intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Ảnh hưởng của dung thông tam giáo đến tình hình chính trị - Xã hội ở Việt Nam thời Lý – Trần

Chia sẻ: Lộ Lung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

69
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của khoá luận là trình bày một cách có hệ thống ảnh hưởng của việc dung thông tam giáo Nho – Phật – Đạo ở Việt Nam trong lĩnh vực chính trị - xã hội thời Lý -Trần. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Ảnh hưởng của dung thông tam giáo đến tình hình chính trị - Xã hội ở Việt Nam thời Lý – Trần

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------- CHU MAI ANH ẢNH HƯỞNG CỦA DUNG THÔNG TAM GIÁO ĐẾN TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM THỜI LÝ – TRẦN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-X Hà Nội - 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------- CHU MAI ANH ẢNH HƯỞNG CỦA DUNG THÔNG TAM GIÁO ĐẾN TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM THỜI LÝ – TRẦN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-X NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN THANH BÌNH Hà Nội - 2019
  3. Lời cảm ơn Trong suốt quá trình làm khoá luận, đã có rất nhiều cá nhân cùng cộng đồng đã giúp đỡ, hộ trợ em. Trước tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các cá nhân và tổ chức đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này. Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thanh Bình, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình viết Khoá luận tốt nghiệp. Em chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Triết học cùng Bộ môn Tôn giáo học, Trường Đại học KHXH và NV đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin. Do kinh nghiệm thực tế còn non yếu, nên chắc chắn em còn nhiều thiếu sót nên rất mong các thầy cô bỏ qua. Đồng thời mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các thầy cô để giúp em tích lũy thêm kinh nghiệm để hoàn thiện bài báo cáo tốt nghiệp sắp tới đạt kết quả tốt hơn. Em xin kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2019 Chu Mai Anh
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khoá luận ......................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của khoá luận ...................................... 2 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 3 5. Kết cấu của khoá luận ................................................................................... 3 NỘI DUNG....................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1. ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ CHO SỰ DUNG THÔNG TAM GIÁO Ở VIỆT NAM THỜI LÝ – TRẦN ..................................................... 4 1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội thời Lý – Trần ................................................... 4 1.2 Những nhiệm vụ chính trị thực tiễn đặt ra ................................................ 12 1.3 Những tiền đề tư tưởng cho sự dung thông tam giáo Nho – Phật – Đạo.......... 17 1.3.1 Khái quát chung về Nho giáo ................................................................. 17 1.3.2 Khái quát chung về Phật giáo ................................................................ 28 1.3.3 Khái quát về Đạo giáo ........................................................................... 34 CHƯƠNG 2. NHỮNG ẢNH HƯỞNG NỔI BẬT CỦA DUNG THÔNG TAM GIÁO TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI THỜI LÝ – TRẦN.............................................................................................................. 41 2.1 Ảnh hưởng của sự dung thông tam giáo đến đường lối trị nước thời Lý – Trần ................................................................................................................. 41 2.2 Ảnh hưởng của sự dung thông tam giáo trong việc xây dựng và phát triển giáo dục - khoa cử ........................................................................................... 46 2.3 Ảnh hưởng của sự dung thông tam giáo đến việc xây dựng và thực thi phát triển pháp luật .......................................................................................... 57 KẾT LUẬN .................................................................................................... 64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 66
  5. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dung thông tam giáo ở Việt Nam thời Lý – Trần là một hướng nghiên cứu quan trọng, luôn có ý nghĩa lý luận và tính thời sự cấp thiết. Bởi vì, Nho – Phật – Đạo là các học thuyết triết học – tôn giáo có nguồn gốc từ Trung Quốc và Ấn Độ, chúng đã sớm du nhập vào nước ta và dần chiếm một vị trí quan trọng trong kiến trúc thượng tầng của xã hội phong kiến Việt Nam, đã ảnh hưởng và tác động tới nhiều mặt của đời sống xã hội. thời Lý – Trần, Nho giáo cùng với Phật giáo và Đạo giáo trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động mạnh mẽ vào các lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực chính trị. Để hiểu rõ hơn vai trò, vị trí, đánh giá những ảnh hưởng của dung thông tam giáo trong lĩnh vực chính trị, chúng ta phải đặt nó trong những điều kiện kinh tế -xã hội cụ thể mà ở đó nó tồn tại và phát triển. Vì vậy, việc cần thiết phải đi sâu vào việc nghiên cứu thời kỳ Việt Nam khôi phục nền độc lập tự chủ, xây dựng và phát triển quốc gia Đại Việt với sự dung thông của ba tôn giáo chính Nho – Phật – Đạo là hướng tiếp cận quan trọng, có ý nghĩa bản lề. Có điều, qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu về dung thông tam giáo thời Lý – Trần tại Việt Nam chúng tôi thấy rằng, các công trình tìm hiểu ảnh hưởng của dung thông tam giáo thời Lý -Trần đến lĩnh vực chính trị còn chưa nhiều và có nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ, cần có sự nghiên cứu và xem xét sâu hơn, tìm hiểu dung thông tam giáo Nho – Phật – Đạo ngay từ thời kỳ nó có những bước phát triển mạnh mẽ ban đầu và trên nhiều mặt Hơn nữa, việc nghiên cứu dung thông tam giáo trong thời Lý -Trần còn giúp hiểu được khí phách tự lập trong học phong, học thuật của ông cha ta lúc bấy giờ cũng như bản lĩnh của dân tộc Việt Nam trong việc tiếp thu các yếu tố văn hoá ngoại nhập. Từ đó, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học quý giá trong việc bảo vệ và phát triển nền văn hoá dân tộc trong quá trình hội nhập và giao lưu quốc tế. 1
  6. Hiện nay, để phục vụ mục tiêu đổi mới và hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá thành công, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,… thì việc nghiên cứu di sản dung thông tam giáo Nho – Phật – Đạo ở Việt Nam càng trở thành một nhu cầu thiết yếu. Việc nghiên cứu ấy nhằm đưa ra những căn cứ để đánh giá một cách khách quan về đặc điểm và nội dung, những ảnh hưởng và giá trị của dung thông tam gíao trong lĩnh vực chính trị đối với lĩnh vực chính trị dân tộc thời Lý – Trần, từ đó có thái độ và căn cứ đúng đắn trong việc tiếp thu những di sản của quá khứ để xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Vì những lý do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề nghiên cứu “Ảnh hưởng của dung thông tam gíao Nho – Phật – Đạo trong lĩnh vực chính trị - xã hội ở Việt Nam thời Lý -Trần” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khoá luận 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là ảnh hưởng của dung thông tam giáo Nho – Phật – Đạo trong lĩnh vực chính trị - xã hội ở Việt Nam thời Lý – Trần 2.2. Phạm vi nghiên cứu của khoá luận Phạm vi nghiên cứu của khoá luận là những ảnh hưởng của dung thông tam giáo trong lĩnh vực chính trị - xã hội cụ thể là ở ba phương diện sau: đường lối trị nước, giáo dục – khoa cử và pháp luật. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của khoá luận 3.1 Mục đích của khoá luận Mục đích của khoá luận là trình bày một cách có hệ thống ảnh hưởng của việc dung thông tam giáo ở Việt Nam trong lĩnh vực chính trị - xã hội thời Lý -Trần 3.2 Nhiệm vụ của khoá luận Nhiệm vụ của khoa luận là phân tích khái quát điều kiện và tiền đề cho sự dung thông tam giáo Nho – Phật – Đạo ở Việt Nam thời Lý – Trần. 2
  7. Phân tích ảnh hưởng của dung thông tam giáo Nho – Phật – Đạo trong lĩnh vực chính trị - xã hội ở Việt Nam thời Lý – Trần. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của khoá luận là những nguyên lý cơ bản của triết học Mác – Lênin, quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam về xã hội và con người 4.2 Phương pháp nghiên cứu của khoá luận Phương pháp nghiên cứu của khoá luận là phương pháp biện chứng duy vật của Triết học Mác – Lênin, phương pháp nghiên cứu lịch sử triết học và kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu khoa học như : phân tích – tổng hợp, logic – lịch sử, đối chiếu – so sánh,… 5. Kết cấu của khoá luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khoá luận gồm hai chương : Chương 1 : Điều kiện và tiền đề cho sự dung thông tam giáo thời Lý – Trần Chương 2 : Những ảnh hưởng nổi bật của dung thông tam giáo đền lĩnh vực chính trị - xã hội thời Lý – Trần 3
  8. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ CHO SỰ DUNG THÔNG TAM GIÁO Ở VIỆT NAM THỜI LÝ – TRẦN 1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội thời Lý – Trần Sau hơn một nghìn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, với chiến thắng Bạch Đằng năm 938, nước ta đã bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc. Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV là thời kỳ đất nước ta đạt được sự ổn định về kinh tế, chính trị, văn hoá và thống nhất dân tộc - những tiền đề quan trọng tạo nên sự phát triển rực rỡ trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, thể hiện sức sống của dân tộc trong thời kỳ Lý - Trần. Trong thời kỳ này, vấn đề phát triển kinh tế được nhà nước phong kiến đặc biệt quan tâm, vì đó là cơ sở để ổn định tình hình chính trị - xã hội. Về kinh tế, bằng các chính sách khác nhau, nông nghiệp được đưa lên vị trí hàng đầu. Nông nghiệp phát triển kéo theo sự phát triển của thủ công nghiệp, nhiều nghề của nước ta được hình thành và phát triển, như đồ gốm, dệt gấm, kiến trúc... Kinh tế Đại Việt vốn là nền kinh tế nông nghiệp lúa nước cho nên triều Lý Trần thực hiện chính sách trọng nông, khuyến nông rất mạnh mẽ. Nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lý - Trần đã dùng nhiều biện pháp nhằm phát triển nông nghiệp, tăng diện tích ruộng đất. Các vua còn thân chinh xuống ruộng tịch điền cày mẫu để khuyến khích sản xuất nông nghiệp. Triều Trần còn lập Ty khuyến nông, đặt các chức quan Hà đê chánh phó sứ. Các vua Trần thường xuyên đi thăm việc đắp đê. Bên cạnh đó, nhà nước còn thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông” nhằm kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh, quốc phòng. Thời Lý - Trần mở đầu cho nền văn minh Đại Việt, vì vậy kinh tế - xã hội nói chung, thủ công nghiệp nói riêng, có bước phát triển đáng kể so với trước đó. Kỹ thuật thủ công nghiệp góp phần đảm bảo mọi nhu cầu thiết yếu 4
  9. của đời sống xã hội: ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, sinh hoạt....Thời kỳ này, sản phẩm của nghề dệt cũng tạo nên nét văn hóa đặc sắc của ĐạiViệt. Nghề dệt vốn đã nổi tiếng với những sản phẩm: tơ tằm, lông sợi, tơ chuối, đay gai. Làng Nghi Tàm nổi tiếng với nghề dâu tằm, có công chúa Quỳnh Hoa (con vua Lý Thần Tông) làm tổ sư nghề dệt. Công chúa xin vua cha ra tu ở chùa Đống Long (tức chùa Kim Liên) và tại đây, Công chúa đã dạy cho dân làng biết nghề tằm tang canh cửi. Thời kỳ này, nghề gốm đã sản xuất được khá nhiều loại hình sản phẩm phục vụ đắc lực cho công cuộc kiến thiết đất nước, tư liệu sinh hoạt, trang trí xa xỉ, xây dựng chùa chiền... Thời ấy, các làng gốm đã nổi tiếng như: Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội)... Có thể nói, gốm Lý - Trần là đỉnh cao của nghệ thuật gốm trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Nghệ thuật đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc khắc hoạ nghệ thuật của các công trình Phật giáo. Dưới thời Lý Trần, các nghề thủ công mỹ nghệ đã tiến một bước khá dài. Nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Đại Việt được phong kiến nước ngoài coi là báu vật. Khắp nông thôn miền xuôi, đâu cũng có thợ rèn, thợ đúc... Ở miền núi, nghề khai mỏ rất phát đạt, hiện tượng mua bán nhân công cũng đã xuất hiện. Một sử gia Trung Quốc viết: “Giao Chỉ có cái lợi mỏ vàng, mới mua dân về làm nô.” Các nghề mộc, nề, khắc chạm, sơn thếp cũng phát triển đáp ứng cho nhu cầu xây dựng nhiều chùa chiền của nhà nước và nhân dân. Ngoài ra, nước ta lúc đó còn có nghề in giấy, in bản gỗ đã ra đời. Sau khi Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long, nhiều làng nghề làm giấy đã xuất hiện ở kinh thành như làng Yên Thái, Yên Hoà (làng giấy), làng Hồ, làng Nghè (Nghĩa Đô)... Sản phẩm đó phục vụ cho học hành, thi cử và để viết kinh Phật. Từ đó, hình thành những trung tâm buôn bán lớn trong nước và ngoài nước, như Thăng Long, Vân Đồn. Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của sản xuất và trao đổi, mạng lưới giao thông thuỷ, bộ, hệ thống trạm dịch trong thời Lý – Trần cũng được mở 5
  10. mang thêm. Từ Thăng Long toả đi các nơi có cả các hệ thống đường thuỷ, bộ; nhất là trên các đường sông và ven biển đã có nhiều thuyền lớn đi lại tấp nập. Trong giai đoạn này, "có thể nói, bộ mặt kinh tế của nước Đại Việt đã phát triển với một sinh lực dồi dào và đạt đến trình độ khá cao”[26, 134]. Vấn đề ruộng đất là vấn đề quan trọng bậc nhất không chỉ trong thời kì này mà ở các thời kỳ sau này của xã hội phong kiến Việt Nam. Đối với quốc gia phong kiến như Đại Việt thời Lý Trần có nền kinh tế là nông nghiệp lúa nước thì cơ sở tạo nên chế độ kinh tế đó chính là chế độ sở hữu ruộng đất. Đặc điểm của quan hệ sản xuất của chế độ phong kiến Việt Nam nói chung và của thời kỳ Lý – Trần nói riêng là chế độ sở hữu ruộng đất của nhà nước. Những hình thức chia ruộng gồm có các loại ruộng công làng xã, điền trang thái ấp, ruộng tư và ruộng của nhà chùa; nhưng hình thái tư hữu về ruộng đất cũng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong chế độ sở hữu lúc bấy giờ. Chế độ sở hữu ruộng đất thuộc về nhà nước có liên quan trực tiếp tới chế độ canh tác dựa trên cơ sở thuỷ lợi. Dân tộc Việt Nam từ trước đều gắn với nền nông nghiệp lúa nước. Nhận biết được sự cần thiết của vấn đề thuỷ lợi, nhà Lý vào năm 1108 đã huy động nhân dân đắp đê Cơ Xá và đặc biệt là công trình đắp đê Đỉnh Nhĩ hay còn gọi là đê Quai vạc dưới thời Trần. Chính hình thức sở hữu ruộng đất của nhà nước đã quy định địa vị và quan hệ qua lại của các tầng lớp xã hội trong sản xuất , quy định hình thức phân phối sản phẩm của xã hội trong xã hội phong kiến. Hay nói cách khác, chế độ này khiến cho sự phân hoá giai cấp hình thành nhưng sự hình thành của giai cấp địa chủ chưa thực sự mạnh mẽ như dưới thời Trần. Đầu thời Trần , chế độ tư hữu về ruộng đất càng ngày càng gia tăng. Thời kỳ này, nhà nước cho phép bán ruộng đất công thành ruộng đất tư. Thích hợp với quan hệ kinh tế đó là một xã hội có kết cấu giai cấp còn tương ứng. Giai cấp phong kiến thống trị là tầng lớp quý tộc và quan liêu, đại biểu là vua nắm quyền hành trong triều đình và xã hội. Tiếp đó là tầng lớp địa chủ lúc đầu còn ít nhưng về sau tăng dần lên. 6
  11. Tăng lữ cũng là tầng lớp xã hội đáng kể và là lực lượng đông đảo từ cuối Bắc thuộc đến đầu thời Trần. Nhà nước đã dùng tầng lớp này và tầng lớp Nho sĩ mới xuất hiện để duy trì sự ổn định xã hội và củng cố quyền lực triều đình. Xuất hiện tầng lớp trí thức, chủ yếu bao gồm nhà sư và nhà Nho. Nhà sư trưởng thành từ hai dòng thiền Tinida lưu chi và Vô ngôn thông. Nhà Nho trưởng thành từ giáo dục – khoa cử Nho học và trong đó có nhiều người tham gia bộ máy hành chính của nhà nước phong kiến quân chủ. Các nhà sư còn học cả các kinh sách của Nho giáo, của Đạo gia. Đông đảo quần chúng nhân dân bị thống trị bao gồm nông dân các làng xã lĩnh canh công điền, công thổ hoặc ruộng của địa chủ , nông nô, nô tỳ, thợ thủ công, lái buôn,... Một điều đáng chú ý ở thời kỳ này là sự trưởng thành của tầng lớp địa chủ và tầng lớp nho sĩ. Sự trưởng thành này diễn ra trên cơ sở chế độ đại điền trang dần dần nhường bước cho chế độ tư hữu ruộng đất. Nó làm cho cơ cấu bộ máy nhà nước phong kiến từ thời Lý tới Trần có nhiều thay đổi lớn. Nho sĩ dần dần thay thế những chức vụ quan trọng của nhà nước mà trước đó do tầng lớp quý tộc nắm giữ. Đến cuối thời Trần, tầng lớp nho sĩ quan liêu cũng đã trở thành chỗ dựa cho nhà vua trong việc trị nước. Xã hội Đại Việt từ thế kỷ X trở đi, nhất là thời Lý - Trần, kinh tế thương nghiệp phát triển lên một bước đáng kể,có những thành tựu rực rỡ. Tiền tệ xuất hiện và sử dụng rộng rãi. Giao thông vận tải luôn được cải tạo và mở rộng, góp phần tích cực cho ngoại thương phát triển. Từ trước, thuyền buôn các nước phương Nam và phương Tây như Diệp Điều (Gia va), Thiện (Miến Điện), Thiên Túc (Ấn Độ), An Tức (I răng), Đại Tấn (Đông La Mã) đều đã qua lại buôn bán trên vùng biển nước ta. Đến thời Lý - Trần, thuyền buôn các nước không những chỉ có qua lại ghé đậu mà còn thực sự buôn bán trực tiếp với nước ta [29, 185]. Buôn bán giữa Đại Việt và các nước khác lúc đó không chỉ là sự giao lưu kinh tế, mà kéo theo đó là giao 7
  12. lưu văn hóa, tôn giáo. Chắc chắn Đại Việt lúc đó phải có sự giao lưu Phật giáo trong nước và khu vực, đặc biệt với các nước láng giềng: Trung Quốc, Chiêm Thành và xa hơn nữa là: Tây Vực, Miến Điện, Gia va, Ấn Độ... Năm 1187, “Có nhà sư Tây Vực đến. Vua xuống chiếu hỏi vua ấy có tài năng gì, trả lời có tài sai bảo được hổ. Bảo thử tài, không hiệu nghiệm "[5, 878]. Năm 1311, “Lấy con gái của sư người Hồ là Chu Di Bà Lam vào cung. Nhà sư này đời Nhân Tôn đã sang nước ta...” [5,526]. Dưới thời Trần, Tá Thánh thái sư Chiêu Văn Vương Nhật Duật là người rất giỏi, thường giao lưu với nước ngoài, am hiểu phong tục các nước, lại nói được tiếng các nước: Lại đến chơi chùa Tường Phù, nói chuyện với sư người Tống, ngủ lại rồi về. Phàm là người nước ngoài đến kinh sư, thường kéo đến chơi nhà, nếu là người Tống thì ngồi nghế đối nhau, đàm luận suốt ngày, là người Chiêm hay người Man khác đều theo quốc tục của họ mà tiếp đãi [5, 558]. Đặc biệt, quan hệ ngoại giao giữa Đại Việt và Tống đã tạo điều kiện để du nhập kinh Phật từ Trung Quốc, làm cho Phật pháp phát triển. Các nhà sư Đại Việt lúc đó cũng chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng thiền Tông Trung Quốc. Chẳng hạn như phái thiền Vô Ngôn Thông thời Lý, phái Thảo Đường, phái Trúc Lâm Yên Tử là những phái chịu ảnh hưởng từ Phật giáo Trung Hoa. Cùng với nền chính trị độc lập nêu cao ý chí tự lực tự cường, nền kinh tế có bước phát triển đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, Đại Việt có một nền văn hoá phát triển tương thích. Văn hoá Đại Việt thời Lý - Trần để lại một dấu ấn khá đậm trong tiến trình phát triển lịch sử dân tộc. Như Lê Quý Đôn đã nhận định “Nước Nam ở hai triều Lý - Trần nổi tiếng là văn minh.” Nền giáo dục Nho học có tính chất thế tục do nhà nước phong kiến quản lý đã xuất hiện, khác hẳn với nền giáo dục của nhà chùa. Điều này có tác động trực tiếp vào sự hình thành của đội ngũ trí thức dân tộc và sự tuyển lựa nhân lực cho bộ máy quan liêu; ảnh hưởng cả đến thế giới quan và những quy phạm 8
  13. chính trị, đạo đức con người và hơn thế là phong cách tư duy trong sáng tác văn học , nghệ thuật. Thời kỳ này giáo dục được chú ý phát triển, thi cử được tiến hành để tuyển người tài bổ sung vào hàng ngũ quan lại giúp việc cho triều đình . Trên lĩnh vực văn học, nhiều áng thơ văn đặc sắc đã xuất hiện. Bên cạnh những bài thơ và văn bia xoay quanh các chủ đề của đạo Phật là những áng văn chính luận nổi tiếng phản ánh công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trong đó, tiêu biểu là bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn. Đến thời Trần, hoạt động thơ văn diễn ra rất sôi nổi, đặc biệt thời kỳ này chữ Nôm đã được vận dụng rộng rãi. Chủ đề thơ văn thời kỳ này không những xoay quanh những vấn đề của đạo Phật mà còn cả của đạo Nho và nhất là của đời sống hiện thực. Chữ Nôm được đưa vào sử dụng đồng thời với chữ Hán tạo nên sự phong phú trong các sáng tác đương thời, đạo Phật cũng nhờ đó mà phát triển và ảnh hươngr rộng rãi vào trong nhân dân. Chữ Hán không thoả mãn được nhu cầu quảng đại của quần chúng nhân dân. Chữ Nôm xuất hiện (có thể đã được dùng khá phổ biến thời Trần) để ghi âm tiếng nói dân tộc, giảm bớt sự phức tạp của chữ Hán và cùng chữ Hán đáp ứng rộng rãi hơn nữa nhu cầu của xã hội. Tác phẩm Khoá hư lục của Trần Thái Tông được ít người biết đến bởi sáng tác bằng chữ Hán, sau này Tuệ Tĩnh phải giải nghĩa bộ Kinh này bằng quốc âm để phổ biến rộng rãi trong tín đồ của đạo Phật. Tác phẩm Cư trần lạc đạo của Trần Nhân Tông được viết bằng chữ Nôm nên phổ biến rộng rãi, giúp cho tư tưởng Phật giáo đến gần với quảng đại quần chúng. Mặt khác, sự ra đời và sử dụng phổ biến chữ Nôm thể hiện tinh thần tự chủ của dân tộc Đại Việt. Chữ Nôm là sản phẩm của văn hoá Đại Việt nhằm phục vụ cho văn hóa Đại Việt. Không giống như chữ Hán được truyền bá từ phương Bắc và ban đầu nó mang tính chất áp đặt, do người Hán sang xâm lược đem theo. Thời kỳ này, văn học nghệ thuật đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Do sự phát triển chữ Nôm, bên cạnh ngôn ngữ vay mượn là chữ Hán nên văn học 9
  14. thời Lý - Trần đã có nhiều tác phẩm có giá trị. Các tác phẩm văn học thời kỳ này phản ánh tinh thần dân tộc, phát huy cao độ tính độc lập, tự chủ, tự cường của một thời được gọi là “hào khí Đông A”. Có những tác phẩm tiêu biểu như: bài “Nam quốc sơn hà" được xem là tuyên ngôn độc lập đầu tiên của đất nước; “Hịch tướng sĩ”, bài “Phú sông Bạch Đằng”... với các tác giả lớn như: Trần Quang Khải,Trần Quốc Tuấn, Trương Hán Siêu...Bên cạnh nêu cao tư tưởng yêu nước, tự hào dân tộc, thơ văn Lý - Trần còn ca ngợi cảnh thiên nhiên giàu đẹp như: Sáng dậy mở cửa sổ Xuân đi nào có hay Một đôi bươm bướm trắng Phất phơ lướt hoa bay (Dịch thơ Trần Nhân Tông) Một bộ phận không nhỏ đóng góp cho văn thơ Lý Trần là lực lượng những tác gia là các nhà sư. Làm những bài kệ hầu như là sở thích, thói quen của các nhà sư thời kỳ này. Thậm chí, đối đáp nhau họ còn dùng thơ. Trong Thiền uyển tập anh, hầu như nhà sư nào trước khi thoát xác, họ cũng đọc một bài kệ để lại cho đệ tử của mình. Nội dung chủ yếu của các bài kệ mang đậm màu sắc Phật giáo. Các tác phẩm ấy cũng không tách khỏi tinh thần của thời đại.Thời Lý - Trần cũng để lại nhiều văn bia dài, nhiều bài phú hay như: Đông hồ bút, Trảm xà kiếm, Ngọc tỉnh liên, Thiên Hưng trấn...Ngoài ra, thể loại truyện cũng ra đời như Báo cực truyện, Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái, Nam ông mộng lục..Hai tác phẩm “Việt điện u linh”, “Lĩnh Nam chích quái” hiện nay trở thành tư liệu quý để chúng ta tìm hiểu về tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam giai đoạn này. Thời kỳ này, các ngành nghệ thuật sân khấu, ca vũ nhạc cũng có những tiến bộ đáng kể, đã xuất hiện một số loại hình ca kịch như ả đào, chèo, tuồng,.. Đặc biệt là thành tựu về kiến trúc và điêu khắc. Tiêu biểu là Văn Miếu, chùa 10
  15. Một Cột, chùa Keo,… của thời Lý; đến nhà Trần, có cổ tháp Bình Sơn, chùa Phật Tích, tháp Báo Thiên,… Ngoài ra, thời kì này còn đánh dấu sự xuất hiện của sử học. Đáng chú ý nhất là bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu Một số ngành như thiên văn, lịch pháp, y học của dân tộc đã xuất hiện và có những thành tích đáng chú ý với đại biểu như Đặng Lộ và Trần Nguyên Đán trong lĩnh vực lịch pháp; hay nhà y học và dược học lỗi lạc là Tuệ Tĩnh. Chúng ta còn biết khoa học kĩ thuật thời Trần đã chế tạo súng thần công.Hồ Nguyên Trừng là người nắm vững kĩ thuật đó. Theo Trần Quốc Vượng - Hà Văn Tấn: Ngày nay, chúng ta còn được đọc những điều ghi chép về các máy tự động thời Lý. Bia Sùng thiện diên linh ở núi Đọi (Hà Nam, dựng năm 1121) có chép về máy Kim Ngao: “Ngày trung thu và ngày Tết, vua (Nhân Tông) ngự ở điện Linh Quang trên bờ sông Lô. Dưới sông hàng nghìn thuyền gióng trống đua bơi. Ở giữa sông, một con rùa vàng nổi, lưng đội ba hòn núi. Rùa lội lờ đờ trên mặt nước, lộ vân trên vỏ và soải bốn chân. Chuyển mắt nhìn lên bờ, miệng thì phun nước lên bến. Quay đầu hướng tới ngai vua mà cúi chào”. Bia Sùng thiện diên linh còn tả máy đèn quay và người máy đánh chuông. Lý Nhân Tông đặt hội đèn Quảng Chiếu:“dựng đèn Quảng Chiếu ngoảnh ra cửa Đoan Môn. Giữa nêu một cột, ngoài đặt 7 tầng. Rồng uốn mà nở toà sen vàng, rèm lồng mà che đèn sáng rực. Có máy dấu kín dưới đất, làm đài quay như bánh xe. Lại có 2 toà lầu hoa. Treo quả chuông đồng, tạc chú tiểu mặc áo cà sa, vặn mày kín thì giơ dùi đánh. Nghe tiếng sáo liền quay mặt lại. Trông bóng vua lại biết cúi đầu. Tựa như có trí khôn, biết khi động, khi tĩnh” [35, 334-335] Tóm lại, những lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hoá tinh thần thời kỳ Lý – Trần bị chi phối sâu sắc bởi cả Nho giáo, Phật gíao và Đạo giáo. 11
  16. 1.2 Những nhiệm vụ chính trị thực tiễn đặt ra Từ năm 938, chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng đã chấm dứt hàng ngàn năm thời Bắc thuộc và mở ra kỷ nguyên độc lập, tự chủ của dân tộc. Trong thời kỳ Bắc thuộc, Nho giáo được đưa vào nước ta chủ yếu là theo vó ngựa quân xâm lược, đóng vai trò là công cụ của giai cấp thống trị nhà Hán trong âm mưu đồng hoá dân tộc ta, cho nên thái độ nhân dân ta là phản ứng lại Nho giáo nhằm bảo vệ, khẳng định nền độc lập và chủ quyền đất nước, bảo tồn nòi giống, tín ngưỡng, phong tục và di sản văn hoá cổ truyền của dân tộc. Trong thời gian đó, Phật giáo được du nhập và được nhân dân tiếp nhận rộng rãi, nó góp phần vào việc khôi phục chủ quyền đất nước. Điều này lý giải vai trò nổi bật của Phật giáo trong ba triều đại: Ngô - Đinh - Tiền Lê (thế kỷ X - XI). Tuy nhiên, Phật giáo được vận dụng vào cai trị đất nước khó lòng thiết lập trật tự, kỷ cương một cách có hiệu quả, vì vậy, từ khi đất nước độc lập, đặc biệt là từ thời Lý, Nho giáo dần được nhà nước phong kiến Việt Nam thừa nhận và chú trọng phát triển. Đó không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên mà nó xuất phát từ những nhu cầu tổ chức, quản lý xã hội đặt ra lúc bấy giờ, đó là: Trước hết, việc chú trọng phát triển Nho giáo xuất phát từ nhu cầu xây dựng và phát triển bộ máy chính quyền nhà nước quân chủ quý tộc lớn mạnh và nhu cầu thiết lập trật tự kỷ cương xã hội, ổn định đời sống nhân dân, đảm bảo nền độc lập dân tộc Ngay từ khi được giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột của chính quyền đô hộ vào thế kỷ thứ X, việc xây dựng nhà nước phong kiến tập quyền đã được đặt ra. Bộ máy hành chính đô hộ cũ bị xoá bỏ, được thay thế bằng bộ máy chính quyền độc lập, tự chủ đối với phương Bắc và được hoàn thiện dần. Khác với họ Khúc, họ Dương, Ngô Quyền đã lập ra một nhà nước riêng biệt mà tính chất căn bản của Nhà nước đó là một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền. 12
  17. Tuy nhiên, dưới các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, công việc đó mới chỉ làm được những bước đầu tiên và chưa được đẩy mạnh. Những gì mà các vương triều đạt được trong thời gian này cũng chỉ như một bước đi đầu tiền cho sự phục hưng quốc gia Đại Việt, nền văn hoá dân tộc đạt được cũng chỉ dừng lại ở những yếu tố mang tính chất khởi động, bản lề. Mặt khác, chế độ phong kiến ấy chưa hoàn toàn vững chắc, trong lòng nó còn chứa đựng nhiều mầm mống, nguy cơ làm cho chế độ đó suy yếu và tan rã. Cung cách cai trị, quản lý xã hội của các ông vua trong thời kỳ này là khá tuỳ hứng, mang vóc dáng của một thủ lĩnh hữu dũng mà chưa thấy ở họ những mưu tính, những kế sách lâu dài cho dân tộc, chưa có ở họ tầm vóc của một vị Hoàng đế và một triều đại với điển chế hoàn bị. Không những thế, qua Đại Việt sử ký toàn thư, các ông vua thời kỳ này còn tuỳ ý sử dụng hình phạt hết sức tàn khốc trong việc cai trị và bảo vệ ngai vàng. Ở họ, thiếu hẳn đi một đường lối, một lý luận cai trị làm nền, làm cái căn bản. Chế độ sở hữu ruộng đất - cơ sở kinh tế của chế độ phong kiến, ít nhiều chứa đựng trong bản thân nó những yếu tố phân tán và đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng rối loạn, đe doạ sự ổn định xã hội và sự thống nhất đất nước. Nạn 12 sứ quân cát cứ các vùng diễn ra sau thời Ngô, nạn phế lập liên tục xảy ra trong các triều đại ấy là những minh chứng cho điều này. Trong khi đó, nạn lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng, thiên tai diễn ra hàng năm đe doạ đến sản xuất và đời sống đòi hỏi phải tập hợp trí tuệ và lực lượng của dân tộc để khắc phục. Ngoài ra, mặc dù đất nước đã được độc lập, nhưng nạn ngoại xâm vẫn thường xuyên xảy ra đe doạ nền độc lập và chủ quyền quốc gia, đòi hỏi phải tập hợp, đoàn kết và động viên sức mạnh của toàn dân tộc để đối phó thành công. Tình hình trên đặt ra một yêu cầu khách quan là phải xây dựng, củng cố và phát triển chế độ phong kiến trung ương tập quyền, phải tập trung và thống nhất quyền lực chính trị vào một dòng họ có thế lực, có sức mạnh. Nhưng để xây dựng và phát triển chế độ phong kiến trung ương tập quyền mạnh mẽ, duy 13
  18. trì sự ổn định và phát triển đất nước, đè bẹp những hành động xâm lược từ bên ngoài, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của giai cấp phong kiến thống trị, vào tâm lý và nguyện vọng chủ quan của con người. Muốn thực hiện được những yêu cầu và đòi hỏi khách quan đó, trước hết và chủ yếu là phải có một học thuyết, một lý luận soi đường. Các triều đại phong kiến cần phải tìm ra cho mình một hệ tư tưởng làm chỗ dựa trong việc cai trị, quản lý xã hội để đưa đất nước từng bước vững chắc trên con đường phát triển. Yêu cầu và đòi hỏi khách quan đó đã tạo tiền đề kinh tế - xã hội thuận lợi cho không chỉ Phật giáo mà chủ yếu là Nho giáo có vị trí lớn hơn so với các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê. Nho giáo với tư tưởng thiên mệnh, tôn quân quyền, với thuyết tam cương - ngũ thường, đường lối đức trị... cùng nhiều bài học kinh nghiệm được đúc rút ra từ thực tiễn cai trị và quản lý xã hội lại đáp ứng được những yêu cầu và đòi hỏi trên. Vì vậy mà, các triều đại phong kiến Lý - Trần và cả các triều đại phong kiến về sau đã chọn Nho giáo với tư cách là học thuyết chính trị - xã hội làm chỗ dựa tư tưởng trong việc cai trị, quản lý xã hội, trong việc kiến tạo, duy trì và phát triển chế độ phong kiến về mọi mặt. * Đến cuối thế kỷ X đầu thế kỷ XI, để củng cố và phát triển đất nước về mọi mặt, một trong những điều kiện có ý nghĩa quyết định là triều đại phải thiết lập và duy trì xã hội có trật tự kỷ cương, ổn định. Có như vậy mới tạo ra những động lực, tạo đà để phát triển. Muốn thực hiện và đáp ứng được đòi hỏi này không thể không dựa vào một hình thái tư tưởng nhất định làm căn cứ cho sự định hướng và chỉ đạo. Như trên đã nói, cùng với Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo cũng sớm du nhập vào Việt Nam. Đặc biệt, đến thời Lý -Trần, Phật giáo đã có sự phát triển khá thịnh, được nhà nước phong kiến suy tôn, chọn làm quốc giáo. Nhưng trong bản chất và nội dung học thuyết của nó, Phật giáo và Đạo giáo chủ yếu không phải là đạo trị nước. Với những quan niệm về sinh, lão, bệnh, tử, luân hồi, nghiệp báo... của Phật giáo; với phương pháp tu luyện trường sinh bất tử và thuật phù thuỷ đầy tính chất mê tín, dị 14
  19. đoan của Đạo giáo khó có một vai trò đáng kể trong việc tổ chức, duy trì và phát triển bộ máy Nhà nước phong kiến, duy trì trật tự, kỷ cương và ổn định xã hội, cai trị, quản lý xã hội và xây dựng, phát triển đất nước... Trong khi đó, Nho giáo với tư cách là một học thuyết chính trị -xã hội, đã trở thành công cụ hữu hiệu để giải quyết những vấn đề thiết thân của việc xây dựng củng cố nhà nước phong kiến như vấn đề tôn quân quyền, sử dụng bề tôi, những quy định, các điển chương lễ chế và cơ cấu hành chính từ triều đình trung ương cho đến địa phương... Nho giáo chủ trương quyền hành phải thống nhất, tập trung vào thiên tử, bảo vệ sự chính thống mà trên thực tế là bảo vệ các vương triều với quyền lợi của dòng họ thống trị và các địa vị tôn quý của nó. Đồng thời, nó còn đưa ra những quy tắc, chuẩn mực đạo đức cho hành vi ứng xử của con người, những yêu cầu đối với các mối quan hệ vua - tôi, cha - con, chồng - vợ, đối với việc tu thân... có tác dụng to lớn trong việc giúp các triều đại củng cố sự thống trị giai cấp, sự thống nhất đất nước vào chính quyền trung ương, ổn định trật tự xã hội. Nhìn chung, nội dung học thuyết Nho giáo với tư tưởng bảo vệ vương quyền, sự liên kết gia đình, dòng họ, bảo vệ sự liên kết giữa cá nhân và xã hội xung quanh triều đình, duy trì sự phân chia đẳng cấp xã hội theo danh phận; với khả năng dung hợp sự phân chia và liên kết này trên nền tảng đạo đức, luân lý, chính trị mà cơ sở của nó nằm ở những nguyên tắc về lễ, pháp hoà lẫn nhau và được thần thánh hoá là thiên mệnh, trung hiếu, tam cương ngũ thường đã phục vụ đắc lực cho yêu cầu của giai cấp thống trị đương thời. Nhà nghiên cứu Quang Đạm khi đánh giá vai trò của Nho giáo, đã đưa ra ý kiến rằng, “ít có một thứ đạo nào làm được tỉ mỉ chu đáo, chặt chẽ như thế để giữ bệ ngọc ngai vàng cho các vua chúa. Lễ giáo của Khổng - Mạnh, Trình - Chu là một công cụ mạnh mẽ của các triều đại đặt kỷ cương chặt chẽ trên toàn bộ đất nước” [6, 246]. Chính vì vậy, dưới thời Lý -Trần,nhà cầm quyền tuy theo Phật giáo, nhưng dần dần nhận thức ra khả năng là bệ đỡ 15
  20. chính trị cho nhà nước của Nho giáo, và vì vậy Nho giáo ngày càng được trọng dụng và có điều kiện mở rộng tầm ảnh hưởng. Cùng với khả năng đáp ứng yêu cầu về tổ chức quản lý xã hội và tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, sự phát triển của Nho giáo còn gắn với nhu cầu phát triển văn hoá, giáo dục. Khi chế độ phong kiến tập quyền đã bắt đầu ổn định và triển khai theo quy mô lớn thì yêu cầu về việc xây dựng và phát triển một nền văn hoá và giáo dục độc lập, tự chủ được đặt ra. Để nắm quyền quản lý đất nước, các triều đại Lý -Trần đã quan tâm đến việc nâng cao tri thức. Đồng thời, do yêu cầu củng cố và phát triển của nhà nước phong kiến, nên việc bổ nhiệm quan lại bằng con đường cũ - con đường “nhiệm tử” và “thủ sĩ” không đáp ứng được, mà cần phải có một quy trình, phương thức đào tạo và tuyển lựa quan lại mới để bổ sung vào đó. Phương thức này chỉ có thể thực hiện được bằng việc phát triển một nền giáo dục mới, với chế độ thi cử để tuyển lựa nhân tài. Với yêu cầu như vậy, hệ thống đào tạo, giáo dục theo Phật giáo không thể đáp ứng được nhu cầu này, mà chỉ có Nho giáo, với hệ thống lý thuyết đầy đủ về nội dung giáo dục và khoa cử, mới có thể đảm đương được nhiệm vụ lịch sử đó. Thực tế lịch sử đã khẳng định điều này. Thời kỳ đầu nhà Lý đến đầu nhà Trần còn tổ chức các kỳ thi Tam giáo, nhưng cuối thời Trần, giáo dục Nho học dần dần chiếm ưu thế. Từ đây, Nho giáo có cơ hội bám rễ sâu vào đời sống chính trị - xã hội của nước ta. Bởi lẽ, theo con đường phát triển của giáo dục - khoa cử, Nho giáo không những tác động trực tiếp vào sự hình thành đội ngũ trí thức của dân tộc và sự tuyển lựa nhân tài cho bộ máy nhà nước, mà nó còn tác động toàn diện đến thế giới quan, nhân sinh quan, đến những quy phạm chính trị và những chuẩn mực đạo đức của con người. Hơn thế nữa, nó còn dẫn đến những biến đổi căn bản trong phong cách tư duy, sáng tác văn học, nghệ thuật và ngay cả trong nhu cầu, thị hiếu của xã hội... 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0