Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.12)
lượt xem 88
download
Tham khảo tài liệu 'khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (p.12)', kỹ năng mềm, tâm lý - nghệ thuật sống phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.12)
- Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.12) “Nhà quản lý là những người luôn làm đúng một công việc nào đó, trong khi nhà lãnh đạo là những người luôn làm một công việc nào đó theo cách đúng đắn.” - Warren Bennis, Ph.D. “Hành trình trở thành nhà lãnh đạo” Năng lực lãnh đạo – Tính cách và Đặc điểm Phát huy sở trường Các nhà lãnh đạo không có sẵn sở trường, mà điều quan trọng là họ cần tạo ra sở trường cho mình. Sở trường là tất cả những gì một người có thể có được để làm tốt một việc gì đó trong phạm vi công việc phù hợp với tổ chức. Để có được sở trường, trước tiên bạn cần phải là nhà lãnh đạo có tính cách. Bạn phải làm tất cả những gì mà bạn cho rằng cần phải làm. Một tổ chức sẽ không có được sở trường của nhà lãnh đạo bằng việc chỉ ra đâu là nơi mà tổ chức muốn hướng tới, từ đó để các nhà lãnh đạo làm bất kể những gì họ phải làm nhằm hoàn thành tốt công việc, và hy vọng rằng trên suốt chặng đường đó các nhà lãnh đạo đã thể hiện những tính
- cách tốt. Đây là một cách đi theo kiểu “giật lùi”. Việc theo đuổi sở trường không nên nhầm lẫn với việc hoàn thành một công việc hay nhiệm vụ. Khi lên một kế hoạch, bạn có thể thực hiện nó theo cách “giật lùi”. Nhưng nếu cũng với cách thức này, bạn sẽ không thể có được sở trường cho mình. Sở trường của một nhà lãnh đạo luôn gắn liền với toàn bộ quá trình lãnh đạo. Và bước đầu tiên của quá trình đó là trở thành một người với những tính cách đáng tôn trọng. Tính cách có thể hình thành ở bất cứ thời điểm nào. Nhiều người nghĩ rằng tính cách con người hình thành từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, không ai biết chính xác bao nhiêu hay từ bao giờ các tính cách được hình thành. Chỉ có một điều mà hầu như bất kể ai cũng đồng ý, đó là tính cách không thể thay đổi một cách nhanh chóng. Hành vi thể hiện ra bên ngoài chính là dấu hiệu nhận dạng tính cách của một cá nhân. Hành vi này có thể mạnh hay yếu, tốt hay xấu. Những người có những tính cách mạnh luôn thể hiện sự quả quyết, nghị lực, tính kỷ luật cao, lòng hăng say, sự nhiệt huyết, và lòng can đảm. Họ thấy được những gì mình muốn và quyết tâm thực hiện chúng. Họ thu hút được sự chú ý của mọi người xung quanh. Ngược lại, những người có tính cách yếu sẽ không thể hiện bất cứ đặc điểm nào như trên. Họ không biết mình muốn những gì. Đặc điểm của những người này là thiếu tổ chức, luôn do dự và đầy mâu thuẫn. Chính vì vậy, họ không thể thu hút được sự chú ý của mọi người xung quanh. Một người mạnh mẽ có thể tốt nhưng cũng có thể xấu. Nhà lãnh đạo “găng-xtơ” (gang leader) là hình mẫu nhà lãnh đạo mạnh mẽ nhưng có tính cách xấu, trong khi nhà lãnh đạo vì cộng đồng (outstanding community leader) là hình mẫu nhà lãnh đạo mạnh mẽ với những tính cách tốt. Một tổ chức luôn cần những nhà lãnh đạo mạnh mẽ với tính cách tốt, người mà sẽ dẫn dắt tổ chức hướng tới tương lai cũng như cho thấy mình hoàn toàn đáng tin cậy. Để trở thành một nhà lãnh đạo có năng lực, bạn cần có được sự tin tưởng từ các
- nhân viên trong tổ chức và làm sao để viễn cảnh của bạn cũng chính là viễn cảnh của các nhân viên. Korn-Ferry International, công ty chuyên nghiên cứu hoạt động quản trị, đã tiến hành một cuộc điều tra để tìm hiểu xem các tổ chức muốn những gì từ các nhà lãnh đạo của mình. Kết quả cuộc điều tra cho thấy các tổ chức mong muốn nhà lãnh đạo của mình phải là người có luân thường đạo lý, và biết cách truyền tải những viễn cảnh mạnh mẽ trong tương lai. Trong bất kỳ tổ chức nào, hành động của nhà lãnh đạo luôn là tấm gương để mọi người nhìn vào. Việc này sẽ giúp nhà lãnh đạo có được lòng tin, lòng trung thành, và đảm bảo sức sống liên tục của tổ chức. Một trong những cách để tạo dựng lòng tin là biểu lộ những tính cách tốt. Tính cách là tổng hoà đặc tính của cá nhân, hợp thành lòng tin, giá trị, kỹ năng và đặc điểm. - Niềm tin (Beliefs)là những tình cảm và sự tin tưởng sâu thẳm bên trong một ai đó về những gì mà mình yêu thích. Niềm tin có thể là sự thừa nhận hay quả quyết rằng bạn đang nắm giữ sự thật về một ai đó, một khái niệm nào đó hay một điều gì đó. Niềm tin cũng có thể là sự tin tưởng vào cuộc sống, cái chết, tôn giáo, những điều tốt, điều xấu, bản chất con người,…. - Sự coi trọng (Values) là những thái độ, quan điểm về giá trị của một ai đó, một khái niệm nào đó hay một điều gì đó.Ví dụ, bạn có thể coi trọng giá trị của một chiếc xe, ngôi nhà, tình bạn, tiện nghi cá nhân, hay người thân. Điều này rất có ý nghĩa vì chúng tác động lên hành vi của bạn nhằm cân đo đong đếm tầm quan trọng của các sự chọn lựa khác nhau. Ví dụ, bạn có thể coi trọng tình bạn hơn ra sự riêng tư. - Kỹ năng (Skills) là kiến thức và khả năng mà bạn có được trong suốt cuộc sống. Khả năng học hỏi những kỹ năng mới ở mỗi cá nhân khác nhau là hoàn toàn khác nhau. Một vài kỹ năng là bẩm sinh, nhưng cũng có một số kỹ năng có được thông qua học tập và rèn luyện.
- - Đặc điểm (Traits)là những nét riêng biệt và phẩm chất đặc trưng của một cá nhân, trong khi tính cách (character) là tổng hoà các đặc điểm. Có hàng trăm đặc điểm cá nhân khác nhau, chúng lớn hơn rất nhiều so với những đặc điểm được thảo luận ở đây. Nhưng thay vì thảo luận tất cả các đặc điểm, chúng ta sẽ tập trung vào một vài đặc điểm được xem là thiết yếu đối với nhà lãnh đạo. Với tư cách một nhà lãnh đạo, bạn càng biểu lộ rõ nét những đặc điểm này bao nhiêu thì các nhân viên sẽ càng tin tưởng và kỳ vọng vào bạn bấy nhiêu: • Thật thà (Honesty) - Bạn cần thể hiện sự ngay thẳng, chính trực, và vô tư trong tất cả các hành động của mình. Hành vi gian dối sẽ không thể truyền tải niềm tin tới các nhân viên trong tổ chức được . • Đủ năng lực (Competent)- Bạn cần chứng minh cho các nhân viên thấy sự hợp lý trong những hành động của mình, chúng đều được dựa trên những nguyên tắc đạo đức nhất định. Đừng ra những quyết định dựa trên cảm hứng hay tình cảm. • Nhìn về phía trước (Forward-looking) - Bạn cần đặt ra những mục tiêu và viễn cảnh trong tương lai. Viễn cảnh cần được nhìn nhận trong toàn bộ tổ chức. Các nhà lãnh đạo có năng lực sẽ nhìn thấy những gì họ muốn và bằng cách nào để có được nó. Họ thường chọn lựa những ưu tiên trong công việc xuất phát từ những giá trị nền tảng. • Truyền cảm hứng (Inspiring) - Bạn cần thể hiện sự lạc quan và tự tin trong tất cả những gì bạn làm. Bằng việc cho thấy sức chịu đựng cả về trí lực lẫn thể lực cùng với một tinh thần vững vàng, bạn sẽ truyền cảm hứng tới các nhân viên để họ vươn tới những tầm cao mới. Bạn cũng nên sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm khi cần thiết.
- • Trí thông minh (Intelligent) - Bạn cần đọc, nghiên cứu, và tìm kiếm những phần việc mang nhiều tính thách thức. • Công bằng (Fair-minded) – Bạn hãy cho thấy mình luôn đối xử công bằng với tất cả mọi người. Thành kiến là kẻ thù của sự công bằng. Bạn cũng cần thể hiện sự cảm thông khi luôn thấu hiểu tình cảm, giá trị, mối quan tâm và hạnh phúc của mọi người. • Mở rộng tâm hồn (Broad-minded) – Bạn cần tìm kiếm sự đa dạng. • Can đảm (Courageous) - Bạn cần rhể hiện tính nhẫn nại nhằm hoàn thành một mục tiêu, không quan tâm đến những chướng ngại vật bên ngoài. Bạn hay cho các nhân viên thấy mình là một người luôn điềm tĩnh và tự tin dưới mọi sức ép. • Thẳng thắn (Straightforward) – Bạn cần có những quyết định kịp thời và hợp lý trong công việc. • Giàu trí tưởng tượng (Imaginative) – Bạn cần đảm bảo rằng luôn có những thay đổi kịp thời và hợp lý trong suy nghĩ, kế hoạch, và biện pháp. Bạn hãy cho thấy sự sáng tạo của mình bằng việc suy xét đến những mục tiêu, ý tưởng, giải pháp mới mẻ và hiệu quả hơn cho những vấn đề khó khăn. Đặc trưng Đặc trưng sẽ giúp chúng ta xác định nhà lãnh đạo là người như thế nào. Và tất cả các nhà lãnh đạo sẽ là ít nhất một trong ba kiểu người sau: - Người của các chuẩn mực (Standard Bearers): Mẫu người này sẽ thiết lập nên một khuôn mẫu xử thế trong tổ chức. Điều này đòi hỏi một sự sẵn lòng chung
- sống cũng như bảo vệ bầu không khí và văn hoá mà bạn muốn thấm nhuần trong tổ chức của mình. Những gì mà bạn làm gương sẽ nhanh chóng trở thành các quy tắc vì không như những kỹ năng và kiến thức, các hành vi xử thế được học hỏi từ việc quan sát nhiều hơn là lắng nghe. Và trong những hoàn cảnh thay đổi nhanh chóng, sự gương mẫu sẽ trở nên rất hiệu quả. Là người của các chuẩn mực, nhà lãnh đạo sẽ tạo ra niềm tin và sự cởi mở trong đội ngũ nhân viên, những người đến lượt họ sẽ giúp hoàn thành viễn cảnh và mục tiêu của nhà lãnh đạo. - Chuyên viên phát triển (Developers): Típ ngườilãnh đạo này sẽ luôn giúp đỡ người khác học hỏi thông qua việc dạy bảo, đào tạo và huấn luyện. Điều này tạo ra một môi trường hoàn hảo để làm việc và học tập. Đừng bao giờ bỏ qua cơ hội dạy bảo người khác hay học tập một điều gì mới đối với bản thân. Các nhà lãnh đạo còn cần đề nghị cả những người có đủ khả năng cũng tham gia vào quá trình huấn luyện thông qua việc động viên và giúp đỡ những người có ít kinh nghiệm hơn. Các nhân viên làm việc với chuyên viên phát triển biết rằng họ có thể mạo hiểm, học hỏi bằng việc mắc sai lầm, và dành thắng lợi về sau này. - Chuyên gia hợp nhất (Integrators): Típ người lãnh đạo kiểu này luôn biết cách bố trí và sắp xếp nhiều hoạt động diễn ra trong toàn bộ tổ chức bằng việc đưa ra một tầm nhìn về tương lai và khả năng có được nó. Thành công chỉ đến khi mà cả tập thể đều có sự đoàn kết nỗ lực thống nhất để có được nó. Chuyên gia hợp nhất có sáu giác quan về việc các vấn đề khó khăn sẽ phát sinh ở đâu để rồi chứng tỏ sự hiện diện của mình trong những thời điểm quan trọng. Các nhà lãnh đạo nên biết rằng mọi nhân viên sẽ thể hiện hết năng lực của mình khi họ được làm việc trong một khuôn khổ viễn cảnh nền tảng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.1)
7 p | 345 | 198
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.2)
7 p | 308 | 177
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.3)
6 p | 279 | 145
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.4)
9 p | 246 | 131
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.5)
7 p | 220 | 112
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.6)
10 p | 224 | 112
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.7)
9 p | 232 | 110
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.9)
8 p | 208 | 101
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.8)
7 p | 204 | 101
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.11)
7 p | 191 | 97
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.10)
6 p | 192 | 96
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.14)
5 p | 184 | 84
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.13)
8 p | 189 | 82
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.15)
7 p | 202 | 80
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.16)
6 p | 156 | 57
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.17)
7 p | 146 | 56
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.18)
6 p | 128 | 56
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn