Khóa luận tốt nghiệp: Bảo tồn phong tục cưới hỏi truyền thống của người Mường tỉnh Thanh Hóa
lượt xem 4
download
Khoá luận "Bảo tồn phong tục cưới hỏi truyền thống của người Mường tỉnh Thanh Hóa" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm hiểu về phong tục cưới hỏi của dân tộc Mường tỉnh Thanh Hóa. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trong phong tục cưới hỏi của dân tộc Mường tỉnh Thanh hóa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Bảo tồn phong tục cưới hỏi truyền thống của người Mường tỉnh Thanh Hóa
- ------------ HỌC-VIỆN-HÀNH-CHÍNH-QUỐC-GIA -----------KHOA-QUẢN-LÝ-XÃ-HỘI KHÓA-LUẬN-TỐT-NGHIỆP BẢO TỒN PHONG TỤC CƢỚI HỎI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI MƢỜNG TỈNH THANH HÓA Họ-và-tên-sinh-viên-:-Mai Vũ Quỳnh Anh Lớp-:-Văn-hóa-du-lịch-20B Mã-sinh-viên-:-2005VDLB001 Giảng-viên-hƣớng-dẫn-:-Th.s Trần Thị Phƣơng Thúy Hà Nội – 2024
- LỜI CẢM ƠN Em muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Trần Thị Phương Thúy, người đã hướng dẫn trực tiếp cho em trong suốt quá trình hoàn thiện khóa luận. Đồng thời, em cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các quý thầy cô trong Khoa Quản lý Xã hội vì sự hỗ trợ và những góp ý quý báu, đã giúp bài khóa luận của em trở nên sâu sắc và hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
- LỜI-CAM-ĐOAN Em cam đoan rằng tất cả các phần chi tiết trong bài luận này sẽ tuân thủ theo kế hoạch và cấu trúc mà em đã đề ra, được xây dựng dựa trên sự nghiên cứu kỹ lưỡng, thu thập và phân tích các tài liệu có liên quan một cách chính xác và cẩn thận. Em cũng đã nhận được sự hướng dẫn và góp ý từ ThS. Trần Thị Phương Thúy để hoàn thiện bài luận của mình. Hà-Nội-ngày-25-tháng-4-năm-2024 Tác-giả Mai-Vũ-Quỳnh-Anh
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................. 2 2.1. Các công trình nghiên cứu của các học giả người nước ngoài ........... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................. 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 5 6. Đóng góp mới của đề tài .............................................................................. 5 7. Bố cục của đề tài........................................................................................... 5 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÔN NHÂN VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI MƢỜNG Ở THANH HÓA ............................................... 6 1.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................... 6 1.1.1. Các khái niệm cơ bản.......................................................................... 6 1.1.2 Quan điểm của Đảng về hôn nhân và gia đình.................................. 9 1.2. Khái quát về ngƣời Mƣờng tỉnh Thanh Hóa ....................................... 11 1.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên..................................................... 11 1.2.2. Đặc điểm dân cư tộc người .......................................................... 12 1.2.3. Đặc điểm về đời sống kinh tế............................................................ 15 1.2.4. Đặc điểm về văn hóa ......................................................................... 17 Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................. 21 CHƢƠNG 2: PHONG TỤC CƢỚI HỎI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI MƢỜNG TỈNH THANH HÓA ........................................................................ 22 2.1. Quan niệm và các quy tắc trong cƣới hỏi ............................................. 22 2.1.1 Quan niệm về cưới hỏi của người Mường tỉnh Thanh Hóa ........... 22
- 2.1.2 Một số quy tắc cơ bản trong cưới hỏi ............................................... 23 2.2. Tiêu chuẩn chọn vợ, chọn chồng ........................................................... 27 2.2.1 Tiêu chuẩn chọn vợ ........................................................................... 27 2.2.2. Tiêu chuẩn chọn chồng .................................................................... 27 2.3. Các bƣớc trong cƣới hỏi truyền thống của ngƣời Mƣờng tỉnh Thanh Hóa .................................................................................................................. 28 2.3.1. Thăm táng mạch khạ (Đi thăm dò).................................................. 28 2.3.2. Rạm ngỏ (Dạm ngỏ) ......................................................................... 28 2.3.3. Khạo xiềng (Đặt vấn đề) ................................................................... 29 2.3.4. Ti hỏi (Ăn hỏi) ................................................................................... 29 2.3.5. Xa mặt dậu (Lễ ra mặt rể) ................................................................ 30 2.3.6. Cẳt của (Cắt của) .............................................................................. 31 2.3.7. Đàm khảnh (Lễ cưới) ....................................................................... 31 2.3.8. Lễ lại mặt ........................................................................................... 34 Tiểu kết chƣơng 2 .............................................................................................. 36 CHƢƠNG 3: NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG CƢỚI HỎI CỦA NGƢỜI MƢỜNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN NHỮNG GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG .............................................................................................................. 37 3.1. Biến đối trong cƣới hỏi của ngƣời Mƣờng tỉnh Thanh Hóa ............... 37 3.1.1. Quan niệm về cưới hỏi ..................................................................... 37 3.1.2. Các nghỉ lễ trong cưới hỏi ................................................................ 37 3.1.3. Nguyên nhân biến đổi....................................................................... 40 3.2. Đánh giá những biến đổi trong cƣới hỏi............................................... 44 3.2.1. Biến đổi tích cực ............................................................................... 44 3.2.2. Hạn chế ............................................................................................. 47
- 3.3. Một số khuyến nghị và đề xuất.............................................................. 48 3.3.1 Đề xuất về tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục .................. 49 3.3.2 Đề xuất về đào tạo cán bộ.................................................................. 49 3.3.4 Đề xuất về phát triển kinh tế ............................................................. 50 3.3.5 Đề xuất về nâng cao trình độ tri thức của cộng đồng ..................... 50 Tiểu kết chƣơng 3 .............................................................................................. 52 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 54 PHỤ LỤC ẢNH ................................................................................................. 56
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn hóa là một lĩnh vực vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội, là nơi hội tụ những giá trị văn hóa do chính con người tạo ra. Những giá trị văn hóa đó không trường tồn mãi mãi, mà theo thời gian nó dần bị thay đổi và mất đi. Việt Nam là một quốc gia nhiều dân tộc vì vậy nên nền văn hóa cũng rất đa dạng, những nét văn hóa đậm chất riêng biệt của các dân tộc tạo nên bức tranh văn hóa nhiều màu sắc. Người Mường những nét văn hóa riêng biệt, dễ nhận biết và khó có thể nhầm lẫn với các nền văn hóa của dân tộc khác trong cộng đồng. Trong đó phải kể đến nghi lễ cưới xin. Người Mường ở Việt Nam nói chung và người Mường ở tỉnh Thanh Hóa nói riêng có nghi lễ cưới xin mang đậm dấu ấn riêng của dân tộc trong đó chứa đựng nhiều nét đẹp về lối sống, hạnh phúc, tình cảm cộng đồng cũng như những quan niệm về tổ tiên, thần linh. Trong bối cảnh hiện đại, sự hòa nhập và phát triển nền kinh tế đã dẫn đến những biến đổi không nhỏ trong trang phục, ẩm thực và cả lễ cưới. Điều này thể hiện rõ ràng trong các lễ cưới của dân tộc Mường ở Thanh Hóa, khi những nét truyền thống đã được kết hợp một cách tinh tế với yếu tố hiện đại. Trước sự thay đổi trong nghi lễ cưới xin truyền thống của người Mường tỉnh Thanh Hóa là một người con của đất Thanh đồng thời cũng là một sinh viên của khoa Quản lý xã hội của trường Học viện Hành chính Quốc gia nên em đã quyết định chọn đề tài “Bảo tồn phong tục cưới hỏi truyền thống của người Mường tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình nhằm góp một phần nhỏ tiếng nói của mình vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp trong nghi lễ cưới xin truyền thống của dân tộc Mường. 1
- 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Đây là một đề tài hấp dẫn thu hút được nhiều sự chú ý của các nhà nghiên cứu cả trong và ngoài nước, với nhiều công trình nghiên cứu, bài báo, sách và tạp chí chuyên ngành đã được xuất bản để nghiên cứu về vấn đề này. 2.1. Các công trình nghiên cứu của các học giả người nước ngoài Các nhà nghiên cứu người Pháp, đặc biệt là những nhà dân tộc học, đã chú trọng nghiên cứu về văn hóa dân tộc Mường từ thời kỳ rất sớm, kể từ những năm 1940, khi Việt Nam vẫn là thuộc địa của Pháp. -“Người-Mường,-Địa-lý-nhân-văn-và-Xã-hội-học-(1946)---Viện-Dân- tộc-học-–-Paris là công trình nghiên cứu của Jeanne Cuisinier về người Mường,-có thể coi đây là một trong những nghiên cứu Xã hội học đầu tiên về người Mường nói chung và văn hóa Mường nói riêng. Nghiên cứu này đã phân tích một số đặc điểm của phong tục, tập quán và đặc điểm của cộng đồng người Mường.[14] Cuốn sách "Việc xây dựng nhà ở của người Mường" của Milton E, Barker, xuất bản năm 1980, đã giới thiệu về phương pháp xây dựng nhà sàn truyền thống của người Mường. Các công trình nghiên cứu khác của Milton và Barker (người Pháp) trong những năm 1970 bao gồm "Âm vị tiếng Mường" (1968), "Bài học tiếng Mường", "Từ điển Mường Anh -Việt" và công trình nghiên cứu "So sánh ngôn ngữ Mường với ngôn ngữ Kh-mer", tất cả đều tập trung vào lĩnh vực ngôn ngữ học thuần túy.[16] Dưới thời Pháp thuộc, với mục đích chủ yếu là cai trị, cũng đã xuất hiện các tác phẩm nghiên cứu về người Mường, như "Người Mường ở Hòa Bình" của tác giả Pierre Grossin và "Người Mường: Địa lý, Nhân văn và Xã hội" của Jeanne Cuisinier (1995).[15] 2.2. Các công trình nghiên cứu của các học giả người Việt Nam Cuốn sách "Người Mường ở Việt Nam" (1999) của tác giả Bùi Tuyết Mai là một tác phẩm giới thiệu về văn hóa vật chất và tinh thần của người Mường ở Việt Nam thông qua hơn 100 bức ảnh được lựa chọn từ hơn 3,500 bức ảnh chụp 2
- trong nhiều chuyến đi khảo sát và nghiên cứu. Sách này không chỉ tập trung vào lĩnh vực dân tộc học mà còn tìm hiểu trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Các bức ảnh được sắp xếp một cách logic theo quan điểm tiếp cận liên ngành, đặc biệt chú trọng vào mối liên hệ giữa văn hóa, lịch sử và hiện đại, giúp chúng ta hiểu biết một cách tương đối đầy đủ và khoa học về người Mường ở Việt Nam, với các nét đặc trưng về lối sống, phong tục tập quán và truyền thống văn hóa của họ.[7] Tác phẩm “Luật tục của người Mường ở Phù Yên” (2004) của tác giả Đinh Công Sỹ trình bày một số nét về luật tục trong các nghi thức cưới xin, ma chay và các lễ hội khác của người Mường. Đồng thời, tác phẩm cũng nhấn mạnh tinh thần hỗ trợ lẫn nhau trong các luật tục, phản ánh sự phát triển của xã hội theo thời đại. Trong “Gia đình và hôn nhân của người Mường ở tỉnh Phú Thọ” (2005), tác giả Nguyễn Ngọc Thanh tập trung vào mô tả các đặc trưng về gia đình và hôn nhân từ truyền thống đến hiện đại. Ông cũng phân tích các xu hướng phát triển của quan hệ gia đình và hôn nhân, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của người Mường ở Phú Thọ."[10] Trong cuốn sách "Văn hóa truyền thống của một số tộc người ở Hòa Bình" (2007), tác giả Nguyễn Thị Thanh Nga tập trung vào việc khám phá sự khác biệt và sự biến đổi của các tộc người ở Hòa Bình trong các khía cạnh văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Tác phẩm cũng đi sâu vào việc đánh giá tác động của văn hóa Mường đối với văn hóa Thái và văn hóa Mông tại Hòa Bình.[9] Sách "Văn hóa của người Mường ở huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình" (2009), được biên soạn bởi Huyện ủy và Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân huyện Kim Bôi, và được xuất bản bởi Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, tóm tắt về đặc điểm của huyện Kim Bôi cũng như văn hóa vật chất và tinh thần của cư dân. Sách cũng đề cập đến tập quán cưới xin của người Mường tại Kim Bôi, Hòa Bình."[5] 3
- Cuốn sách “Phong tục đi hỏi vợ và đám cưới cổ truyền Mường” (2014) của tác giả Bùi Huy Vọng là một tác phẩm giới thiệu về phong tục đi hỏi vợ và tiến tới hôn nhân của người Mường. Đây là một phong tục thể hiện sắc thái văn hóa đặc sắc, được hình thành từ nhiều nghi lễ và nghi thức, thể hiện tín ngưỡng dân gian và mong muốn cho sự sinh sôi nảy nở và ổn định của gia đình.[13] Những tác phẩm trên là các nghiên cứu sâu rộng về đời sống và hôn nhân, tập trung chủ yếu ở Hòa Bình và Phú Thọ. Nghiên-cứu-về-hôn-nhân-của-người- Mường-ở-tỉnh-Thanh-Hóa-thì-vẫn-chưa-có-nghiên-cứu-nào-chuyên-sâu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục-đích-nghiên-cứu Tìm hiểu về phong tục cưới hỏi của dân tộc Mường tỉnh Thanh Hóa. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trong phong tục cưới hỏi của dân tộc Mường tỉnh Thanh hóa. 3.2. Nhiệm-vụ-nghiên-cứu Nghiên cứu về các giá trị văn hóa trong phong tục cưới hỏi truyền thống của người Mường ở tỉnh Thanh Hóa mang lại những cái nhìn sâu sắc về nền văn hóa đặc biệt của dân tộc này. Từ những nghiên cứu này, có thể đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm bảo tồn và phát huy những nét đẹp trong phong tục cưới hỏi của dân tộc Mường. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối-tượng-nghiên-cứu Phong tục cưới hỏi truyền thống của người Mường tỉnh Thanh Hóa. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Khảo sát các đám cưới của người Mường từ năm 2020 – 2023. Không gian: Người Mường ở huyện Như Thanh tỉnh Thanh Hóa. 4
- 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thiện bài nghiên cứu, tôi đã áp dụng một số phương pháp như sau: Sử dụng phương pháp điền dã dân tộc học, đây là phương pháp cốt lõi trong quá trình thực hiện khóa luận, thông qua các kỹ thuật như quan sát trực tiếp, phỏng vấn người dân trong cộng đồng Mường, cũng như thu thập thông tin qua việc chụp ảnh để hiểu sâu hơn về phong tục cưới hỏi của họ. Nghiên cứu lý thuyết bằng cách tham khảo và đọc các công trình nghiên cứu đã được xuất bản về người Mường và về hôn nhân của họ. Việc này giúp tôi có cái nhìn tổng quan về nền văn hóa và truyền thống của người Mường cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến phong tục cưới hỏi của họ. 6. Đóng góp mới của đề tài Qua tìm hiểu phong tục cưới hỏi truyền thống của người Mường tỉnh Thanh hóa. để tài mong muốn sẽ giúp cho người đọc hiểu biết sâu sắc thêm về văn hóa phong tục cưới hỏi của người Mường. Thêm vào nguồn tư liệu điền dã thực tế địa phương, là một phương tiện quan trọng cho những ai quan tâm đến việc tìm hiểu về phong tục cưới hỏi của người Mường nói chung, và người Mường ở tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Việc này không chỉ giúp bổ sung thông tin về nghi lễ và truyền thống cụ thể của cộng đồng Mường, mà còn đem lại cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống và văn hóa của họ trong bối cảnh của thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngày nay của đất nước. 7. Bố cục của đề tài Chương 1. Một số vấn đề lý luận về hôn nhân và khái quát về người Mường ở Thanh Hóa Chương 2. Phong tục cưới hỏi truyền thống của người Mường tỉnh Thanh Hóa Chương 3. Những biến đôi trong cưới hỏi của người Mường và giải pháp bảo tồn những giá trị truyền thống của người Mường tỉnh Thanh Hóa 5
- CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÔN NHÂN VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI MƢỜNG Ở THANH HÓA 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm phong tục Phong tục là một phần của văn hóa, trong các nghiên cứu về văn hóa và phong tục, các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra khái niệm về phong tục. Trong Từ điển Văn hóa, phong tục cỗ truyền Việt Nam, nhóm tác giả đã đưa ra khái niệm, “Phong tục là hệ thống các tục lệ, tập quán, nếp ứng xử hình thành tự nhiên, từ lâu đời trong cuộc sống gia đình, xã hội, được tất cả các thành viên cộng đồng chấp nhận, tuân theo như là các quy ước, các chuẩn mực, đối nhân xử thế, quy cách hành xử người với người, người với thần linh, trời đất phản ánh các quan điểm triết lí, thâm mĩ, tín ngưỡng của một cộng đồng người nhất định”. Tác giả Trần Ngọc Thêm trong “Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam” cho rằng: “Đời sống mỗi cá nhân trong cộng đồng được tổ chức dưới những tập tục được lan truyền từ đời này sang đời khác”.[10] Trong bài báo Nghiên cứu phong tục trên phương diện và khái niệm và liên ngành, tác giả Tạ Đức Tú đã nhận định “Phong tục là những thói quen sinh hoạt trong đời sống được cộng đồng thừa nhận và truyền từ đời này qua đời khác, là nét đặc trưng riêng của mỗi cộng đồng, dân tộc”. [11] Theo Trương Thìn, “Phong” là nề nếp đã lan truyền rộng rãi, “tục” là thói quen lâu đời. Nội dung phong tục bao hàm mọi sinh hoạt xã hội... Trong truyền thống văn hoá của dân tộc ta, có nhiều thuần phong mỹ tục cho đạo lý làm người, kỷ cương xã hội”.[13] Tác giả Nam Việt trong Văn hoá phong tục thế giới qua hình ảnh đã viết: “Phong tục là nét đặc trưng riêng của mỗi dân tộc trên thế giới, trở thành luật tục ăn sâu vào đời sống của nhân dân. Môi trường văn hoá là một trong những nhân tố quyết định đến phong tục. Văn hoá phong tục là những căn cứ quan trọng để đánh giá chủ quyền văn hoá của mỗi dân tộc”. 6
- Như vậy phong tục có thể hiểu là những thói quen trong sinh hoạt hàng ngày, những cách ứng xử với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội của một cộng đồng nhất định, những thói quen này đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được truyền từ đời này sang đời khác tạo nên đặc trưng của cộng đồng đó. 1.1.1.2.Khái niệm phong tục tập quán Phong tục “Là toàn bộ những hoạt động sống của con người đã được hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nền nếp, được cộng đồng thừa nhận và tự giác thực hiện, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên tính tương đối thống nhất của cộng đồng. Phong tục là những nghi thức thuộc về đời sống của con người được hình thành qua nhiều thế hệ và được công nhận như một phần trong nếp sống của cộng đồng. Phong tục được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, không có tính bắt buộc và thay đổi theo từng quần thể, dân tộc cũng như tôn giáo khác nhau”.[14] Tập quán “Là phương thức ứng xử và hành động đã định hình quen thuộc và đã thành nếp trong lối sống, trong lao động ở một cá nhân, một cộng đồng Tập quán được hiểu là lối sống của một tập thể, tổ chức hoặc quần thể sinh vật lớn được hình thành như một thói quen trong đời sống, sản xuất, sinh hoạt được công nhận và coi như một quy ước chung của tất cả mọi cá nhân sông trong tổ chức, quần thể đó”. Như vậy, phong tục tập quán “Là toàn bộ thói quen thuộc về đời sống của con người được công nhận bởi một cộng đồng, quần thể và coi đó như một nếp sông truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”.[14] 1.1.1.3. Quan niệm về bảo tồn Theo Từ điển tiếng Việt, “Bảo tồn là giữ lại không để mất đi”, Bảo tồn văn hóa bao gồm 2 đối tượng để bảo tồn: Gồm có giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Bảo tồn đồng nghĩa với việc thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ, gìn giữ và bảo lưu sự tồn tại của các đối tượng, hiện tượng, để chúng có thể tồn tại và trải qua thời gian mà không bị mất đi, không bị thay đổi hoặc biến dạng. Đồng thời, bảo tồn cũng đề cập đến việc lưu giữ chúng với trạng thái ban đầu, không 7
- làm cho chúng phai mờ, mất đi giá trị hoặc bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi trong môi trường hoặc nguy cơ từ các yếu tố bên ngoài. 1.1.1.4. Quan niệm về phát huy Theo Từ điển tiếng Việt, phát huy là “làm cho cái hay, cái tốt tỏa tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm”. Phát huy là “hành động nhằm đưa văn hóa vào trong thực tiễn xã hội, coi đó như nguồn nội lực, các tiềm năng góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, mang lại những lợi ích vật chất và tinh thần cho con người, thể hiện mục tiêu của văn hóa đối với phát triển xã hội. Phát huy văn hóa là làm cho những giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống lan tỏa trong cộng đồng xã hội, có ý nghĩa xã hội tích cực”. Phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc, cần hiểu rõ và kế thừa những giá trị tinh túy của văn hóa từ các thế hệ tiền nhiệm. Bằng cách này, chúng ta có thể làm cho những giá trị này thấm sâu vào đời sống xã hội và lan tỏa ra mọi ngóc ngách của cộng đồng. Việc mở rộng giao lưu văn hóa cũng là một phương tiện quan trọng để làm giàu bản sắc văn hóa và nâng cao giá trị của nó. Mục tiêu của việc phát huy văn hóa truyền thống là thúc đẩy phát triển du lịch bền vững và đóng góp tích cực vào công tác bảo tồn di sản văn hóa. 1.1.1.5. Khái niệm hôn nhân Hôn nhân là sự tạo lập cuộc sống chung hoàn toàn của một người đàn ông và một người đàn bà, sự sống chung hoàn toàn này gồm những thành phần vật chất: ở chung dưới một mái nhà, ăn cùng một mâm, hưởng chung những sung sướng vật chất, đồng lao cộng khổ để cùng trở nên hạnh phúc, cùng có đủ mọi nhu cầu của cuộc sống. Nhờ có tình yêu thương gắn bó nên những tiền của và những thắng lợi của chồng cũng coi như của chính người vợ và ngược lại người chồng cũng luôn hiểu rằng "của chồng. công vợ". Không có một sự ghen tuông nào chia rẽ được họ cả. Họ cùng đồng lao cộng khổ với nhau, người này làm lợi người kia sung sướng. Do một sự ngẫu hợp của hoàn cảnh, họ ngẫu nhiên gặp 8
- nhau và khi cảm thấy hợp nhau, yêu nhau họ dẫn đến cái tất nhiên là lấy nhau và cùng ăn đời ở kiếp với nhau. 1.1.1.6. Khái niệm gia đình Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau. Theo định nghĩa pháp lý, gia đình là một tập hợp các chủ thể có quan hệ pháp lý đặc biệt, do tính chất đặc biệt của quan hệ xã hội giữa họ. Xã hội. “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Trong quan niệm truyền thống, đất nước được hình dung như một gia đình lớn mà việc tổ chức và vận hành chỉ là sự phóng to mô hình gia đình nhỏ, gồm những người gắn bó với nhau trên cơ sở quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân. Trong quan niệm hiện đại, gia đình là nơi mà các công dân nhỏ tuổi được chuẩn bị về mọi mặt để tham gia vào đời sống xã hội. 1.1.2 Quan điểm của Đảng về hôn nhân và gia đình Quan điểm và chính sách của Đảng và nhà nước ta về gia đình giai đoạn này đã có những biến đổi rõ nét dựa trên nền tảng tư tưởng từ giai đoạn trước. Trong đó nhấn mạnh hơn vai trò của gia đình với văn hoá của dân tộc và trong việc giáo dục, đạo đức, lối sống, hình thành nhân cách con người Việt Nam bắt đầu từ gia đình. Tại Đại hội XI, Đảng ta một lần nữa nhân mạnh: “Xây dựng gia đình no ấm. tiến bộ, hạnh phúc thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội”. Quan điểm của Đảng cho thấy, muốn có một xã hội phát triển lành mạnh thì trước hết từng “tế bào” phải phát triển bền vững. Gia đình không chỉ là “tế bào” tự nhiên mà còn là một đơn vị kinh tế của xã hội. Không có gia đình tạo ra con người để xây dựng xã hội thì xã hội cũng không thể tồn tại và phát triển được. Gia đình không chỉ giữ vai trò nền tảng, tế bào của xã hội, mà còn là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục đạo đức, lối sống, nơi hình thành nhân cách con người đầu tiên. 9
- Quan điểm của Đảng cho thấy, muốn có một xã hội phát triển bền vững thì trước hết từng “tế bào” phải phát triển lành mạnh”. Thông báo kết luận số 26 của Ban Bí thư đã “Khẳng định xây dựng gia đình là vấn đề lớn, hết sức hệ trọng của dân tộc và của cả thời đại”. Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và cộng đồng về tầm quan trọng, vị trí và vai trò của gia đình và công tác xây dựng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2014 đã nêu ra các mục tiêu cụ thể trong đó nhấn mạnh “Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, làm cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người Việt Nam hoàn thiện nhân cách”. Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ cần được tập trung là “Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam, xây dựng gia đình thực sự là nơi hình thành, nuôi dưỡng nhân cách văn hóa và giáo đục nếp sống cho con người. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu, có nền nếp, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau...”. Báo cáo chính trị tại Đại hội XII của Đảng khi đề cập đến lĩnh vực gia đình trong nội dung “Xây dựng, phát triển văn hóa, con người” đã đưa ra nhiệm vụ sau “Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh”. Lần đầu tiên nhiệm vụ thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam vào trong văn kiện Đại hội Đảng; đồng thời thêm tiêu chí “văn minh” trong xây dựng gia đình Việt Nam. Cũng tại Báo cáo này, Đảng xác định “Coi trọng chăm sóc sức khoẻ nhân dân, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em; xây dựng gia đình hạnh phúc. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, chế độ thai sản, nghỉ dưỡng, khám, chữa bệnh, bình đẳng giới. Thực hiện tốt chiến lược dân số, gia 10
- đình, chương trình hành động vì trẻ em... đầu tư nâng cao chất lượng dân số, chỉ số phát triển con người, bảo đảm tổng tỷ suất sinh thay thế, giảm dần sự mất cân bằng tỷ lệ giới tính khi sinh và bảo đảm quyền trẻ em”. 1.2. Khái quát về ngƣời Mƣờng tỉnh Thanh Hóa 1.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 1.2.1.1. Vị trí địa lý Theo dữ liệu đo đạc hiện đại của Cục Bản đồ, Thanh Hóa nằm trong khoảng từ vĩ độ 19°18' Bắc đến 20°40' Bắc và kinh độ 104°22' Đông đến 106°05' Đông. Thanh Hóa giáp ba tỉnh: Hòa Bình, Sơn La và Ninh Bình ở phía bắc; Nghệ An ở phía nam và tây nam; cùng với đường biên giới dài 192 km với tỉnh Hủa Phăn của nước Lào ở phía tây. Ở phía đông, Thanh Hóa mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ, nằm trong biển Đông, với bờ biển dài hơn 102 km. Diện tích tự nhiên của Thanh Hóa là 11.106 km², được chia thành ba vùng: đồng bằng ven biển, trung du và miền núi. Thanh Hóa có một thềm lục địa rộng 18.000 km². Về địa hình, Thanh Hóa có đặc điểm là nghiêng từ phía tây bắc xuống đông nam. Ở vùng phía tây bắc, các dãy núi cao, đạt đến độ cao từ 1.000 m đến 1.500 m, dần dần trải ra và mở rộng về phía đông nam. Với diện tích chiếm 3/4 tổng diện tích của tỉnh, những dãy núi này tạo ra một tiềm năng kinh tế lớn trong lĩnh vực lâm nghiệp, với nguồn lâm sản phong phú và tài nguyên dồi dào. 1.2.1.2. Điều kiện tự nhiên Tỉnh Thanh Hóa nằm ở vùng duyên hải Bắc Trung Bộ của Việt Nam, có điều kiện tự nhiên đa dạng và phong phú. Địa hình: Thanh Hóa có địa hình đa dạng từ núi cao đến đồng bằng, với những dãy núi chạy dọc theo biển Đông, hệ thống sông ngòi phong phú như sông Mã, sông Lục, và sông Đáy, cùng với nhiều hồ nước như hồ Sơn Lư, hồ Sông Cái. 11
- Khí hậu: Tỉnh Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của khí hậu cận nhiệt đới, có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 23°C đến 24°C. Động thực vật: Thanh Hóa có sự đa dạng về động thực vật, từ rừng núi ẩm đến rừng ngập mặn ven biển. Các loài động vật phổ biến bao gồm voi, hươu, gấu, và nhiều loài chim và cá đa dạng. Tài nguyên thiên nhiên: Ngoài các nguồn tài nguyên đã đề cập như đá vôi, sét, cát, và đá ốp lát, Thanh Hóa cũng có các nguồn tài nguyên khác như gỗ, cá, và các loại thực phẩm từ biển. Đặc điểm địa lý: Tỉnh Thanh Hóa có vị trí giao thông thuận lợi, nằm ở trung tâm kinh tế của khu vực Bắc Trung Bộ, gần với các đô thị lớn như Hà Nội và Thành phố Vinh. 1.2.2. Đặc điểm dân cư tộc người 1.2.2.1. Dân số Theo kết quả của cuộc điều tra dân số năm 2009, tỉnh Thanh Hóa tổng cộng có 3.400.239 dân cư, đứng thứ ba trong cả nước chỉ sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trong khoảng thời gian từ năm 1999 đến năm 2009, quy mô dân số của tỉnh giảm 0,2%, do sự gia tăng tự nhiên không đủ để đối phó với số lượng người di cư ra các tỉnh, thành phố khác để làm ăn hoặc sinh sống. Trong tổng số dân số năm 2009, có 1.717.067 phụ nữ, trong khi dân số ở các đô thị chỉ là 354.880 người. Trong giai đoạn từ 1999 đến 2009, mật độ dân số trung bình của tỉnh Thanh Hóa đã giảm từ 310 người/km² xuống còn 305 người/km². Đồng thời, tỉ lệ giới tính, biểu hiện qua số nam trên 100 nữ, đã tăng từ 95,6% năm 1999 lên 98,0% năm 2009, phản ánh một xu hướng tăng so với trung bình quốc gia. 1.2.2.2. Lịch sử hình hành người Mường tỉnh Thanh Hóa 12
- Người Mường là một trong 54 dân tộc ở Việt Nam. Trong đời sống, cũng như trong ý thức tự giác tộc người, đồng bào Mường tự nhận mình là Mol, Mon, Mul... Người Mường ở Thanh Hóa sống rải rác ở 11 huyện miền núi và một số xã miền xuôi. Tập trung đông nhất ở các huyện Thạch Thành, Cẩm Thủy, Bá Thước, Ngọc Lặc, Như Thanh. Người Mường ở Thanh Hóa thường sinh sống chủ yếu tại các khu vực đồi núi rộng lớn, phân bố xung quanh các lưu vực của các con sông như Mã, Chu, Âm, Cầu Chày, Bưởi, và Mực. Ở khu vực này có những thung lũng lớn, đất đai màu mỡ, có những bãi bồi ven sông. Bởi vậy con người đến tụ cư từ rất lâu đời và phát triển sớm nghề nông trồng lúa nước. Bên cạnh canh tác ruộng nước người Mường còn kết hợp canh tác nương rẫy. Ngoài ra, khai thác tự nhiên như săn bắt, hái lượm. đánh cá cũng là hoạt động kinh tế giữ vị trí quan trọng trong xã hội truyền thống. Trước kia, kể cả gần đây, người Mường ở Thanh Hóa vẫn nhận mình là người ở “trên Mường” đề phân biệt với người ở “dưới Chợ”, tức người ở dưới đồng bằng (miền xuôi) mà lâu nay người Mường quen gọi là người Kinh trong khái niệm “kinh kỳ kẻ chợ”. Hoặc tự nhận là người ở mường Khô. mường Ống... Theo tác giả Trần Quốc Vượng và Nguyễn Dương Bình, vào khoảng thế kỷ XVII từ "Mường" bắt đầu xuất hiện. Tại điều 1, trong sắc lệnh của Kinh lược sứ Bắc Kỳ Nguyễn Trọng Hiệp vào ngày 2 tháng 6 năm Đồng Khánh (23/6/1888) được ghi: "Lập một tỉnh gồm các đất (của dân Mường) xưa thuộc các tỉnh Hưng Hóa, Sơn Tây, Hà Nội, Ninh Bình". Đây có thể được coi là văn bản chính thức đầu tiên của Nhà nước phong kiến Việt Nam sử dụng danh từ "Mường" để chỉ nhóm cư dân này. 1.2.2.3. Thiết chế xã hội Tổ chức xã hội của người Mường đã hình thành và phát triển đồng thời với tổ chức xã hội của người Việt, nhưng cũng có những đặc trưng riêng. Trước 13
- năm 1945, xã hội truyền thống của người Mường thường được biết đến với chế độ Lang Đạo, tổ chức theo kiểu hình chóp, tương tự như một xã hội phong kiến thu nhỏ. Trong xã hội Mường, sự phân biệt giai cấp rất rõ ràng. Mỗi dòng họ nhà Lang được phân biệt không chỉ bằng Mường họ mà còn bằng tên họ. Các dòng họ quý tộc như Quách, Đinh, Hà, Bạch thường đảm nhận vai trò quản lý các khu vực Mường và kiểm soát việc phân phối ruộng đất. Trong khi đó, tầng lớp dưới cùng thường chia sẻ một tên họ chung là Bùi và thường phải chịu sự chi phối của các dòng họ quý tộc. Quan hệ xã hội chủ yếu xoay quanh mối liên kết giữa Nhà Lang và thuộc dân, trong đó mối quan hệ này thường chi phối các mối quan hệ khác. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển và biến đổi của xã hội Mường, các đặc trưng này đã dần thay đổi để phản ánh sự thay đổi trong cấu trúc và giá trị xã hội. Sau năm 1945, xã hội Mường đã chuyển từ chế độ Lang Cun sang các hình thức hợp tác hóa nông nghiệp, tự túc và khép kín. Ruộng đất, trâu bò và các công cụ sản xuất đều thuộc quản lý của hợp tác xã, trở thành tài sản chung của cộng đồng. Các hộ gia đình tham gia vào các hoạt động sản xuất dưới sự lãnh đạo và phân công của đội trưởng đội sản xuất. Trong bối cảnh này, xã hội làng bản đã trải qua quá trình chính trị hóa mạnh mẽ. Vai trò của chi bộ Đảng, Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ và Ban Chủ nhiệm hợp tác xã trở nên nổi bật, chi phối toàn bộ cuộc sống cộng đồng. Các mối quan hệ gia đình, đặc biệt là quan hệ dòng họ, từng là trụ cột trong xã hội truyền thống, giờ đây đã trở nên phụ thuộc ít hơn. Thậm chí, việc kết hôn, trước đây hoàn toàn do gia đình và dòng họ quyết định, giờ đây đã chuyển sang được các tổ chức xã hội đảm nhiệm vai trò quyết định. Trong giai đoạn đầu của thập kỷ 90 trong thế kỷ XX, khi các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bị giải thể, và trong bối cảnh cải cách tự do lan rộng khắp cả nước cùng với việc tái lập chức trưởng thôn, ở các khu vực miền núi cũng đã tiến hành việc tái thiết chức trưởng bản, một vị trí mà trước đây đã bị loại bỏ. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận Tốt nghiệp Quản lý môi trưởng & Du lịch sinh thái: Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch sinh thái đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp
106 p | 896 | 274
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ẩm thực chay trong du lịch hành hương, tôn giáo và bảo vệ sức khỏe
21 p | 284 | 48
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu chính sách bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu tuồng ở nhà hát tuồng Việt Nam
6 p | 249 | 44
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Công tác bảo quản tài liệu tại thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2: Thực trạng và giải pháp
11 p | 245 | 33
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề ươm tơ dệt lụa cổ chất – Nam Định gắn với hoạt động du lịch
9 p | 148 | 24
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Lễ cấp sắc của người Dao ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
13 p | 125 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu các di tích thờ danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm ở huyện Vĩnh Bảo – TP Hải Phòng - phục vụ phát triển du lịch
82 p | 134 | 18
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu di tích đình làng Đoài Giáp thôn Đoài Giáp – xã Đường Lâm – Thành phố Sơn Tây – Hà Tây
11 p | 159 | 16
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Bảo tồn và phát huy giá trị các làn điệu khắp của dân tộc Thái ở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa
11 p | 177 | 15
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Bảo tồn và phát triển làng nghề Kim hoàn Định Công – Hà Nội
10 p | 94 | 14
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Bảo tồn những nét đẹp văn hóa trong hát ca trù ở làng Chanh Thôn, huyện Phú Xuyên, Hà Nội
7 p | 126 | 13
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Hội hát Soonghao với vấn đề bảo tồn và phát huy dân ca của người Nùng Phàn Slình tại xã Quế Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
10 p | 87 | 12
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Rằng thường của người Mường ở xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình
12 p | 109 | 8
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu di tích chùa La Cả, xã Dương Nội, huyện Hoài Đức, Hà Nội
9 p | 120 | 7
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Bước đầu tìm hiểu hát Sli của người Nùng Phàn Slình ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
12 p | 105 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa tại tỉnh Ninh Bình
88 p | 108 | 5
-
Khoá luận tốt nghiệp: Bảo tồn và Phát huy giá trị văn hóa của Khu Di tích Bà Triệu, Tỉnh Thanh Hóa
68 p | 8 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn