intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khi con là chú Cuội

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

64
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trung thực là một phẩm chất tốt, do đó khi trẻ nói dối cha mẹ cần cho trẻ biết đây là việc làm không nên. Tuy nhiên, không phải tình huống nào cũng chỉ áp dụng một cách tiếp cận, các bậc cha mẹ cần khôn ngoan tìm hiểu và có cách phản ứng thích hợp. Khi trẻ dưới 6 tuổi thật khó để phân biệt được thực tế và tưởng tượng. Nếu trẻ kể những câu chuyện không có thật thì đó không được xem là nói dối bởi những câu chuyện ấy của trẻ không ảnh hưởng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khi con là chú Cuội

  1. Khi con là chú Cuội
  2. Trung thực là một phẩm chất tốt, do đó khi trẻ nói dối cha mẹ cần cho trẻ biết đây là việc làm không nên. Tuy nhiên, không phải tình huống nào cũng chỉ áp dụng một cách tiếp cận, các bậc cha mẹ cần khôn ngoan tìm hiểu và có cách phản ứng thích hợp. Khi trẻ dưới 6 tuổi thật khó để phân biệt được thực tế và tưởng tượng. Nếu trẻ kể những câu chuyện không có thật thì đó không được xem là nói dối bởi những câu chuyện ấy của trẻ không ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Thế nhưng, khi trẻ đến 6 tuổi, nếu trẻ vẫn chưa phân biệt được tưởng tượng và thực tế, nói dối đã trở thành một thói quen thì điều này thực sự nguy hiểm. Phân loại các nhóm nói dối ở trẻ và cách tiếp cận * Nói dối như một cách tưởng tượng: Điều này phổ biến ở các bé còn nhỏ tuổi. Các câu chuyện tưởng tượng như những truyện thần tiên, cổ tích dễ đi vào đầu các bé và được lưu lại lâu. Vì thế trẻ hồn nhiên áp dụng chúng vào đời sống hằng ngày. Đối với trẻ nói dối kiểu này, một cách tiếp cận dí dỏm, vui tươi sẽ thích hợp với bé. Chơi cùng với những câu chuyện tưởng tượng của trẻ chẳng có gì là xấu và nguy hại cả, nhưng lời khuyên tốt nhất cho các bậc
  3. cha mẹ là nên giúp trẻ hiểu rõ tất cả những câu chuyện của trẻ chỉ mang tính “giả vờ”, không có thực. * Nói dối để đổ lỗi: Nghiêm trọng hơn, có nhiều bé nói dối để tránh những lỗi do mình gây ra. Những bé nhỏ tuổi hơn thì đổ lỗi cho một vi phạm hay tai nạn tưởng tượng. Những bé lớn hơn lại có một lời nói dối hoàn toàn để che đậy tội lỗi của mình và tránh bị phạt. Cảm xúc chung của các bé lúc này là: Sợ hãi, lo âu vì mình phạm lỗi. Cách tiếp cận tốt nhất trong tường hợp này với bé là chỉ ra cho bé thấy những điểm nói dối trong lời biện hộ của trẻ. Với trẻ nhỏ, giải thích nhẹ nhàng để trẻ hiểu bạn trông đợi một lời nói thật từ trẻ và bạn sẽ cho trẻ cơ hội để sửa chữa sai lầm. Với những bé lớn hơn, bạn cần cho trẻ biết nói dối là sai và trẻ sẽ phải nhận lấy hậu quả cho hành vi xấu đó. * Nói dối thành thói quen: Khi nói dối đã trở thành thói quen của trẻ, điều này trở nên cực kỳ nghiêm trọng và cha mẹ cần đương đầu để giải quyết tình hình này. Nếu trẻ nói dối thường xuyên, bạn không nhất thiết lúc nào cũng theo dõi trẻ. Hầu hết các bậc cha mẹ đều biết cách nhận ra khi con mình đang nói dối.
  4. Để phá vỡ thói quen đó, cha mẹ cần nghiêm khắc nói cho trẻ biết hậu quả. Có lẽ phải qua một thời gian dài nhưng cha mẹ cần để trẻ hiểu rằng nói dối không bao giờ là lựa chọn tốt cả. Nguyên nhân nói dối ở trẻ Những đứa trẻ hay thổi phồng, nói dối vì nhiều lý do khác nhau như: * Thu hút sự chú ý: Đôi khi trẻ cảm thấy rằng chúng không được người lớn chú ý do đó trẻ nói dối để người lớn thích trẻ hơn, chú ý đến trẻ hơn. Chẳng hạn, khi trẻ nói: “mẹ ơi, trưa nay ở trường con không ăn gì cả” lập tức cha mẹ sẽ hỏi ngay rằng trẻ có đau ốm gì không, có muốn ăn gì không… Trẻ sẽ thấy mình được quan tâm và do đó, ra sức phát huy để tạo sự chú ý. * Tránh những tình huống căng thẳng: Đây là nguyên nhân thường gặp ở những trẻ nói dối khi muốn tránh bị vặn hỏi, đối đầu với cha mẹ. Khi cha mẹ hỏi: “Ai làm vỡ chiếc bình?”, trẻ chỉ lắc đầu nguầy nguậy: “Không phải con. Con không làm vỡ” để tránh cha mẹ vặn hỏi thêm. Trẻ nói dối để tránh bị khiển trách hoặc để tránh những hậu quả mà trẻ cho rằng nếu nói thật, nó sẽ xảy ra.
  5. * Để tránh những nhiệm vụ được giao: Ví như mẹ kêu lấy cho mẹ thứ này hay thứ kia, trẻ sẽ bảo: “Con bận làm bài tập rồi” trong khi sự thực là trẻ lên phòng đóng cửa lại và đọc truyện tranh… Trẻ em thường không thích bị bắt gặp khi đang làm việc gì mà cha mẹ không thích và trẻ thường nói dối để che giấu sự thật. * Sợ bị la mắng, trừng phạt: Khi vi phạm, trẻ thường nghĩ ngay đến việc mình sẽ bị cha mẹ trách mắng và phạt. Chính vì vậy, nói dối là một cách hữu hiệu để che giấu lỗi lầm của mình. Trẻ xé mất cuốn sách của ba, khi ba đi tìm và bực bội dán lại thì trẻ sợ sệt: “Con không biết. Hình như con Lu Lu đã cắn nó”. * Để làm hài lòng cha mẹ: Sợ làm cha mẹ thất vọng. Nhiều trẻ lại nói dối vì không muốn làm buồn lòng cha mẹ. Chẳng hạn, khi trẻ tham gia một cuộc thi và được cha mẹ kỳ vọng quá nhiều, dù thua cuộc nhưng trẻ vẫn nói với cha mẹ: “Con thắng rồi!”. Và khi cha mẹ hỏi: “Phần thưởng đâu con yêu” thì trẻ chỉ biết ấp úng. * Trẻ không muốn theo quy tắc: Khi cha mẹ đề ra quy tắc nào đó mà trẻ không muốn, trẻ sẽ mượn một lời nói dối nào đó khi vi phạm những quy
  6. tắc ấy. Chẳng hạn nếu cha mẹ quy định đi học xong trẻ phải về nhà ngay, nhưng do mải chơi bóng với các bạn ở trường, trẻ về nhà muộn hơn quy định và khi cha mẹ hỏi, trẻ viện ngay lý do là: “Con bị đau bụng”. * Bắt chước hành vi từ người lớn: Một số trẻ lại nói dối do không ý thức được nói dối là xấu. Hơn nữa, những người lớn xung quanh trẻ cũng nói dối, do đó trẻ thấy việc nói dối là điều bình thường và không có gì nghiêm trọng cả. Làm thế nào để trẻ không nói dối? Nói dối do thói quen thường xuyên không bao giờ là tốt, do đó kể cả khi có những lý do đáng yêu nhất cũng phải nhắc nhở trẻ. Cha mẹ phải xác định được nguên nhân khiến trẻ nói dối là gì, từ đó tìm ra cách hạn chế và ngăn chặn tính nói dối. * Hãy luôn nói với trẻ: “Hãy nói thật, dù chỉ là nửa lời nói dối cũng không nên”. Và vạch ra hậu quả của việc nói dối cho trẻ biết. * Dạy trẻ biết vai trò, giá trị của sự thật cũng như sự kiềm chế và bình tĩnh khi trẻ làm việc gì sai trái, đừng chối tội, đổ tội cho người khác.
  7. * Không chấp nhận lời xin lỗi khi trẻ nói dối. Hãy để trẻ biết rằng lời nói dối phát ra rồi thì không thể xin lỗi được. Lời xin lỗi rất khó chấp nhận và không được tha thứ. * Trẻ thường nói dối để làm vui lòng cha mẹ hoặc giáo viên, bạn cần cho trẻ thấy rằng khi trẻ nói thật bạn sẽ vui hơn và yêu trẻ hơn là khi nghe những lời nói dối của trẻ. * Nhắc nhở trẻ rằng bạn đang rất khó chịu với những gì trẻ làm. Bạn đang thất vọng vì cách nói sai sự thật của trẻ. Và để “vạch trần” trẻ, bạn nên khéo léo khen trẻ trước khi thẳng thắn chỉ ra cho trẻ bạn đã biết trẻ nói dối như thế nào. Ví dụ, khi trẻ nói trẻ mắc làm bài tập, bạn có thể nói: “Thật không giống con mọi ngày tí nào, mọi hôm con thường làm xong hết bài tập trước lúc này cơ mà!”. * Hãy đề cao giá trị của sự thật cho trẻ biết. Hướng trẻ đến việc nói lên sự thật mọi lúc mọi nơi khi bạn biết trẻ đang có ý định nói dối. * Tránh nói vòng vo hùa theo lời nói dối của trẻ. Nên vào thẳng vấ n đề nhanh chóng và đưa ra kết luận để răn đe trẻ: “Nếu con nói dối một lần nữa, mẹ sẽ không bao giờ tin con nữa”.
  8. * Không bao giờ nói dối với trẻ và với ai đó khi có trẻ ở đó. Cha mẹ luôn là những tấm gương gần nhất cho trẻ học, khi thấy cha mẹ nói dối, trẻ cũng sẽ nói dối.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2