intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp cao đẳng: Tìm hiểu về các loại frit, men frit và phương pháp tính bài phối liệu frit tráng lên tấm ốp lát gạch ceramic

Chia sẻ: Hoang Linh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:74

230
lượt xem
59
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp cao đẳng: Tìm hiểu về các loại frit, men frit và phương pháp tính bài phối liệu frit tráng lên tấm ốp lát gạch ceramic với mục tiêu tìm hiểu về các loại frit, men frit tráng lên tấm ốp lát ceramic; tính bài phối liệu frit.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp cao đẳng: Tìm hiểu về các loại frit, men frit và phương pháp tính bài phối liệu frit tráng lên tấm ốp lát gạch ceramic

  1. Ket­noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục          BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HUẾ KHOA HÓA ­ MÔI TRƯỜNG ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG     Đề tài: TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI FRIT, MEN FRIT VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH BÀI PHỐI LIỆU FRIT TRÁNG LÊN TẤM ỐP LÁT GẠCH CERAMIC Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS. Võ Thị Thanh Kiều Nguyễn Thị Hằng Nguyễn Thanh Hùng Nguyễn Thị Liễu Thái Thị Nguyệt Nguyễn Nhất Thắng Lớp: 11CDCH01
  2. Ket­noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục Niên khóa: 2011 ­ 2014 Huế, tháng 5 năm 2014 Báo cáo khóa luận tốt nghiệp   
  3. Ket­noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục Lời Cảm Ơn Trong thời gian thực hiện đề  tài khóa luận tốt  nghiệp,   dưới   sự   chỉ   dẫn   tận   tình  của   giáo  viên  hướng   dẫn   và   được   phía   nhà   trường   tạo   điều  kiện thuận lợi cho chúng em tìm hiểu, học tập và  nghiêm túc để  hoàn thành đề  tài này. Kết quả  thu  được không chỉ do sự nổ lực của mỗi cá nhân chúng  em mà còn có sự giúp đỡ của quý thầy (cô), gia đình,  bạn bè. Cho nên chúng tôi xin gửi lời cảm  ơn phía  lãnh đạo nhà trường, đến quý thầy (cô), gia đình và  các bạn đã đã tận tình giúp đỡ chúng em hoàn thành  tốt bài báo cáo. Đặc biệt chúng em xin cảm ơn tới cô giáo Võ Thị  Thanh Kiều đã tận tình hướng dẫn, dẫn dắt chúng  em   trong  việc  tìm   hiểu   sâu   hơn   về   thực   tế   sau   những kiến thức từ  cơ  sở  lý thuyết chúng em đã  được học về  đề  tài nghiên cứu. Chúc cô sức khỏe   và công tác tốt.                                                                       Nhóm  sinh viên thực hiện                                 Báo cáo khóa luận tốt nghiệp   
  4. Ket­noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục    MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT........................................................................................7 DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................8 LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................9 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................10 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...................................................................................................................... 10 2.MỤC TIÊU ĐỀ TÀI......................................................................................................................... 11 3.Ý NGHĨA CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI..............................................................................................11 4.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI....................................................................................11 5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................................................... 12 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................12 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ FRIT VÀ MEN FRIT........................................12 1.1. CÁC KHÁI NIỆM [3,7]................................................................................................................ 12 1.1.1 Men............................................................................................................................... 12 1.1.1.1. Khái niệm .............................................................................................................................12 1.1.1.2. Tác dụng của men ................................................................................................................13 1.1.1.3. Nguyên nhân tại sao sử dụng men frit cho gạch ốp lát ceramic...........................................14 1.1.2. Frit [3,7]....................................................................................................................... 14 1.1.2.1. Khái niệm..............................................................................................................................14 1.1.2.2. Tác dụng của frit....................................................................................................................14 1.1.3. Men frit........................................................................................................................ 15 1.1.4. Engob [3,11]................................................................................................................ 15 1.1.5. Màu gốm, men màu..................................................................................................... 16 1.1.5.1. Bản chất của chất màu gốm [3]. ...........................................................................................16 1.1.5.2. Men màu................................................................................................................................17 1.2. PHÂN LOẠI FRIT VÀ MEN FRIT..................................................................................................... 17 1.2.1. Phân loại frit [11,12].................................................................................................... 17 1.2.1.1. Frit khó chảy.......................................................................................................................... 18 1.2.1.2. Frit có nhiệt độ nóng chảy trung bình ...................................................................................19 1.2.1.3. Frit dễ chảy............................................................................................................................ 19 1.2.1.4. Frit trong................................................................................................................................ 20 1.2.1.5. Frit đục................................................................................................................................... 20 1.2.1.6. Frit matt................................................................................................................................. 20 1.2.1.7. Frit màu................................................................................................................................. 20 1.2.2. Phân loại men frit........................................................................................................ 21 2.2.1. Men trong [3]................................................................................................................ 21 2. 2.2. Men đục [3]................................................................................................................ 22 2.2.3. Men mờ [3,11].............................................................................................................. 23 2.2.4. Men màu [3]................................................................................................................. 23 1.3. NGUYÊN LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT FRIT VÀ MEN FRIT.............................................................................23 1.3.1. Nguyên liệu để sản xuất frit.......................................................................................... 24 1.3.1.1. Nhóm nguyên liệu tự nhiên...................................................................................................24 1.3.1.2. Nhóm nguyên liệu nhân tạo ( kỹ thuật ) [8]............................................................................26 1.3.2. Nguyên liệu để sản xuất men frit..................................................................................30 1.3.2.1. Frit......................................................................................................................................... 30 1.3.2.2. Cao lanh [3,8]........................................................................................................................30 1.3.2.3. Đất sét [8]..............................................................................................................................32 1.3.2.4. Chất điện giải [11]..................................................................................................................33 Báo cáo khóa luận tốt nghiệp   
  5. Ket­noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục 1.4. VAI TRÒ CỦA CÁC OXYT TRONG MEN [3,7,11]..............................................................................33 1.4.1. SiO2 ........................................................................................................................... 33 1.4.2. B2O3 ........................................................................................................................... 34 1.4.3. PbO ............................................................................................................................. 35 1.4.4. Kiềm _ K2O, Na2O, Li2O............................................................................................. 36 1.4.5. CaO ............................................................................................................................. 37 1.4.6. BaO ............................................................................................................................. 38 1.4.7. MgO ............................................................................................................................ 38 1.4.8. ZnO ............................................................................................................................. 39 1.4.9. Al2O3 .......................................................................................................................... 39 1.4.10. TiO2 .......................................................................................................................... 40 1.4.11. SnO2 ......................................................................................................................... 40 1.4.12. ZrO2 .......................................................................................................................... 41 1.5. CÁC TÍNH CHẤT CỦA MEN.......................................................................................................... 41 1.5.1. Sự tạo thành lớp men. Sự tạo thành lớp trung gian giữa xương và men. Độ nhớt của men [3,7]................................................................................................................................ 42 1.5.1.1. Sự tạo thành lớp men............................................................................................................42 Sb2O5 Sb2O3 + O2...............................................................................................43 1.5.1.2. Độ nhớt của men...................................................................................................................43 1.5.1.3. Sự hình thành lớp trung gian ................................................................................................44 1.5.2. Sức căng bề mặt của men [3,7]...................................................................................45 1.5.3. Sự giãn nở nhiệt của men [3,7]....................................................................................47 1.5.4. Độ cứng của men [3,7]................................................................................................. 49 1.5.4.1. Độ bền chống lại vết xước....................................................................................................49 1.5.4.2. Độ bền lún.............................................................................................................................50 1.5.4.3. Độ bền chống mài mòn.........................................................................................................51 1.5.5. Tính chất điện [3,7]...................................................................................................... 51 1.5.6. Độ bền hóa của men [3,7]............................................................................................ 52 1.5.7. Sự tạo màu [7]............................................................................................................. 53 1.5.8. Độ trong suốt của men [2]............................................................................................ 54 1.5.9. Độ bóng của men [2].................................................................................................... 54 1.6. MỘT SỐ KHUYẾT TẬT CỦA MEN.................................................................................................. 55 1.6.1. Khuyết tật bề mặt men................................................................................................. 55 1.6.1.1. Nứt men, bong men...............................................................................................................55 1.6.1.2. Lỗ chân kim...........................................................................................................................56 1.6.2. Men bị tách.................................................................................................................. 57 1.6.3. Men nhỏ giọt, vón cục.................................................................................................. 57 1.6.4. Men bị sần................................................................................................................... 58 1.6.5. Màu loang lỗ trên bề mặt men [7].................................................................................58 1.6.6. Men chảy không đều ................................................................................................... 59 1.6.7. Khuyết tật khi tráng chuông......................................................................................... 59 1.6.8. Khuyết tật do men........................................................................................................ 60 1.6.9. Khuyết tật do quá trình sản xuất..................................................................................60 Chương 2. TÍNH BÀI PHỐI LIỆU FRIT..........................................................62 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................................................... 62 2.2. CÔNG THỨC SEGER VÀ TÍNH TOÁN BÀI PHỐI LIỆU..........................................................................62 2.2.1. Công thức Seger.......................................................................................................... 62 2.2.2.1.Tính hàm lượng các nguyên liệu đưa vào phối liệu nhiều oxyt..............................................66 2.2.2.2.Tính hàm lượng các nguyên liệu đưa vào phối liệu một oxyt.................................................68 2.2.2.3.Tính hàm lượng các nguyên liệu đưa vào để bổ sung cho các oxit đã đưa vào mà còn thiếu ............................................................................................................................................................ 68 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP.....................................................71 3.1. ĐỊNH HƯỚNG.......................................................................................................................... 71 3.2. GIẢI PHÁP ....................................................................................................................... 71 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................72 Báo cáo khóa luận tốt nghiệp   
  6. Ket­noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục 1.KẾT LUẬN............................................................................................................................... 72 2.KIẾN NGHỊ............................................................................................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................74       Báo cáo khóa luận tốt nghiệp   
  7. Ket­noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục DANH MỤC VIẾT TẮT      ­ CMC: Cacbon metyl cellulos ­ MKN: Mất khi nung      ­ PTL: Phần trăm trọng lượng ­ STPP: Sodium tripoly photphat hay Natri triphosphate      ­ TL: Trọng lượng
  8. Ket­noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục DANH MỤC CÁC BẢNG  Bảng 1.1. Phân loại theo tính chất và nhiệt độ chảy trung bình                        ....................       21  Bảng 1.2. Phân loại theo tính chất và nhiệt độ chảy thấp                                  ..............................       21  Bảng 2.1. Thành phần hóa của nguyên liệu                                                          ......................................................       65  Bảng 2.2. Thành phần hóa theo phần trăm trọng lượng của frit M2                ............       65  Bảng 2.3. Tính toán các oxyt của frit M2                                                               ...........................................................       69  Bảng 2.4. Phần trăm trọng lượng của nguyên liệu trong phối liệu frit M2  .  70  Báo cáo khóa luận tốt nghiệp    8
  9. Ket­noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục LỜI MỞ ĐẦU Nhu cầu của con người ngày càng phát triển, không chỉ  ăn đủ  no mặc   đủ   ấm mà là ăn ngon mặc đẹp. Vì vậy nhu cầu về  nhà cửa đẹp càng là vấn  đề  quan trọng trong cuộc sống của mỗi gia đình. Và gạch men là một trong  những vật liệu giúp ngôi nhà có tính thẩm mĩ và tính độc đáo cao. Men frit   chính là lớp áo ngoài của gạch men, chính nó làm tăng tính thẩm mĩ, tính đa   dạng về màu sắc, mẫu mã cho gạch và nó sẽ đáp ứng được thị hiếu của mỗi   người. Như  vậy men frit và nguyên liệu để  sản xuất men frit là frit chính là   yếu tố quan trọng cần phải quan tâm. Để đáp ứng vấn đề này chúng tôi mạnh  dạn làm đề  tài   “Tìm hiểu về  các loại frit, men frit và phương pháp tính  bài phối liệu frit tráng lên tấm ốp lát gạch ceramic” Báo cáo khóa luận tốt nghiệp    9
  10. Ket­noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến  tích cực từ  bao cấp chuyển sang kinh tế  thị  trường. Cùng với sự  phát triển  chung của nền kinh tế đất nước, các doanh nghiệp Việt Nam cũng từng bước  trưởng thành và phát triển không ngừng lớn mạnh cả  về  thế  và lực. Nhanh  hòa nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Một trong những ngành công nghiệp Việt Nam đã có được những tăng  trưởng theo những chiến lược mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế, xã hội.   Hơn thế nữa, để thu hút đầu tư nước ngoài nước ta đã không ngừng xây dựng   các cơ  sở hạ tầng. Các khu công nghiệp mọc lên và các nhà máy cũng không  ngừng được xây dựng. Trong đó các nhà máy gạch men cũng được xây dựng   lên với sự chuyển giao công nghệ của Italia, của Tây Ban Nha… Cùng với quá trình đổi mới phát triển nền kinh tế đất nước và các ngành  công nghiệp khác, ngành công nghiệp gạch ốp lát không ngừng phát triển hoàn   thiện tổ chức sản xuất kinh doanh, với những sản phẩm đạt chất lượng cao đã  đáp ứng được nhu cầu trong nước. Đồng thời giải quyết được vấn đề việc làm   cho hàng trăm lao động, giảm sự mất cân đối trong cán cân thương mại của đất   nước.  Mặc dù với nguyên liệu phong phú và có sẵn  ở  trong nước, nhưng hiện   nay  ở  nước ta có rất ít nhà máy sản xuất frit để  đáp  ứng nhu  cầu sản xuất  cho các nhà máy gạch men ở Việt Nam. Mà đa số chúng ta đều phải nhập frit   ở nước ngoài với giá thành cao. Trong lúc đó cuộc sống của con người ngày càng đầy đủ thì nhu cầu đòi  hỏi về thẩm mĩ của con người ngày càng cao. Để đáp ứng nhu cầu đó đòi hỏi   Báo cáo khóa luận tốt nghiệp    10
  11. Ket­noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục gạch men ngày càng đa dạng về mẫu mã, kích thước, màu sắc. Và men là một   trong nhiều yếu tố  quyết định. Men không chỉ  giúp gạch làm tăng tính thẩm   mĩ mà còn làm tăng độ  bền cơ, độ  bền hóa, độ  hút nước, độ  mài mòn. Tuy  nhiên xét về số lượng, chất lượng, mẫu mã thì men của Việt Nam sản xuất ra   không bằng men của các nước trên thế giới. Hơn nữa với việc nhập khẩu frit   với giá thành cao đã làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc  giảm giá thành. Vì vậy gạch men của chúng ta chỉ  có thể  kinh doanh trong   nước mà chưa thể xuất khẩu ra thị trường thế giới với số lượng lớn. Với tất cả  các lý do trên việc chúng tôi chọn đề  tài  “Tìm hiểu về  các  loại frit, men frit và phương pháp tính bài phối liệu frit tráng lên tấm ốp  lát Ceramic” là một đề tài đáng được quan tâm hiện nay. 2. Mục tiêu đề tài. ­  Tìm hiểu về các loại frit, men frit tráng lên tấm ốp lát Ceramic. ­  Tính bài phối liệu Frit. 3. Ý nghĩa của việc thực hiện đề tài. Việc tìm hiểu các loại frit, men frit và phương pháp tính bài phối liệu frit   sẽ làm tiền đề cho việc sản xuất gạch Ceramic để đáp ứng được nhu cầu của  người tiêu dùng và các ngành công nghiệp. Vấn đề  này đang được rất nhiều   nhà khoa học quan tâm vì hầu hết các loại frit và men frit đang được sử dụng   trong sản xuất gạch Ceramic ở nước ta hiện nay chủ yếu được nhập ngoại từ  các nước ngoài như Trung Quốc. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài. ­ Đối tượng nghiên cứu: + Frit + Men Frit ­ Phạm vi nghiên cứu đề  tài: Tìm hiểu trên cơ  sở  lý thuyết và phương  pháp tính bài phối liệu frit. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp    11
  12. Ket­noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu mà chúng tôi áp dụng  ở  đây chủ  yếu là thu thập  thông tin từ báo chí, internet, báo cáo khoa học, sách học từ trường đại học, cao  đẳng…. Nghiên cứu tài liệu giúp thu thập được các thông tin cần thiết như  các   khái niệm liên quan đến frit, men frit, các lọai, nguyên liệu, vai trò, tính chất,  cũng như các khuyết tật của frit và men frit. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương 1. TỔNG QUAN VỀ FRIT VÀ MEN FRIT 1.1. Các khái niệm [3,7]. 1.1.1 Men 1.1.1.1.  Khái niệm  Lớp phủ gồm hai loại: ­  Lớp phủ silicat (men). ­  Lớp phủ oxyt. Lớp phủ silicat gồm: ­  Lớp phủ tráng lên sản phẩm gốm sứ hay còn được gọi là men sứ. ­  Lớp phủ tráng lên kim loại. Vậy men sứ được định nghĩa như sau: Men về bản chất là một lớp thủy   tinh mỏng, chiều dày từ 0,1  0,4mm phủ lên bề mặt xương gốm sứ. Nhiệt   độ  nóng chảy phụ  thuộc vào nhiệt độ  nóng chảy của xương, thông thường  trong khoảng 900   1400 oC. Tuy nhiên so với thủy tinh thông thường thì nó cũng có những tính chất  khác. Nó không đồng nhất, lớp trên khi nung thì phản  ứng với môi trường lò  Báo cáo khóa luận tốt nghiệp    12
  13. Ket­noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục nung, lớp dưới thì phản ứng với xương. Ngoài ra trong men còn có những chất   không tan hay kết tinh. 1.1.1.2. Tác dụng của men  Men có tác dụng làm cho bề mặt sản phẩm trở nên sít đặc lại. Điều này  nâng cao được tính chất kỹ  thuật và sử  dụng cũng như  chất lượng trang trí   của sản phẩm. Lớp men phủ thành một màng thủy tinh mỏng làm tăng độ bền  cơ học, bền hóa học, bền điện của sản phẩm đồng thời bảo vệ cho sản phẩm  khỏi bị xâm nhập của chất lỏng và chất khí, làm cho bề mặt nhẵn bóng và có  độ ánh đẹp, nâng cao chất lượng, tính thẩm mỹ của sản phẩm. Men còn bảo  vệ các chi tiết trang trí khác nằm dưới men. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp    13
  14. Ket­noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục 1.1.1.3.   Nguyên   nhân   tại   sao   sử   dụng   men   frit   cho   gạch   ốp   lát  ceramic. Theo phạm vi nhiệt độ người ta chia men thành các loại: ­ Men dễ chảy có nhiệt độ nung từ 710   1120oC. ­ Men chảy trung bình có nhiệt độ nung từ  1060   1200oC. ­ Men khó chảy có nhiệt độ nung từ 1200   1280oC. ­ Men rất khó chảy có nhiệt độ nung lớn hơn 1280oC. Do   nhiệt   độ   nung   của   men   cho   gạch   ốp   ceramic   khoảng   từ   1080   1100oC và cho gạch lát ceramic khoảng 1140   1190oC. Ứng với nhiệt độ  như  vậy nên phải sử  dụng men dễ  chảy hoặc men   chảy trung bình. Và để  được các loại men như  vậy thì ta phải sử  dụng các   chất chảy: PbO, B2O3, alkali, trường thạch theo tỷ lệ thích hợp. Tuy nhiên những chất chảy này đa số đều hòa tan trong nước và rất độc   nên phải frit hóa. Sau đó lấy frit cộng với cao lanh, và các nguyên liệu khác  như  đất sét, tràng thạch, Al2O3  tạo thành men frit phù hợp để  sản xuất sản  phẩm gạch men ốp lát ceramic. 1.1.2.  Frit [3,7]. 1.1.2.1.  Khái niệm Frit là quá trình nấu chảy trước phối liệu  ở  nhiệt độ  cao sau đó làm   lạnh đột ngột trong nước lạnh để tạo những hạt nhỏ giúp quá trình nghiền dễ  hơn. Frit được biểu thị như một hỗn hợp thủy tinh nóng chảy hay còn gọi là   quá trình thủy tinh hóa. Frit còn được coi như một men chảy trước. 1.1.2.2. Tác dụng của frit ­ Frit sẽ  làm cho nhiệt độ  nóng chảy của men giảm xuống khoảng 60  80oC. ­ Frit sẽ làm tăng độ bóng của men. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp    14
  15. Ket­noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục ­ Frit sẽ chuyển hóa những nguyên liệu dễ hòa tan trong nước thành các  nguyên liệu khó tan, và khuyếch tán những chất không hòa tan (ZrO2). ­ Frit sẽ khử được tính độc hại của các oxyt gây độc có trong men như oxyt  chì.  ­ Frit giúp cho quá trình đồng nhất và phân tán các oxyt gây màu trong   men tốt hơn. Frit thường tiến hành  ở  nhiệt độ  = 1250     1400oC. Frit nấu đúng phải  trong suốt, không còn những phần không nóng chảy. Để  nhận biết thì người  ta dùng kẹp kéo thành sợi mỏng, nếu sợi không thấy những chỗ chưa chảy là   được, ngược lại phải nấu tiếp. Nếu frit chưa đạt, khi nghiền sẽ  xảy ra sự  thủy phân dẫn đến khuyết tật men. 1.1.3.  Men frit Men frit là loại men dễ  chảy. Các loại men frit nói chung có nhiệt độ  nóng chảy thấp hơn men sống từ  60   80 oC. Men frit được tạo ra từ  80  90% và 10   20% cao lanh, đất sét chưa nung. Vì frit có nhược điểm là rất dễ  lắng nên ta phải cho thêm cao lanh, đất   sét vào để chống lắng, triệt tiêu kiềm tự  do và để  men gắn chặt vào xương.  Ngoài ra người ta còn đưa vào men frit một lượng nhỏ STPP và chất hữu cơ  CMC để điều chỉnh độ  nhớt của men, để  tăng hiệu quả  quá trình nghiền, và   để chống lắng. 1.1.4.  Engob [3,11]. Khi nung thì giữa men và xương hình thành một lớp trung gian nhưng   nhiều khi không đủ nên phải tráng một lớp engob để hổ trợ cho lớp trung gian  và để che những khuyết điểm hay bề mặt lồi lõm của xương và làm cho chất   màu nổi lên men đẹp hơn. Engob là lớp phủ lên xương gốm, dùng để: Báo cáo khóa luận tốt nghiệp    15
  16. Ket­noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục ­ Tạo một lớp trung gian giữa xương gốm và một lớp men. ­ Che phủ  xương gốm không có màu thích hợp (chẳng hạn  ở  sành xốp  hay dạng đá). ­ Che phủ các khuyết tật trên xương. ­ Điều chỉnh hệ số α giữa men và xương. ­ Tạo hiệu quả trang trí của lớp màu tráng lên. ­ Trong trường hợp engob dùng để thay men, nó phải được cho thêm chất  trợ dung thích  hợp (nếu không phải nghiền thật mịn). Engob có tính chất như men đất. (Men đất chính là lấy những hạt đất sét  làm xương mịn nhất) Trong thành phần của nó người ta dùng đất sét dễ chảy  có màu thích hợp cùng trường thạch, thạch anh, cao lanh hay chính bản thân  men. Engob làm men đất có thể được dùng để trang trí (nếu không tráng men).   Vì engob là trung gian giữa xương và men, tức không thô như  xương nhưng   không chảy như men.   Engob nếu tráng lên xương đã nung phải có độ co khi sấy nhỏ. Muốn engob màu thì phải dùng đất sét trắng, phụ  gia và các oxyt gây   màu. Ví   dụ:   engob   màu   xanh   dương   thêm   1     3%Co3O4,   xanh   lá   thì   1   3%CuO, nâu thì 5   10%MnO2, và đỏ nâu thì 3   8%Fe2O3. Engob ở gạch ốp và lát thì khác nhau, ở gạch ốp chảy hơn bên gạch lát. Lớp engob chống dính: có thành phần chính là những nguyên liệu thô, để  tránh các giọt men nhỏ bám ở mặt dưới gạch dính vào con lăn lò, làm bẩn con   lăn và làm thay đổi nhiệt độ ảnh hưởng tới xương. 1.1.5. Màu gốm, men màu 1.1.5.1. Bản chất của chất màu gốm [3].  Báo cáo khóa luận tốt nghiệp    16
  17. Ket­noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục Chất màu gốm = chất tạo màu + chất mang màu + chất tạo thủy tinh +   chất trợ màu. Trong đó: ­  Chất tạo màu: chính là những sắc tố (pigment). ­   Chất   mang   màu:   là   bán   thành   phẩm   để   sản   xuất   chất   màu.   Chúng   thường là các hợp chất tạo khoáng có mạng tinh thể nhất định. Nó quyết định  là màu đem dùng có bền trong quá trình sử dụng và sản xuất không. ­ Chất tạo thủy tinh: hay còn gọi là chất trợ dung, nó giúp hạ thấp nhiệt  độ nung, có tác dụng làm tăng cường tác dụng của chất màu gốm . Yêu cầu của chất màu gốm là phải ổn định trong quá trình sản xuất cũng  như quá trình sử dụng. Nó phụ thuộc vào việc sử dụng chất mang màu. Sự ổn   định của chất mang màu lại phụ  thuộc vào cấu trúc tinh thể  của nó. Một số  kiểu mạng lưới tinh thể  của chất mang màu như: spinen 1, spinen 2, zircon,  corun … Ngoài ra còn có chất mang màu dạng khác là các oxyt không màu có   cấu trúc tinh thể  như  corun. Các oxyt tạo màu hòa tan vào trong nó tạo thành  dung dịch rắn. 1.1.5.2. Men màu Men màu cũng giống như  men trong, men đục, tuy nhiên trong bài men  của nó có thêm một ít % hàm lượng các chất màu để tạo ra màu thích hợp. 1.2. Phân loại frit và men frit 1.2.1.  Phân loại frit [11,12]. Trong công nghiệp, frit biểu thị  cho một hỗn hợp thủy tinh nóng chảy  được làm lạnh đột ngột trong nước. Frit được sử  dụng như  là một chất cơ  bản trong thành phần của men, có nhiệt độ  nóng chảy thấp để  tạo hợp chất  không tan. Nhiều loại frit với những đặc tính khác nhau về  khả  năng nóng  Báo cáo khóa luận tốt nghiệp    17
  18. Ket­noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục chảy, độ sáng, độ đục và độ mờ ngày nay có sẵn trên thị trường. Tùy theo đặc   tính của chúng mà được phân loại như sau. 1.2.1.1. Frit khó chảy Thành phần của loại frit nay nằm trong khoảng sau: ­ SiO2: 50   60%. ­ Chất chảy: Na2O + K2O + PbO + B2O3 = 20   25%. ­ Chất ổn định: Al2O3 + ZnO + BaO + CaO + MgO thường nhiều nhất là 7  9%. Phối liệu chứa hàm lượng SiO2 cao nó sẽ  làm tăng nhiệt độ  nóng chảy  của frit và độ nhớt cao. Loại này có độ  trong suốt và bóng láng đẹp. Frit này  chủ  yếu dùng để  làm men cho những sản phẩm có nhiệt độ  nóng chảy cao.   Ngoài ra nó còn đưa vào một lượng nhỏ cho các bài men khác. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp    18
  19. Ket­noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục 1.2.1.2. Frit có nhiệt độ nóng chảy trung bình  Là frit mà thành phần của nó chứa hàm lượng SiO2 nằm trong khoảng 35   50% và các oxyt giúp cho quá trình nóng chảy chiếm khoảng 30   40%. Frit này được sử  dụng rất nhiều  ở  các nhà máy sản xuất gạch  ốp lát  ceramic. Độ  trong suốt và bóng láng của các loại men frit này còn tùy thuộc vào  thành phần, hàm lượng va mức độ nghiền mịn của men. Đôi khi chúng được sử  dụng với hàm lượng ít để  chuẩn bị cho các loại   men đặc biệt có nhiệt độ cao như men giả da, men đá hoa cương trắng. Do bản chất dễ chảy men này được phép đưa vào một lượng lớn nguyên  liệu không frit hóa và giúp cho quá trình kết tinh đối với men matt. 1.2.1.3. Frit dễ chảy Là frit mà trong thành phần của nó chứa các oxyt chịu lửa thấp. Do khả  năng chảy cao frit này được gọi là chất chảy. Tùy tác nhân dễ  chảy đã chứa trong đó chúng ta có thể phân ra các loại chứa chì (silicat chì) và   các loại không chứa chì (các chất chảy là B2O3 và alkali). Loại có chì:  ­ PbO: 65% ­ SiO2: 35% ­ PbO: 75% ­ SiO2: 25% ­ PbO: 85% ­ SiO2: 15% Loại không có chì: ­ Kiềm: 5   15% ­ Kiềm thổ: 5   10% ­ B2O3: 20   30% ­ SiO2: 40   50% Frit này sẽ làm hạ nhiệt độ nung của men. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp    19
  20. Ket­noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục 1.2.1.4. Frit trong Loại frit này khi sản xuất cần chú ý đến việc tuyển chọn nguyên liệu,   đặc biệt là các oxyt gây màu trong men như Fe2O3, TiO2, nên hạn chế các oxyt  này đến mức thấp nhất có thể. Để  có được frit trong suốt thì ta phải khống   chế sao cho tỷ số Al2O3/ SiO2 = 1/10. Frit này được dùng để sản xuất men trong, tráng lên xương trắng như sứ  dân dụng cao cấp và nó còn bảo vệ các sản phẩm trang trí màu dưới men. Khi  nung xong do men có độ trong suốt cao nên màu dưới men vẫn thấy rõ rệt và   rất đẹp. 1.2.1.5. Frit đục Frit đục khác với frit trong nhờ tính chất đục. Frit đục được đặc trưng bởi sự kết tinh của một số oxyt trong pha th ủy   tinh với hàm lượng lớn có chiết suất khác với chiết suất của pha thủy tinh. Các oxyt tạo đục có thể là: TiO2, ZrO2, ZrSiO4 (khoảng 8   14%). 1.2.1.6. Frit matt Tất cả các loại frit được đặc trưng bởi sự kết tinh của một số nguyên tố  đưa vào trong pha thủy tinh với số  lượng quá nhiều được xếp vào loại frit   mờ. CaO, BaO, ZnO, TiO 2  là những ch ất t ạo kết tinh, là những chất gây  mờ cho frit. Frit mờ CaO, BaO thì thường không có oxyt chì. Frit mờ  oxyt kẽm thì khả  năng chảy thấp, có oxyt chì (25     30%) tạo  đục một nữa và chảy một nữa. Frit mờ  oxyt titan cũng có khả  năng chảy thấp, có oxyt chì, tạo đục và  luôn có màu vàng. 1.2.1.7. Frit màu Báo cáo khóa luận tốt nghiệp    20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1