Khoùa luaän toát nghieäp<br />
<br />
GVHD: PGS.TS. Nguyeãn Taøi Phuùc<br />
<br />
PHẦN I<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa thật sự chú trọng tới nhân tố gắn<br />
kết, phát triển con người, đó chính là yếu tố văn hóa doanh nghiệp. Vì vậy sự phát<br />
triển của họ chỉ dừng lại ở một mức nào đó, và ít tạo được dấu ấn riêng cho mình.<br />
Muốn phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa hiện<br />
nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng được nền văn hóa đặc trưng cho mình.<br />
Chỉ khi đó, họ mới phát huy được tiềm năng của mọi cá nhân, góp phần thực hiện mục<br />
tiêu chung của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng tích cực hoặc<br />
tiêu cực tới sự phát triển của doanh nghiệp. Nền văn hóa mạnh sẽ là nguồn lực quan<br />
trọng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nền văn hóa yếu sẽ là nguyên nhân<br />
dẫn đến sự suy yếu. Mỗi doanh nghiệp có một đặc trưng riêng và chính văn hoá doanh<br />
nghiệp tạo nên nét khác biệt đó. Các giá trị cốt lõi, các tập tục, lễ nghi, thói quen hay<br />
cách họp hành, đào tạo, thậm chí đến cả đồng phục, giao tiếp…đã tạo nên phong cách<br />
riêng biệt của doanh nghiệp, phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Nền<br />
văn hoá tốt giúp doanh nghiệp thu hút và giữ được nhân tài, củng cố lòng trung thành<br />
của nhân viên với doanh nghiệp. Thật sai lầm khi cho rằng trả luơng cao sẽ giữ được<br />
nhân tài. Nhân viên chỉ trung thành, gắn bó với doanh nghiệp khi doanh nghiệp có môi<br />
trường làm tốt, khuyến khích họ phát triển. Trong những doanh nghiệp có môi trường<br />
văn hoá làm việc tốt, mọi nhân viên luôn luôn được khuyến khích đưa ra sáng kiến, ý<br />
tưởng…Nhân viên trở nên năng động, sáng tạo hơn và cũng gắn bó với doanh nghiệp<br />
hơn. Ngược lại nền văn hoá yếu kém sẽ gây ra những thiệt hại cho doanh nghiệp.<br />
Chẳng hạn trong một doanh nghiệp, cơ chế quản lý cứng nhắc, độc đoán, sẽ làm nhân<br />
viên sợ hãi, thụ động và thờ ơ hoặc chống đối lại lãnh đạo. Nhân viên sẽ bỏ doanh<br />
nghiệp đi bất cứ lúc nào.<br />
Quan điểm quản trị hiện đại cũng đã thay đổi: Con người không còn là một yếu<br />
tố đơn thuần của quá trình sản xuất kinh doanh mà là một nguồn tài sản quý báu của tổ<br />
chức, doanh nghiệp. Chính từ quan điểm xem nguồn nhân lực là tài sản nên doanh<br />
SVTH: Hoaøng Luaân – Lôùp K42 Marketing<br />
<br />
1<br />
<br />
Khoùa luaän toát nghieäp<br />
<br />
GVHD: PGS.TS. Nguyeãn Taøi Phuùc<br />
<br />
nghiệp cần phải xây dựng và duy trì một văn hóa tích cực tạo ra môi trường làm việc<br />
giúp cho nhân viên phát huy tối đa các năng lực cá nhân, được kích thích, động viên<br />
nhiều nhất tại nơi làm việc và trung thành, tận tâm với doanh nghiệp.<br />
Hiện nay, một số công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam như Unilever,<br />
Pepsi và các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng,…<br />
tương đối thành công trong lĩnh vực thu hút, sử dụng và duy trì lực lượng nhân viên<br />
nhất là những nhân viên giỏi đồng thời tạo ra lợi thế cạnh tranh về nhân lực vượt trội<br />
hơn so với các công ty trong nước. Có thể kể ra một vài nguyên nhân dẫn đến thành<br />
công này, đó là các yếu tố như khuyến khích sự cải tiến và sáng tạo, phát huy năng lực<br />
cá nhân, đánh giá cao tinh thần làm việc nhóm, thừa nhận các đóng góp của nhân viên<br />
đối với tổ chức, tạo nguồn quỹ cho đào tạo và phát triển, công khai rõ ràng kế hoạch<br />
xây dựng và phát triển nhân viên đồng thời quyết tâm trong việc thực hiện một cơ chế<br />
công bằng, v.v… Tất cả những yếu tố trên đều không ngoài mục đích là nhằm tạo ra<br />
môi trường làm việc tốt nhất, thuận lợi, tạo niềm tin cho nhân viên để họ gắn bó và sẵn<br />
sàng nỗ lực hết mình vì thành công của công ty. Những yếu tố tích cực đó được duy<br />
trì, cải tiến liên tục và chia sẻ với các thành viên trong tổ chức, từ đó dần hình thành<br />
nên các giá trị văn hóa tác động tích cực đến thái độ, tình cảm của nhân viên đối với tổ<br />
chức.<br />
Khu nghỉ mát Ana Mandara Huế - Resort & Spa bắt đầu đi vào hoạt động chưa<br />
được 2 năm, do đó ngoài việc tăng cường quảng bá, giới thiệu để thu hút khách hàng<br />
thì một việc làm hết sức quan trọng là phải xây dựng cho mình được một hệ thống văn<br />
hóa doanh nghiệp tốt, tạo ra một môi trường làm việc lý tưởng, để có thể đủ sức thu<br />
hút và giữ chân người lao động có chất lượng. Xuất phát từ đó, tôi lựa chọn đề tài:<br />
“Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến lòng trung thành của nhân viên khu<br />
nghỉ mát Ana Mandara Huế” làm luận văn tốt nghiệp của mình.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Với mục tiêu nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến lòng trung thành<br />
của nhân viên khu nghỉ mát Ana Mandara Huế Resort & Spa, tôi đặt ra các mục tiêu<br />
nghiên cứu sau:<br />
Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.<br />
SVTH: Hoaøng Luaân – Lôùp K42 Marketing<br />
<br />
2<br />
<br />
Khoùa luaän toát nghieäp<br />
<br />
-<br />
<br />
GVHD: PGS.TS. Nguyeãn Taøi Phuùc<br />
<br />
Các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, đối tượng điều tra và địa bàn<br />
nghiên cứu.<br />
<br />
Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp khu nghỉ mát Ana<br />
Mandara Huế đến lòng trung thành của nhân viên:<br />
- Xác định các yếu tố thuộc về văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến lòng trung<br />
thành của nhân viên khu nghỉ mát Ana Mandara Huế - Resort & Spa.<br />
- Đo lường các yếu tố thuộc về văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến lòng trung<br />
thành của nhân viên khu nghỉ mát Ana Mandara Huế - Resort & Spa.<br />
- Đánh giá lòng trung thành của nhân viên đối với khu nghỉ mát Ana Mandara Huế<br />
- Rerort & Spa.<br />
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao lòng trung thành của nhân viên đối với<br />
khu nghỉ mát Ana Mandara Huế - Resort & Spa.<br />
3. Phạm vi nghiên cứu<br />
Dựa vào giới hạn về nguồn lực và thời gian, nghiên cứu được thực hiện trên<br />
tổng thể mẫu và kết quả được rút ra cho tổng thể nghiên cứu.<br />
Nội dung nghiên cứu: Sự ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến lòng trung<br />
thành của nhân viên khu nghỉ mát Ana Mandara Huế.<br />
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố thuộc về văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng<br />
đến lòng trung thành của nhân viên khu nghỉ mát Ana Mandara Huế - Resort & Spa.<br />
Đối tượng điều tra: Nhân viên đang làm việc khu nghỉ mát Ana Mandara Huế.<br />
Thời gian nghiên cứu: Kéo dài trong khoảng tháng 03/2012.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Nhằm giải quyết được các mục tiêu nghiên cứu đặt ra với đề tài nghiên cứu “Sự<br />
ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến lòng trung thành của nhân viên khu nghỉ<br />
mát Ana Mandara Huế Resort & Spa”, tôi sử dụng kết hợp cả phương pháp định tính<br />
và định lượng. Phương pháp định tính được sử dụng ở thời kỳ đầu của cuộc nghiên<br />
cứu nhằm thu thập các tài liệu tham khảo và các thông tin phục vụ cho việc xây dựng<br />
cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm điều<br />
tra, đánh giá và đo lường các yếu tố thuộc về văn hóa doanh nghiệp và mức độ ảnh<br />
<br />
SVTH: Hoaøng Luaân – Lôùp K42 Marketing<br />
<br />
3<br />
<br />
Khoùa luaän toát nghieäp<br />
<br />
GVHD: PGS.TS. Nguyeãn Taøi Phuùc<br />
<br />
hưởng của các yếu tố đó đến lòng trung thành của nhân viên khu nghỉ mát Ana<br />
Mandara Huế - Resort & Spa.<br />
Nghiên cứu định tính: Nghiên cứu định tính bằng cách thu thập các tài liệu<br />
tham khảo kết hợp với kỹ thuật thảo luận nhóm, nhằm điều chỉnh và bổ sung các biến<br />
quan sát đo lường các khái niệm nghiên cứu. Đầu tiên, tôi tham khảo các khóa luận có<br />
liên quan, sau đó sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia mà cụ thể ở đây là<br />
Trưởng phòng nhân sự của Ana Mandara Huế. Tiếp theo, dựa trên kết quả phỏng vấn<br />
đó, tôi tiến hành thảo luận nhóm tiêu điểm (focus group) bao gồm một số nhân viên<br />
trong khu nghỉ mát được tôi lựa chọn (mời một nhóm các nhân viên từ 8 đến 10 người<br />
sau khi tan ca làm việc) và từ đó xác định thông tin cần thu thập, các nội dung cần<br />
nghiên cứu và để thiết kế bảng hỏi ở thời kỳ đầu.<br />
Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu định lượng dùng kỹ thuật thu thập dữ liệu<br />
là điều tra theo bảng hỏi được xác lập theo bước nghiên cứu định tính. Kết quả phân<br />
tích các dữ liệu thu thập bằng bảng hỏi. Nghiên cứu này nhằm đánh giá thang đo, kiểm<br />
định mô hình biểu diễn các nhóm yếu tố tác động đến lòng trung thành của nhân viên<br />
khu nghỉ mát Ana Mandara Huế.<br />
Đối với đề tài nghiên cứu này, tôi sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp<br />
để tham khảo và phân tích phục vụ cho việc tiến hành nghiên cứu. Việc tìm kiếm dữ<br />
liệu thứ cấp được ưu tiên vì các dữ liệu thứ cấp cung cấp định hướng cho bài nghiên<br />
cứu, làm cơ sở cho việc nghiên cứu.<br />
Dữ liệu thứ cấp cần thu thập:<br />
Danh sách toàn bộ nhân viên đang làm việc tại Ana Mandara Huế.<br />
Cơ cấu lao động tại Ana Mandara Huế.<br />
Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Ana Mandara Huế.<br />
Các đề tài nghiên cứu có liên quan.<br />
Thu thập dữ liệu sơ cấp:<br />
Đối với dữ liệu sơ cấp, thì đây là loại dữ liệu được thu thập bằng bảng hỏi và<br />
được sử dụng để tiến hành các kiểm định cần thiết nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên<br />
cứu. Tôi tiến hành khảo sát đối với các nhân viên hiện đang làm việc tại khu nghỉ mát<br />
Ana Mandara Huế. Do giới hạn về nhân lực và thời gian nên nghiên cứu này được tiến<br />
SVTH: Hoaøng Luaân – Lôùp K42 Marketing<br />
<br />
4<br />
<br />
Khoùa luaän toát nghieäp<br />
<br />
GVHD: PGS.TS. Nguyeãn Taøi Phuùc<br />
<br />
hành khảo sát trên mẫu đại diện và suy rộng kết quả cho tổng thể. Tôi quyết định chọn<br />
mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng tỷ lệ.<br />
Để tính kích cỡ mẫu, tôi đã sử dụng công thức sau:<br />
<br />
với q = 1 – p<br />
Theo như thông tin về cơ cấu lao động được phòng nhân sự Ana Mandara cung<br />
cấp, thì số lượng nhân viên nam và nhân viên nữ là gần bằng nhau. Do đó, chọn<br />
p=q=0,5 nên p.q = 0,25. Ta tính cỡ mẫu với độ tin cậy là 95% và sai số cho phép là<br />
e=10%. Lúc đó mẫu ta cần chọn sẽ có kích cỡ mẫu lớn nhất:<br />
<br />
Làm tròn mẫu ta chọn kích cỡ mẫu là 96 nhân viên.<br />
Dựa vào cơ cấu lao động được phòng nhân sự cung cấp, số lượng nhân viên<br />
mỗi bộ phận cần điều tra sau khi đã loại trừ đi bộ phận Tổng quản lý, do bộ phận này<br />
chỉ có 2 nhân viên, chiếm tỷ trọng không đáng kể, hơn nữa bộ phận này luôn phải giải<br />
quyết các công việc quan trọng nên không thể tiếp cận để điều tra. Số lượng nhân viên<br />
cần điều tra như sau:<br />
Bảng 1: Phân bố số lượng mẫu cho mỗi bộ phận<br />
STT<br />
<br />
Tên bộ phận<br />
<br />
Số nhân viên<br />
<br />
Tỷ trọng (%)<br />
<br />
Số lượng mẫu<br />
<br />
1<br />
<br />
Nhân sự<br />
<br />
3<br />
<br />
1,64<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
Kế toán<br />
<br />
16<br />
<br />
8,79<br />
<br />
8<br />
<br />
3<br />
<br />
Sales – Marketing<br />
<br />
6<br />
<br />
3,29<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
Lễ tân<br />
<br />
26<br />
<br />
14,28<br />
<br />
14<br />
<br />
5<br />
<br />
Nhà hàng<br />
<br />
24<br />
<br />
13,18<br />
<br />
13<br />
<br />
6<br />
<br />
Bếp<br />
<br />
27<br />
<br />
14,83<br />
<br />
14<br />
<br />
7<br />
<br />
Buồng<br />
<br />
42<br />
<br />
23,07<br />
<br />
22<br />
<br />
8<br />
<br />
Bào trì<br />
<br />
14<br />
<br />
7,69<br />
<br />
8<br />
<br />
9<br />
<br />
Bảo vệ<br />
<br />
14<br />
<br />
7,69<br />
<br />
8<br />
<br />
10<br />
<br />
Spa<br />
<br />
10<br />
<br />
5,49<br />
<br />
5<br />
<br />
182<br />
<br />
100<br />
96<br />
(Nguồn: Số liệu điều tra 2012)<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
SVTH: Hoaøng Luaân – Lôùp K42 Marketing<br />
<br />
5<br />
<br />