Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.16)
lượt xem 57
download
Tham khảo tài liệu 'khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (p.16)', kỹ năng mềm, tâm lý - nghệ thuật sống phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.16)
- Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.16) Hầu hết các tập thể đều không phải là tập thể mà đơn thuần chỉ là sự sum họp của các mối quan hệ cá nhân với một vị “sếp”. Cá nhân này luôn ganh đua với các cá nhân khác để có được quyền lực, thanh thế và chức vụ - Douglas McGregor. Năng lực lãnh đạo và tập thể Xây dựng tập thể "Tôi nghĩ rằng quân đội sẽ mắc phải những sai lầm nghiêm trọng nếu chúng ta xác định được mục tiêu và nói rằng “Anh là một nhà quản lý và đồng thời là nhà lãnh đạo”. Vì thế, triết lý của tôi là: Tất cả chúng ta đều là những nhà lãnh đạo. Chúng ta cũng là những nhà quản lý hay người quản gia có trách nhiệm với những nguồn lực đã được giao phó. Sẽ thật sai lầm nếu nghĩ rằng chúng ta chỉ là một trong số đó mà không phải là những người khác” - General John Wickham .
- Các nhà lãnh đạo không nên tự nhìn nhận mình đơn thuần như những nhà quản lý, nhà giám sát, mà hãy là những “nhà lãnh đạo tập thể” (team leaders). Việc nhìn nhận bản thân như những nhà quản lý hay nhà giám sát đồng nghĩa với việc bạn đã tự đặt mình vào vị trí của các nhà cầm quyền một cách truyền thống, người mà đơn thuần chỉ dựa trên sự tôn trọng có được nhờ vị trí quyền lực của mình. Bằng việc thấu hiểu sở thích và động cơ làm việc của các thành viên trong tập thể, bạn sẽ có được niềm tin và sự kính trọng từ các thành viên trên phương diện cá nhân hơn là chức vụ của bạn. Tất cả các phương thức được thảo luận trong loạt bài viết về năng lực lãnh đạo từ đầu đến nay, chẳng hạn như khuyên bảo và lập kế hoạch, đã đưa ra được một khuôn mẫu cơ bản để xây dựng tập thể. Tuy nhiên, từ việc hình thành một nhóm đến việc xây dựng một tập thể là cả quá trình đòi hỏi thêm một vài bước đi nữa. Điều này có nghĩa cấp dưới của bạn không chỉ đơn thuần là những nhân viên sẵn sàng đi theo đến bất cứ đâu một cách mù quáng, mà họ còn là một tập thể những con người luôn giúp đỡ và ủng hộ bạn hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức thông qua việc chia sẻ kiến thức và kỹ năng. Định nghĩa về tập thể Tập thể là một nhóm những người quy tụ lại với nhau để cùng cộng tác nhằm hướng tới một mục tiêu hay nhiệm vụ chung. Một nhóm người không nhất thiết phải là một tập thể. Tập thể là một nhóm người có sự phụ thuộc vào nhau ở mức độ cao nhằm đạt được một mục tiêu hay hoàn thành một nhiệm vụ - nó không chỉ đơn thuần là một nhóm người vì sự tiện lợi của yếu tố hành chính quản trị. Nhóm được định nghĩa là nhiều cá nhân có cùng một vài mối quan hệ thống nhất. Các thành viên trong tập thế luôn gắn bó một cách sâu sắc với nhau vì sự thăng
- tiến và thành công của từng thành viên trong số họ. Sự gắn bó đó bao trùm cả tập thể Một tập thể khi đã chung lưng đấu cật thì kết quả công việc thường tốt hơn những gì một nhóm làm, cũng như tốt hơn tất cả những mong đợi được đưa ra dành cho các thành viên cá nhân trong tập thể. Đó là vì tập thể có sự tương tác hỗ trợ nhau, bởi nhiều khi, một cộng một vẫn có thể hiệu quả hơn hai. Các thành viên trong tập thể không chỉ cộng tác với nhau để hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu, mà họ còn chia sẻ những gì thường được xem là có chức năng quản lý như lập kế hoạch, tổ chức, đặt ra mục tiêu, đánh giá hoạt động của tập thể, hình thành các chính sách để đối phó với mọi biến đổi, bảo đảm an toàn cho các nguồn lực của bản thân các thành viên trong tập thể. Một tập thể tốt sẽ đem lại ba ích lợi quan trọng cho tổ chức: 1. Tập thể giúp tối ưu hoá nguồn nhân lực của tổ chức Mỗi thành viên trong tập thể có cơ hội được huấn luyện, giúp đỡ và dẫn dắt bởi tất cả những thành viên khác. Một thành công hay thất bại đều được cảm nhận và chia sẻ bởi tất cả các thành viên chứ không riêng gì từng cá nhân. Nếu có thất bại cũng không được phép đổ lỗi cho từng thành viên nào đó. Thành công còn được cảm nhận bởi mọi thành viên trong tập thể, điều này sẽ giúp họ đặt ra và vươn tới những thành công lớn hơn và tốt đẹp hơn. Hơn thế nữa, thất bại sẽ được lĩnh hội như một bài học kinh nghiệm. 2. Tập thể tạo ra một hiệu suất vượt trội nhằm xoá nhoà sự chênh lệnh giữa các thành viên Điều này xuất phát từ sự tương trợ trong tập thể - thông thường một tập thể có thể đem lại hiệu quả công việc cao hơn nhiều so với một nhóm các cá nhân riêng lẻ.
- 3. Tập thể đem lại yếu tố tự cải thiện và trau dồi không ngừng của các thành viên Không ai biết rõ công việc, nhiệm vụ và mục tiêu hơn là các thành viên cá nhân trong tập thể. Để có được những thay đổi thực sự, bạn sẽ phải cần đến kiến thức, kỹ năng và khả năng của các thành viên khác. Khi mọi người ăn ý và hoà hợp với nhau như một tập thể, sẽ không có ai e ngại việc biểu lộ mình chỉ có khả năng làm được những gì. Động cơ cá nhân sẽ được gạt sang một bên để nhường chỗ cho động cơ chung của cả tập thể. Từ nhóm tới tập thể Hãy hăng hái và say mê - Be Enthusiastic Bạn cần biểu lộ sự đam mê và lòng nhiệt tình của mình trên từng khía cạnh riêng biệt. Bạn hãy bắt đầu bằng việc tìm ra những vấn đề khá nhạy cảm để giải quyết. Hầu hết các tập thể khi theo đuổi sự tiến bộ đều đặt ra những hành động then chốt hướng đến một vài sự kiện nào đó có thể giúp họ cùng nhau rèn luyện và phát triển. Những tập thể tiềm năng đều có thể tự đặt ra cho mình những sự kiện đó trong hành động bằng việc thiết lập ngay một vài thách thức, hay những mục tiêu có tính khả thi. Đầu tiên, bạn cần tìm kiếm các vướng mắc và thảo luận về những vướng mắc đó với tập thể; đừng uỷ thác công việc này cho một cá nhân hay một nhóm nhỏ nào đó và hãy biến nó trở thành một chủ đề bàn bạc cho tất cả mọi người. Hãy lựa chọn một vướng mắc giản đơn nhưng có liên quan đến công việc và có sức thu hút sự chú ý cũng như ý kiến đóng góp của mọi người. Tiếp theo, bạn hãy giải quyết vướng mắc này. Cùng với đó, bạn cần cho mọi người thấy sự cấp bách đối với một
- mục tiêu rõ ràng nào đấy. Sẽ không cần thiết phải phân bổ một lượng lớn các nguồn lực hay thời gian dành cho việc này mà đơn giản chỉ cần nâng tầm quan trọng của vấn đề lên một mức độ cao hơn và “làm cho nó ra vẻ rất cấp bách hơn”. Khi một giải pháp xuất hiện, bạn hãy thể hiện sự tán dương bằng việc thưởng công cho toàn bộ tập thể. Cũng như vậy, bạn hãy đảm bảo rằng tính hiệu quả, hiệu suất công việc hay sự điềm tĩnh được nêu bật nhằm tạo ra các tiêu chuẩn cho thành công. Khi vướng mắc thực sự được giải quyết, bạn lại bắt đầu đi tìm những vướng mắc mới (tốt nhất là rắc rối hơn) và lặp lại quy trình trên. Phát triển cảm giác cấp bách - Develop a Sense of Urgency Các thành viên trong tập thể cần tin rằng tập thể luôn có những mục đích thiết yếu và cấp bách. Việc hình thành cảm giác cấp bách và có định hướng sẽ giúp các thành viên trong tập thể biết được đâu là những mong đợi của bản thân. Sự cần thiết phải đạt được một mục tiêu càng cấp bách và ý nghĩa bao nhiêu thì ta càng dễ trông thấy được một tập thể thực sự sẽ xuất hiện bấy nhiêu. Những tập thể tốt nhất luôn xác định rõ mục đích và mong đợi trong các hành động của mình, nhưng cũng đủ linh hoạt để có thể thay đổi các mục tiêu, mục đích và phương pháp tiếp cận bất cứ lúc nào. Đặt ra những quy tắc rõ ràng về hành vi ứng xử Các tập thể cần đặt ra và tuân theo những quy tắc hướng dẫn nhằm giúp họ hoàn thành các mục tiêu cũng như đạt được các chủ đích đề ra. Có một vài quy tắc mà bạn nên cân nhắc và xem xét: • Phép lịch sự - không ngắt quãng trong các cuộc nói chuyện điện thoại • Thảo luận - không dọa nạt, thị uy
- • Cẩn mật - những phát giác về một cá nhân nào đó phải được giữ kín trong tập thể. • Cách tiếp cận đúng đắn - sự thật luôn thân thiện • Tranh luận có tính xây dựng – không chỉ tay vào người khác • Và điều quan trọng nhất là tất cả mọi thành viên trong tập thể đều làm việc một cách thực chất
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.1)
7 p | 345 | 198
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.2)
7 p | 308 | 177
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.3)
6 p | 279 | 145
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.4)
9 p | 246 | 131
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.5)
7 p | 220 | 112
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.6)
10 p | 224 | 112
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.7)
9 p | 232 | 110
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.9)
8 p | 208 | 101
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.8)
7 p | 204 | 101
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.11)
7 p | 191 | 97
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.10)
6 p | 192 | 96
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.12)
6 p | 186 | 88
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.14)
5 p | 184 | 84
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.13)
8 p | 189 | 82
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.15)
7 p | 202 | 80
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.17)
7 p | 146 | 56
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.18)
6 p | 128 | 56
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn