
- Khảo sát đặc điểm về tiền sử, bệnh sử bệnh<br />
thích hợp có thể giúp tìm nguyên nhân. Một<br />
nhân có biểu hiện ngất.<br />
trong những xét nghiệm cận lâm sàng được tiến<br />
- Khảo sát tình trạng biến đổi huyết động khi<br />
hành đơn giản, không xâm lấn, rẻ tiền phải kể<br />
làm<br />
nghiệm pháp bàn nghiêng.<br />
đến là nghiệm pháp bàn nghiêng (NPBN).<br />
Gần đây, người ta tập trung vào nghiên cứu<br />
đáp ứng nhịp tim và huyết áp (đáp ứng huyết<br />
động học) trong suốt quá trình làm NPBN từ lúc<br />
<br />
Tổng quan y văn<br />
Ngất là sự mất ý thức thoáng qua do giảm<br />
tưới máu não toàn bộ, thoáng qua đặc trưng bởi<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br />
<br />
77<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
xuất hiện nhanh, kéo dài ngắn và tự phục hồi.<br />
Định nghĩa này không bao hàm các nguyên<br />
nhân khác chỉ gây giảm tưới máu não thoáng<br />
qua mà không gây mất ý thức.<br />
Trong một vài dạng của ngất có tiền triệu báo<br />
trước, dấu tiền triệu đa dạng (nhức đầu, đổ mồ<br />
hôi, buồn nôn, mờ mắt...) nhưng thường cơn mất<br />
ý thức không có dấu tiền triệu. Hiếm khi ta ước<br />
lượng chính xác được thời gian của cơn, đa số<br />
không quá 20 giây.<br />
Ngất có thể lành tính nếu nó xảy ra do<br />
nguyên nhân phản xạ thần kinh phế vị hoặc có<br />
thể ác tính do nguyên nhân rối loạn nhịp đe dọa<br />
tính mạng.<br />
<br />
Dịch tễ học của ngất(2)<br />
Một nghiên cứu Framingham trong cộng<br />
đồng lớn dân cư (thực hiện từ 1971 đến 1998 trên<br />
7814 cá nhân trong cộng đồng) cho thấy có 822<br />
người (10,5%) có ít nhất một cơn ngất trong độ<br />
tuổi trung bình là 17 tuổi. Tỷ lệ mới mắc được ghi<br />
nhận đầu tiên là 6,2/1.000 người/năm. Giả định<br />
rằng tỷ lệ này không thay đổi theo thời gian, tác<br />
giả đã tính ra tần suất mới mắc cộng dồn sau 10<br />
năm của ngất là 6%.<br />
Các nguyên nhân gây ngất<br />
Bảng 1: Phân loại ngất(1)<br />
1. Ngất do phản xạ (ngất qua TGTK)<br />
Ngất do thần kinh phế vị Kích thích bởi cảm xúc: sợ hãi,<br />
đau, sợ máu<br />
Kích thích bởi tư thế<br />
Hoàn cảnh<br />
Ho, hắt xì<br />
Kích thích đường ruột (nuốt, đại<br />
tiện, đau nội tạng)<br />
Sau gắng sức<br />
Khác (ví dụ: cười, cử tạ)<br />
Ngất do nhạy cảm xoang<br />
Các dạng không điển hình<br />
cảnh<br />
(không rõ yếu tố kích thích và<br />
hoặc triệu chứng không rõ<br />
ràng)<br />
2. Ngất do hạ huyết áp tư<br />
thế<br />
3. Ngất do nguyên nhân<br />
Rối loạn nhịp<br />
tim mạch<br />
Bệnh lý cấu trúc tim<br />
<br />
Ngất do phản xạ (ngất qua TGTK): Ngất qua<br />
TGTK là do những phản xạ tim mạch đáp ứng<br />
<br />
78<br />
<br />
không thích hợp với các kích thích gây nên dãn<br />
mạch và/ hoặc nhịp chậm dẫn đến hậu quả: giảm<br />
HA và giảm tưới máu não toàn bộ<br />
Ngất qua TGTK được phân loại dựa theo<br />
đường dây thần kinh ly tâm. Đáp ứng gồm 3 thể<br />
Thể dãn mạch (Type 3): hạ HA chiếm ưu thế<br />
vì mất phản xạ co thắt mạch đáp ứng ở tư thế<br />
đứng.<br />
Thể ức chế tim (Type 2A, 2B): nhịp chậm<br />
hoặc vô tâm thu chiếm ưu thế.<br />
Thể kết hợp (Type 1): kết hợp cả 2 loại trên.<br />
<br />
Nghiệm pháp bàn nghiêng (NPBN)<br />
Trước đây, ngất do qua TGTK được chẩn<br />
đoán dựa trên bệnh sử và loại trừ các nguyên<br />
nhân khác. Từ khi NPBN được áp dụng để xác<br />
nhận và tạo lại các triệu chứng của ngất do phản<br />
xạ thần kinh phế vị đã mở ra một bước ngoặc mới<br />
cho việc tiếp cận bệnh lý này. Từ những thông<br />
tin khách quan ghi nhận được khi làm nghiệm<br />
pháp bàn nghiêng để chẩn đoán ngất do phản xạ<br />
thần kinh phế vị, nghiệm pháp này giúp cho<br />
bệnh nhân có thể tránh được những chấn thương<br />
không đáng có về sau và không cần thiết phải<br />
làm thêm nhiều xét nghiệm khác nữa.<br />
Chỉ định thực hiện NPBN(1)<br />
Ngất 1 lần không giải thích được nguyên<br />
nhân ở người có nguy cơ cao (Ví dụ: có nguy cơ<br />
gây tổn thương thể chất hoặc nghề nghiệp).<br />
Ngất nhiều lần không kèm bệnh tim thực thể,<br />
hoặc có bệnh tim thực thể nhưng các nguyên<br />
nhân ngất do tim đã được loại trừ.<br />
Có bằng chứng lâm sàng chứng minh ngất<br />
do phản xạ thần kinh.<br />
Để chẩn đoán phân biệt ngất do nguyên<br />
nhân phản xạ thần kinh và hạ HA tư thế.<br />
Để phân biệt những co giật do nguyên nhân<br />
động kinh.<br />
Té ngã tái phát không giải thích được<br />
nguyên nhân.<br />
Đánh giá ngất thường xuyên và có bệnh về<br />
tâm lý.<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
HA tâm thu<br />
HA tâm<br />
trương<br />
<br />
Nghiêng bàn<br />
<br />
Hạ bàn<br />
<br />
Phút<br />
<br />
Biểu đồ 1: Đáp ứng mạch, HA khi nghiêng bàn ở người bình thường<br />
HA tâm thu<br />
HA tâm<br />
trương<br />
<br />
Nghiêng bàn<br />
<br />
Hạ bàn<br />
<br />
Phút<br />
<br />
Biểu đồ 2: Đáp ứng mạch, HA khi nghiêng bàn ở bệnh nhân ngất qua TGTK<br />
<br />
Chống chỉ định NPBN<br />
Hẹp van động mạch chủ nặng.<br />
Bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn.<br />
Hẹp hai lá nặng.<br />
Hẹp mạch vành nặng.<br />
<br />
Quá trình thực hiện NPBN: (Hình 2)<br />
Trước khi thực hiện NPBN bệnh nhân nên<br />
được ngưng các thuốc ảnh hưởng đến kết quả của<br />
nghiệm pháp này như thuốc dãn mạch, thuốc ức<br />
chế nhịp tim ít nhất là 48 giờ trước nghiệm pháp.<br />
Bệnh nhân nhịn ăn ít nhất 4 giờ.<br />
<br />
Bàn để thực hiện nghiệm pháp là bàn chuyên<br />
dụng chỉnh được độ nghiêng chính xác, bàn phải<br />
có bục để chân.<br />
Bệnh nhân nằm nghỉ ít nhất là 20 phút trước<br />
khi làm nghiệm pháp, tránh các tác động ồn ào<br />
có thể ảnh hưởng đến tâm lý của bệnh nhân trước<br />
khi làm nghiệm pháp. Lập đường truyền tĩnh<br />
mạch, nối bệnh nhân với máy theo dõi nhịp tim<br />
liên tục và máy đo HA.<br />
Quá trình nghiêng bàn được thực hiện qua 2<br />
giai đoạn: giai đoạn dùng thuốc và giai đoạn<br />
không dùng thuốc(4).<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br />
<br />
79<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Giai đoạn 1: giai đoạn không dùng thuốc:<br />
nghiêng bàn ở vị trí 70o trong vòng 20 - 30 phút.<br />
Trong suốt thời gian này máy theo dõi nhịp tim<br />
liên tục và đo HA mỗi 3-5 phút.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Bệnh nhân phải tỉnh táo, đủ sức khỏe để có<br />
thể đứng trên bàn nghiêng đủ thời gian quy<br />
định. Bệnh nhân đồng ý thực hiện nghiệm pháp.<br />
<br />
Giai đoạn 2: giai đoạn dùng thuốc kéo dài 20<br />
phút. Hiện nay hai loại thuốc được dùng phổ<br />
biến nhất là Isoproterenol liều 1-3mcg/phút mục<br />
đích tăng nhịp tim lên hơn 25% so với trước lúc<br />
truyền thuốc hoặc thuốc Nitroglycerin xịt dưới<br />
lưỡi liều cố định 300 hoặc 400mcg.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Bệnh nhân không đủ tỉnh táo để thực hiện<br />
nghiệm pháp.<br />
Bệnh nhân bị đoạn chi dưới.<br />
Bệnh nhân không đồng ý thực hiện nghiệm<br />
pháp.<br />
Bệnh nhân có huyết động không ổn định.<br />
Các dữ kiện được thu thập theo mẫu đính<br />
kèm.<br />
Số liệu nghiên cứu được thực hiện theo các<br />
phép kiểm thống kê của phần mềm SPSS 17.0<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Qua quá trình thu thập và xử lý số liệu từ<br />
tháng 01 đến tháng 10 năm 2011, chúng tôi ghi<br />
nhận kết quả sau<br />
Tổng số bệnh nhân nghiên cứu là 52 người,<br />
trong đó có 32 bệnh nhân nam (57,69%) và 20<br />
BN nữ (42,31%). Như vậy trong dân số nghiên<br />
cứu, số lượng bệnh nhân Nam nhiều hơn Nữ.<br />
Hình 2. Hình ảnh minh họa tư thế đứng và độ<br />
nghiêng bàn<br />
Kết quả: Bất cứ giai đoạn nào của nghiệm<br />
pháp này có thể gây được cơn ngất hoặc gần ngất<br />
kèm với thay đổi huyết động theo biểu đồ 2 đều<br />
được ngưng nghiệm pháp ngay bằng cách cho<br />
bàn trở về vị trí 0o ban đầu. Có thể nâng chân<br />
bệnh nhân lên cao để giúp tăng nhanh lượng<br />
máu về tim, hồi phục cơn ngất nhanh hơn(6).<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Tuổi trung bình 42,25 ± 19,94 (range 15 – 87)<br />
<br />
Số lần đã bị ngất trước đó<br />
Bảng 2: Số lần bị ngất<br />
Ngất 1 lần<br />
Ngất nhiều lần<br />
<br />
8 bệnh nhân (15,40%)<br />
44 bệnh nhân (84,60%)<br />
<br />
Trong dân số nghiên cứu, số bệnh nhân bị<br />
ngất nhiều lần chiếm đa số.<br />
<br />
Yếu tố khởi phát cơn ngất<br />
Bảng 3: Yếu tố khởi phát cơn ngất<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp nghiên cứu tiền cứu, thống kê<br />
mô tả, cắt ngang.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tất cả bệnh nhân đến làm nghiệm pháp bàn<br />
nghiêng tại Khoa Tim mạch Cấp cứu và Can<br />
thiệp của Bệnh viện Thống Nhất trong năm 2011.<br />
<br />
80<br />
<br />
Tuổi trung bình<br />
<br />
Yếu tố khởi phát<br />
Xúc động<br />
Đứng lâu<br />
Kích thích từ đường tiêu hoá<br />
Sau gắng sức<br />
Không rõ<br />
<br />
Số bệnh nhân (Tỷ lệ %)<br />
3 (05,80%)<br />
25 (48,10%)<br />
7 (13,50%)<br />
5 (09,60%)<br />
12 (23,10%)<br />
<br />
Yếu tố khởi phát ngất do dứng lâu chiếm tỷ lệ<br />
cao nhất.<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br />
<br />